Titani(IV) sulfide
Titani(IV) sulfide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học TiS2. Hợp chất này là một chất rắn màu vàng đến vàng kim loại với độ dẫn điện cao. TiS2 được sử dụng làm vật liệu chế tạo catốt trong pin sạc.[1]
Titani(IV) sulfide | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | titanium(IV) sulfide |
Tên khác | titani disulfide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | TiS2 |
Khối lượng mol | 112,012 g/mol |
Bề ngoài | bột vàng đến vàng kim loại |
Khối lượng riêng | 3,22 g/cm³, rắn |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | phản ứng chậm |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Tổng hợp và các phản ứng
sửaTitani(IV) sulfide được điều chế bởi phản ứng của các nguyên tố thành phần ở nhiệt độ khoảng 500 ℃.[2]
Hợp chất có thể được tổng hợp dễ dàng hơn từ titani(IV) chloride, nhưng hợp chất thu được sản phẩm này thường ít tinh khiết hơn so với hợp chất thu được từ phản ứng của các nguyên tố thành phần.[2]
Phản ứng này đã được áp dụng cho sự hình thành của các lớp TiS2 bằng cách lắng đọng hóa học. Thiol và disulfit hữu cơ có thể được sử dụng thay cho hydro sulfide.[3]
Tính chất hóa học
sửaTiS2 không ổn định trong không khí. Khi gia nhiệt, chất rắn này trải qua quá trình oxy hóa thành titani(IV) oxide:
- TiS2 + O2 → TiO2 + 2S
TiS2 cũng nhạy cảm với nước:
- TiS2 + 2H2O → TiO2 + 2H2S↑
Khi đun nóng, TiS2 giải phóng lưu huỳnh, tạo thành dẫn xuất titani(III) sulfide:
- 2TiS2 → Ti2S3 + S
Hợp chất khác
sửaPhức hợp TiS2·NH3 được tạo thành khi cho TiS2 tác dụng với NH3 ở thể khí hoặc lỏng. TiS2 phản ứng với NH3 tạo thành chất lỏng màu tím đen, khi tách ra ở dạng bột/tinh thể có màu giống kim loại đồng.[4]
Tham khảo
sửa- ^ Smart, Lesley E.; Moore, Elaine A. (2005). Solid State Chemistry: An Introduction, Third Edition. Boca Raton, FL: Taylor & Francis.
- ^ a b Mckelvy, M. J.; Claunsinger, W. S. (1995). “titanium Disulfide”. Inorganic Syntheses. 30: 28–32. doi:10.1002/9780470132616.ch7.
- ^ Lewkebandara, T. Suren; Winter, Charles H. (1994). “CVD routes to titanium disulfide films”. Advanced Materials. 6: 237–9. doi:10.1002/adma.19940060313.
- ^ R. R. Chianelli, J. C. Scanlon, M. S. Whittingham, F. R. Gamble (ngày 1 tháng 5 năm 1975). Structural studies of the intercalation complexes titanium sulfide-ammonia (TiS2·NH3) and tantalum sulfide-ammonia (TaS2·NH3). Inorg. Chem. 1975, 14 (7): 1691–1696. doi:10.1021/ic50149a052.