Danh sách cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ
bài viết danh sách Wikimedia
(Đổi hướng từ Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc)
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
|
Dưới đây là danh sách ghi nhận về những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc:
Tự nguyện nhường ngôi
sửaNhường ngôi nhưng vẫn giữ quyền nhiếp chính
sửa- Năm 299 TCN, Triệu Vũ Linh Vương Triệu Ung nhường ngôi cho con thứ là Huệ Văn Vương Triệu Hà rồi lui về cung Sa Khâu tự xưng là Triệu Chủ Phụ,[1][2] do Triệu Hà lúc đó mới 11 tuổi nên ông vẫn là người nắm quyền nhiếp chính. Vũ Linh Vương an dưỡng ở đây được 5 năm thì bị công tử Thành và Lý Đoái đem quân bao vây tới mấy tháng và chết đói trong đó, hưởng dương 45 tuổi.[3][4] Nguyên nhân binh biến này là do con trưởng của ông là An Dương quân Triệu Chương không phục Huệ Văn vương mà định làm loạn,[5] Vũ Linh Vương thương con định đem giang san chia làm đôi cho mỗi người một nửa, nhưng chưa kịp thực hiện thì Triệu Chương đã bị những người thân tín của Huệ Văn vương là công tử Thành và Lý Đoái sát hại,[6] bởi sợ bị trách tội nên họ nhân đà đưa quân vây hãm cung Sa Khâu mới xảy ra cơ sự như vậy[5][7][8][9][10]
- Năm 471, Bắc Ngụy Hiến Văn Đế Thác Bạt Hoằng truyền ngôi cho Thái tử Thác Bạc Hoành (lúc đó mới 4 tuổi) để lui về làm Thái thượng hoàng,[11] chuyên tâm nghiên cứu triết học[12][13][14][15], tuy nhiên do Thái tử còn quá nhỏ nên ông vẫn giữ quyền nhiếp chính. Năm 476, Thác Bạt Hoằng bị mẹ kế là Phùng Thái hậu (vốn có tư thù vì trước đây nhà vua giết hại nhân tình của bà) ngầm sai người đánh thuốc độc hạ sát tại điện Vĩnh An trong cung Bình Thành, khi đó ông vừa tròn 23 tuổi[16][17][18][19][20][21][22][23][24].
- Năm 565, Bắc Tề Vũ Thành Đế Cao Trạm sau thời gian tại vị gây ra không ít những điều dị nghị trong chốn hậu cung,[25][26][27] ông đã nghe lời khuyên của viên quan Ty Thiên Giám quyết định nhường ngôi cho Thái tử Cao Vĩ (lúc đó mới 8 tuổi) rồi lui về làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn giữ quyền nhiếp chính.[28][29][30][31]. Cao Trạm giữ ngôi vị này được 5 năm thì qua đời, hưởng dương 33 tuổi[15][22][32][33][34][35][36]
- Năm 579, Bắc Chu Tuyên Đế Vũ Văn Uân nhường ngôi cho thái tử Vũ Văn Xiển (lúc đó mới 6 tuổi). Tuy ông tự xưng là Thiên Nguyên hoàng đế nhưng vẫn trực tiếp điều hành chính trị[37][38][39][40], ở ngôi vị này được 1 năm thì lâm bệnh chết khi đang định mở cuộc hành quân lớn tiến xuống phương nam để đánh nhà Trần (Đại Việt), hưởng dương 22 tuổi.[15][22][41][42][43][44][45][46][47]
- Năm 1796, Thanh Cao Tông Hoằng Lịch sau 60 năm trị vì cảm thấy mình đã già yếu, hơn nữa ông cũng không muốn vượt quá thời gian tại vị của nội tổ Khang Hi nên đã xuống chiếu nhường ngôi cho Thái tử Ngung Diễm,[48][49][50][51] ông lui về làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn trực tiếp phán quyết công việc triều chính được 3 năm thì lâm bệnh qua đời, hưởng thọ 89 tuổi[52][53][54][55][56][57][58][59].
Nhường ngôi bởi ốm đau bệnh tật
sửa- Mùa hè năm 581 TCN, Tấn Cảnh công Cơ Cứ ốm nặng trong lúc đang cử binh tấn công nước Trịnh.[60] Ông quyết định lập thế tử Thọ Mạn lên nối ngôi, tức là Tấn Lệ công.[61][62] Hơn 1 tháng sau, Tấn Cảnh công qua đời.[63][64][65]
- Năm 399, Hậu Lương Thái Tổ Lã Quang trong lúc ốm nặng đã xuống chiếu thiện nhượng cho con trai thứ là Lã Thiệu rồi tự xưng là Thái thượng hoàng.[66][67][68][69][70][71] Tuy nhiên, việc nhường ngôi này vừa diễn ra được vài ngày thì Lã Quang băng hà, thọ 64 tuổi.[72][73] Hậu Lương Ẩn vương sợ thế lực của anh trưởng là Lã Toản có ý nhường ngôi nhưng ông này không nghe[74], ngày hôm sau đích thân Lã Toản đưa quân bao vây cấm cung, Lã Thiệu phải bỏ chạy rồi tự sát.[75][76][77][78][79][80]
Nhường ngôi để xuất gia tu hành
sửa- Năm 1026, Đại Lý Bỉnh Nghĩa Đế Đoàn Tố Long sau khi giữ ngôi vị được 4 năm thì tuyên bố thiện nhượng cho anh con bác ruột là Đoàn Tố Chân rồi lên núi ở ẩn cạo đầu làm sư,[81] mở đầu truyền thống "thiện vị vi tăng" của hoàng gia Đại Lý[82][83][84].
- Năm 1041, Đại Lý Thánh Đức Đế Đoàn Tố Chân sau thời gian tại vị 15 năm,[85] do đam mê Phật pháp nên thiện nhượng ngôi vị cho cho cháu nội là Đoàn Tố Hưng rồi lên chùa niệm Phật cầu kinh lánh xa trần thế[83][86][87].
- Năm 1108, Đại Lý Trung Tông Đoàn Chính Thuần sau 12 năm tại vị đã truyền ngôi cho con là Đoàn Chính Nghiêm rồi xuất gia làm hòa thượng theo Phật giáo Mật tông.[83][88][89][90]
- Năm 1147, Đại Lý Hiến Tông Đoàn Chính Nghiêm sau 39 năm trị vì đất nước đã truyền ngôi cho con là Đoàn Chính Hưng rồi xuống tóc đi tu.[83][91][92][93]
- Năm 1171, Đại Lý Cảnh Tông Đoàn Chính Hưng sau 24 năm ngự trị đất nước đã nhường lại ngôi báu cho con là Đoàn Trí Hưng rồi xuất gia tu hành.[83][94][95][96]
- Năm 1199, Đại Lý Tuyên Tông Đoàn Trí Hưng sau 28 năm ngồi trên ngai vàng đã từ nhiệm và trao lại cho con là Đoàn Trí Liêm rồi lui về hậu cung trở thành 1 cư sĩ tại gia.[83][97][98][99]
- Năm 1205, Đại Lý Anh Tông Đoàn Trí Liêm là người rất sùng bái Phật giáo do vậy ở ngôi chỉ 4 năm đã thiện nhượng cho em mình là Đoàn Trí Tường,[100] sau đó thoái ẩn để có thì giờ nghiên cứu những tinh hoa Phật pháp mà trong thời gian tại vị ông đã cử người sang nhà Tống thỉnh về được 1465 quyển Đại Tạng kinh.[83][101][102]
- Năm 1238, Đại Lý Thần Tông Đoàn Trí Tường làm vua được 33 năm rồi do sùng bái Phật giáo mà xuống tóc tu hành nhượng lại ngôi vị quân chủ cho Thái tử Đoàn Tường Hưng.[83][103][104][105]
Nhường ngôi do tác động từ ngoại cảnh
sửa- Đầu thời Xuân Thu ở Trung Nguyên, quân chủ nước Thục là Đỗ Vũ nhân nhà Chu suy yếu đã tự xưng đế hiệu, đó chính là Thục Vọng Đế. Bấy giờ, nước Thục xảy lũ lụt trầm trọng, Vọng Đế truyền mệnh cho tướng quốc Biết Linh chịu trách nhiệm trị thủy. Trong thời gian đó, Vọng Đế thông dâm với phu nhân của tướng quốc.[106] Vì việc ấy, Vọng Đế cảm thấy áy náy nên sau khi Biết Linh trị thủy thành công đã bắt chước cách làm của Nghiêu Thuấn ngày trước đem ngôi báu nhường cho vị tướng quốc này[107], ông dời đến vùng núi phía Tây ẩn cư rồi qua đời ở đó, không rõ thọ bao nhiêu tuổi.[108] Có thuyết khác nói rằng, khi Biết Linh hay chuyện đã tương kế tựu kế xui vợ bảo Đỗ Vũ nhường ngôi cho mình rồi sẽ đi ra ngoài ở cùng ông, Đỗ Vũ cả tin làm theo nhưng không ngờ bị mắc lừa[109], do đó nhường ngôi được ít lâu thì hối hận mưu đồ phục bích, nhưng khởi sự bất thành nên uất quá mà chết.[110][111] Linh hồn hóa thành giống chim suốt ngày chỉ kêu "quốc, quốc", người ta gọi đó là chim quốc và nói đấy là Vọng Đế nhớ nước nên mới phát ra tiếng kêu như thế[112][113]
- Năm 317 TCN, Yên vương Cơ Khoái nhường ngôi cho tướng quốc Tử Chi để lãnh đạo cải cách.[114] Nguyên nhân dẫn đến sự việc này bắt nguồn từ việc kinh tế nước Yên suy nhược, tướng quốc Tử Chi nắm quyền chỉ huy cải cách đạt được những hiệu quả nhất định.[10][115] Sau một thời gian, Yên vương Khoái nhận thấy mình tuổi đã cao, lại cho rằng tài năng của mình không bằng Tử Chi, và nghe theo lời khuyên của Lộc Mao Thọ, quyết định nhường ngôi vua cho Tử Chi để người này toàn quyền lãnh đạo. Ông bắt chước cách làm của Nghiêu Thuấn ngày trước, làm lễ trao ấn, nhường ngôi vua cho Tử Chi rất long trọng.[116][117] Tử Chi nhận ngôi vua của Yên Khoái, từ đó cai trị nước Yên. Người nước Yên phản đối Tử Chi nên năm 312 TCN bùng phát bạo động, Tề Tuyên Vương nhân cơ hội sai đại tướng Khuông Chương đem quân tấn công thẳng vào kinh đô giết chết Yên vương Khoái, không rõ dương thọ bao nhiêu.[118][119] Tử Chi bỏ trốn cũng bị quân Tề bắt giết sau đó ít lâu, người nước Yên lập Thái tử Bình làm vua mới.[10][115][120][121]
- Năm 576, trong bối cảnh tình hình đất nước bị quân Bắc Chu công hãm kinh thành thế mạnh như vũ bão.[29][122] Sau thất bại ở Cao Lương Kiều, Bắc Tề Hậu Chủ Cao Vĩ trên đường rút lui đã trao lại ngai vàng cho Thái tử Cao Hằng,[31][123][124][125] về đến Nghiệp Thành ông chính thức được Cao Hằng tôn làm Thái thượng hoàng.[15][22][32][126][127][128][129][130][131].
- Năm 626, sau Sự biến Huyền Vũ môn không lâu, do e ngại tiếp tục có sự nội loạn trong dòng tộc, Đường Cao Tổ Lý Uyên đã quyết định nhường ngôi cho con thứ là Lý Thế Dân - người đã trực tiếp sát hại anh và em trai mình.[132][133][134][135][136][137][138][139][140][141][142][143] Ông lui về làm Thái thượng hoàng được 10 năm thì mất, thọ 69 tuổi.[144][145][146][147][148][149][150][151][152][153][154][155][156][157]
- Năm 649, Bạch vương Trương Nhạc Tiến Cầu nhường ngôi cho đệ nhất đại chiếu của Mông Xá Chiếu là Mông Tế Nô La.[158]
- Năm 712, Đường Duệ Tông Lý Đán, do e ngại thế lực của em gái là Thái Bình công chúa, sợ sẽ làm một Võ Tắc Thiên thứ hai đồng thời kết hợp với sự thỉnh cầu của quần thần đã nhường ngôi cho Thái tử Lý Long Cơ[159][160][161][162][163]. Ông được Đường Huyền Tông tôn làm Thái thượng hoàng, nhưng trên thực tế, còn tiếp tục ra chỉ lệnh có ảnh hưởng và tác động lớn hơn của Huyền Tông cho tới năm 713.[139][142][164][165][166][167] Chính thức nhường ngôi cho con trai vào ngày 30 tháng 7 năm đó, giữ ngôi vị được 5 năm thì mất, thọ 54 tuổi.[157][168][169][170][171][172][173][174][175]
- Năm 1126, Tống Huy Tông Triệu Cát trong tình hình quân Kim trên đà nam tiến rất mạnh được quần thần kiến nghị nên quyết định nhường ngôi cho Thái tử Triệu Hoàn,[176][177][178][179] còn mình lui về cung Long Đức xưng là Giáo chủ Đạo quân Thái thượng hoàng đế[180][181][182][183]. Tuy nhiên, chỉ được 2 năm thì quân Kim tấn công vào cung điện bắt sống cả hai cha con, phế trừ ngôi vị.[184][185][186] Quân Kim ép quần thần nhà Tống phải công nhận Thái tể Trương Bang Xương làm Hoàng đế với quốc hiệu Sở[187][188]. Triệu Cát cùng Triệu Hoàn bị quân Kim đưa về Bắc, ông sống đời bị đày ở đó thêm 8 năm nữa thì chết, thọ 54 tuổi.[189][190][191][192][193][194][195][196]
- Năm 1189, hai năm sau cái chết của Thượng hoàng Cao Tông,[197] Tống Hiếu Tông Triệu Thận do mất lòng tin vào việc trị lý quốc gia nên đã nhường ngôi cho con thứ 3 là Triệu Đôn,[198][199][200][201][202][203][204] ông lui về làm Thái thượng hoàng ở cung Trùng Hoa gọi đây là Thọ hoàng thánh địa, được 6 năm thì chết, hưởng thọ 68 tuổi.[186][205][206][207][208][209][210][211]
- Năm 1234, Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Tự thất thế trước sức công phá của vó ngựa Mông Cổ,[212] vì không muốn chứng kiến đất nước bị đoạn tuyệt trong tay mình nên thoái vị nhường ngôi cho hậu duệ dòng thứ của Kim Thái Tổ là Đông diện nguyên soái Hoàn Nhan Thừa Lân.[213][214] Khi nghi thức chuyển giao quyền lực vừa xong thì quân Mông Cổ tràn vào thành, Ai Tông thắt cổ tự vẫn, hưởng dương 37 tuổi.[215][216] Về phần Mạt Đế, với cương vị đương kim thiên tử đã chỉ huy binh lính chiến đấu tới cùng rồi cũng bị giết chết trong đám loạn quân.[217][218][219][220][221][222][223][224][225][226]
- Tháng 2 năm 1329, Nguyên Văn Tông Tugh Temür làm lễ thoái vị trao Ngọc tỷ truyền quốc cho anh là Chu vương Kuśala khi vị thân vương này vừa ở Mạc Hoa về tới Đại Đô,[227][228] ông được lập làm Hoàng trữ để kế vị sau này.[229][230] Thực ra Kuśala được quần thần chọn làm người nối ngôi Thái Định Đế nhưng do ở quá xa chưa về đăng cơ thì trong triều đã xảy ra nội loạn, Bình Chương Chính Sự Đảo Thích Sa lập con của Thái Định Đế là Borjigin Arigabag lên ngôi tức Nguyên Thiên Thuận Đế. Được sự hỗ trợ của Khu mật viện sự El Temür, Tugh Temür dẹp tan cuộc nội loạn này rồi tuyên bố tạm thời đăng cơ để chờ anh về tiếp nhiệm,[231] tuy nhiên khi biết tin mình được tôn vị Kuśala lập tức xưng đế ngay tại Hòa Lâm, sau đó mới rầm rộ kéo quân về kinh kế vị ngai vàng.[232][233] Nhưng việc nhường ngôi này tồn tại trong 6 tháng, Tugh Temür lại nghe lời xúi giục của Khu mật viện sự El Temür bày mưu mời Minh Tông dự yến đầu độc chết rồi tuyên bố phục vị.[234][235][236][237] Lần lên ngôi thứ 2 Văn Tông tại vị được 3 năm thì mất, hưởng dương 29 tuổi.[238][239][240][241][242][243][244]
Không tự nguyện nhường ngôi
sửa- Năm 8, quyền thần nhà Tây Hán là Nhiếp hoàng đế Vương Mãng soán ngôi Nhũ Tử Lưu Anh lập ra nhà Tân dưới danh nghĩa Hán đế (khi đó mới 4 tuổi) tự nguyện thoái vị bằng việc hạ chiếu thư trao ngôi báu, đổi quốc hiệu là Tân.[245][246][247][248][249][250] Vương Mãng sai em là An Dương hầu Vương Thuấn vào cung ép Thái hoàng thái hậu Vương Chính Quân trao Ngọc tỷ truyền quốc cho mình[251][252][253], nhưng bà từ chối, mắng anh em họ Vương rồi cầm ngọc tỉ ném mạnh xuống đất[254][255], khiến viên ngọc này bị sứt một góc, về sau Vương Mãng phải sai người dùng vàng để khảm lại chỗ sứt đó[256][257][258]. Tuy nhiên, triều đại của Vương Mãng chỉ duy trì được 15 năm thì bị quật đổ bởi quân khởi nghĩa Xích Mi và Lục Lâm.[259][260][261][262] Về phía Lưu Anh bị giáng làm Định An công, năm 25 được tướng Phương Vọng ở Bình Lăng phục vị.[263] Chẳng bao lâu, Hán Cánh Thủy Đế Lưu Huyền sai quân trấn áp được Phương Vọng, giết chết Lưu Anh, khi đó ông mới 20 tuổi.[264][265][266][267][268][269][270][271][272]
- Năm 220, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp, dưới áp lực của quyền thần, phải ra chiếu chỉ thoái vị nhường ngôi cho Ngụy vương Tào Phi[273][274][275][276][277], hợp thức hóa quyền lực của họ Tào nắm giữ từ trước đó.[278][279][280][281][282][283][284][285][286][287] Tào Phi sau ba lần giả vờ từ chối bằng việc bảo sứ thần đem "Ngọc tỷ truyền quốc" trả lại cho Hán Đế, đến lần thứ tư mới chính thức nhận ngôi lập ra nhà Ngụy.[288][289][290][291][292][293] Sau khi nhường ngôi, Lưu Hiệp bị giáng làm Sơn Dương công[294], giữ tước hiệu này thêm 14 năm mới qua đời, thọ 53 tuổi.[295][296][297][298][299][300][301][302][303][304][305][306][307][308]
- Năm 265, Tào Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán bị bức phải xuống chiếu nhường ngôi cho quyền thần Tấn vương Tư Mã Viêm.[279][309][310][311][312][313][314][315][316][317] Lịch sử lặp lại với màn kịch của 45 năm về trước được giàn dựng y hệt bản chính, sau hai lần giả vờ từ chối định nhường cho thái uý Hà Tăng và vệ tướng quân Giả Sung, Tư Mã Viêm mới chính thức hành lễ đăng cơ, đổi quốc hiệu là Tấn.[318][319][320][321][322][323][324][325] Về phía Tào Hoán, bị giáng làm Trần Lưu vương[326], giữ tước hiệu này đến khi mất vào 302, thọ 57 tuổi.[306][327][328][329][330][331][332][333][334][335][336][337][338][339][340]
- Năm 301, Triệu vương Tư Mã Luân ép cháu ruột là Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung thoái vị nhường ngôi cho mình để làm Thái thượng hoàng.[341][342][343] Tuy nhiên Tư Mã Luân ngồi trên ngai vàng chưa nóng chỗ thì các tông thất họ Tư Mã khác đem binh đánh phá (nối tiếp "loạn bát vương") khiến nhà Tấn suy yếu.[344][345][346][347] Tư Mã Trung tuy được phục vị, nhưng đến năm 306 thì bị chú ruột là Đông Hải vương Tư Mã Việt đầu độc chết, hưởng dương 48 tuổi.[316][340][348][349][350][351][352][353][354][355][356][357][358][359][360][361]
- Năm 404, Tấn An Đế Tư Mã Đức Tông bị quyền thần Sở vương Hoàn Huyền ép phải trao ngọc tỷ truyền quốc và cử hành nghi lễ nhường ngôi rất long trọng.[362][363][364] Tuy nhiên Hoàn Huyền dựng nước chưa được bao lâu thì bị thái thú Hạ Bì là Lưu Dụ cất quân về kinh sát phạt, Hoàn Huyền thua to tháo chạy rồi bị giết chết.[365][366] Tư Mã Đức Tông được Lưu Dụ rước về cung phục vị[367][368], nhưng đến cuối năm 418, cũng chính Lưu Dụ sai người giết chết Tư Mã Đức Tông để tôn lập Tấn Cung Đế, lúc ấy nhà vua mới 38 tuổi.[369][370][371][372][373][374][375][376][377][378][379][380][381]
- Năm 420, đến lượt người kế vị của Tấn An Đế là Tấn Cung Đế Tư Mã Đức Văn cũng bị quyền thần Lưu Dụ ép phải thoái vị nhường ngôi cho ông ta,[362][382][383] lập ra triều đại mới Lưu Tống ở Giang Nam.[384][385][386][387][388][389][390][391][392][393][394] Sau khi từ nhiệm, Tư Mã Đức Văn bị giáng làm Linh Lăng vương, chỉ được 1 năm thì bị Lưu Tống Vũ Đế sai người giết chết, hưởng dương 36 tuổi.[369][376][379][380][381][395][396][397][398][399][400][401][402][403][404][405][406]
- Năm 479, Lưu Tống Thuận Đế Lưu Chuẩn bị quyền thần Tề vương Tiêu Đạo Thành ép phải xuống chiếu nhường ngôi cho mình[407][408][409], lập ra nhà Nam Tề.[410][411][412][413][414][415][416][417] Sau khi nhường ngôi, Lưu Chuẩn bị giáng làm Nhữ Âm vương và bị giám quản rất nghiêm ngặt[418], chưa đầy một tháng sau thì bị sát hại, lúc đó ông mới hơn 10 tuổi.[419][420][421][422][423][424][425][426][427][428][429][430][431][432]
- Năm 502, Nam Tề Hòa Đế Tiêu Bảo Dung bị quyền thần Lương vương Tiêu Diễn ép phải xuống chiếu nhường ngôi.[433][434] lập ra nhà Lương.[435][436][437][438][439][440][441][442][443] Sau khi nhường ngôi, Tiêu Bảo Dung bị giáng làm Ba Lăng vương, tuy nhiên, chỉ được một ngày thì bị Lương Vũ Đế sai người giết chết, khi ấy ông mới 14 tuổi.[426][428][430][431][432][444][445][446][447][448][449][450][451][452][453]
- Năm 532, Bắc Ngụy Hậu Phế Đế Nguyên Lãng bị quyền thần Cao Hoan ép phải nhường ngôi cho Bình Dương Vương Nguyên Tu [454], Cao Hoan lấy lý do Nguyên Lãng không phù hợp làm Hoàng đế bởi chỉ là thành viên của một nhánh hoàng tộc xa so với các vị Hoàng đế gần trước đó, hơn nữa lại do phản thần Nhĩ Chu Thế Long dựng lên nhằm chống đối với Tiết Mẫn Đế.[455] Nguyên Lãng bị giáng làm An Định Vương, mùa đông năm ấy, Hiếu Vũ Đế hạ lệnh cho An Định Vương phải tự sát, hưởng dương 20 tuổi.[456][457][458][15][459][460][461][462][463][464]
- Năm 550, Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế Nguyên Thiện Kiến bị quyền thần là Tề Quận vương Cao Dương ép phải ra chiếu chỉ nhường ngôi, lập ra nhà Bắc Tề[465][466][467][468][469][470][471][472][473] Sau khi nhường ngôi, Nguyên Thiện Kiến bị giáng làm Trung Sơn vương[474], được Bắc Tề Văn Tuyên Đế gả em gái.[475] Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, năm 552, Văn Tuyên Đế cho người giết hại cựu hoàng Nguyên Thiện Kiến (lúc này mới 29 tuổi) để trừ hậu hoạn.[15][22][428][458][476][477][478][479][480][481][482][483][484]
- Năm 551, Dự Chương vương Tiêu Đống bị quyền thần Hầu Cảnh, người vừa tôn lập Tiêu Đống lên ngôi hoàng đế nhà Lương trước đó 3 tháng, ép buộc phải xuống chiếu nhường ngôi cho ông ta[485], đổi quốc hiệu là Hán[486][487][488], giáng Tiêu Đống làm Hoài Âm vương nhưng lại giam cầm trong ngục.[489][490] Tuy nhiên, Hầu Cảnh lên ngôi chưa được bao lâu thì bị bộ tướng Vương Tăng Biện của Tương Đông vương Tiêu Dịch đánh bại rồi bị giết.[430][491][492][493] Tiêu Đống cũng có số phận bi thảm khi bị ông chú của mình là Tiêu Dịch sai người giết chết đầu năm 552, không thấy thư tịch nào ghi lại dương thọ của ông[426][431][494][495][496][497][498][499]
- Đầu năm 557, Tây Ngụy Cung Đế Thác Bạt Khuếch bị quyền thần là Đại tư mã Vũ Văn Hộ ép phải hạ chỉ nhường ngôi cho cháu ruột mình là Vũ Văn Giác[457][500] lập ra nhà Bắc Chu.[471][501][502][503][504][505] Thác Bạt Khuếch bị giáng làm Tống công, chưa đầy một tháng thì bị chú cháu Vũ Văn Hộ đầu độc chết, hưởng dương 21 tuổi.[15][22][428][480][506][507][508][509][510][511][512][513][514][515]
- Cuối năm 557, Lương Kính Đế Tiêu Phương Trí bị quyền thần Trần vương Trần Bá Tiên ép phải nhường ngôi,[485] lập ra nhà Trần.[490][516][517][518][519][520][521][522][523][524] Sau khi thoái vị, Tiêu Phương Trí bị giáng làm Giang Âm vương.[430][525] Tuy nhiên, vào hè năm 558, Trần Vũ Đế đã cho người giết chết cựu hoàng, năm ấy ông vừa tròn 16 tuổi.[426][428][431][526][527][528][529][530][531][532][533][534]
- Năm 577, Bắc Tề Thái thượng hoàng Cao Vĩ hạ lệnh cho Bắc Tề Ấu Chủ Cao Hằng nhường lại ngôi vị cho Nhiệm Thành Vương Cao Dai,[535][536] sau đó ông cùng Cao Hằng bỏ chạy trước sự truy kích gắt gao của đối phương.[130][537] Chẳng bao lâu, cả Cao Vĩ lẫn Cao Hằng đều bị quân Bắc Chu bắt được giải về Trường An.[15][29] Cuối năm đó, có người tố cáo Cao Vĩ cấu kết với thứ sử Tuyên Châu là Mục Đề Bà âm mưu phản loạn.[122] Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung hạ lệnh nhét đầy ớt cay vào miệng Cao Vĩ cho đến khi chết sặc,[31] các thành viên khác trong hoàng tộc Bắc Tề cũng bị buộc phải tự sát, lúc đó Cao Vĩ mới 22 xuân xanh còn Cao Hằng vừa tròn 8 tuổi.[32][37][538][539][540]
- Năm 581, Bắc Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Xiển bị quyền thần là Tùy vương Dương Kiên, ép phải xuống chiếu thoái vị nhường ngôi[541][542][543][544][545], chính thức thay thế lập ra nhà Tùy.[471][546][547][548][549][550][551][552] Vũ Văn Xiển bị giáng làm Giới quốc công[553], ba tháng sau thì bị Tùy Văn Đế cho người ám sát, lúc đó ông mới gần 9 tuổi.[15][428][554][555][556][557][558][559][560][561][562][563][564]
- Năm 618, sau cái chết của Thái thượng hoàng Tùy Dạng Đế, Tùy Cung Đế Dương Hựu bị quyền thần Đường vương Lý Uyên, người vừa tôn lập Dương Hựu lên ngôi chỉ mới sáu tháng trước[565][566], buộc phải thoái vị để nhường ngôi cho mình lập ra triều đại nhà Đường.[132][144][145][146][147][567][568][569][570] Dương Hựu bị giáng làm Hi quốc công, đến mùa thu năm sau thì không rõ bị ai giết chết, khi đó mới 15 tuổi, nhiều sử gia cho rằng khả năng là theo lệnh của Đường Cao Tổ.[148][552][571][572][573][574][575][576][577][578][579][580][581][582]
- Năm 619, một hoàng đế nhà Tùy khác là Hoàng Thái Đế Dương Đồng bị quyền thần Trịnh vương Vương Thế Sung bức ép xuống chiếu nhường ngôi[583][584], đổi quốc hiệu là Trịnh.[585] Vương Thế Sung giáng Dương Đồng làm Lộ quốc công, các tướng lĩnh trung thành với nhà Tuỳ nổi dậy rước cựu hoàng phục vị sau đó 1 tháng.[586][587] Nhưng chẳng được bao lâu, Trịnh vương dẹp yên bạo loạn rồi sai người mang rược độc đến bức tử Dương Đồng,[578][588] khi đó nhà vua vừa tròn 15 tuổi.[552][573][589][590][591][592] Còn Vương Thế Sung sau 3 năm tự lập cũng bị nhà Đường đánh bại phải đầu hàng và đưa vào đất Thục lưu đày[593], ở đây ông bị Độc Cô Tu Đức sát hại để trả mối thù giết cha.[580][581][582][594]
- Năm 705, Chu Thánh Thần Đế Võ Tắc Thiên sau 15 năm cai trị, bị Tể tướng Trương Giản Chi làm cuộc "Ngũ vương chính biến" đưa quân vào hậu cung ép phải thoái vị,[164] nhường ngôi cho thái tử Lý Hiển[595], người từng bị chính bà phế truất.[596][597][598] Đường Trung Tông sau khi tái đăng cơ vào tháng 2, đã tôn hiệu cho mẹ là Thái thượng hoàng, khôi phục quốc hiệu Đại Đường.[142][599][600][601][602] Bấy giờ Võ Tắc Thiên đã 82 tuổi, bà qua đời ở cung Thượng Dương chỉ 9 tháng sau đó,[139][168][603][604][605][606] trước lúc lâm chung bà đã hạ chỉ phế bỏ đế hiệu mà xưng là "Hoàng hậu đại thánh Tắc thiên vương".[154][157][607][608][609][610][611][612][613][614][615][616]
- Năm 710, Đường Thương Đế Lý Trọng Mậu kế vị cha là Đường Trung Tông Lý Hiển chưa được 10 ngày thì bị cô ruột là Thái Bình công chúa và em họ là Lâm Truy vương Lý Long Cơ phát động cuộc đảo chính cung đình,[142][164][617] giết chết Vi Thái hậu và An Lạc công chúa (mẹ và chị ruột của Lý Trọng Mậu), buộc Lý Trọng Mậu phải xuống chiếu nhường ngôi cho cha của Long Cơ là cựu hoàng Lý Đán.[159][160][168]<ref="lethanhlan429">Lê Thành Lân, sđd, trang 249</ref> Lý Trọng Mậu bị buộc trở về tước vị cũ là Ôn vương và bị đưa ra khỏi kinh đô Trường An.[139][618][619] Ông chết 4 năm sau đó khi đang ở Phòng Châu làm Thứ sử, khi mới 17 tuổi.[157][169][170][171][620][621][622][623][624]
- Năm 805, dù mới kế vị vua cha Đường Đức Tông mới được 8 tháng, dưới sự bức ép của các hoạn quan do Câu Văn Trân cầm đầu và Tứ Xuyên tiết độ sứ Vi Cao.[142][625][626] Vị hoàng đế câm điếc Đường Thuận Tông Lý Tụng buộc phải ra chiếu thoái vị nhường ngôi cho con trai là Lý Thuần,[627] sử sách gọi là "Vĩnh Trinh nội thiện".[139][628][629][630][631][632] Ông lui về hậu cung tự xưng là Thái thượng hoàng được hơn 1 năm thì qua đời, hưởng dương 46 tuổi.[157][633][634][635][636][637][638][639]
- Năm 900, Đường Chiêu Tông Lý Hoa bị hoạn quan Tả trung uý Lưu Quý Thuật dẫn cấm quân đột nhập vào nội cung phối hợp với Hữu quân Trung uý Vương Trọng Tiên bắt giam,[640][641] sau đó bọn họ ngụy tạo chiếu thư với nội dung là Chiêu Tông nhường ngôi cho Thái tử Lý Dụ để lui về hậu cung làm Thái thượng hoàng.[642][643][644][645][646] Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền lực này chỉ diễn biến trong 3 tháng thì có Tuyên Vũ Tiết độ sứ Chu Toàn Trung bày mưu tập hợp các hữu quân bộ tướng lật đổ được Lý Dụ rồi rước Chiêu Tông trở lại ngai vàng[142][647], ba năm sau chính Chu Toàn Trung lại là kẻ sai người hạ sát thiên tử mà lập ấu đế Lý Chúc để dễ bề thao túng triều đình.[139][157][648][649][650][651][652][653]
- Năm 907, Đường Ai Đế Lý Chúc bị quyền thần Lương vương Chu Toàn Trung bức phải xuống chiếu thoái vị nhường ngôi cho mình,[654] lập ra nhà Hậu Lương[631][655][656][657][658][659][660][661][662][663][664][665][666][667] Lý Chúc bị giáng làm Tế Âm vương, được đưa từ Lạc Dương đến Tào Châu và bị quản thúc nghiêm ngặt.[668][669][670] Năm 908, Hậu Lương Thái Tổ cho người dùng rượu độc giết chết Lý Chúc, lúc ấy ông mới gần 17 tuổi[142][157][648][652][671][672][673][674][675][676][677][678][679]
- Năm 937, Nam Ngô Duệ Đế Dương Phổ bị quyền thần là Tề vương Từ Tri Cáo bức phải xuống chiếu thoái vị để nhường ngôi cho mình,[680][681][682] đặt quốc hiệu là Tề.[666][683][684][685][686] Sau khi thoái vị, Dương Phổ được Từ Tri Cáo cho an trí tại cung điện cũ ở Giang Đô, được phép duy trì tông miếu, cùng các nghi thức dành cho hoàng đế nước Ngô trước kia.[687] Để tránh bị nghi ngờ, lâm họa sát thân, Dương Phổ hết sức giữ gìn rất hạn chế sử dụng các nghi thức dành cho mình mà tập trung vào việc chuyên tâm nghiên cứu Đạo giáo[688][689] Năm 939, Dương Phổ qua đời, hưởng dương 40 tuổi.[690][691][692][693] Cũng năm đó, Từ Tri Cáo đổi tên thành Lý Biện, đổi quốc hiệu là Đường với chính danh kế thừa nhà Hậu Đường vừa mất trước đó chưa lâu.[694][695][696][697][698][699][700][701][702][703][704]
- Năm 960, xảy ra vụ Binh biến Trần Kiều, Điện tiền đô kiểm điểm Triệu Khuông Dận được binh sĩ tôn lập lên ngôi Hoàng Đế.[705][706][707][708] Để chính danh, Triệu Khuông Dận dẫn binh quay lại kinh đô, ép Hậu Chu Cung Đế Sài Tông Huấn, lúc đó mới 7 tuổi, xuống chiếu thoái vị nhường ngôi[709], lập nên nhà Tống.[186][663][666][702][710][711][712][713][714][715][716][717][718][719] Sau khi đăng cơ chính thức, Tống Thái Tổ giáng Sài Tông Huấn làm Trịnh vương, ban cho "miễn tử kim bài", bảo đảm con cháu họ Sài được hưởng phú quý vĩnh viễn, nếu có phạm tội cũng không bị gia hình.[720][721] Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, Sài Tông Huấn bị đày đi Phòng Lăng và mất tại đây năm 973, khi mới 20 tuổi.[722][723][724][725][726][727][728][729]
- Năm 1075, sau khi làm vua được 27 năm,[730] Đại Lý Hưng Tông Đoàn Tư Liêm bị quyền thần là Thiện Xiển hầu Cao Trí Thăng ép phải nhường ngôi cho con trai là Đoàn Liêm Nghĩa rồi xuống tóc tu hành.[83][731][732]
- Năm 1081, Đại Lý Thượng Minh Đế Đoàn Thọ Huy bị quyền thần Thiện Xiển hầu Cao Thăng Thái bức phải xuất gia đi tu,[733][734] ngai vàng được nhường cho cháu nội của Thượng Đức đế Đoàn Liêm Nghĩa là Đoàn Chính Minh.[83][735]
- Năm 1094, Đại Lý Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh bị Cao Thăng Thái ép thoái vị xuất gia, nhường ngôi cho mình, đổi quốc hiệu là Đại Trung.[736][737] Năm 1096, Cao Thăng Thái lâm bệnh nặng, nhân cơ hội này các bộ tộc du mục thiểu số thừa cơ nổi loạn. Trước lúc băng hà, Cao Thăng Thái dặn con là Cao Thái Minh nên tôn lập em của Đoàn Chính Minh là Đoàn Chính Thuần để dẹp yên bạo động. Cao Thái Minh y lời cha mời Đoàn Chính Thuần về kinh trả lại ngôi báu, đổi lại quốc hiệu là Đại Lý.[83][738]
- Năm 1129, Tống Cao Tông Triệu Cấu bị quyền thần phát động binh biến ép phải nhường ngôi cho Thái tử Ngụy quốc công Triệu Phu (lúc đó mới 3 tuổi),[204][739] tôn làm Duệ Thánh Nhân Hiếu Hoàng Đế và đưa Long Hựu thái hậu ra buông rèm nhiếp chính.[740][741] Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tháng sau, danh tướng Hàn Thế Trung đem quân về kinh đánh dẹp loạn đảng. Triệu Phu cũng chết không rõ nguyên nhân, nhờ đó Cao Tông phục vị[186][206][742][743][744][745][746][747][748].
- Năm 1162, Tống Cao Tông Triệu Cấu một lần nữa bị quần thần gây áp lực bức phải nhường ngôi cho con nuôi là Thái tử Triệu Thận và lui về làm Thái thượng hoàng,[204][749][750][751][752] ông quy tiên vào năm 1187, thọ 81 tuổi.[186][198][205][206][739][742][743][744][745][747][748][753][754]
- Năm 1194, lấy cớ Tống Quang Tông Triệu Đôn không chịu đứng ra chủ trì tang lễ Thái thượng hoàng Hiếu Tông,[755][756] Ngô thái hậu và các đại thần ép nhà vua phải thoái vị nhường ngôi cho em là Triệu Khoách,[198][757][758][759] lui về cung Thọ Khang làm Thái thượng hoàng được 7 năm thì quy tiên, thọ 54 tuổi.[186][205][206][211][760][761][762][763][764]
- Năm 1211, Tây Liêu Mạt Chủ Gia Luật Trực Lỗ Cổ bị con rể là Nãi Man vương tử Thái Dương hãn Küchlüg phục kích nhân lúc ra ngoài thành săn bắn,[765] sau đó giam hãm trong cung cấm rồi ép phải nhường ngôi cho mình.[766][767] Gia Luật Trực Lỗ Cổ được tôn lên làm Thái thượng hoàng, giữ ngôi vị 2 năm thì mất, không rõ thọ bao nhiêu tuổi, có thuyết khác lại nói Khuất Xuất Luật phế truất bố vợ làm dân thường.[768][769][770][771][772] Năm 1218, quân Mông Cổ tấn công Tây Liêu, giết chết Küchlüg, Tây Liêu diệt vong.[773][774][775][776][777][778]
- Năm 1223, Tây Hạ Thần Tông Lý Tuân Hiệt trước cuộc tấn công dũng mãnh của đại quân Mông Cổ đã thất bại thảm hại,[779][780] ông bị quần thần ép phải nhường ngôi cho con thứ là Lý Đức Vượng.[781][782] Lý Tuân Hiệt lui về làm Thái thượng hoàng được 4 năm thì qua đời trước khi nước Tây Hạ bị Gengis Khan tiêu diệt không lâu, thọ 64 tuổi.[783][784][785][786][787][788][789][790][791][792]
Danh sách những cuộc nhường ngôi không phải do quân chủ thực hiện
sửa- Cuối năm 950, Hậu Hán Ẩn Đế bị loạn binh giết chết,[793][794][795][796] Vũ Ninh tiết độ sứ Lưu Lại nhận được tin Khu mật sứ Quách Uy tôn làm hoàng đế.[722][797] Trong thời gian Lưu Lại về kinh để đăng cơ, Lý Thái hậu của nhà Hậu Hán bị buộc phải giao ngọc tỷ truyền quốc để cho Quách Uy lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Hậu Chu.[702][798][799][800][801][802] Tháng 1 (âm lịch) năm 951, khi Lưu Lại vừa về đến nơi thì bị Quách Uy ép phải ký vào chiếu thư nhường ngôi dù chưa làm vua ngày nào.[666][803][804][805][806] Sau khi lên ngôi chính thức, Hậu Chu Thái Tổ phế Lưu Lại làm Tương Âm công, ít lâu sau thì sai người giết hại, không rõ dương thọ bao nhiêu[663][723][807][808][809][810][811]
- Năm 1127, sau khi quân Kim rút về Bắc, Ngụy Sở hoàng đế Trương Bang Xương bị các quần thần bức thoái vị,[742] nhường lại ngai vàng cho em của Tống Khâm Tông là Khang vương Triệu Cấu,[812][813][814] tái lập nhà Tống.[743][744][745][748] Tống Cao Tông phong Trương Bang Xương làm Thái bảo, Phụng Quốc quân Tiết độ sứ, Đồng An Quận vương, sau gia thêm Thái phó.[186][815] Tuy nhiên, được ít lâu thì một số đại thần tố cáo việc Trương Bang Xương tội dâm loạn hậu cung khi còn tại vị, Cao Tông liền ra lệnh biếm hết mọi chức vụ, đày ông này đi Chương Châu, đến tháng 9 thì sai người bức tử, dưởng dương 47 tuổi.[206][739][816][817]
- Năm 1229, Nguyên Duệ Tông Tolui sau 2 năm Giám quốc đã triệu tập các quý tộc Mông Cổ họp hội nghị Kurultai bàn việc tuyển chọn người kế vị ngôi Khả hãn,[818][819][820][821] hầu hết mọi người đều suy tôn ông nhưng Tolui không nghe mà quyết định thoái vị để nhường ngôi cho anh thứ 3 là Ögedei.[822][823][824][825][826][827][828] Tuy thời gian tại vị ông chỉ xưng hiệu là Dã khả na nhan nhưng thực tế đã nắm quyền lực Đại Hãn, Tolui qua đời năm 1232 tại thảo nguyên Mông Cổ, hưởng dương 40 tuổi.[237][238][829][830][831][832]
- Năm 1246, Hoàng hậu Töregene Khâtûn sau 6 năm xưng chế dẫn đến triều cương bại hoại, pháp độ rối loạn,[833] điều này khiến nhiều thế lực nổi dậy tranh đấu hỗn chiến không ngừng nên bị quần thần phản đối kịch liệt mà buộc phải thoái vị.[834][835] Tuy nhiên, bà dứt khoát không theo di nguyện của Nguyên Thái Tông Ögedei trả ngôi báu cho Širemün, bà triệu tập hội nghị bách quan chư vương để quyết định công bố trao ngai vàng cho con trai mình là Güyük.[237][820][836][837][838][839] Vì vậy, Töregene Khâtûn vẫn là người khống chế chính sự thực tế của đế quốc Mông Cổ,[840] bà qua đời vào cuối năm ấy, không rõ thọ bao nhiêu tuổi.[238][821][841][842][843][844]
Xem thêm
sửaNguồn tham khảo
sửa- Tả Khâu Minh, Xuân Thu Tả thị truyện "thường gọi tắt là Tả truyện"
- Quốc ngữ
- Tư Mã Thiên (91 TCN), Sử ký
- Dương Hùng, Thục vương bản kỷ
- Lưu Hướng, Chiến Quốc sách
- Ban Cố và Ban Chiêu, Hán thư (82)
- Trần Thọ, Tam Quốc chí (280)
- Hoàng Phủ Mật, Đế vương thế kỷ Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine
- Thường Cừ, Hoa Dương quốc chí (354)
- Phạm Diệp, Hậu Hán thư (445)
- Thẩm Ước, Tống thư (448)
- Thôi Hồng, Thập lục quốc xuân thu (522)
- Tiêu Tử Hiển, Nam Tề thư (537)
- Tiêu Phương Đẳng, Tam thập quốc xuân thu
- Ngụy Thâu, Ngụy thư (554)
- Vương Thiệu, Bắc Tề chí
- Diêu Tư Liêm, Lương thư (636)
- Diêu Tư Liêm, Trần thư (636)
- Lý Bách Dược, Bắc Tề thư (636)
- Lệnh Hồ Đức Phân, Chu thư (636)
- Ngụy Trưng, Tùy thư (636)
- Phòng Huyền Linh, Tấn thư (648)
- Lý Diên Thọ, Nam sử (659)
- Lý Diên Thọ, Bắc sử (659)
- Lưu Hu, Cựu Đường thư (945)
- Tiết Cư Chính, Cựu Ngũ Đại sử (974)
- Nhạc Sử, Thái bình hoàn vũ ký (984)
- Âu Dương Tu, Tân Ngũ Đại sử Lưu trữ 2005-03-05 tại Wayback Machine (1053)
- Âu Dương Tu, Tân Đường thư (1060)
- Tư Mã Quang, Tư trị thông giám "gọi tắt là Thông giám" (1084)
- Lý Phưởng, Thái bình ngự lãm, Hoàng vương bộ (984)
- Lý Đảo, Tục tư trị thông giám trường biên "gọi tắt là Tục thông giám trường biên" (1183)
- Vũ Văn Mậu Chiêu, Đại Kim quốc chí
- Long Cổn, Giang Nam dã sử Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine
- Toktoghan, Liêu sử (1345)
- Toktoghan, Kim sử (1345)
- Toktoghan, Tống sử (1345)
- Tống Liêm, Nguyên sử (1370)
- Thận Thăng Am biên soạn, Uý Tiện Môn hiệu đính. Vân Nam địa phương sử nghiên cứu thất, Tăng Đính Nam Chiếu dã sử thượng quyển Lưu trữ 2011-07-22 tại Wayback Machine "gọi tắt là Nam Chiếu dã sử": các mục Đại Lý quốc, Đại Trung quốc và Hậu Lý quốc.
- Ngô Nhâm Thần, Thập quốc xuân thu (1669)
- Trương Đình Ngọc, Minh sử (1739)
- Hoa Nguyên, Tục tư trị thông giám "gọi tắt là Tục thông giám"
- Ngô Quảng Thành, Tây Hạ thư sự Lưu trữ 2015-04-04 tại Wayback Machine
- Thang Cầu, Chúng gia biên niên thể Tấn sử Lưu trữ 2015-04-06 tại Wayback Machine
- Admin, Ngũ quốc cố sự - quyển thượng Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine. Chiết Giang bào sĩ cung gia tàng bản
- Giác La Lặc Đức Hồng, Đại Thanh lịch triều thực lục Lưu trữ 2013-12-19 tại Wayback Machine "gọi tắt là Thanh thực lục"
- Kha Thiệu Văn, Tân Nguyên sử[liên kết hỏng] (1920)
- Triệu Nhĩ Tốn, Thanh sử cảo (1927)
- Thành Đô ký
- Hứa Tung. Kiến Khang thực lục. Trung Hoa thư cục, 1986. ISBN 9787101060843. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Ngụy Lương Thao (1987). Tây Liêu sử nghiên cứu - chương 3 "Chính trị sử" phần 6 "Tây Liêu vương triều diệt vong". Ninh Hạ Nhân dân xuất bản xã. ISBN 7-2270-0044-3. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Lý Mạnh Tồn và Thường Kim Thương (1988). Tấn quốc sử cương yếu. Sơn Tây Nhân dân xuất bản xã. ISBN 9787203008446. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Twitchett Denis, Phí Chính Thanh và Loewe Michael (1979). Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử. Trung Quốc xã hội khoa học xuất bản xã, 1990. ISBN 9787500405610. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Dịch giả: Trung Quốc xã hội khoa học viện lịch sử nghiên cứu sở, nguồn sách: Kiếm Kiều Trung Quốc sử - Twitchett Denis và Loewe Michael (1986). Kiếm Kiều Trung Quốc Tần Hán sử. Trung Quốc xã hội khoa học xuất bản xã, 1992. ISBN 9787500409076. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Dịch giả: Dương Phẩm Tuyền, nguồn sách: Kiếm Kiều Trung Quốc sử - Trung Quốc nhất bách hậu phi, Tân thế kỷ xuất bản xã - 1995. Biên dịch: Long Cương và Khổng Đức, đổi tên thành: Lịch sử Trung Quốc - Các bà hoàng phi Trung Quốc. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1996
- Trần Phương Hồ, Điển tích trong Truyện Kiều. Nhà xuất bản Đồng Nai, 1996
- Nguyễn Tử Quang, Điển tích Truyện Kiều câu "ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên", Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp, 1997
- Trương Tú Phong, Lôi Khánh và Trương Học Thành: Mỹ nhân kế - cạm bẫy mê người (phần II). Bắc Kinh Quốc tế văn hóa xuất bản xã, 1995. Người dịch: Dương Quốc Anh, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997
- Twitchett Denis và Phó Hải Ba (1998). Kiếm Kiều Trung Quốc Liêu Tây Hạ Kim Nguyên sử (gọi tắt là "Liêu Tây Hạ Kim Nguyên sử"). Trung Quốc xã hội khoa học xuất bản xã. ISBN 9787500422112. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Dịch giả: Sử Vệ Dân, nguồn sách: Kiếm Kiều Trung Quốc sử - Trương Tú Bình và Vương Hiểu Minh, 100 sự kiện Trung Quốc. Quảng Tây Nhân dân xuất bản xã, 1993. Nhóm biên dịch: Phạm Việt Chương, Xuân Kính, Huy Sanh và Nguyễn Trần Phụng. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998
- Trần Văn Chánh, Trần Phước Thuận và Phạm Văn Hòa, Truyện Kiều tập chú - Tập chú câu 1307 "Dưới trăng Quyên đã gọi Hè". Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1999
- Đế vương trị quốc sách Lưu trữ 2013-12-13 tại Wayback Machine. Biên dịch: Nguyễn Hữu Trí, Nhà xuất bản Thanh niên, 1999
- Sầm Trọng Miễn, Tùy Đường sử. Hà Bắc giáo dục xuất bản xã, 2000. Nguồn sách: Nhị thập thế kỷ Trung Quốc sử học danh trứ, mã nguồn: ISBN 9787543438569
- Thẩm Trường Vân. Triệu quốc sử cảo. Trung Hoa thư cục, 2000. ISBN 9787101026719. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Nhóm biên soạn "Mông Cổ tộc thông sử" thuộc Nội Mông Cổ xã liệu viện lịch sử sở. Mông Cổ tộc thông sử. Dân tộc xuất bản xã, 2001. ISBN 9787105042746. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Vương Thái Mai. Yên quốc giản sử. Tử Cấm Thành xuất bản xã, 2001. ISBN 9787800473289. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Phương Triều Huy. Xuân Thu Tả Truyện nhân vật phổ. Tề Lỗ thư xã, 2001. ISBN 9787533309787. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Đặng Huy Phúc, Các hoàng đế Trung Hoa. Nhà xuất bản Hà Nội, 2001
- Trương Chí Quân, Truyện các vị vua Trung Quốc - Tập 5 "Đời tư các vị hoàng đế". Dịch giả: Trần Đình Hiến, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin - Hà Nội, 2002
- Tiêu Bình (1970). Cổ Thục văn minh dữ Tam Tinh Đôi văn hóa. Đài Bắc huyện Tân Điếm thị, Thế Triều - 2003. ISBN 9787220080845. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) và ISBN 9577764509 - Đoàn Ngọc Minh (2003). Đại Lý quốc sử. Vân Nam Dân tộc xuất bản xã. ISBN 9787536724808. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Vương Ngọc Triết (2003). Trung Hoa viễn cổ sử. Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã. ISBN 9787208045453. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt - Đồng Thư Nghiệp (2003). Xuân Thu sử. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã. ISBN 9787532533909. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Bồng Lai các chúng thư - Dương Khoan (2003). Chiến Quốc sử. Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã. ISBN 9787208045378. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt - Lâm Kiếm Ô (2003). Tần Hán sử. Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã. ISBN 9787208042261. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt - Vương Trọng Lao (2003). Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử. Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã. ISBN 9787208042155. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt - Vương Trọng Lao (2003). Tùy Đường Ngũ Đại sử. Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã. ISBN 9787208042162. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt - Lý Tích Hậu và Bạch Tân (2003). Liêu Kim Tây Hạ sử. Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã. ISBN 9787208043923. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt - Trần Chấn, Tống sử (hiện đại). Thượng Hải nhân dân xuất bản xã, 2003. Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt, mã nguồn ISBN 9787208044449
- Chu Lương Tiêu và Cố Cúc Anh, Nguyên sử (hiện đại). Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã, 2003. Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt, mã nguồn ISBN 9787208041738
- Lý Trị Đình (2003). Thanh sử. Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã. ISBN 9787208039100. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Trung Quốc đoạn đại sử hệ liệt - Bành Hoa, Yên quốc sử cảo chương 5 Thời kỳ phát triển - Chiến Quốc. Trung Quốc Văn sử xuất bản xã - Bắc Kinh, 2005
- Cát Kiếm Hùng, Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Người dịch: Phong Đảo. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Tập 1 "Tần chí Tùy" (2004) - Tập 2 "Đường chí Nguyên" và Tập 3 "Minh Thanh" (2005)
- Quan Bố Trát Bố và A Tư Cương (2003). Mông Cổ bí sử (hiện đại Hán ngữ bản). Tân Hoa xuất bản xã. ISBN 9787501173570. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Tuân Duyệt phần Tiền Hán, Viên Hồng phần Hậu Hán. Lưỡng Hán kỷ. Trung Hoa thư cục, 2005. ISBN 9787101024333. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Lý Phạm Văn. Tây Hạ thông sử. Nhân dân xuất bản xã và Ninh Hạ xuất bản xã, 2005. ISBN 9787227029748. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Lã Tư Miễn, Tiên Tần sử. Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã, 2005. Nguồn sách: Lã Tư Miễn văn tập, mã nguồn: ISBN 9787532540297
- Tiêu Nhất Sơn (1963), Thanh đại thông sử Hoa Đông Sư phạm đại học xuất bản xã, 2006 ISBN 9787561745069
- Mạnh Sâm, Thanh sử giảng nghĩa Trung Hoa thư cục, 2006. Nguồn sách: Mạnh Sâm trước tác tập, mã nguồn: ISBN 9787101050325
- Mạnh Sâm, Minh Nguyên Thanh hệ thông kỷ Trung Hoa thư cục, 2006. Nguồn sách: Mạnh Sâm trước tác tập, mã nguồn: ISBN 9787101053630
- Chu Thụy Hi, Trình Úc Trứ và Dương Hoằng: Tống sử nghiên cứu. Phúc Kiến Nhân dân xuất bản xã, 2006. Nguồn sách: Nhị thập thế kỷ Trung Quốc nhân văn học khoa học thuật nghiên cứu sử chúng thư, mã nguồn ISBN 9787211050352
- Hoàng Nhân Vũ (2007). Trung Quốc đại lịch sử. Sinh hoạt độc thư - Tân tri tam liên thư điếm. ISBN 9787108010360. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Hoàng Nhân Vũ tác phẩm hệ liệt - Lê Đông Phương và Vương Tử Kim, Kể chuyện Tần Hán. Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã, 1997. Người dịch: Cao Tự Thanh. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007
- Lê Đông Phương, Kể chuyện Tam Quốc Người dịch: Cao Tự Thanh. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007
- Thẩm Khởi Vĩ, Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều. Người dịch: Cao Tự Thanh. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007
- Triệu Kiến Mẫn, Kể chuyện Tùy Đường. Người dịch: Cao Tự Thanh. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008
- Hàn Nho Lâm. Nguyên triều sử. Nhân dân xuất bản xã, 2008. ISBN 9787010056944. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Nhân dân văn khố - Lê Giảng, Các triều đại Trung Hoa. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, 2008
- Trung Hoa dân quốc kiều vụ uỷ viên hội, Hải hoa văn khố - phần Chiến Quốc thời đại.
- Thang Cầu. Tam thập quốc xuân thu tập bản. Thiên Tân Cổ tịch xuất bản xã, 2009. ISBN 978-7-80696-603-7. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Đại Giai Võng - Tân Thư Thí Độc phần Thí Độc Thư Khố mục Lịch sử sách Trung Quốc Sử - Thương Thánh, Chính sử Trung Quốc qua các triều đại - 350 vị Hoàng Đế nổi tiếng. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2011
- Nguyễn Khắc Thuần, Các đời đế vương Trung Quốc. Nhà xuất bản Thời đại, 2012
- Huyền Cơ, Mười hai đại hoàng đế Trung Hoa. Nhà xuất bản Thời đại, 2012
- Trung Hoa nhân, phần Trung Hoa đế quốc hưng vong sử
- Đồng Tước lịch sử cương - Trung Quốc lịch sử chuyên đề võng: phần "Trung Quốc thông sử văn chương phân loại" mục Lịch đại đế vương Lưu trữ 2014-12-11 tại Wayback Machine
- Miyamoto Kazuo. Từ thần thoại đến lịch sử: Thần thoại thời đại - Hạ vương triều (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 1", gọi tắt là "Trung Quốc đích lịch sử 1"), dịch giả: Ngô Phỉ. Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549533671. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Takao Hirase. Tòng thành thị quốc gia đáo Trung Hoa - Ân Chu Xuân Thu Chiến Quốc (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 2", gọi tắt là "Trung Quốc đích lịch sử 2"), dịch giả: Chu Hạo. Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549541560. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Kazuyuki Tsuruma. Thủy Hoàng Đế đích di sản - Tần Hán đế quốc (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 3", gọi tắt là Trung Quốc đích lịch sử 3"), dịch giả: Mã Bưu. Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549511464. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Kim Moonkyong. Tam Quốc Chí đích thế giới - Hậu Hán Tam Quốc thời đại (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 4", gọi tắt là "Trung Quốc đích lịch sử 4"), dịch giả: Hà Hiểu Nghị và Lương Lôi. Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549511488. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Kawamoto Yoshiaki. Trung Hoa đích băng di dữ quảng đại - Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 5", gọi tắt là "Trung Quốc đích lịch sử 5"), dịch giả: Từ Hiểu Triều. Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549511471. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Kegasawa Yasunori. Huyến lạn huy hoàng đích thế giới đế quốc - Tùy Đường thời đại (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 6", gọi tắt là "Trung Quốc đích lịch sử 6"), dịch giả: Thạch Hiểu Quân. Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549513451. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Kojima Tsuyoshi. Trung Quốc tư tưởmg dữ tông giáo đích bôn lưu - Tống triều (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 7", gọi tắt là "Trung Quốc đích lịch sử 7"), dịch giả: Hà Hiểu Nghị. Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549511495. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Sugiyama Masaaki. Tật trì đích thảo nguyên chinh phục giả - Liêu Tây Hạ Kim Nguyên (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 8", gọi tắt là "Trung Quốc đích lịch sử 8"), dịch giả: Ô Lan (hoặc Ô Nhật Na). Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549533688. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Shin Ueda. Hải dữ đế quốc - Minh Thanh thời đại (còn gọi là "Giảng đàm xã - Trung Quốc đích lịch sử 9", gọi tắt là "Trung Quốc đích lịch sử 9"), dịch giả: Cao Oánh Oánh. Quảng Tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 2014. ISBN 9787549533695. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) Nguồn sách: Giảng đàm xã, Trung Quốc đích lịch sử - Võng dịch lịch sử, võng hữu bình luận 37 điều: Tôn Ngọc Lương, Tiếp thụ thiện nhượng - Vương Mãng thị phục cổ tân nho gia. Số ra ngày 06/10/2008
- Vương Hằng Vĩ, Điền Dã và Tôn Dã Đinh: Trung Quốc lịch sử giảng đường. Hương Cảng Trung Hoa thư cục, 2005. Quyển 1 Viễn Cổ chí Xuân Thu Lưu trữ 2013-12-28 tại Wayback Machine ISBN 9628885243, Quyển 2 Chiến Quốc Tần Hán Lưu trữ 2013-12-28 tại Wayback Machine ISBN 9628885251, Quyển 3 Tam Quốc chí Ngũ Đại ISBN 9789628885268, Quyển 4 Tống Nguyên Minh ISBN 9628885278, Quyển 5 Thanh Lưu trữ 2013-12-28 tại Wayback Machine ISBN 9628885286
- Bạch Nhạc Thiên. Trung Quốc toàn sử (còn gọi là Trung Quốc trung ương văn sử nghiên cứu quán). Quang Minh nhật báo xuất bản xã, 2002. ISBN 9787801452665. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia - Lê Thành Lân, Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ (0001 - 2010) chương V "niên biểu lịch sử Việt Nam" và chương VI "niên biểu lịch sử Trung Quốc". Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 2000
- Phương Thi Danh, Niên biểu lịch sử Trung Quốc. Người dịch: Nguyễn Liên Hoàn. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội - 2001
- Đại Kỷ Nguyên tập đoàn công ty, Đại Kỷ Nguyên - Văn Hóa Võng phần Nghệ thuật Bác Lãm mục Công nghệ. Tân Hoa Tứ Xuyên võng, 2001-2002
- Lã Tư Miễn, Trung Quốc thông sử
- Từ Trung Thư. Tiên Tần sử thập giảng - Đệ nhất giảng "luận Nghiêu Thuấn Vũ thiện nhượng dữ phụ hệ gia tộc tư hữu chế đích phát sinh hòa phát triển". Trung Hoa thư cục, 2009. ISBN 9787101065756. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Thiên triều thập di lục, phần Trung Quốc lịch sử sự kiện nhất lãm biểu (viễn cổ chí Tần) Lưu trữ 2014-04-28 tại Wayback Machine thời kỳ Ngũ Đế mục "Thiện nhượng chính trị" và phần "Cương chí phân loại" với các mục Khai quốc đế vương liệt truyện cùng Vong quốc đế vương liệt truyện
- Hoàng Hạc Thăng, Đại Kỷ Nguyên phần Sử hải câu trầm số ra ngày 17/03/2011
- Hội khoa học lịch sử Bình Dương, Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc (viết tắt là truyện kể DNLS Trung Quốc) - xuất bản ngày 25/07/2012
- Tiễn Bá Tán (1961). Trung Quốc sử cương yếu - Chương 1 "thời đại tiền sử", Tiết 3 "văn hiến và truyền thuyết trong cổ sử". Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 2006. ISBN 9787301107201. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - Hạ Tằng Hữu, Trung Quốc cổ đại sử - đệ nhất biên "Thượng cổ sử". Hà Bắc giáo dục xuất bản xã, 2003. Nguồn sách: Nhị thập thế kỷ Trung Quốc sử học danh trứ, mã nguồn: ISBN 9787543438538
- Trương Tự Văn (1992). Vương Triều và Hoàng Đế Trung Quốc. Hồ Nam Sư phạm đại học xuất bản xã, 1998. ISBN 7810311883. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- Vương Chính Bình, Lầu Quân Tín và Tôn Nhân Tông: Bộ thông sử Thế giới vạn năm (tập 1 chương 1 - "xã hội Nguyên Thủy" và phần "Tóm tắt biên niên lịch sử Trung Quốc"). Nhóm biên dịch: Trần Đăng Thao, Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Trình, Tạ Phú Chinh, Việt Hoa và Ngọc Hoan. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2000
- Lâm Hán Đạt và Tào Dư Chương (1984). “Thượng hạ ngũ thiên niên”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014. Thiếu niên nhi đồng xuất bản xã, 1991
Chú thích
sửa- ^ Chiến Quốc sách, quyển 19
- ^ “Cảnh dương cương, Chiến Quốc đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đế vương chi tử, chết đói cung Sa Khâu
- ^ Triệu quốc sử cảo, Vũ Linh Vương
- ^ a b “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 32”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Toàn thượng cổ tam đại văn, Triệu Vũ Linh Vương
- ^ Sử ký, quyển 43
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Triệu Vũ Linh Vương
- ^ “Trung Hoa nhân, Triệu Vũ Linh Vương”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c Chiến Quốc sử, chương 7
- ^ Thông giám, quyển 133
- ^ Bắc sử quyển 2 và 13
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, tr.175”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Ngụy Hiến Văn Đế Thác Bạt Hoằng
- ^ a b c d e f g h i Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, chương 7
- ^ Ngụy thư quyển 6 và 13
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 103
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Ngụy Hiến Văn Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Bắc Ngụy Hiến Văn Đế
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 30 mục Hiến Văn Đế
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 37
- ^ a b c d e f “Cảnh dương cương, Hà Bắc đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Hiến Văn Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Ngụy Hiến Văn Đế
- ^ Bắc Tề chí, Vũ Thành Đế
- ^ Trung Hoa nhân, Tề Vũ Thành Đế Cao Trạm
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Tề Vũ Thành Đế
- ^ Bắc Tề thư, quyển 7
- ^ a b c Bắc sử, quyển 8
- ^ Thông giám, quyển 169
- ^ a b c Đời tư các vị hoàng đế, Hậu Chủ Bắc Tề Cao Vĩ
- ^ a b c “Trương Tự Văn, sđd, tr.179”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Tề Vũ Thành Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tề Vũ Thành Đế
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 51
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Vũ Thành Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Thông giám, quyển 173
- ^ Chu thư, quyển 7
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 105
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Chu Tuyên Đế
- ^ Bắc sử, quyển 10
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, tr.180”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Chu Tuyên Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Bắc Chu Tuyên Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Bắc Chu Tuyên Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Chu Tuyên Đế Vũ Văn Uân
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tuyên Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thanh sử cảo, quyển 15
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 261”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Thanh Cao Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Thanh Cao Tông
- ^ Thanh thực lục, Hoàng đế 169 - Cao Tông quyển 1500
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, tr.348”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Thanh Cao Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Hoa, Thanh Cao Tông
- ^ “Trung Hoa nhân, Thanh Cao Tông Hoằng Lịch”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Cảnh dương cương, Thanh triều đế vương giản giới 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Giảng, sđd, tr.331-332
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường, quyển 5
- ^ Phương Triều Huy, sđd, quyển 2 mục Tấn Cảnh Công
- ^ Sử ký, Tấn thế gia
- ^ Xuân Thu sử, chương 11
- ^ Tả truyện, Thành Công thập niên
- ^ Tấn quốc sử cương yếu, Chương 6 phần 4
- ^ Quốc ngữ, quyển 12 Tấn ngữ 6
- ^ Thập lục quốc Xuân Thu, quyển 10
- ^ Tấn thư, quyển 122
- ^ Thông giám, quyển 111
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 13
- ^ Trung Hoa nhân, Hậu Lương Thái Tổ Lã Quang
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Hậu Lương Ý Vũ Đế
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Hậu Lương Thái Tổ Lã Quang
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Hậu Lương Ý Vũ Đế
- ^ Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, chương 4
- ^ Ngụy thư, quyển 95
- ^ “Trương Tự Văn, sđd. trang 162”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Cảnh dương cương, Thập lục quốc đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Hậu Lương Thái Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 - Ngũ Hồ thập lục quốc
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 2 mục 1
- ^ Đại Lý quốc sử, Bỉnh Nghĩa Đế
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Tố Long
- ^ a b c d e f g h i j k “Cảnh dương cương, 23 vị vua Đại Lý”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Bỉnh Nghĩa Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đại Lý quốc sử, Thánh Đức Đế
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Tố Chân
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Thánh Đức Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đại Lý quốc sử, Trung Tông Văn An Đế
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Chính Thuần
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Văn An Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đại Lý quốc sử, Hiến Tông Tuyên Nhân Đế
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Chính Nghiêm
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tuyên Nhân Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đại Lý quốc sử, Cảnh Tông Chính Khang Đế
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Chính Hưng
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Chính Khang Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đại Lý quốc sử, Tuyên Tông Công Cực Đế
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Trí Hưng
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Công Cực Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đồng Tước lịch sử cương, Hanh Thiên Đế
- ^ Đại Lý quốc sử, Anh Tông Hanh Thiên Đế
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Trí Liêm
- ^ Đại Lý quốc sử, Thần Tông
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Trí Tường
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Lý Thần Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thục Vương bản kỷ, đoạn viết về Thục Vọng Đế Đỗ Vũ
- ^ Trần Phương Hồ, sđd, trang 358
- ^ Hoa Dương quốc chí, quyển 3 phần 2
- ^ Truyện Kiều tập chú, sđd, trang 393
- ^ Thái Bình hoàn vũ ký, quyển 76
- ^ Nguyễn Tử Quang, sđd, trang 367
- ^ “Đại Kỷ Nguyên, Cổ Thục Bàng huyện thành "tam tinh đôi"”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tiêu Bình, sđd, Chương 4 phần 8
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 84”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Trung Quốc lịch sử giảng đường 2 Chiến Quốc
- ^ Yên quốc sử cảo, sđd, phần Thiện nhượng sự kiện
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Yên vương Khoái
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 34”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2014.
- ^ Yên quốc giản sử, Chương 2 phần 3
- ^ Sử ký, quyển 34
- ^ Chiến Quốc sách, quyển 29
- ^ a b Bắc Tề thư, quyển 8
- ^ Bắc Tề chí, Hậu Chủ
- ^ Trung Hoa nhân, Tề Hậu Chủ Cao Vĩ
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Hậu Chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thông giám, quyển 172
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Tề Hậu Chủ
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tề Hậu Chủ
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Bắc Tề Hậu Chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, mục 53
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Tề Hậu Chủ
- ^ a b “Trung Hoa nhân, Đường Cao Tổ Lý Uyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 144”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đế vương trị quốc sách, sđd, trang 128
- ^ Bộ thông sử Thế giới vạn năm, sđd, trang 1207
- ^ Mĩ nhân kế - cạm bẫy mê người, sđd, trang 51
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 28
- ^ “Trung Quốc nhân sử cương, Chương 20 phần 4”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c d e f Tùy Đường Ngũ Đại sử, chương 2
- ^ “Trung Quốc thông sử, chương 38”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Huyền Cơ, sđd, mục Đường Thái Tông Lý Thế Dân
- ^ a b c d e f g Tuỳ Đường sử, phần nhà Đường
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 427
- ^ a b Cựu Đường thư, quyển 1
- ^ a b Thương Thánh, sđd, mục Đường Cao Tổ
- ^ a b “Đồng Tước lịch sử cương, Đường Cao Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Đặng Huy Phúc, sđd, mục Đường Cao Tổ
- ^ a b Tân Đường thư, quyển 1
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 200”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thông giám, quyển 191
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 108
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Đường Cao Tổ
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Đường Cao Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b “Cảnh dương cương, Đường đại đế vương giản giới 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 153
- ^ Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử, chương 3 mục 6
- ^ a b c d e f g Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 - nhà Đường
- ^ Nam Chiếu dã sử, Tế Nô La
- ^ a b Thông giám, quyển 210
- ^ a b “Trương Tự Văn, sđd, trang 207”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Cựu Đường thư, quyển 7
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 153”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Bộ thông sử Thế giới vạn năm, sđd, trang 1209
- ^ a b c “Trung Quốc nhân sử cương, Chương 21 phần 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Đường Duệ Tông Lý Đán
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Đường Duệ Tông
- ^ Huyền Cơ, sđd, mục Đường Huyền Tông Lý Long Cơ
- ^ a b c Thái bình ngự lãm, quyển 110
- ^ a b Tân Đường thư, quyển 5
- ^ a b “Cảnh dương cương, Đường đại đế vương giản giới 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử, chương 6
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Đường Duệ Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Đường Duệ Tông
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 43
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Đường Duệ Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 200”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ 100 sự kiện Trung Quốc, sự kiện 59
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Tống Khâm Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 440
- ^ Tống sử, quyển 22
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 267”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trung Hoa nhân, Tống Huy Tông Triệu Cát”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tống Huy Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trung Hoa nhân, Tống Khâm Tông Triệu Hoàn”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 25 Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine phần 4
- ^ a b c d e f g Tống sử nghiên cứu, Tống đại hoàng đế
- ^ Mỹ nhân kế - cạm bẫy mê người, sđd, trang 115-117
- ^ “Trung Quốc thông sử, chương 43”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tục thông giám, quyển 95
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tống Huy Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tống Huy Tông
- ^ “Cảnh dương cương, Bắc Tống đế vương giản giới 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 236-239
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tống Huy Tông
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 4 - Bắc Tống
- ^ Tống sử (hiện đại) - chương 10
- ^ Trung Hoa nhân, Tống Hiếu Tông Triệu Thận
- ^ a b c “Trung Quốc thông sử, chương 44”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tục thông giám, quyển 151
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 212”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 272”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Mĩ nhân kế - cạm bẫy mê người, sđd, trang 162
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tống Hiếu Tông
- ^ a b c Lê Thành Lân, sđd, trang 441
- ^ a b c “Cảnh dương cương, Nam Tống đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c d e Trung Quốc lịch sử giảng đường 4 - Nam Tống
- ^ Tống sử, quyển 35
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tống Hiếu Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tống Hiếu Tông
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tống Hiếu Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Tống sử (hiện đại) - chương 12
- ^ Trung Hoa nhân, Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Tự
- ^ Kim sử, quyển 18
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, trang 387
- ^ Đại Kim quốc chí, quyển 26
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Kim Ai Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tục thông giám, quyển 167
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 296”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Kim Ai Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Kim Ai Tông
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Kim Mạt Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 26 Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine phần 4
- ^ “Cảnh dương cương, Kim triều đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 4 - nhà Kim
- ^ Liêu Kim Tây Hạ sử, Thượng biên chương 6
- ^ Liêu Tây Hạ Kim Nguyên sử, chương 3
- ^ Nguyên sử, quyển 32
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 445
- ^ Tục thông giám, quyển 205
- ^ Đồng Tước lịch sử cương, Nguyên Văn Tông
- ^ “Mông Cổ tộc thông sử, phần 38 thuộc Chương 5”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tân Nguyên sử, quyển 21
- ^ Nguyên triều sử, chương 6
- ^ Nguyên sử, quyển 31
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Nguyên Văn Tông
- ^ Nguyên sử (hiện đại) - chương 11
- ^ a b c Liêu Tây Hạ Kim Nguyên sử, chương 4
- ^ a b c Trung Quốc lịch sử giảng đường 4 - nhà Nguyên
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 312”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nguyên Văn Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Hoa, Nguyên Văn Tông
- ^ Trung Hoa nhân, Nguyên Văn Tông Đồ Thiếp Mục Nhĩ
- ^ “Cảnh dương cương, Nguyên triều đế vương giản giới 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 8, chương 6 mục 2
- ^ Hán thư, quyển 99 thượng
- ^ Bộ thông sử Thế giới vạn năm, sđd, trang 1201
- ^ Trung Quốc sử cương yếu, chương 4 tiết 2 phần 6
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Hán Nhũ Tử
- ^ Kiếm Kiều Trung Quốc Tần Hán sử, chương 2
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 408
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tân Đế vương Mãng
- ^ Tần Hán sử, chương 12
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 3, chương 7 mục 5
- ^ Đế vương thế kỷ, quyển 7
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 73”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thông giám, quyển 36
- ^ “Trung Quốc nhân sử cương, Chương 14 phần 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lưỡng Hán kỷ, quyển 30
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 89
- ^ “Trung Hoa nhân, Vương Mãng soán Hán - Tân triều”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Vương Mãng”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trung Quốc thông sử, chương 30”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kể chuyện Tần Hán, sđd, trang 274
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 108”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ 100 sự kiện Trung Quốc, sự kiện 22
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Hán Nhụ Tử
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Hán Nhụ Tử
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Hán Nhụ Tử”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Hán Nhũ Tử Lưu Anh
- ^ “Cảnh dương cương, Tây Hán đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Nhũ Tử”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng 2 - Tây Hán
- ^ Tam quốc chí, quyển 2
- ^ Đế vương thế kỷ, quyển 8
- ^ Thông giám, quyển 69
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Ngụy Văn Đế
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 413
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 100”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Bộ thông sử Thế giới vạn năm, sđd, trang 1204
- ^ Kể chuyện Tần Hán, sđd, trang 407
- ^ 100 sự kiện Trung Quốc, sự kiện 28
- ^ Kể chuyện Tam Quốc, sđd, trang 354
- ^ Trung Quốc sử cương yếu, chương 5 tiết 1 phần 1
- ^ “Trung Hoa nhân, Ngụy Văn Đế Tào Phi”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 16 Lưu trữ 2012-06-18 tại Wayback Machine phần 2
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Ngụy Văn Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Ngụy Văn Đế
- ^ Cát Kiếm Hùng, sđd, Tập 1 trang 602
- ^ Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, chương 1
- ^ Lưỡng Hán kỷ, quyển 60
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường, quyển 3 phần 9
- ^ Kiếm Kiều Trung Quốc Tần Hán sử, chương 4
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 4, chương 1 mục 1
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 114”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Hậu Hán thư, quyển 9
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 92 và 93
- ^ Thang Cầu, sđd, phần Hán Tấn xuân thu Lưu trữ 2015-06-10 tại Wayback Machine - Hán Hiến Đế
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Hán Hiến Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Hán Hiến Đế
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 1 mục Văn Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Hán Hiến Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp
- ^ “Cảnh dương cương, Đông Hán đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 104
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Hán Hiến Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b “Trung Quốc thông sử, chương 32”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Hán Hiến Đế
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 2 - Đông Hán
- ^ Tam quốc chí, quyển 4
- ^ Thông giám, quyển 79
- ^ 100 sự kiện Trung Quốc, sự kiện 29
- ^ “Trung Hoa nhân, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 16 phần 4
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 106
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tấn Vũ Đế
- ^ a b Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, chương 3
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 414
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 2 mục Vũ Đế
- ^ Đế vương trị quốc sách, sđd, trang 48
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tấn Vũ Đế
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Tấn Vũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kể chuyện Tam Quốc, sđd, trang 431
- ^ Trung Quốc sử cương yếu, chương 5 tiết 1 phần 5
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tấn Vũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 phần 17
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 124”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đế vương thế kỷ, quyển 9
- ^ Tấn thư, quyển 3
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 94 và 96
- ^ Thang Cầu, sđd, các mục viết về Tấn Vũ Đế
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Ngụy Nguyên Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Ngụy Nguyên Đế
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 1 mục Nguyên Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Ngụy Nguyên Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán
- ^ “Cảnh dương cương, Tam Quốc đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Ngụy Nguyên Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Ngụy Nguyên Đế
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 4, chương 6 mục 2
- ^ a b Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 1 mục 2
- ^ Tấn thư, quyển 4 và 59
- ^ Thông giám, quyển 84
- ^ “Tinh đảo hoàn cầu võng, vị hoàng đế thiểu năng trí tuệ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 113”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kiến Khang thực lục, quyển 6
- ^ “Trung Quốc nhân sử cương, Chương 17 phần 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 phần 18
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 137”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 97
- ^ 100 sự kiện Trung Quốc, sự kiện 30
- ^ Thang Cầu, sđd, các mục viết về Tấn Huệ Đế
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tấn Huệ Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tấn Huệ Đế
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 2 mục Huệ Đế
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 4 và 5
- ^ “Trung Hoa nhân, Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đời tư các vị hoàng đế, Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung
- ^ “Cảnh dương cương, Tây Tấn đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 107
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tấn Huệ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tấn Huệ Đế
- ^ a b Ngụy thư, quyển 97
- ^ Kiến Khang thực lục, quyển 11
- ^ Trung Hoa nhân, Tấn An Đế Tư Mã Đức Tông
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 127”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 26
- ^ Tấn thư, quyển 10 và 99
- ^ Thông giám, quyển 113
- ^ a b Thái bình ngự lãm, quyển 100
- ^ “Trương Tự Văn, sđd. trang 143-144”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thang Cầu, sđd, các mục viết về Tấn An Đế
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tấn An Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tấn An Đế
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 2 mục An Đế
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 25
- ^ a b “Cảnh dương cương, Đông Tấn đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tấn An Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tấn An Đế
- ^ a b Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, chương 5
- ^ a b Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 - phần Đông Tấn
- ^ a b Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 4 mục 1
- ^ Tấn thư, quyển 10
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tống Vũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tống thư, quyển 1
- ^ Nam sử, quyển 1
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 128”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Bộ thông sử Thế giới vạn năm, sđd, trang 1205
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tống Vũ Đế
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Tống Vũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kiến Khang thực lục, quyển 12
- ^ “Trung Hoa nhân, Tống Vũ Đế Lưu Dụ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 18 Lưu trữ 2012-06-15 tại Wayback Machine phần 2
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tống Vũ Đế
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 418
- ^ Thông giám, quyển 119
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 144”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thang Cầu, sđd, các mục viết về Tấn Cung Đế
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tấn Cung Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tấn Cung Đế
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 2 mục Cung Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Tấn Cung Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 30
- ^ Trung Hoa nhân, Tấn Cung Đế Tư Mã Đức Văn
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 109
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tấn Cung Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tấn Cung Đế
- ^ Ngụy thư quyển 98
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tề Cao Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tề Cao Đế
- ^ Nam sử quyển 3-4
- ^ Thông giám, quyển 135
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nam Tề Cao Đế
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Tề Cao Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 36
- ^ “Trung Hoa nhân, Tề Cao Đế Tiêu Đạo Thành”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 18 phần 5
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 420
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 170”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tống thư quyển 10
- ^ Nam Tề thư, quyển 1
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tống Thuận Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tống Thuận Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Tống Thuận Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kiến Khang thực lục, quyển 15
- ^ Trung Hoa nhân, Tống Thuận Đế Lưu Chuẩn
- ^ a b c d “Cảnh dương cương, Hoa Nam đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tống Thuận Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c d e f “Trung Quốc thông sử, chương 36”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tống Thuận Đế
- ^ a b c d Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, chương 6
- ^ a b c d Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 - Nam triều
- ^ a b Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 4 mục 3
- ^ Nam Tề thư, quyển 8
- ^ Nam sử, quyển 5
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nam Lương Vũ Đế
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Lương Vũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 39
- ^ “Trung Hoa nhân, Lương Vũ Đế Tiêu Diễn”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 19 Lưu trữ 2012-06-18 tại Wayback Machine phần 1
- ^ Đời tư các vị hoàng đế, Nam Lương Cao Tổ Tiêu Diễn
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Lương Vũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Lương Vũ Đế
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 422
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 171”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lương thư, quyển 1
- ^ Thông giám, quyển 145
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nam Tề Hòa Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Nam Tề Hòa Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Tề Hòa Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kiến Khang thực lục, quyển 17
- ^ Trung Hoa nhân, Tề Hòa Đế Tiêu Bảo Dung
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tề Hòa Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tề Hòa Đế
- ^ Thông giám, quyển 155
- ^ Tam thập quốc xuân thu, quyển 30 mục Hậu Phế Đế
- ^ Ngụy thư, quyển 11
- ^ a b Bắc sử, quyển 5
- ^ a b Thái bình ngự lãm, quyển 104
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Ngụy Hậu Phế Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Bắc Ngụy Hậu Phế Đế
- ^ Trung Hoa nhân, Ngụy An Định Vương Nguyên Lãng
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, An Định Vương”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Ngụy Hậu Phế Đế
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 8 mục 1
- ^ Ngụy thư, quyển 12
- ^ Bắc Tề chí, Văn Tuyên Đế
- ^ Bắc Tề thư, quyển 4
- ^ Bắc sử, quyển 5 và 7
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Tề Văn Tuyên Đế
- ^ “Trung Hoa nhân, Tề Văn Tuyên Đế Cao Dương”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c Trung Quốc nhân sử cương, Chương 19 phần 5
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Văn Tuyên Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Tề Văn Tuyên Đế
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 177”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đời tư các vị hoàng đế, Bắc Tề Văn Tuyên Đế Cao Dương
- ^ Thông giám, quyển 163
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 44
- ^ Trung Hoa nhân, Ngụy Hiếu Tĩnh Đế Nguyên Thiện Kiến
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Hiếu Tĩnh Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 8, mục 2
- ^ a b Lê Thành Lân, sđd, trang 424
- ^ Lương thư, quyển 56
- ^ Nam sử, quyển 80
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Dự Chương Vương”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 47
- ^ a b Trung Quốc nhân sử cương, Chương 19 phần 4
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 172”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 136”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 5 mục 1
- ^ Thông giám, quyển 164
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Lương Dự Chương Vương
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Lương Dự Chương Vương
- ^ Kiến Khang thực lục, quyển 19
- ^ Trung Hoa nhân, Lương Dự Chương Vương Tiêu Đống
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Lương Dự Chương Vương
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Chu Tiếy Mẫn Đế
- ^ Chu thư, quyển 3 và 11
- ^ Đế vương trị quốc sách, sđd, trang 90
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế
- ^ Trung Hoa nhân, Chu Hiếu Mẫn Đế Vũ Văn Giác
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Hiếu Mẫn Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thông giám, quyển 166
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 104 và 105
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 178”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tây Ngụy Cung Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tây Ngụy Cung Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, mục Tây Ngụy Cung Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Ngụy Cung Đế Thác Bạt Khuếch
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tây Ngụy Cung Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tây Ngụy Cung Đế
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 8 mục 3
- ^ Lương thư, quyển 6
- ^ Nam sử, quyển 8 và 9
- ^ Thông giám, quyển 167
- ^ Trần thư, quyển 1
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Trần Vũ Đế
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Trần Vũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trung Hoa nhân, Trần Vũ Đế Trần Bá Tiên”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Trần Vũ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Trần Vũ Đế
- ^ Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, mục 50
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 173”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nam Lương Kính Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Lương Kính Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Lương Kính Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kiến Khang thực lục, quyển 20
- ^ Trung Hoa nhân, Lương Kính Đế Tiêu Phương Trí
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Lương Kính Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Lương Kính Đế
- ^ Trung Quốc đích lịch sử 5, chương 5 mục 2
- ^ Bắc Tề chí, Ấu Chủ
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Tề Ấu Chủ
- ^ Trung Hoa nhân, Tề Ấu Chủ Cao Hằng
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Tề Ấu Chủ
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Bắc Tề Ấu Chủ
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Ấu Chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tùy thư, quyển 1
- ^ 100 sự kiện Trung Quốc, sự kiện 37
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 2
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tùy Văn Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tùy Văn Đế
- ^ Chu thư, quyển 8
- ^ Đế vương trị quốc sách, sđd, trang 106
- ^ Bộ thông sử Thế giới vạn năm, sđd, trang 1206
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tùy Văn Đế
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Tùy Văn Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trung Hoa nhân, Tùy Văn Đế Dương Kiên”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c “Cảnh dương cương, Tùy triều đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 181”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Bắc sử, quyển 10 và 11
- ^ Thông giám, quyển 175
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 105 và 106
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Bắc Chu Tĩnh Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Bắc Chu Tĩnh Đế
- ^ Vong quốc đế vương liệt truyện, phụ Bắc Chu Tĩnh Đế
- ^ Trung Hoa nhân, Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Xiển
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 133
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tĩnh Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Bắc Chu Tĩnh Đế
- ^ Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử, chương 2 mục 3
- ^ Tùy thư, quyển 5
- ^ Bắc sử, quyển 12
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 192”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Mĩ nhân kế - cạm bẫy mê người, sđd, trang 29
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 25
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 426
- ^ Thông giám, quyển 185
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 107 và 108
- ^ a b Thương Thánh, sđd, mục Tùy Cung Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tùy Cung Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Tùy Cung Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Tùy Cung Đế
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tùy Cung Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Tùy Đường Ngũ Đại sử, chương 1
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tùy Cung Đế
- ^ a b Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử, chương 3 mục 2
- ^ a b Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 - nhà Tùy
- ^ a b Tùy Đường sử, phần nhà Tùy
- ^ Tùy thư, quyển 85
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 455
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 107
- ^ Thông giám, quyển 187
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 20
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 193”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Bắc sử, quyển 79
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tùy Hoàng Thái Đế
- ^ Trung Hoa nhân, Tùy Hoàng Thái Đế
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Việt Vương”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tân Đường thư, quyển 85
- ^ Cựu Đường thư, quyển 54
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 428
- ^ Cựu Đường thư, quyển 6
- ^ Tân Đường thư, quyển 4
- ^ “Trung Quốc thông sử, chương 39”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 205”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 152”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Đường Trung Tông
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Đường Trung Tông
- ^ Thông giám, quyển 207
- ^ Bộ thông sử Thế giới vạn năm, sđd, trang 1208
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 38
- ^ Kể chuyện DNLS Trung Quốc, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên
- ^ Đế vương trị quốc sách, sđd, trang 194
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Chu Thánh Thần Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Chu Thánh Thần Đế
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Vũ Chu Tắc Thiên”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trung Hoa nhân, Võ Tắc Thiên”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 188-192
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Chu Thánh Thần Hoàng Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Chu Thánh Thần Đế
- ^ Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử, chương 5 mục 3
- ^ Huyền Cơ, sđd, mục Chu Vũ Hậu Võ Tắc Thiên
- ^ Đế vương trị quốc sách, sđd, trang 199
- ^ Trung Hoa nhân, Đường Thương Đế Lý Trọng Mậu
- ^ “Đồng Tước lịch sử võng, Đường Thương Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Cựu Đường thư, quyển 7 và 86
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Đường Thương Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Đường Thương Đế
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 42
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Đường Thương Đế
- ^ Thái bình ngự lãm, quyển 113
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 67
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 430
- ^ Cựu Đường thư, quyển 14
- ^ Tân Đường thư, quyển 7
- ^ “Cảnh dương cương, Đường đại đế vương giản giới 3”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b “Trung Quốc thông sử, chương 40”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Đường Thuận Tông
- ^ Thông giám, quyển 236
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 211”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Đường Thuận Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Đường Thuận Tông
- ^ “Trung Hoa nhân, Đường Thuận Tông Lý Tụng”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Đường Thuận Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử, chương 8
- ^ Cựu Đường thư, quyển 20 thượng
- ^ Trung Hoa nhân, Đường Chiêu Tông Lý Hoa
- ^ Tân Đường thư, quyển 10 và 82
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 85
- ^ “Trung Quốc nhân sử cương, Chương 22 phần 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Đường Chiêu Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Đường Chiêu Tông
- ^ Thông giám, quyển 262
- ^ a b Thái bình ngự lãm, quyển 116
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 219”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Đường Chiêu Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Đường Chiêu Tông
- ^ a b “Cảnh dương cương, Đường đại đế vương giản giới 5”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử, chương 9
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 432
- ^ Cựu Ngũ Đại sử, quyển 1
- ^ Tân Ngũ Đại sử, quyển 1
- ^ Bộ thông sử Thế giới vạn năm, sđd, trang 1210
- ^ 100 sự kiện Trung Quốc, sự kiện 48
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Hậu Lương Thái Tổ Chu Ôn
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Hậu Lương Thái Tổ
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 91
- ^ “Trung Hoa nhân, Hậu Lương Thái Tổ Chu Ôn”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c “Trung Quốc nhân sử cương, Chương 23 phần 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Cảnh dương cương, Hậu Lương đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Lương Thái Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c d Tùy Đường Ngũ Đại sử, chương 8
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Lương Thái Tổ
- ^ Cựu Đường thư, quyển 20 hạ
- ^ Tân Đường thư, quyển 10
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Hậu Lương Thái Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thông giám, quyển 266
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 220-221”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Đường Ai Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Đường Ai Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Đường Ai Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Đường Ai Đế Lý Chúc
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Đường Ai Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Đường Ai Đế
- ^ Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử, chương 10
- ^ Cựu Ngũ Đại sử, quyển 134
- ^ Tân Ngũ Đại sử, quyển 61 và 62
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 233”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nam Đường Liệt Tổ
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Nam Đường Liệt Tổ
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Nam Đường Liệt Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Ngũ quốc cố sự, Ngụy Ngô Dương Thị mục Phổ
- ^ Thông giám, quyển 281
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Nam Ngô Duệ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nam Ngô Duệ Đế
- ^ Thập quốc Xuân Thu, quyển 3
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Nam Ngô Duệ Đế
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Duệ Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Ngô Duệ Đế
- ^ Tống sử, quyển 478
- ^ “Giang Nam dã sử, quyển 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Ngũ quốc cố sự, Ngụy Đường Lý Thị mục Tiên Chủ Thăng
- ^ Thập quốc xuân thu, quyển 15
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 96 và 97
- ^ Trung Hoa nhân, Đường Liệt Tổ Lý Thăng
- ^ “Cảnh dương cương, Nam Đường đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Liệt Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c “Trung Quốc thông sử, chương 41”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Nam Đường Liệt Tổ
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 - Thập quốc
- ^ Tân Ngũ Đại sử, quyển 12
- ^ Cựu Ngũ Đại sử, quyển 120
- ^ Tục thông giám trường biên, quyển 1
- ^ Tống sử (hiện đại) - chương 1
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 437
- ^ Tục thông giám, quyển 1
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 181”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 259”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đế vương trị quốc sách, sđd, trang 257
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tống Thái Tổ
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tống Thái Tổ
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Tống Thái Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trung Hoa nhân, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Cảnh dương cương, Bắc Tống đế vương giản giới 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tống Thái Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ 100 sự kiện Trung Quốc, sự kiện 50
- ^ Huyền Cơ, sđd, mục Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận
- ^ a b “Cảnh dương cương, Hậu Chu đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Trung Quốc lịch sử giảng đường 3 - Ngũ Đại
- ^ Tống sử, quyển 1
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Hậu Chu Cung Đế
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Hậu Chu Cung Đế
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Hậu Chu Cung Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Giảng, sđd, trang 207-208
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Chu Cung Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đại Lý quốc sử, Hưng Tông Hiếu Đức Đế
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Tư Liêm
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Hiếu Đức Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đại Lý quốc sử, Thượng Minh Đế
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Thượng Minh Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Thọ Huy
- ^ Đại Lý quốc sử, Bảo Định Đế
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Bảo Định Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Nam Chiếu dã sử, sđd, Chính Minh và Cao Thăng Thái
- ^ a b c “Trung Hoa nhân, Tống Cao Tông Triệu Cấu”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tống sử, quyển 25
- ^ Tục thông giám, quyển 103
- ^ a b c Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tống Cao Tông
- ^ a b c Thương Thánh, sđd, mục Tống Cao Tông
- ^ a b c Các đời đế vương Trung Quốc, Tống Cao Tông
- ^ a b c “Khai quốc đế vương liệt truyện, Tống Cao Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trương Tự Văn, sđd. trang 270”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b “Đồng Tước lịch sử cương, Tống Cao Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c Tống sử (hiện đại) - chương 11
- ^ Tống sử, quyển 32
- ^ Tục thông giám, quyển 137
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 211”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Mĩ nhân kế - cạm bẫy mê người, sđd, trang 158 và 161
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 271”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 25 phần 7
- ^ Trung Hoa nhân, Tống Quang Tông Triệu Đôn
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 442
- ^ Tục thông giám, quyển 153
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 273”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Mĩ nhân kế - cạm bẫy mê người, sđd, trang 175-176
- ^ Tống sử, quyển 36
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tống Quang Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tống Quang Tông
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tống Quang Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tống Quang Tông
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tây Liêu Mạt Chủ
- ^ Ngụy Lương Thao, sđd, trang 111-113
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tây Liêu Mạt Đế
- ^ Liêu sử, quyển 30
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tây Liêu Mạt Đế
- ^ “Cảnh dương cương, Tây Liêu đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Liêu Mạt Chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Liêu Tây Hạ Kim Nguyên sử, chương 1
- ^ Nguyên sử, quyển 120
- ^ “Mông Cổ tộc thông sử, phần 7 thuộc Chương 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 254”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Khuất Xuất Luật”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 4 - Tây Liêu
- ^ Liêu Kim Tây Hạ sử, Thượng biên chương 3
- ^ Trung Hoa nhân, Hạ Thần Tông Lý Tuân Hiệt
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Tây Hạ Thần Tông
- ^ Tống sử, quyển 486
- ^ Tục thông giám, quyển 162
- ^ Tây Hạ thư sự, quyển 42[liên kết hỏng]
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 285”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Tây Hạ Thần Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Tây Hạ Thần Tông
- ^ “Cảnh dương cương, Tây Hạ đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Hạ Thần Tông”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Quốc lịch sử giảng đường 4 - Tây Hạ
- ^ Liêu Tây Hạ Kim Nguyên sử, chương 2
- ^ Liêu Kim Tây Hạ sử, Hạ biên chương 11
- ^ Tây Hạ thông sử, Chương 7 tiết 4
- ^ “Vong quốc đế vương liệt truyện, Hậu Hán Ẩn Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Hậu Hán Ẩn Đế
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Hậu Hán Ẩn Đế
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Hán Ẩn Đế
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Tương Âm Công”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Cựu Ngũ Đại sử, quyển 103
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 230”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Thượng hạ ngũ thiên niên, phần 180”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Trung Hoa nhân, Chu Thái Tổ Quách Uy
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Chu Thái Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thông giám, quyển 289
- ^ Kể chuyện Tùy Đường, sđd, mục 94 và 95
- ^ “Cảnh dương cương, Hậu Hán đế vương giản giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 436
- ^ Tân Ngũ Đại sử, quyển 11
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Hậu Chu Thái Tổ
- ^ Các đời đế vương Trung Quốc, Hậu Chu Thái Tổ
- ^ “Khai quốc đế vương liệt truyện, Hậu Chu Thái Tổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Chu Thái Tổ
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 269”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tục thông giám, quyển 98
- ^ Trung Quốc nhân sử cương, Chương 25 phần 5
- ^ Tống sử, quyển 24 và 475
- ^ Mỹ nhân kế - cạm bẫy mê người, sđd, trang 125-127
- ^ “Đồng Tước lịch sử cương, Trương Bang Xương”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Nguyên sử, quyển 115
- ^ “Mông Cổ tộc thông sử, phần 11 thuộc Chương 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Nguyên triều sử, chương 3
- ^ a b Nguyên sử (hiện đại) - chương 5
- ^ Mông Cổ bí sử, quyển 12
- ^ Tân Nguyên sử, quyển 110
- ^ Tục thông giám, quyển 164
- ^ “Cảnh dương cương, Nguyên triều đế vương giản giới 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đồng Tước lịch sử cương, Nguyên Duệ Tông
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Nguyên Thái Tông
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 460
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 303”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nguyên Thái Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Hoa, Nguyên Thái Tông
- ^ Trung Hoa nhân, Đà Lôi giám quốc
- ^ “Mông Cổ tộc thông sử, phần 17 thuộc Chương 3”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Tục thông giám, quyển 171
- ^ Tân Nguyên sử, quyển 104
- ^ “Trương Tự Văn, sđd, trang 311”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- ^ Đồng Tước lịch sử cương, Nãi Mã Chân Hậu
- ^ Đặng Huy Phúc, sđd, mục Nguyên Định Tông
- ^ Lê Thành Lân, sđd, trang 461
- ^ Trung Hoa nhân, Nãi Mã Chân giám quốc
- ^ Nguyên sử, quyển 114
- ^ Thương Thánh, sđd, mục Nguyên Định Tông
- ^ Các đời đế vương Trung Hoa, Nguyên Định Tông
- ^ Các bà hoàng phi Trung Quốc, mục Nãi Mã Chân Hậu