Trương Chí Quân (chữ Anh: Zhang Zhijunchữ Trung phồn thể: 張志軍, chữ Trung giản thể: 张志军, bính âm: Zhāng Zhìjūn), nam, người thành phố Nam Thông tỉnh Giang Tô, ra đời vào tháng 02 năm 1953, trình độ văn hoá Đại học, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 08 năm 1971, tham gia công tác tại Binh đoàn kiến thiết sinh sản Hắc Long Giang của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 06 năm 1969, học tập ở Đại học Bắc Kinh vào tháng 09 năm 1971, du học đến Anh Quốc vào tháng 10 năm 1973, từng giữ chức Ủy viên Chính hiệp toàn quốc khóa XI, Ủy viên Ủy ban Trung ương khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc[1][2]

Trương Chí Quân
Zhang Zhijun
张志军
Trương Chí Quân tham dự Hội nghị An toàn München khoá 42 vào năm 2006
Chức vụ
Nhiệm kỳngày 18 tháng 3 năm 2018 – nay
6 năm, 304 ngày
Phó chủ nhiệm Ủy ban Ngoại vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII
Nhiệm kỳngày 19 tháng 03 năm 2018 – nay
6 năm, 303 ngày
Nhiệm kỳngày 17 tháng 3 năm 2013 – ngày 19 tháng 3 năm 2018
5 năm, 2 ngày
Phó chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Đài Loan Quốc vụ việnTrịnh Lập Trung, Tôn Á Phu, Diệp Khắc Đông, Trần Nguyên Phong
Tiền nhiệmVương Nghị
Kế nhiệmLưu Kết Nhất
Chủ nhiệm Văn phòng công tác Đài Loan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhiệm kỳngày 17 tháng 3 năm 2013 – ngày 19 tháng 3 năm 2018
5 năm, 2 ngày
Phó chủ nhiệm Văn phòng công tác Đài Loan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcTrần Nguyên Phong, Lí Á Phi, Trịnh Sách Khiết
Tiền nhiệmVương Nghị
Kế nhiệmLưu Kết Nhất
Nhiệm kỳtháng 6 năm 2009 – ngày 16 tháng 3 năm 2013
Tiền nhiệmDương Khiết Trì
Thông tin cá nhân
Sinhtháng 02 năm 1953 (66 tuổi)
thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô,  Trung Quốc
Nghề nghiệpquan viên ngoại giao
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnĐại học
Alma materĐại học Bắc Kinh

Hiện tại giữ chức Ủy viên Phó chủ nhiệm Ủy ban ngoại vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII, Ủy viên Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII[3]

Lí lịch nhân vật

sửa
Chú thích
sửa

Cục 7 Bộ liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách công tác nghiên cứu liên lạc qua lại với các tổ chức chính đảng quốc tế như chính đảng, tổ chức chính trị, quốc tế đảng xã hộivùng Bắc Mĩ, châu Đại Dương, Bắc Âu và các quốc gia như Anh Quốc, đảo Ireland, Malta, và nghiên cứu về các quốc gia, chính đảng, tổ chức chính trị trong vùng đó. Cục này có được một cánh đội ngũ nghiên cứu và phiên dịch thành thục, thành thạo về Anh văn, tiếng Thuỵ Điển, tiếng Na Uy, tiếng Đan Mạchtiếng Phần Lan.[9]

Sự tích và giai thoại

sửa

Ngày 06 tháng 10 năm 2013, trước khi Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo kinh tế APEC cử hành ở đảo Bali, nước Indonesia, Trương Chí Quân tham dự công tác điều hoà sự vụ hai bờ eo biển Đài Loan, đặc phái viên Tiêu Vạn Trường (Siew Wan-chang) được Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc lúc đó là Mã Anh Cửu sai phái tới gặp mặt Tổng bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, và lần đầu tiên Ủy ban Đại lục Viện hành chính Đài Loan được mời tham gia hội nghị APEC. Thêm vào đó, Ủy viên Chủ nhiệm Ủy ban Đại lục Viện hành chính Đài Loan ông Vương Úc Kì (Wang Yu-chi) tán thành, đồng ý và thỉnh mời Đài Loan phỏng vấn Trung Quốc đại lục trong thời gian thích hợp, sự việc đó được biết là một bước đột phá lớn trong tiến triển quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan

Cuộc hội đàm giữa ông Trương Chí Quân và ông Vương Úc Kì

sửa

Lần thứ nhất

sửa

Ngày 11 tháng 02 năm 2014, chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Đài Loan Quốc vụ viện (TAO) ông Trương Chí Quân hội ngộ với Ủy viên Chủ nhiệm Ủy ban Đại lục Viện hành chính Đài Loan (MAC) ông Vương Úc Kì tại khách sạn biệt thự Tử Kim thành phố Nam Kinh, Trung Quốc[10] Trước đây, nhắc đến một cuộc hội đàm giữa Đài LoanTrung Quốc là điều gần như không tưởng. Đây là kết quả của nhiều năm nỗ lực bình thường hoá quan hệ của Bắc KinhĐài Bắc, đánh dấu sự tiếp xúc đầu tiên mang tính biểu tượng lịch sử kể từ khi hòn đảo nàyTrung Quốc đại lục chia cắt sau nội chiến ở Trung Quốc năm 1949.[11]

Trong cuộc hội đàm hơn hai tiếng đồng hồ, hai bên đã đẩy mạnh trao đổi ý kiến lẫn nhau một cách sâu sắc, rộng khắp vấn đề có liên quan đến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, bao gồm: phải quý trọng và duy trì bảo hộ cục diện bất di bất dịch về sau, lấy tất cả lợi ích dân tộc Trung Hoa làm trọng lượng, dựa theo quan niệm lí thuyết "Bậc cha chú trong gia tộc của hai bờ eo biển", liên tục giao lưu mở rộng, đẩy mạnh đàm phán, hợp tác mật thiết, đem lại hạnh phúc cho đồng bào hai bờ eo biển, cùng nhau chấn hưng Trung Hoa, hai bên liên tục đẩy mạnh quan hệ hai bờ trên cơ sở kiên trì "Ý thức chung năm 1992", Ủy ban Đại lục Viện hành chính Đài Loan và Văn phòng sự vụ Đài Loan Quốc vụ viện sáng lập cơ chế khai thông bình thường hoá liên lạc.

Hai bên còn thảo luận bao nhiêu sự tình trong việc phát triển quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan hiện nay, bày tỏ sẽ bàn bạc hiệp ước kế tiếp sau khi gắng sức hoàn thành ECFA, hoàn thiện cơ chế hợp tác kinh tế hai bờ eo biển, nghiên cứu thảo luận thực tế phương thức thích hợp và đường lối khả thi để nối tiếp nhau tiến trình hợp tác kinh tế khu vực và phát triển chung kinh tế hai bờ eo biển; tiến lên một bước mở rộng và làm sâu sắc sự hợp tác giao lưu khoa học - kĩ thuật, văn hoá - giáo dục của hai bờ eo biển; nhất trí tìm kiếm giải pháp bảo hiểm y tế nhằm hướng tới sinh viên Đài Loan học tập ở Trung Quốc, liên tục thương lượng Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển (ARATS) và Hội quỹ giao lưu eo biển (SAF) để thiết lập lẫn nhau cơ cấu lo liệu công việc, nhất thiết xử lí thích đáng vấn đề còn sót lại, thật hiện sự thiết lập lẫn nhau càng sớm càng tốt; v.v

Vương Úc Kì thỉnh mời Trương Chí Quân thăm hỏi Đài Loan, Trương Chí Quân tiếp nhận lời mời đó. Trương Chí Quân nói: "Được xem như là hai người giữ trách nhiệm quản lí sự vụ hai bờ eo biển, chúng ta phải khai thông nhiều hơn, hiểu rõ ý dân, tình trạng xã đoàn lẫn nhau hơn, tôi muốn dân chúng hai bờ eo biển hoan nghênh với điều đó".[12][13]

Lần thứ hai

sửa

Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Đài Loan Quốc vụ viện (TAO) ông Trương Chí Quân và Ủy viên Chủ nhiệm Ủy ban Đại lục Viện hành chính Đài Loan (MAC) ông Vương Úc Kì cử hành song phương cuộc hội đàm chính thức lần thứ hai của người phụ trách bộ phận chủ quản sự vụ hai bờ eo biển vào lúc sau trưa ngày 25 tháng 06 năm 2014 tại khách sạn Novotel Đào Viên thuộc China Airlines, đã trao đổi ý kiến lẫn nhau về tình hình quan hệ hai bờ và làm cách nào đẩy mạnh quan hệ hai bờ.

Khi cuộc hội đàm bắt đầu, Trương Chí Quân phát biểu trong lời chào mừng, người phụ trách bộ phận chủ quản sự vụ hai bờ eo biển của hai bên có thể hoàn thành việc thăm hỏi lẫn nhau trong sáu tháng, kiến lập cơ chế khai thông bình thường hoá liên lạc giữa hai bộ phận, điều này trước đây là rất khó tưởng tượng. Chúng tôi hi vọng, hai bờ eo biển kiên trì chính xác phương hướng của hai bên, tăng thêm lòng thành thực lẫn nhau về chính trị, bảo toàn phát triển tình thế, kiến tạo hoàn cảnh tốt lành; hai bờ eo biển tiến lên một bước tăng cường giao lưu hợp tác các lĩnh vực, giao lưu dung nạp phong phú, hoàn thiện xây dựng chế độ, mở rộng thành quả hợp tác; đồng bào hai bờ eo biển đặc biệt là dân chúng cơ sở và thế hệ thanh niên tăng cường khai thông qua lại; gia tăng hiểu rõ sự lí và tin tưởng nhau, xúc tiến tinh thần phù hợp, tăng cường động lực phát triển.[14]

Cuộc gặp mặt giữa ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu

sửa

Từ Bắc Kinh, chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Đài Loan Quốc vụ viện ông Trương Chí Quân cho biết đây là cuộc gặp gỡ quan trọng vì lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo Trung QuốcĐài Loan gặp nhau. Mục đích của cuộc gặp mặt song phương được nói là nhằm trao đổi ý kiến để tiếp tục đường hướng hợp tác phát triển hoà bình quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.[15]

Trương Chí Quân nhấn mạnh, ông Tập và ông sẽ gặp nhau trong địa vị người lãnh đạo của hai bờ eo biển và thoả thuận xưng hô là "tiên sinh" khi trao đổi.[cần dẫn nguồn]

Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Tập Cận BìnhTổng thống Trung Hoa Dân quốc Mã Anh Cửucuộc gặp lịch sử vào thứ bảy ngày 07 tháng 11 năm 2015 ở Singapore.[16]

Đảm nhiệm chức vụ

sửa

Đại biểu Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc [17][18], Đại biểu Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc [19], Ủy viên Ủy ban Trung ương khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc [20], Ủy viên Chính hiệp toàn quốc khóa XI [21], Đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII [22]. Ủy viên Phó chủ nhiệm Ủy ban ngoại vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII [8], Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII [23].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单”.
  2. ^ “Cựu sinh viên Trương Chí Quân giữ chức chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Đài Loan Quốc vụ viện và Văn phòng sự vụ Đài Loan Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”. http://www.pku.org.cn. Báo mạng cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh. Xuất bản ngày 27 tháng 03 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ a b “Đồng chí Trương Chí Quân giữ chức Chủ nhiệm văn phòng Đài Loan của Quốc vụ viện và văn phòng Đài Loan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”. http://www.gwytb.gov.cn. 中共中央台办、国务院台办. Xuất bản ngày 17 tháng 03 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ “Lí lịch công tác của Trương Chí Quân”. http://renwu.hexun.com. 和讯网. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ “Trương Chí Quân giữ chức Phó bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. http://renshi.people.com.cn. 人民网 - 中国共产党新闻网. Xuất bản ngày 05 tháng 06 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ “Trương Chí Quân giữ chức Bí thư Đảng uỷ Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. http://cpc.people.com.cn. 人民网 - 中国共产党新闻网. Xuất bản ngày 21 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  7. ^ “Trương Chí Quân được chọn làm Thường uỷ Nhân đại, thúc đẩy pháp trị hoá với Đài Loan”.
  8. ^ a b “Danh sách Uỷ viên Chủ nhiệm, Uỷ viên Phó chủ nhiệm, Uỷ viên tám cái Uỷ ban chuyên môn Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 13”. http://www.xinhuanet.com. Tân Hoa xã. Xuất bản ngày 19 tháng 03 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  9. ^ “Thiết lập, trang bị cơ cấu Bộ liên lạc đối ngoại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”. http://cpc.people.com.cn. 人民网. Xuất bản ngày 21 tháng 08 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  10. ^ “Trung Quốc, Đài Loan hội đàm lịch sử”. Báo điện tử VnExpress. Báo mạng VnExpress. Xuất bản ngày 11 tháng 02 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  11. ^ "Bước ngoặt" trong quan hệ Trung Quốc với Đài Loan”. vov.vn. Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam. Xuất bản ngày 11 tháng 02 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  12. ^ “Cuộc gặp mặt giữa ông Trương Chí Quân và ông Vương Úc Kì cử hành thành công, quan hệ hai bờ một lần nữa giành được đột phá trọng đại”. http://politics.people.com.cn. 人民网报. Xuất bản ngày 12 tháng 02 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  13. ^ “Các quan chức phụ trách vấn đề hai bờ eo biển Đài Loan hội đàm đầu tiên”. http://nhandan.com.vn. Báo điện tử Nhân dân. Xuất bản ngày 11 tháng 02 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  14. ^ “Thu hoạch của cuộc gặp Trương - Vương lần thứ hai tại Đào Viên, Đài Loan”. http://tw.peopledaily.com.cn. 人民网报. Xuất bản ngày 25 tháng 06 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  15. ^ “Chủ tịch Trung Quốc sẽ gặp Tổng thống Đài Loan tại Singapore”. www.rfa.org. Đài Á châu Tự Do. Xuất bản ngày 04 tháng 11 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  16. ^ “Gặp mặt lịch sử Trung - Đài”. http://www.bbc.com. BBC Vietnamese. Xuất bản ngày 07 tháng 11 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  17. ^ “Danh sách Đại biểu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc”. http://cpc.people.com.cn. 人民网. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  18. ^ “中国共产党第十七次全国代表大会代表名单”. 中国方正出版社. Tháng 08 năm 2007.
  19. ^ “Danh sách Đại biểu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc”. http://www.npc.gov.cn. 中国人大网. Xuất bản ngày 14 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  20. ^ “Danh sách Uỷ viên Uỷ ban Trung ương khoá 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc”. http://www.xinhuanet.com. Tân Hoa xã. Xuất bản ngày 14 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  21. ^ “Danh sách Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc khoá 11 Hội hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc”. http://politics.people.com.cn. Báo mạng Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  22. ^ “Hội nghị lần thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân khoá 13 tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc chọn ra tổng cộng 69 người là đại biểu Đại hội nhân dân toàn quốc khoá 13 (Quốc hội Trung Quốc khoá 13)”. http://fjnews.fjsen.com. 东南网. Xuất bản ngày 31 tháng 01 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  23. ^ “Thông cáo (số 5) Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 13 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. http://www.xinhuanet.com. Tân Hoa xã. Xuất bản ngày 19 tháng 03 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)