Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng

bài viết danh sách Wikimedia

Trang này giúp liệt kê danh sách những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Xin lưu ý rằng danh sách này có thể khác tùy theo cách định nghĩa một số từ. Điển hình là sự khác biệt giữa các từ "phương ngữ" (dialect) và "ngôn ngữ" (language) rất quan trọng.

Một ví dụ là tiếng Ả Rập, có thể được xem là một ngôn ngữ hay một nhóm ngôn ngữ liên quan nhau. Quyển Niên giám thế giới, CIA World FactbookEthnologue, nguồn của các bảng dưới đây, xem mỗi thứ tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ khác nhau. Nếu tất cả các tiếng nói này được xem là một ngôn ngữ thì nó sẽ đứng thứ tư với khoảng 215 triệu người nói.

Tiếng Hoa cũng có tình trạng tương tự. Nếu tất cả mọi ngôn ngữ Hoa được tính là một ngôn ngữ, thì tiếng Hoa sẽ đứng đầu với 1,2 tỷ người nói. Nếu tính mỗi tiếng riêng ra thì năm loại tiếng Hoa có trong danh sách 25 ngôn ngữ đầu. MỤC HEI BAR

Xin lưu ý rằng các danh sách này chỉ tính những người nói ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ. Hiện thời rất khó tính tổng số người nói một ngôn ngữ như một ngoại ngữ.

Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người nói

sửa

Theo tạp chí Ethnologue (2020) của tổ chức SIL International thì dưới đây là danh sách các ngôn ngữ phổ biến nhất (tính cả người sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ):

DANH SÁCH CÁC NGÔN NGỮ THEO TỔNG SỐ NGƯỜI NÓI (ETHNOLOGUE 2020)
STT Ngôn ngữ Tổng số người nói Ghi chú
1 Tiếng Anh 1.268.000.000
2 Tiếng Trung Quốc (Quan Thoại) 1.120.000.000
3 Tiếng Hindi 637.000.000
4 Tiếng Tây Ban Nha 538.000.000
5 Tiếng Pháp 277.000.000
6 Tiếng Ả Rập (Chuẩn) 274.000.000
7 Tiếng Bengal 265.000.000
8 Tiếng Nga 258.000.000
9 Tiếng Bồ Đào Nha 252.000.000
10 Tiếng Indonesia 199.000.000
11 Tiếng Urdu 171.000.000
12 Tiếng Đức 132.000.000
13 Tiếng Nhật 126.000.000
14 Tiếng Swahili 99.000.000
15 Tiếng Marathi 95.000.000
16 Tiếng Telugu 93.000.000
17 Tiếng Thổ Nhĩ Kì 85.000.000
18 Tiếng Trung Quốc (Quảng Đông) 85.000.000
19 Tiếng Tamil 84.000.000
20 Tiếng Punjab (Tây) 83.000.000
21 Tiếng Trung Quốc (Ngô) 82.000.000
22 Tiếng Hàn 79.000.000
23 Tiếng Việt 95.000.000
24 Tiếng Hausa 73.000.000
25 Tiếng Java 68.000.000
26 Tiếng Ả Rập (Ai Cập) 67.800.000
27 Tiếng Italia 67.700.000
28 Tiếng Gujarat 61.000.000
29 Tiếng Thái 61.000.000
30 Tiếng Amhara 57.000.000

Quy ước của quyển CIA World Factbook (2000)

sửa

Quyển CIA World Factbook ước lượng số người nói tiếng mẹ đẻ trong năm 2000 theo phần trăm dân số (họ ước lượng năm 2000 có 6,081 tỷ người [1] Lưu trữ 2005-08-31 tại Wayback Machine).

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

Tiếng Quan Thoại
Tiếng Hindi
Tiếng Anh
Tiếng Tây Ban Nha
Tiếng Bengal
Tiếng Bồ Đào Nha
Tiếng Nga
Tiếng Nhật
Tiếng Đức
Tiếng Triều Tiên
Tiếng Pháp

14,37%
6,02%
5,61%
5,59%
3,4%
2,75%
2,63%
2,06%
1,64%
1,28%
1,27%

Nguồn: CIA - The World Factbook -- World Lưu trữ 2006-12-27 tại Wayback Machine

Ước tính của Ethnologue (1995)

sửa
Xếp hạng Quốc gia với hơn 1% số người nói Tổng số người nói tiếng mẹ đẻ (triệu)
1. Tiếng Quan Thoại Brunei, Campuchia, Canada, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Nam Phi, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc 885
2. Tiếng Tây Ban Nha Andorra, Argentina, Belize, Bolivia, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominican, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Guinea Xích Đạo, Hoa Kỳ, Honduras, México, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Tây Ban Nha, Uruguay, Venezuela 332
3. Tiếng Anh Anh, Hoa Kỳ , Ấn Độ, Belize, Botswana, Brunei, Cameroon, Canada, Eritrea, Eswatini, Ethiopia, Fiji, Gambia, Guyana, Hàn Quốc, Israel, Lesotho, Liberia, Malaysia, Micronesia, Namibia, Nam Phi, Nauru, New Zealand, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Seychelles, Sierra Leone, Singapore, Quần đảo Solomon, Somalia, Sudan, Suriname, Tonga, Úc, Vanuatu, Việt Nam, Zimbabwe 322
4. Tiếng Ả Rập1 Ai Cập, Algérie, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iraq, Israel, Liban, Libya, Jordan, Maroc, Oman, Tunisia, Syria, Sudan, Yemen 2151
5. Tiếng Bengal Ấn Độ, Bangladesh, Singapore 189
6. Tiếng Hindi Ấn Độ, Nepal, Singapore, Nam Phi, Uganda 182
7. Tiếng Bồ Đào Nha Angola, Bồ Đào Nha, Brasil, Cabo Verde, Guiné-Bissau, Macau, Mozambique, Pháp, São Tomé và Príncipe 170
8. Tiếng Nga Hoa Kỳ, Israel, Mông Cổ, Nga, tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc 170
9. Tiếng Pháp Algérie, Andorra, Bénin, Bỉ, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Campuchia, Canada, Comoros, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Côte d'Ivoire, Djibouti, Gabon, Guinée, Haiti, Lào, Liban, Luxembourg, Madagascar, Mali, Maroc, Mauritanie, Monaco, Niger, Pháp, Rwanda, Sénégal, Seychelles, Tchad, Thụy Sĩ, Togo, Tunisia, Vanuatu, Việt Nam 130
10. Tiếng Nhật Nhật Bản, Singapore 125
11. Tiếng Đức Áo, Ba Lan, Bỉ, Bolivia, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Hungary, Ý, Kazakstan, Liechtenstein, Luxembourg, Nga, Paraguay, România, Slovakia, Thụy Sĩ 120
12. Tiếng Ngô (Wu) Trung Quốc 77,2
13. Tiếng Java Indonesia, Malaysia, Singapore 75,5
14. Tiếng Hàn Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Kazakstan, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc, Uzbekistan 75
15. Tiếng Việt Campuchia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Cộng hòa Séc, Phần Lan 67,7
15. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Bulgaria, Hy Lạp, Síp, Macedonia, România, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan 67,7
17. Tiếng Telugu Ấn Độ, Singapore 66,4
18. Tiếng Quảng Đông (Yue) Brunei, Canada, Costa Rica, Indonesia, Malaysia, Panama, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam 66
19. Tiếng Marathi Ấn Độ 64,8
20. Tiếng Tamil Ấn Độ, Malaysia, Mauritius, Nam Phi, Singapore, Sri Lanka 63,1
21. Tiếng Ý Canada, Croatia, Eritrea, Pháp, San Marino, Slovenia, Thụy Sĩ, Ý 59
22. Tiếng Urdu Afghanistan, Ấn Độ, Mauritius, Nam Phi, Pakistan, Thái Lan 58
23. Tiếng Punjabi Ấn Độ, Kenya, Pakistan, Singapore 72
24. Tiếng Mân Nam Brunei, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc 49
25. Tiếng Tấn (Jin) Trung Quốc 45
26. Tiếng Gujarat Ấn Độ, Kenya, Nam Phi, Pakistan, Singapore, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe 44
27. Tiếng Ba Lan Cộng hoà Séc, Ba Lan, Đức, Israel, România, Slovakia 44
28. Tiếng Ukraina Ba Lan, Nga, Slovakia, Ukraina 41
29. Tiếng Ba Tư Afghanistan, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran, Iraq, Oman, Qatar, Tajikistan 61,7
30. Tiếng Tương (Xiang) Trung Quốc 36
31. Tiếng Malayalam Ấn Độ, Singapore 34
32. Tiếng Khách Gia Brunei, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc 34
33. Tiếng Kannada Ấn Độ 33.7
34. Tiếng Oriya Ấn Độ 31
35. Tiếng Sunda Indonesia 27
36. Tiếng Romana Hungary, Israel, Moldova, România, Serbia và Montenegro, Ukraina 26
37. Tiếng Bihari Ấn Độ, Mauritius, Nepal 25
38. Tiếng Azerbaijan Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ 24,4
39. Tiếng Maithili Ấn Độ, Nepal 24.3
40. Tiếng Hausa Bénin, Burkina Faso, Cameroon, Ghana, Niger, Nigeria, Sudan, Togo 24,2
41. Tiếng Miến Điện Bangladesh, Myanmar 22
42. Tiếng Cám (Gan) Trung Quốc 20,6
43. Tiếng Awadhi Ấn Độ, Nepal 20,5
44. Tiếng Thái Singapore, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada 20
45. Tiếng Thái Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc.
46. Tiếng Yoruba Bénin, Nigeria 20
47. Tiếng Sindhi Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Singapore 19.7

Nếu coi các số liệu trên đây là đúng thì số lượng người nói tiếng Hindi và tiếng Anh từ năm 1995 đến năm 2004 đã gia tăng đáng kể.

Nguồn: Ethnologue

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa