Biển Marmara (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Marmara Denizi), còn gọi là biển Marmora, trong văn kiện cổ đại Hy-La mang tên Propontis, là một biển nội địa, nằm hoàn toàn trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, là biển tiếp nối giữa biển Đenbiển Aegea. Eo biển Bosphorus nối nó với biển Đen còn eo Dardanelles nối ra biển Aegea. Eo Bosphorus còn tách Istanbul ra phần châu Âu và châu Á. Biển Marmara là biển nhỏ nhất thế giới. Nó có diện tích bề mặt 11.350 km2 (4.380 dặm vuông Anh), kích thước 280 km × 80 km (174 mi × 50 mi).[1] Biển này đạt độ sâu tối đa 1.370 m (4.490 ft).

Biển Marmara
Marmara Denizi
Bản đồ biển Marmara
Map
Vị tríChâu Âu và châu Á
Tọa độ40°41′12″B 28°19′7″Đ / 40,68667°B 28,31861°Đ / 40.68667; 28.31861
LoạiBiển nội địa
Dòng chảy vàoSông Simav, Biga Çayı, sông Nilüfer
Dòng thoát nướcCác eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
Diện tích mặt nước11.500 km2 (4.400 dặm vuông Anh)
Lưu vực quốc giaThổ Nhĩ Kỳ
Diện tích bề mặt11.350 km2 (4.380 dặm vuông Anh)
Độ sâu trung bình494 m (1.621 ft)
Độ sâu tối đa1.370 m (4.490 ft)
Thể tích nước3.378 km3 (810 mi khối)
Các đảoĐảo Marmara, Avşa, İmralı, quần đảo Hoàng Tử, Paşalimanıđảo Ekinlik
Khu dân cưIstanbul, Bursa, İzmit, Tekirdağ, Balıkesir, Çanakkale, và Yalova
Ảnh biển Marmara nhìn từ không gian (STS-40, 1991). Quầng nước xanh nhạt là biển Marmara.

Tên gọi

sửa

Biển Marmara lấy tên từ đảo Marmara, mà lại bắt nguồn từ μάρμαρον (marmaron), "đá hoa" trong tiếng Hy Lạp, do đó là thứ đá dồi dào trên đảo.[2]

Tên tiếng Hy Lạp cổ Propontis tạo nên từ tiền tố pro- (trước) và gốc từ pontos (biển), do người Hy Lạp từng phải chèo thuyền qua đây để đến biển Đen, Pontos.

Địa lý

sửa

Độ mặn nước mặt trung bình của biển là 22‰, cao hơn của biển Đen một chút, nhưng chỉ bằng 2/3 của hầu hết đại dương. Lớp nước đáy mặn hơn nhiều, đạt trung bình 38‰, xấp xỉ độ mặn của Địa Trung Hải. Thứ nước mặn này không trồi lên nước mặt, giống với ở biển Đen. Nước từ sông Simav, Biga (Granicus) và Gonen cũng làm nhạt nước. Trừ một ít nước từ Thrace đổ vào, biển Marmara nhận nước chủ yếu từ Tiểu Á.

Trong biển có quần đảo Hoàng Tử, đảo Marmara, AvşaPaşalimanı.

Vùng ven bờ mạn nam Marmara bị cắt xẻ mạnh, có các vịnh İzmit (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: İzmit Körfezi), vịnh Gemlik (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Gemlik Körfezi), vịnh Bandırma (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Bandırma Körfezi) và vịnh Erdek (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Erdek Körfezi). Trong một cơn bão ngày 29 tháng 12 năm 1999, tàu chở dầu Nga Volgoneft đắm trên biển Marmara, làm đổ 1.500 tấn dầu xuống biển.

Thị trấn, thành phố

sửa

Những thị trấn và thành phố nằm dọc bờ biển Marmara là:

Tỉnh Istanbul
Istanbul
Adalar
Bakırköy
Bostancı
Kadıköy
Kartal
Kumkapı
Pendik
Üsküdar
Yeşilköy
Zeytinburnu
Büyükçekmece
Kumburgaz
Silivri
Tuzla
Tỉnh Balıkesir
Bandırma
Erdek
Gönen
Marmara

Tỉnh Bursa

Gemlik
Karacabey
Mudanya

Tỉnh Çanakkale

Biga
Gelibolu
Lapseki
Tỉnh Kocaeli
Derince
Eskihisar
Gebze
Gölcük
Hereke
İzmit (Pr. Cap)
Karamürsel
Körfez

Tỉnh Tekirdağ

Marmara Ereğli
Şarköy
Tekirdağ (Pr. Cap)
Tỉnh Yalova
Altınova
Armutlu
Çiftlikköy
Çınarcık
Termal
Yalova (Pr. Cap)

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Marmara, Sea of - Dictionary definition of Marmara, Sea of - Encyclopedia.com: FREE online dictionary”. www.encyclopedia.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ Liddell, Henry George; Scott, Robert. A Greek-English Lexicon. Perseus. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.

Liên kết ngoài

sửa