Danh sách trường trung học phổ thông chuyên tại Việt Nam
Hệ thống trường trung học phổ thông chuyên tại Việt Nam được lập ra từ năm 1966. Bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành. Mục đích ban đầu của hệ thống trường chuyên, như các nhà khoa học khởi xướng như Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Tạ Quang Bửu, Ngụy Như Kon Tum mong đợi, là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản. [cần dẫn nguồn]
Khái quát
sửaHệ thống trường trung học phổ thông chuyên ở Việt Nam bao gồm 2 hệ: các trường chuyên trực thuộc đại học (trước đây là các trường chuyên cấp quốc gia) và các trường chuyên trực thuộc tỉnh, thành phố. Hai hệ thống có một số khác biệt về:
- Phạm vi tuyển sinh:
- Các trường chuyên trực thuộc đại học: tuyển sinh trong cả nước.
- Các trường chuyên trực thuộc tỉnh, thành phố: chỉ tuyển sinh trong nội hạt tỉnh, thành phố đó (trừ một số trường hợp cá biệt)
- Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Các trường chuyên trực thuộc đại học: trực tiếp tham gia kì thi học sinh giỏi quốc gia như một tỉnh/thành phố
- Các trường chuyên trực thuộc tỉnh, thành phố: phải tham gia kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, thường là với các trường chuyên khác và trường THPT hệ thống thường trong tỉnh/thành phố
Trong thời kì đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên tại các trường đại học, mục tiêu này đã được theo sát và đạt được thành tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Tin học (máy tính). Đây là giai đoạn mà hệ thống trường chuyên làm đúng nhất trách nhiệm của nó. Những học sinh chuyên trong thời kì này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà.[1]
Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng của hệ thống trường chuyên cũng như việc Việt Nam tham dự các kì Olympic khoa học quốc tế "hào hứng" hơn, mục tiêu ban đầu của hệ thống này ngày càng phai nhạt. Thành tích của các trường chuyên trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kì thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng vẫn thường rất cao.[2] Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý do chính cho những thành tích này không phải là chất lượng giáo dục mà là phương pháp luyện thi. Tỉ lệ học sinh các trường chuyên tiếp tục theo đuổi khoa học hay các lĩnh vực liên quan cũng ngày càng thấp, và khiến cho giới khoa học Việt Nam không khỏi quan ngại.[3]
Để được vào học tại các trường chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thoả mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển sinh đầu vào tương đối khốc liệt của các trường này.
Trường trung học phổ thông chuyên trực thuộc đại học
sửaTrường trung học phổ thông chuyên trực thuộc tỉnh, thành phố
sửaTrường trung học phổ thông có hệ chuyên
sửaTrường trung học phổ thông chuyên đã giải thể hoặc dừng đào tạo hệ chuyên
sửaTrực thuộc đại học
sửa- Danh sách này không đầy đủ, bạn cũng có thể giúp mở rộng danh sách.
Tên trường | Trực thuộc | Tình trạng | Năm học giải thể hoặc dừng tuyển sinh hệ chuyên |
---|---|---|---|
Khối Phổ thông chuyên Tin | Đại học Bách khoa Hà Nội | Giải thể | |
Khối Phổ thông | Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Trường Trung học Thực hành | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh | Dừng đào tạo hệ chuyên | 2022–2023 |
Trực thuộc tỉnh, thành phố
sửa- Danh sách này không đầy đủ, bạn cũng có thể giúp mở rộng danh sách.
Tên trường | Trực thuộc | Địa chỉ | Tình trạng | Năm học giải thể hoặc dừng tuyển sinh hệ chuyên |
---|---|---|---|---|
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cầu | Thành phố Hồ Chí Minh | Huyện Hóc Môn | Dừng đào tạo hệ chuyên | 2018–2019 |
Trường Trung học phổ thông Củ Chi | Huyện Củ Chi | |||
Trường Trung học phổ thông Trung Phú | ||||
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực | Kiên Giang | Thành phố Rạch Giá | 2021–2022 |