Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc


Hướng dẫn

sửa
  1. Tạo trang mới, thêm bài bằng bản mẫu: {{Nguyên liệu chọn lọc}}
  2. Cập nhật "max=" vào tổng {{các thành phần chủ đề ngẫu nhiên}} trong trang chính.

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/1

(phiên âm từ tiếng Pháp beurre /bœʁ/) là một sản phẩm từ sữa được làm bằng cách đánh sữa hoặc kem tươi hay đã được lên men. Vào cuối thế kỷ 19 khi sản phẩm này mới du nhập Việt Nam, tiếng Việt gọi nó là "mỡ sữa bò". Bơ được dùng để quết lên bánh mì, dùng làm gia vị, cũng như dùng trong nấu nướng chẳng hạn như làm nước xốt, rán, nướng. Bơ có cấu tạo từ chất béo bơ bao quanh những giọt nước và đạm sữa nhỏ xíu. Người ta thường làm bơ từ sữa bò, nhưng bơ cũng có thể được làm từ sữa của các loài động vật có vú khác như cừu, dê, trâu và yak. muối ăn, chất tạo mùi, hay chất bảo quản đôi khi cũng được cho vào bơ. Khi bơ được thắng lại sẽ cho ra loại "bơ nguyên chất", chỉ toàn là chất béo bơ.

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/2

Pho mát hay phô mai hoặc cũng có khi là phó mát, phổ mách hay phôma (từ tiếng Pháp fromage) là thực phẩm làm bằng cách kết đông và lên men (ủ) sữa bò, trâu, dê, cừu, ngựa, tê giác hoặc từ sữa thú vật khác với mục đích bảo quản các sản phẩm từ sữa (vốn rất mau hỏng) để có thể dùng trong thời gian dài hơn. Có thể kết đông sữa tạo thành pho mát sau khi axít hóa sữa bằng cách cấy vi khuẩn rồi thêm vào enzyme rennet (hay những enzyme thay thế). Phần rắn được tách ra và được đập thành hình dạng nhất định. Một số loại pho mát có khuôn mẫu trên vỏ hoặc trong suốt. Hầu hết các loại pho mát tan chảy ở nhiệt độ nấu.

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/3

Táo tây, còn gọi là bôm (phiên âm từ tiếng Pháp: pomme), là một loại quả ăn được từ cây táo tây (Malus domestica). Táo tây được trồng trên khắp thế giới và là loài cây được trồng phổ biến nhất trong chi Malus. Cây táo tây có nguồn gốc từ Trung Á, nơi tổ tiên của nó là táo dại Tân Cương sinh sống, hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Chúng đã được trồng từ hàng ngàn năm qua ở châu Á và châu Âu và đã được thực dân châu Âu đưa đến Bắc Mỹ. Táo tây có ý nghĩa tôn giáo và thần thoại trong nhiều nền văn hóa, bao gồm Bắc Âu, Hy Lạp và Cơ đốc giáo châu Âu. Táo tây trồng từ hạt có xu hướng rất khác biệt so với cây bố mẹ của chúng khi quả táo thường thiếu các đặc điểm như mong muốn. Về sau, chúng được nhân giống vô tính bằng ghép cành. Cây táo trồng tự nhiên (không ghép cành) thường có kích thước tổng thể to hơn và chậm ra quả hơn. Đọc tiếp

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/4

Thịt bồ câu là loại thịt của chim bồ câu đặc biệt là loại bồ câu thịt. Nó được mô tả là có vị tương tự như mùi vị của thịt gà. Thịt bồ câu được sử dụng từ lâu ở vùng Bắc Âu, Trung Đông, Ai Cập cổ đại, La Mã và Châu Âu thời Trung Cổ. Tại một số nước Đông Á, theo dân gian thì bồ câu là món ăn được nhiều người biết đến vì chúng dễ tìm, dễ chế biến lại ngon và bổ dưỡng và được sử dụng như những vị thuốc. Bồ câu thịt được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh ngoài ra dùng để nấu cháo, hầm, nướng.... Đọc tiếp

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/5

Sô-cô-la hay còn được viết là sôcôla (từ tiếng Pháp: chocolat; gốc tiếng Nahuatl: chocoatl, "thức uống ca cao") là một loại thức ăn (còn nguyên hay đã chế biến) được làm từ quả của cây ca cao. Sô-cô-la là nguyên liệu cơ bản trong rất nhiều những loại kẹo, kẹo sô-cô-la, kem lạnh, bánh quy, bánh ngọt... Hương vị sô-cô-la là một trong số những hương vị được yêu thích nhất trên thế giới. Đọc tiếp

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/6

Bạch tuộc là một loại động vật không xương sống với thân ngắn, mềm, hình ôvan (oval), sống dưới đáy biển. Có khoảng 299 đến 300 loài bạch tuộc trên Trái Đất, chiếm hơn 1/3 tổng số động vật thân mềm. Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu, là một kiểu buồng thủy tĩnh học cơ bắp. Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, sinh sản là một trong những nguyên nhân gây ra sự ngắn ngủi của vòng đời: những con bạch tuộc đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết bạn, và những con bạch tuộc cái chết không lâu sau khi ổ trứng nở. Đọc tiếp

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/7

Dầu ô-liu là dầu thu được từ cây ô liu, thường được sử dụng trong nấu ăn, mỹ phẩm, dược phẩm, và xà phòng và có làm nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống. Dầu ô liu được sử dụng trên khắp thế giới, nhưng đặc biệt được ưa chuộng ở các nước Địa Trung Hải. Thời cổ, dầu ô liu được chiết xuất bằng phương pháp thủ công thông qua việc nghiền và ép các quả ô liu bằng các cối đá chuyên dụng để ép ra dầu. Đọc tiếp

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/8

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

 
Kombu khô
 
Kombu khô được bán trong một siêu thị Nhật Bản

Kombu (từ tiếng Nhật: 昆布, chuyển tự konbu) là tảo bẹ ăn được chủ yếu từ họ Laminariaceae và được ăn rộng rãi ở Đông Á. Nó cũng có thể được gọi là dasima (tiếng Triều Tiên: 다시마) hoặc haidai (Giản thể: 海带; Phồn thể: 海帶; Bính âm: Hǎidài; Hán-Việt: hải đai). (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/9

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

 

Khoai tây (danh pháp hai phần: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mìngô. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.

Loài khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ, từ Hoa Kỳ cho tới miền nam Chile. Người ta từng cho rằng khoai tây đã được thuần hóa độc lập tại nhiều địa điểm, nhưng sau đó thử nghiệm di truyền học trên nhiều giống cây trồng và các loại khoai tây hoang dã đã chứng tỏ có một nguồn gốc duy nhất của khoai tây là ở khu vực miền nam Peru và cực tây bắc Bolivia ngày nay. Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây khác nhau. Hơn 99% các loài khoai tây được trồng hiện nay trên toàn cầu có nguồn gốc từ nhiều giống khác nhau ở vùng đất thấp trung-nam Chile, các giống này đã được di dời từ các cao nguyên Andes. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/10

 
Làm nước dùng phở bò trong nồi trên bếp
 
Một tô nước dùng trong món súp Ukha

Nước dùng hay còn được gọi là nước xuýt, nước lèo hay canh, là một chất lỏng nấu ăn ngon tạo thành nền tảng của nhiều món ăn, đặc biệt là súp, món hầmnước sốt. Làm nước dùng bao gồm hầm thịt hoặc xương động vật, hải sản, rau hoặc rượu trong nước, thường trong một thời gian dài. Mirepoix hoặc các chất thơm khác có thể được thêm vào để có thêm hương vị. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/11

 
Bánh Mochi làm từ gạo
 
Bánh mì gạo làm từ gạo của Nhật Bản

Bột gạo là một loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền. Tinh bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước Châu Á, nhiều loại bánh cổ truyền của các nước châu Á đều có thành phần chính là tinh bột gạo. Ở Việt Nam, tinh bột gạo được sử dụng rất phổ biến từ Nam cho đến miền Bắc trong các món như bánh cuốn, bánh canh, bánh căn, bánh bò, bánh đậu xanh, bún gạo, bánh bèo, bánh xèo, bánh đúc, bánh khoái, cao lầu mì, bánh hỏi, bánh đập. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/12

 
Bột bắp
 
Món Ugali
 
Bắp, bột bắp và những thực phẩm làm từ bột bắp

Bột bắp hay bột ngô hay còn gọi là cám ngô là một loại bột mịn được làm từ các nội nhũ (phần lõi của hạt) của hạt bắp/ngô khô. Bột bắp được sử dụng cho nhiều điều trong nấu ăn, nhưng phổ biến nhất là sử dụng như một chất kết dính và chất làm đặc trong các món ăn khác nhau. Không giống như bột mì, bột bắp thực sự trở nên định hình rõ ràng khi nấu chín. Nó cũng được sử dụng như là một tác nhân chống kết dính trong đường bột. Để tránh vón cục khi sử dụng bột bắp, người ta pha trộn với một chất lỏng lạnh cho đến khi mịn trước khi nấu ăn hoặc thêm nó vào một chất lỏng nóng. Ở châu Phi, cám ngô là một thực phẩm thiết yếu của người dân châu Phi, người ta dùng chúng làm ra món Ugali để ăn trong các bữa ăn hàng ngày. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/13

 
Một số loại rau thơm bán tại chợ

Trong ẩm thực, rau thơm hay rau gia vị là khái niệm khái quát dùng để chỉ các loại rau ăn được (có thể là rau, củ, quả thơm), được trồng hoặc hái từ tự nhiên mà có mùi thơm đặc trưng tùy theo loại do các tinh dầu trong rau bay hơi tạo thành.

Thơm còn là tên gọi tắt của người Hà Nội dành cho loại húng thơm mà nổi tiếng nhất là húng thơm làng Láng. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/14

 
Một quả cà chua và phần cắt dọc

Cà chua (danh pháp hai phần: Solanum lycopersicum), thuộc họ Cà (Solanaceae), là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopene tốt cho sức khỏe.

Cà chua thuộc họ Cà, các loại cây trong họ này thường phát triển từ 1 đến 3 mét chiều cao, có những cây thân mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo trên thân cây khác, ví dụ nho. Họ cây này là một loại cây lâu năm trong môi trường sống bản địa của nó, nhưng nay nó được trồng như một loại cây hàng năm ở các vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/15

 
Bột ăn đóng bao

Các loại Bột dùng làm thực phẩm là những loại bột được làm từ việc nghiền nhỏ, xay các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt giống khác cũng các loại rễ củ (như sắn, đậu) được phơi khô hay tán nhuyễn. Bột, trong đó có bột mì là được biết đến nhiều nhất, là thành phần chính của bánh mì và là một thực phẩm thiết yếu trong nhiều nền văn hóa ở châu Âu, Bắc Mỹ, Trung ĐôngBắc Phi, nó là thành phần trong hầu hết các loại bánh mì và bánh ngọt. Trong khi đó, Bột bắp (bột ngô) là loại thực phẩm quan trọng trong ẩm thực Trung Mỹ kể từ thời cổ đại cũng như trong nhiều món ăn ở xứ Mỹ La tinh, Bột gạo, bột nếp được dùng nhiều tại các nước châu Á. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/16

 
Kem whipped cream hương vani (Crème Chantilly)
 
Ca cao nóng phủ whipped cream.

Whipped cream hay whipping cream, heavy cream, double cream hay còn gọi trong tiếng Việt là kem sữa béo hay kem bông tuyết là một thực phẩm từ sữa được sử dụng nhiều trong các món tráng miệng. Nó là một dạng kem lạnh được làm với kem nặng, một loại kem có chứa một lượng lớn chất béo. Whipped cream có thể tự làm hoặc mua dưới dạng đóng hộp, đóng chai hoặc bình xịt. Thông thường whipped cream có chỉ số béo (butterfat) ghi trên hộp từ 38-40%. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/17

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

 
Thịt tươi
thịt đỏ (trái) và thịt nguội (phải)

Thịt thực phẩm hay gọi thường là thịt (tiếng Anh: meat) là mô cơ của một số loài động vật như , lợn, được dùng làm thực phẩm cho con người. Con người đã săn bắt và giết động vật để lấy thịt từ thời tiền sử. Sự ra đời của nền văn minh nông nghiệp cho phép các loài động vật như gà, cừu, thỏ, lợn và gia súc được thuần hóa. Cuối cùng đã dẫn đến việc thịt của các loài động vật này được sản xuất ở quy mô công nghiệp với sự hỗ trợ của các lò mổ.

Thịt có thành phần chủ yếu là nước, proteinchất béo. Thịt có thể được ăn sống, nhưng thông dụng nhất là sau khi đã được nấu chín và tẩm gia vị hoặc chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Thịt chưa qua chế biến sẽ bị ôi thiu hoặc thối rữa trong vòng vài giờ hoặc vài ngày do bị nhiễm vi khuẩnnấm. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/18

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

 
Cây lúa phổ biến ở châu Á, loài Oryza sativa
Gạo trắng hạt dài, đều,
thô, không làm giàu
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.527 kJ (365 kcal)
79 g
Đường0.12 g
Chất xơ1.3 g
0.66 g
7.13 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
6%
0.070 mg
Riboflavin (B2)
4%
0.049 mg
Niacin (B3)
10%
1.6 mg
Acid pantothenic (B5)
20%
1.014 mg
Vitamin B6
10%
0.164 mg
Folate (B9)
2%
8 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
2%
28 mg
Sắt
4%
0.80 mg
Magiê
6%
25 mg
Mangan
47%
1.088 mg
Phốt pho
9%
115 mg
Kali
4%
115 mg
Kẽm
10%
1.09 mg
Thành phần khácLượng
Nước11.62 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát rối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát rối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.

Gạo có thể nấu thành cơm, cháo nhờ cách luộc trong nước hay bằng hơi nước. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Những mảnh vụn của gạo bị vỡ trên đồng lúa, khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo được gọi là gạo tấm. Gạo cũng có thể rang cho vàng rồi giã mịn thành thính gạo, một loại gia vị. Loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền, gọi là bột gạo, là thành phần chính của nhiều loại bánh phổ thông và bún tại châu Á. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/19

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

 
Một số loại hải sản

Hải sản hay đồ biển với nghĩa rộng, thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, , ốc, hến, hàu...), động vật giáp xác (tôm, cuatôm hùm), động vật da gai (nhím biển). Ngoài ra, các thực vật biển ăn được, chẳng hạn như một số loài rong biểnvi tảo . Hải sản được ăn thông dụng trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Tại Bắc Mỹ, mặc dù không thường ở Vương quốc Anh, hải sản được sử dụng thông dụng. Việc khai thác hải sản hoang dã được tập trung lại thông qua hoạt động đánh bắt cánuôi trồng thủy sản, nuôi trồng hải sản, hay là việc nuôi . (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/20

 
Một chai mật ong
 
Một tảng ong

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào... bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác". Bài này chỉ đề cập về mật ong do ong mật (chi Apis) tạo ra; mật do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có các đặc tính rất khác biệt. Nhiều người cho rằng mật ong không có hạn sử dụng nhưng thật ra mật ong chỉ có thể sử dụng được tối đa là 2 năm và sau đó nó sẽ có các chất nguy hiểm được tạo bên trong đó và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu quá hạn thì nó sẽ có mùi khó chịu và hôi chua, vị cay hoặc đắng, màu đậm và càng ngày càng có màu tối hay nói cách khác là màu đen. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/21

 
Tương cà chua tươi

Tương cà chua (còn được gọi là tương Napoli, salsa roja trong tiếng Tây Ban Nha, hoặc salsa di pomodoro trong tiếng Ý) được làm chủ yếu từ cà chua, thường được phục vụ như một phần của món ăn, thay vì làm gia vị.

Tương cà chua dùng phổ biến cho thịt và rau, nhưng có lẽ chúng được biết đến như là nền tảng cho salsas Mexico hoặc nước sốt cho các món mì ống. Cà chua có hương vị phong phú, hàm lượng nước cao, thịt quả mềm dễ phân hủy và thành phần phù hợp để làm đặc thành nước sốt khi chúng được nấu chín (không cần chất làm đặc như "roux"). Tất cả những đặc tính này trở nên lý tưởng cho việc chế biến các loại nước sốt đơn giản và hấp dẫn. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/22

 
Một bó hành lá củ đỏ

Hành lá hay hành xanh, hành non là tên gọi chung của các loài thuộc chi Hành. Tất cả hành lá đều có lá rỗng màu xanh (giống hành tây), nhưng lại thiếu một thân hành (củ hành) phát triển hoàn chỉnh. Chúng được trồng bởi hương vị thơm dịu hơn so với hầu hết hành tây và được ăn sống hoặc nấu chín như một loại rau. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/23

 
Cá cơm châu Âu

Họ Cá trổng hay họ Cá cơm (danh pháp khoa học: Engraulidae) là một họ chứa các loài chủ yếu sống trong nước mặn, với một số loài sống trong nước lợ và một vài loài ở Nam Mỹ sống trong nước ngọt,. Chúng có kích thước nhỏ, chiều dài tối đa là 40 cm, thường là dưới 15 cm, phổ biến là bơi thành đàn và ăn theo kiểu lọc các loại sinh vật phù du, chủ yếu là động vật phù du, với một số loài ăn cả cá con mới nở. Chúng phân bố khắp thế giới. Chúng được phân loại như là cá béo. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/24

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

 

Bạc hà Á hay bạc hà, bạc hà nam, bạc hà Nhật Bản, húng cây, húng bạc hà (danh pháp hai phần: Mentha arvensis) là loài thực vật thuộc chi Bạc hà. Đây là loài bản địa của các vùng có nhiệt độ ấm thuộc châu Âu, Tây ÁTrung Á, Himalaya cho đến đông SiberiaBắc Mỹ.

Bạc hà Á là cây lâu năm thân thảo, cao đến 10–60 cm (đôi khi đạt đến 100 cm). Lá đơn, mọc đối xứng, dài 2–6,5 cm và rộng 1–2 cm, có lông, viền lá có răng cưa thô. Hoa màu tím nhạt (đôi khi màu trắng hoặc hồng), mọc thành cụm trên thân, mỗi hoa dài 3–4 mm. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/25

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bánh mì là thực phẩm được chế biến từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, thường là bằng cách nướng. Trong suốt quá trình lịch sử, bánh mì đã được phổ biến trên toàn thế giới và là một trong những loại thực phẩm nhân tạo lâu đời nhất, đóng vai trò rất quan trọng kể từ lúc ban đầu của ngành nông nghiệp.

Có nhiều cách kết hợp và tỷ lệ của các loại bột và các nguyên liệu khác, và cũng có các công thức nấu ăn truyền thống khác nhau và phương thức để tạo ra bánh mì. Kết quả là có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu của bánh mì khác nhau. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/26

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

 
Ớt chuông với ba màu: xanh, đỏ, vàng. Ở một số nước, chúng được bán theo gói gồm ba màu và được gọi là "traffic light pepper"

Ớt chuông, hay còn gọi là ớt ngọt (gọi là pepperVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Ireland hay capsicumẤn Độ, Bangladesh, Úc, SingaporeNew Zealand), là quả của một nhóm cây trồng, loài Capsicum annuum. Cây trồng của loài này cho ra trái với màu sắc khác nhau, bao gồm màu đỏ, vàng, cam, xanh lục, sô-cô-la / nâu, vanilla / trắng, và màu tím. Ớt chuông đôi khi được xếp vào nhóm ớt ít cay nhất mà cùng loại với ớt ngọt. Ớt chuông có thịt, rất nhiều thịt. Ớt chuông có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, và phía Bắc Nam Mỹ. Phần khung và hạt bên trong ớt chuông có thể ăn được, nhưng một số người sẽ cảm nhận được vị đắng. Hạt ớt chuông được mang đến Tây Ban Nha vào năm 1493 và từ đó lan rộng khắp các nước Châu Âu, Châu Phi, và Châu Á. Ngày nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu ớt chuông lớn nhất thế giới, theo sau là MexicoIndonesia. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/27

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

 
Củ hành tây

Phần lớn cây thuộc chi Hành (Allium) đều được gọi chung là hành tây hoặc hưng cừ (tiếng Anh là onion). Tuy nhiên, trong thực tế thì nói chung từ hành tây được dùng để chỉ một loài cây có danh pháp hai phầnAllium cepa. Hành tây là một trong năm loại rau cay không được ăn trong Ngũ tân. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/28

 
bánh mì khô và vụn bánh mì
 
Súp lơ lăn bột bánh mì để chiên

Vụn bánh mì hay bột bánh mì, cốm bánh mì, bột chiên xù là các hạt vụn nhỏ của bánh mì khô (thường làm từ bột mì), được cọ xát hoặc nghiền, cạo, xay ra từ bánh mì, và được sử dụng để trộn thực phẩm hay để nhồi gia cầm, thịt viên và các loại thực phẩm tương tự hay để phủ bên ngoài, làm giòn cá chiên, vịt quay, các món chiên hoặc để làm chất dính. Được ghi trong sách dạy nấu ăn từ năm 1716. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/29 Cá cam, cá cu, cá cam sọc (Danh pháp khoa học: Seriola dumerili) là một loài cá biển trong họ Cá khế, phân bố ở các vùng biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và những vùng bờ biển của Ấn Độ Dương và có ghi nhận ở một số vùng biển miền Trung Việt Nam

(Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/30

 
Củ hành tây

Phần lớn cây thuộc chi Hành (Allium) đều được gọi chung là hành tây hoặc hưng cừ (tiếng Anh là onion). Tuy nhiên, trong thực tế thì nói chung từ hành tây được dùng để chỉ một loài cây có danh pháp hai phầnAllium cepa. Hành tây là một trong năm loại rau cay không được ăn trong Ngũ tân. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/31 Đậu thận(腎豆)hay yêu đậu(腰豆)(tên khoa học Phaseolus vulgaris) theo tên Anh ngữ kidney bean bắt nguồn từ hình dạng và màu sắc giống với thận(kidney). Đậu thận đỏ có thể bị nhầm lẫn với các loại đậu khác có màu đỏ, chẳng hạn như đậu đỏ (Azuki bean). Ở Jamaica, chúng được gọi là "red peas". (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/32

 
Thịt gà bán ở chợ Mexico

Thịt gà là thực phẩm gia cầm phổ biến nhất trên thế giới. Do có chi phí thấp và dễ chăn nuôi hơn so với các động vật khác như trâu hoặc lợn, nên gà đã trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực của nhiều nền văn hóa trên thế giới, đồng thời thịt của chúng đã được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của từng khu vực.

Thịt gà có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích của chúng, bao gồm bỏ lò, nướng, quay, chiên hoặc luộc, cùng nhiều phương pháp khác. Kể từ nửa sau của thế kỷ 20, thịt gà chế biến sẵn đã trở thành một mặt hàng chủ yếu của dòng thực phẩm thức ăn nhanh. Loại thịt này đôi khi được coi là tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ, trong đó nồng độ cholesterolchất béo bão hòa thấp hơn hẳn. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/33

 
Vòng đời của cá thu (ngược chiều kim đồng hồ: Trứng - ấu trùng - cá con - cá trưởng thành

Cá thutên thông thường áp dụng cho một số loài cá khác nhau chủ yếu là thuộc họ Cá thu ngừ. Chúng sinh sống cả ở các vùng biển nhiệt đới và biển ôn đới. Phần lớn các loại cá thu sống xa bờ ở môi trường đại dương nhưng có một số, ví dụ Cá thu Tây Ban Nha (tiếng Anh: Spanish mackerel, tên khoa học Scomberomorus maculatus) vào gần bờ và có thể tìm thấy ở gần các cầu và cầu tàu. Loại cá thu lớn nhất là Cá thu Vua (tên khoa học Scomberomorus cavalla) có thể dài tới 1,68 m. Đặc điểm chung của các loại cá thu là thân dài, thon (khác với cá ngừ đại dương là loài có thân bầu), có nhiều vây nhỏ nằm sau các vây lớn ở lưng và bụng. Cá thu nếu có vẩy thì cũng rất nhỏ.

Cá thu được ưa thích và đánh bắt nhiều bởi cho nhiều thịt và nhiều dầu cá; chúng cũng được biết đến là loài có khả năng chiến đấu. Cá thu là đối tượng quan trọng trong ngư nghiệp công nghiệp và ngành câu cá giải trí. Thịt của cá thu dễ hư thối, chóng bị phân hủy, nhất là trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm, và vì thế có thể gây ngộ độc nếu ăn phải cá ươn. Trừ khi được xử lý và bảo quản kỹ, cá thu phải được chế biến thành thức ăn ngay trong ngày. Bởi lý do này, chỉ có duy nhất cá thu xưa nay vẫn được bán ở London kể cả ngày Chủ nhật và đó cũng là loại cá duy nhất phải tẩm muối khi làm món sushi. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/34

 
Dẻ thơm Castanea sativa

Chi Dẻ Trùng Khánh (danh pháp khoa học là Castanea), là chi thực vật thuộc họ Fagaceae, chi này gồm có 8-9 loài, chủ yếu là các loài rụng lá, hoặc là cây bụi. Chúng chủ yếu phân bố ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu. Quả của các loài này đều có chứa nhiều tinh bột, có thể ăn được. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/35

 
Các bắp ngô từ các giống khác nhau
 
Zea mays "fraise"
 
Zea mays "Oaxacan Green"
 
Zea mays "Ottofile giallo Tortonese"

Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays), là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (chỉ riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Các giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống ngô thông thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai. Trong khi một vài giống, thứ ngô có thể cao tới 7 m (23 ft) tại một số nơi, thì các giống ngô thương phẩm đã được tạo ra với chiều cao chỉ khoảng 2,5 m (8 ft). Ngô ngọt (Zea mays var. rugosa hay Zea mays var. saccharata) thông thường thấp hơn so với các thứ, giống ngô giống.

Ngô đã trở thành thực phẩm chủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới, với tổng sản lượng ngô vượt xa lúa mì hoặc gạo. Ngoài việc được tiêu thụ trực tiếp bởi con người (thường dưới dạng masa), ngô cũng được sử dụng để sản xuất ethanol ngô, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm ngô khác, chẳng hạn như tinh bột ngô và xi-rô ngô. Sáu loại ngô chính là ngô dent, ngô flint, ngô vỏ, ngô bỏng, ngô bột và ngô ngọt. Các giống ngô ngọt giàu đường thường được trồng để tiêu thụ trực tiếp dưới dạng hạt, trong khi các giống ngô đồng ruộng được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi, các loại thực phẩm cho con người làm từ ngô (bao gồm xay thành bột ngô hoặc masa, ép thành dầu ngô, lên men và chưng cất thành đồ uống có cồn như rượu whisky bourbon) và làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa học. Ngô cũng được sử dụng để sản xuất ethanol và các nhiên liệu sinh học khác. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/36

 
Ngũ cốc là lễ vật cung hiến Táo quân, vị thần cai quản việc bếp núc, và các vị thần theo truyền thống.

Ngũ cốc (tiếng Trung Quốc: phồn thể: , giản thể: , bính âm: Wǔ Gǔ): ban đầu, trong thời kỳ Trung Quốc cổ đại, là tên gọi chung để chỉ năm loại thực vật với hạt có thể ăn được, sau này là cụm từ hay được dùng để gọi chung cho các loại cây lương thực hay sản phẩm chính thu được từ chúng. Tuy nhiên, trong cách hiểu của các dân tộc chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa thì khái niệm về ngũ cốc không hoàn toàn giống nhau. Tại Trung Quốc, tồn tại 2 thuyết cơ bản hơi khác nhau một chút về ngũ cốc. Ngoài thuyết về ngũ cốc còn có các thuyết lục cốc, cửu cốc. Tuy nhiên, thuyết về ngũ cốc chiếm ưu thế, có thể là do nó có liên quan tới học thuyết về Ngũ Hành. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/37

 
Rau ở một khu chợ Philippines

Rau là tên gọi chung cho những bộ phận của thực vật được con người hay động vật dùng làm thực phẩm. Ý nghĩa này hiện vẫn được sử dụng phổ biến và áp dụng cho những thực vật có bộ phận ăn được, bao gồm hoa, quả, thân, , rễhạt. Định nghĩa thứ cấp của từ này không được thống nhất giữa các nền văn hóa và ẩm thực khác nhau. Nhìn chung, rau có thể không gồm quả, hoa, quả kiênngũ cốc, nhưng lại bao gồm các loại quả ngon miệng như cà chuabí ngòi, hoa như bông cải xanh và hạt như đậu. Trong tiếng Việt, chữ Nôm có các gốc 蒌 và 蔞 đều đọc là rau, và rau có thể được gọi bằng rau củ, rau quả, rau củ quả, hay một tên gọi không còn được dùng nữa là la ghim (từ tiếng Pháp: légume).

Thuở sơ khai, rau được người cổ đại thu hái trong tự nhiên và bắt đầu trồng trọt ở một số nơi trên thế giới, có lẽ trong giai đoạn từ 10.000 đến 7.000 năm trước Công nguyên, khi lối sống nông nghiệp mới đầu phát triển. Ban đầu, người ta trồng những giống địa phương, nhưng theo thời gian, thương mại phát triển đã mang những cây trồng ngoại lai từ nơi khác đến để canh tác trong vùng. Hiện nay, hầu hết các loại rau đều có thể sản xuất trên khắp thế giới, miễn là khí hậu thuận lợi, và tại những nơi có ít điều kiện thích hợp thì vẫn có thể trồng cây trong môi trường được bảo vệ. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/38

 
Kombu khô
 
Kombu khô được bán trong một siêu thị Nhật Bản

Kombu (từ tiếng Nhật: 昆布, chuyển tự konbu) là tảo bẹ ăn được chủ yếu từ họ Laminariaceae và được ăn rộng rãi ở Đông Á. Nó cũng có thể được gọi là dasima (tiếng Triều Tiên: 다시마) hoặc haidai (Giản thể: 海带; Phồn thể: 海帶; Bính âm: Hǎidài; Hán-Việt: hải đai). (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/39 Củ cải trắng (tiếng Nhật: Daikon-大根 - Đại căn, nghĩa đen: "bộ rễ lớn") là một giống cây cải củ. Giống này mọc lá nhanh, dài (khoảng 15 cm hoặc hơn), màu trắng, có nguồn gốc ở Đông Nam Á hoặc Đông Á.. Chúng được sử dụng trong ẩm thực ở châu Á, ở Nhật chúng là nguyên liệu cho món Daikon oden hay củ cải hầm (nguyên khoanh được cắt ra) và món ăn kèm sashimi, ở Việt Nam chính là nguyên liệu cho đồ chua bỏ vào bánh mì, và là món hầm trong tô hủ tíu. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/40

 
Nuôi đà điểu lấy thịt ở Đức

Thịt đà điểuthịt của loài đà điểu mà chủ yếu là đà điểu châu Phi. Thịt đà điểu là một trong những nguyên liệu cơ bản trong một số món ăn ẩm thực ở Nam Phi, được chế biến và phục vụ ở nhiều nhà hàng ở Nam Phi. Ngày nay có cũng đã trở nên thông dụng ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Tại Mỹ, thịt đà điểu được coi là một món đặc sản có giá trị cao được nhiều người ưa chuộng. Việc nuôi đà điểu lấy thịt đã trở nên phổ biến trên thế giới. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/41

 
Giọt kem trên bề mặt của sữa

Kem sữa là một sản phẩm sữa bao gồm lớp chất béo cao hơn được tách ra từ mặt trên của sữa trước khi đồng nhất hóa. Trong sữa không đồng nhất, kem do có chất béo (có khối lượng riêng nhỏ hơn) sẽ nổi lên trên bề mặt. Trong sản xuất kem công nghiệp, quá trình này được tăng tốc bằng cách sử dụng máy li tâm gọi là "máy tách". Tại nhiều quốc gia, kem được bán ở một số cấp độ tùy thuộc vào tổng hàm lượng chất béo sữa. Kem có thể được sấy khô thành bột để vận chuyển đến các thị trường xa, và chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao.

Kem tách từ sữa có thể được gọi là "kem ngọt" để phân biệt với kem được tách từ váng sữa, một sản phẩm phụ của việc làm pho mát. Kem Whey có hàm lượng chất béo thấp hơn và có vị mặn, thơm và "mùi pho mát" hơn. Tại nhiều quốc gia, kem thường được bán lên men một phần: kem chua, crème fraîche, v.v. Cả hai hình thức có nhiều công dụng ẩm thực làm món ăn ngọt, đắng, mặn và thơm. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/42

 
Vaccinium corymbosum

Chi Việt quất (danh pháp khoa học: Vaccinium) là một chi chứa các loài cây bụi trong họ Thạch nam (Ericaceae), bao gồm các loại việt quất, mạn việt quất v.v. Chi này chứa khoảng 450 loài, chủ yếu sinh trưởng ở khu vực lạnh của Bắc bán cầu, mặc dù có một số loài nhiệt đới cũng như một vài loài sinh sống biệt lập tại khu vực MadagascarHawaii. Các loài trong chi này ưa thích các khu vực với thảm thực vật thấp và thưa, cũng như các cánh rừng thưa. Tên gọi Vaccinium đã từng được sử dụng để chỉ một loại quả mọng (có lẽ là việt quất quả đen V. myrtillus) trong tiếng Latinh kinh điển, nhưng nguồn gốc của từ này là không rõ ràng; nó không có gì gắn liền với vacca: "của con bò/gắn liền với con bò", mà có thể là sự sửa đổi sai lạc của từ baca/bacca: quả mọng trong tiếng Latinh.

Quả phát triển từ bầu nhụy hạ, là dạng quả mọng. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/43

 
Video tua nhanh của cây húng tây mọc mầm
 
Húng tây mọc dưới ánh mặt trời
 
Cây húng tây giai đoạn đầu
 
Húng tây héo đang phân tán hạt
 
Một con ong bầu cái đang hút mật hoa húng tây
Húng tây, tươi
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng94 kJ (22 kcal)
2.65 g
Chất xơ1.6 g
0.64 g
3.15 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
29%
264 μg
29%
3142 μg
Thiamine (B1)
3%
0.034 mg
Riboflavin (B2)
6%
0.076 mg
Niacin (B3)
6%
0.902 mg
Acid pantothenic (B5)
4%
0.209 mg
Vitamin B6
9%
0.155 mg
Folate (B9)
17%
68 μg
Choline
2%
11.4 mg
Vitamin C
20%
18.0 mg
Vitamin E
5%
0.80 mg
Vitamin K
346%
414.8 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
14%
177 mg
Đồng
43%
0.385 mg
Sắt
18%
3.17 mg
Magiê
15%
64 mg
Mangan
50%
1.148 mg
Phốt pho
4%
56 mg
Kali
10%
295 mg
Selen
1%
0.3 μg
Natri
0%
4 mg
Kẽm
7%
0.81 mg
Thành phần khácLượng
Nước92.06 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Húng tây (tiếng Anh: Basil, /ˈbæzəl/, hoặc US: /ˈbzəl/; Ocimum basilicum), còn được gọi là húng quế tây, húng quế lá to hay đại húng, là một loại rau thơm thuộc họ Hoa môi. Trong Ẩm thực châu Âu, thuật ngữ chung "rau húng quế" được sử dụng để chỉ loại còn được gọi là rau húng thơm hoặc rau húng Genovese. Húng tây là loài bản địa của vùng nhiệt đới từ Trung Phi cho tới Đông Nam Á. Ở các vùng khí hậu ôn đới, rau húng quế được xem như một thực vật hàng năm, tuy nhiên, rau húng quế có thể được trồng như một thực vật hàng năm hoặc thực vật hai năm trong các khu vực có khí hậu ấm áp, thuộc Khí hậu nhiệt đới hoặc khí hậu Địa Trung Hải. Nó là loại cây khó sống khi gặp điều kiện bất lợi, và được dùng trong nhiều nền ẩm thực trên toàn thế giới. Tùy thuộc vào loài và giống cây, lá sẽ có vị hơi tương tự tiểu hồi cần, với mùi hương hắc, nồng, hơi ngọt. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/44

 
Vảy Katsuobushi trước khi được ngâm trong nước
 
Một số nhãn hiệu phổ biến của dashi ăn liền

Dashi (, だし (Xuất chấp)?) là một phiên bản nước dùng dùng trong ẩm thực Nhật Bản. Dashi tạo nên chất làm súp miso, súp nước cốt trong, súp nước cốt mì, và nhiều loại nước hầm để tạo vị mặn ngon còn đựoc gọi là umami. Dashi cũng đựoc trộn vào bột làm một số món nướng như okonomiyakitakoyaki. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/45

 
Dưa leo (Cucumis sativus)

Dưa chuột (danh pháp hai phần: Cucumis sativus), hay còn gọi là dưa leo, là một cây trồng phổ biến trong họ Cucurbitaceae). Dưa chuột là một loại rau ăn quả thương mại quan trọng, được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai CậpTây Ban Nha.[cần dẫn nguồn] (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/46 Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/46

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/47 Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/47

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/48 Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/48

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/49 Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/49

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/50 Cổng thông tin:Ẩm thực/Nguyên liệu chọn lọc/50

  1. ^ a b United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ a b National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)