Cúp bóng đá U-17 nữ châu Á 2024

Giải đấu bóng đá quốc tế

Cúp bóng đá U-17 nữ châu Á 2024 là giải đấu lần thứ 9 của Cúp bóng đá U-17 nữ châu Á (bao gồm các Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Á trước đó và Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á), giải vô địch bóng đá trẻ quốc tế hai năm một lần do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức dành cho các đội tuyển bóng đá nữ U-17 quốc gia thuộc châu Á.

Cúp bóng đá U-17 nữ châu Á 2024
2024 AFC U-17 Women's Asian Cup - Indonesia
Piala Asia Putri U-17 2024
Tập tin:AFC U17 Women's Asian Cup 2024.png
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàIndonesia
Thành phốGianyar Regency
Thời gian6–19 tháng 5
Số đội8 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu2 (từ 1 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch CHDCND Triều Tiên (lần thứ 4)
Á quân Nhật Bản
Hạng ba Hàn Quốc
Hạng tư Trung Quốc
Thống kê giải đấu
Số trận đấu16
Số bàn thắng74 (4,63 bàn/trận)
Vua phá lướiCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Jon Il-chong
(6 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Nhật Bản Miharu Shinjo
Thủ môn
xuất sắc nhất
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Pak Ju-gyong
Đội đoạt giải
phong cách
 Nhật Bản
2025

Được tổ chức tại Indonesia từ ngày 6 đến ngày 19 tháng 5 năm 2024.[1][2] Tổng cộng có tám đội tham gia giải đấu. Đây là giải bóng đá nữ châu lục đầu tiên do Indonesia đăng cai.

Ba đội đứng đầu giải đấu đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới tại Cộng hòa Dominica với tư cách là đại diện của AFC. Nhật Bản là đương kim vô địch. Nhưng sau đó đã không thể bảo vệ được danh hiệu trong trận chung kết với Triều Tiên, cân bằng bốn lần vô địch của Nhật Bản.

Vòng loại

sửa

Nước chủ nhà và ba đội đứng đầu của giải đấu trước đó vào năm 2019 được tự động đủ điều kiện, trong khi bốn đội còn lại được quyết định bằng vòng loại. Có hai vòng đấu loại, với vòng đầu tiên diễn ra từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 4 năm 2023 và vòng thứ hai diễn ra từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 9 năm 2023.

Các đội vượt qua vòng loại

sửa

Các đội sau đây đã giành quyền tham dự giải đấu.

Đội tuyển Tư cách tham dự Số lần tham dự Thành tích tốt nhất
  Indonesia Chủ nhà 2 Vòng bảng (2005)
  Nhật Bản Vô địch (2019) 9 Vô địch (2005, 2011, 2013, 2019)
  CHDCND Triều Tiên Á quân (2019) 8 Vô địch (2007, 2015, 2017)
  Trung Quốc Hạng ba (2019) 9 Á quân (2005)
  Hàn Quốc Nhất bảng A (vòng loại) 9 Vô địch (2009)
  Thái Lan Nhì bảng A (vòng loại) 9 Hạng ba (2005)
  Úc Nhất bảng B (vòng loại) 7 Hạng tư (2009, 2019)
  Philippines Nhì bảng B (vòng loại) 1 Lần đầu

Địa điểm

sửa

Các trận đấu được tổ chức tại hai địa điểm ở Gianyar Regency, Bali.

Gianyar
Sân vận động Kapten I Wayan Dipta Trung tâm đào tạo Bali United
Sức chứa: 18,000 Sức chứa: 600
   

Bốc thăm

sửa

Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 7 tháng 3 năm 2024 tại Trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. Tám đội được chia thành hai bảng bốn đội. Các đội được xếp hạt giống theo thành tích của họ trong vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á 2019vòng loại, với đội chủ nhà Indonesia được xếp hạt giống tự động và được chỉ định vào vị trí A1 trong lễ bốc thăm.[3]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  1.   Indonesia (chủ nhà)
  2.   Nhật Bản

Trọng tài

sửa

Các trọng tài và trợ lý trọng tài sau đây được bổ nhiệm cho giải đấu.

Trọng tài
Trợ lý trọng tài
  •   Bao Mengxiao
  •   Wu Qiaoli
  •   Riiohlang Dhar
  •   Saki Nakamoto
  •   Islam Al-Abadi
  •   Sabreen Ala'badi
  •   Park Mi-suk
  •   Phutsavan Chanthavong
  •   Phyu May Thet
  •   Dilshoda Rahmanova
  •   Suwida Wongkraisorn
  •   Amal Badhafari

Đội hình

sửa

Các cầu thủ sinh từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 đủ điều kiện tham gia giải đấu. Mỗi đội phải đăng ký một đội hình tối thiểu 18 cầu thủ và tối đa 23 cầu thủ, trong đó tối thiểu ba người phải là thủ môn (Điều lệ 22.1 và 26.3).[4]

Vòng bảng

sửa

Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ gành quyền vào bán kết.

Các tiêu chí vòng bảng

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa, 0 điểm cho một trận thua) và nếu số điểm bằng nhau, các tiêu chí phá lệ thế giằng co sau đây sẽ được áp dụng, theo thứ tự đã cho, để xác định thứ hạng (Điều lệ 7.3):[4]

  1. Điểm trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội hòa nhau;
  2. Hiệu số bàn thắng bại trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội hòa nhau;
  3. Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội hòa nhau;
  4. Trong trường hợp có nhiều hơn hai đội hòa nhau và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm các đội vẫn hòa nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên sẽ được áp dụng lại riêng cho nhóm các đội này;
  5. Hiệu số bàn thắng bại trong tất cả các trận vòng bảng;
  6. Số bàn thắng được ghi trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  7. Đá luân lưu nếu chỉ có hai đội hòa nhau và gặp nhau ở vòng đấu cuối cùng của bảng;
  8. Điểm kỷ luật (thẻ vàng = 1 điểm, thẻ đỏ do 2 thẻ vàng = 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm, thẻ vàng tiếp theo là thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm);
  9. Bốc thăm.

Tất cả các trận đấu diễn ra theo giờ địa phương, WITA (UTC+8).[5]

Bảng A

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   CHDCND Triều Tiên 3 3 0 0 22 0 +22 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2   Hàn Quốc 3 1 1 1 13 8 +5 4
3   Philippines 3 1 1 1 7 8 −1 4
4   Indonesia (H) 3 0 0 3 1 27 −26 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
(H) Chủ nhà
CHDCND Triều Tiên  7–0  Hàn Quốc
Chi tiết
Trung tâm đào tạo Bali United, Gianyar
Trọng tài: Yu Hong (Trung Quốc)
Indonesia  1–6  Philippines
Scheunemann   12' Chi tiết

Philippines  0–6  CHDCND Triều Tiên
Chi tiết
Trung tâm đào tạo Bali United, Gianyar
Trọng tài: Azusa Sugino (Nhật Bản)
Hàn Quốc  12–0  Indonesia
Chi tiết

Indonesia  0–9  CHDCND Triều Tiên
Chi tiết
Hàn Quốc  1–1  Philippines
Beom Ye-ju   74' Chi tiết Markey   38'
Trung tâm đào tạo Bali United, Gianyar
Trọng tài: Veronika Bernatskaia (Kyrgyzstan)

Bảng B

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Nhật Bản 3 3 0 0 12 1 +11 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2   Trung Quốc 3 2 0 1 6 4 +2 6
3   Thái Lan 3 1 0 2 3 8 −5 3
4   Úc 3 0 0 3 2 10 −8 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Trung Quốc  3–0  Úc
Chi tiết
Trung tâm đào tạo Bali United, Gianyar
Trọng tài: Veronika Bernatskaia (Kyrgyzstan)
Nhật Bản  4–0  Thái Lan
Chi tiết

Thái Lan  0–3  Trung Quốc
Chi tiết
Trung tâm đào tạo Bali United, Gianyar
Trọng tài: Doumouh Al Bakkar (Liban)
Úc  1–4  Nhật Bản
Dos Santos   90+6' (ph.đ.) Chi tiết

Nhật Bản  4–0  Trung Quốc
Chi tiết
Úc  1–3  Thái Lan
Punch   31' Chi tiết
Trung tâm đào tạo Bali United, Gianyar
Trọng tài: Bùi Thị Thu Trang (Việt Nam)

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
16 tháng 5
 
 
  CHDCND Triều Tiên1
 
19 tháng 5
 
  Trung Quốc0
 
  CHDCND Triều Tiên1
 
16 May
 
  Nhật Bản0
 
  Nhật Bản3
 
 
  Hàn Quốc0
 
Tranh hạng ba
 
 
19 tháng 5
 
 
  Trung Quốc1
 
 
  Hàn Quốc2

Bán kết

sửa

Đội thắng sẽ giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2024.

Nhật Bản  3–0  Hàn Quốc
Chi tiết
Trọng tài: Rebecca Durcau (Úc)
CHDCND Triều Tiên  1–0  Trung Quốc
Choe Yon-a   11' Chi tiết
Trọng tài: Veronika Bernatskaia (Kyrgyzstan)

Tranh hạng ba

sửa

Đội thắng trong trận này sẽ giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2024.

Trung Quốc  1–2  Hàn Quốc
Dong Yujie   81' Chi tiết Phair   13'84'

Chung kết

sửa
CHDCND Triều Tiên  1–0  Nhật Bản
Jon Il-chong   46' Chi tiết
Khán giả: 1,325
Trọng tài: Veronika Bernatskaia (Kyrgyzstan)

Vô địch

sửa
 Cúp bóng đá U-17 nữ châu Á 2024 
 
CHDCND Triều Tiên
Lần thứ 4

Giải thưởng

sửa

Các giải thưởng sau đây đã được trao khi kết thúc giải đấu:

Giải thưởng Người nhận
Cầu thủ xuất sắc nhất[6]   Miharu Shinjo
Vua phá lưới[7]   Jon Il-chong
Thủ môn xuất sắc nhất[8]   Pak Ju-gyong
Ngôi sao tương lai (người hâm mộ yêu thích)[9]   Miharu Shinjo
  Casey Phair
  Zhang Kecan
  Ariana Markey

Các đội tuyển đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới

sửa

Ba đội tuyển sau đây từ AFC đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2024 tại Cộng hòa Dominica.

Đội tuyển Ngày vượt qua vòng loại Số lần tham dự trước đây tại Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới1
  Nhật Bản 16 tháng 5 năm 2024 7 (2008, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2022)
  CHDCND Triều Tiên 16 tháng 5 năm 2024 6 (2008, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018)
  Hàn Quốc 19 tháng 5 năm 2024 3 (2008, 2010, 2018)
1 Chữ đậm chỉ đội vô địch năm đó. Chữ nghiêng chỉ đội chủ nhà năm đó.

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Đã có 74 bàn thắng ghi được trong 16 trận đấu, trung bình 4.62 bàn thắng mỗi trận đấu.

6 bàn thắng

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “#U17WAC draw to reveal thrilling Indonesia 2024 showdowns”. the-AFC.com. Asian Football Confederation. 26 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ “AFC Women's Football Committee approves AFC's world-class competitions' roster”. the-AFC.com. Asian Football Confederation. 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “#U17WAC draw to reveal thrilling Indonesia 2024 showdowns”. Asian Football Confederation. 26 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ a b “AFC U-17 Women's Asian Cup 2024 Competition Regulations” (PDF). Asian Football Confederation. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ “AFC U17 Women's Asian Cup Indonesia 2024 Match Schedule” (PDF). Asian Football Confederation. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ “Japan's Miharu Shinjo named Most Valuable Player” (bằng tiếng Anh). Asian Football Confederation. 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ “Jon Il Chong wins Yili Top Goalscorer” (bằng tiếng Anh). Asian Football Confederation. 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “DPR Korea's Pak Ju Gyong scoops Best Goalkeeper honour” (bằng tiếng Anh). Asian Football Confederation. 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ “Vote for your #U17WAC NEOM Future Star” (bằng tiếng Anh). Asian Football Confederation. 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa