Yên Bái

Tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ của Việt Nam

Yên Bái[8] là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam.[9][10]

Yên Bái
Tỉnh
Tỉnh Yên Bái
Biểu trưng

Biệt danhXứ sở ruộng bậc thang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
Tỉnh lỵThành phố Yên Bái
Trụ sở UBNDSố 08, đường Trần Phú, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái
Phân chia hành chính1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện
Thành lập
  • 11/4/1900
  • 12/8/1991: tái lập
Đại biểu Quốc hội6 đại biểu
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Tuấn Anh
Hội đồng nhân dân56 đại biểu
Chủ tịch HĐNDTạ Văn Long
Chủ tịch UBMTTQGiàng A Tông
Chánh án TANDPhan Văn Tiến
Viện trưởng VKSNDLương Văn Thức
Bí thư Tỉnh ủyTrần Huy Tuấn
Địa lý
Tọa độ: 21°41′35″B 104°52′22″Đ / 21,693161°B 104,872742°Đ / 21.693161; 104.872742
MapBản đồ tỉnh Yên Bái
Vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6.892,67 km²[1][2]
Dân số (2022)
Tổng cộng847.200 người[3]
Thành thị177.300 người (20,7%)[4]
Nông thôn669.900 người (79,3%)[5]
Mật độ122 người/km²[6]
Dân tộcKinh, Tày, Dao, H'Mông và một số dân tộc khác
Kinh tế (2018)
GRDP27.404 tỉ đồng (1.18 tỉ USD)
GRDP đầu người33,6 triệu đồng (1.459 USD)
Khác
Mã địa lýVN-06
Mã hành chính15[7]
Mã bưu chính33xxx
Mã điện thoại216
Biển số xe21
Websiteyenbai.gov.vn

Địa lý

sửa

Tỉnh Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc, có vị trí địa lý:

Hành chính

sửa

Tỉnh Yên Bái có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện: Mù Cang Chải, Lục Yên, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình với 168 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 10 thị trấn và 146 xã.[12]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Yên Bái
Tên Dân số (người)2019 Hành chính
Thành phố (1)
Yên Bái 100.631 8 phường, 6 xã
Thị xã (1)
Nghĩa Lộ 68.206 4 phường, 10 xã
Huyện (7)
Lục Yên 108.817 1 thị trấn, 23 xã
Tên Dân số (người)2019 Hành chính
Mù Cang Chải 63.961 1 thị trấn, 13 xã
Trạm Tấu 33.962 1 thị trấn, 11 xã
Trấn Yên 84.675 1 thị trấn, 17 xã
Văn Chấn 116.804 3 thị trấn, 21 xã
Văn Yên 129.679 1 thị trấn, 24 xã
Yên Bình 112.046 2 thị trấn, 21 xã
Nguồn: Kết quả điều tra dân số trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2019[13]

Lịch sử

sửa
 
Bản đồ tỉnh Yên Bái năm 1909

Ngày 29 tháng 4 năm 1955, thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, địa bàn 2 huyện Than UyênVăn Chấn thuộc khu tự trị[14] và sau là tỉnh Nghĩa Lộ.

Ngày 13 tháng 5 năm 1955, 2 huyện Than Uyên và Văn Chấn chính thức tách khỏi tỉnh Yên Bái để sáp nhập vào khu tự trị Thái - Mèo.[15]

Ngày 7 tháng 4 năm 1956, thành lập lại thị xã Yên Bái.

Ngày 1 tháng 7 năm 1956, chuyển huyện Yên Bình của tỉnh Tuyên Quang về tỉnh Yên Bái quản lý.

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, thành lập 2 huyện Bảo Yên (tách ra từ 2 huyện Lục Yên và Văn Bàn) và Văn Yên (tách ra từ 2 huyện Trấn Yên và Văn Bàn)[16].

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Yên Bái hợp nhất với 2 tỉnh Lào CaiNghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.[17]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia lại thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tỉnh Yên Bái bị tái lập, gồm thị xã Yên Bái và 7 huyện: Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình[18] (riêng hai huyện Bảo YênVăn Bàn lúc này thuộc tỉnh Lào Cai).

Ngày 15 tháng 5 năm 1995, tái lập thị xã Nghĩa Lộ trên cơ sở điều chỉnh 1 phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Văn Chấn.[19]

Ngày 11 tháng 1 năm 2002, chuyển thị xã Yên Bái thành thành phố Yên Bái.[20]

Kinh tế

sửa

Năm 2018, Yên Bái là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 50 về số dân, xếp thứ 56 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 57 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 60 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 815.600 người dân,[21] GRDP đạt 27.404 tỉ Đồng (tương ứng với 1,18 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 33,6 triệu đồng (tương ứng với 1.459 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,31%.[22]

Văn hóa

sửa
 
Thổ cẩm bán trong chợ Mường Lò, Nghĩa Lộ

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 61.973 người, nhiều nhất là Công giáo có 58.145 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 2.996 người, đạo Tin Lành có 826 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài có 3 người, Phật giáo Hòa HảoTịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo có 1 người.[23]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  2. ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 89. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 92. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 98. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 100. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 89. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  7. ^ Tổng cục Thống kê
  8. ^ “Đại Nam thực lục”. Google Books. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2015. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
  10. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  11. ^ Vị trí địa lý - Địa hình - Địa giới hành chính của tỉnh Yên Bái, Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
  12. ^ “Nghị quyết số 1239/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 24 tháng 10 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
  13. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Yên Bái”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  14. ^ Sắc lệnh số 230/SL về việc ban hành quy định thành lập Khu tự trị Thái Mèo do Chủ tịch nước ban hành
  15. ^ Sắc lệnh số 231/SL năm 1955
  16. ^ Quyết định 177-CP năm 1964 về việc điều chỉnh địa giới của một số huyện thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái và Thanh Hóa do Hội đồng Chính phủ ban hành
  17. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  18. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  19. ^ Nghị định 31-CP năm 1995 về việc thành lập thị xã Nghĩa Lộ và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn thuộc tỉnh Yên Bái
  20. ^ Nghị định 05/2002/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Yên Bái thuộc tỉnh Yên Bái
  21. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  22. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Yên Bái năm 2018”. Cục Thống kê tỉnh Yên Bái. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  23. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Tham khảo

sửa