Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á 2019

Giải đấu bóng đá quốc tế

Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á 2019 là giải đấu lần thứ 8 của Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á, giải vô địch bóng đá trẻ quốc tế hai năm một lần do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức dành cho các đội tuyển quốc gia nữ dưới 16 tuổi của châu Á. Được tổ chức tại Thái Lan từ ngày 15 đến ngày 28 tháng 9 năm 2019,[1] với tổng cộng tám đội tham dự.

Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á 2019
2019 AFC U-16 Women's Championship - Thailand
ฟุตบอลหญิงชิงชนะเลิศแห่งเอเชีย รุ่นอายุไม่เกิน 16 ปี 2019
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàThái Lan
Thời gian15–28 tháng 9
Số đội8 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu2 (tại 1 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Nhật Bản (lần thứ 4)
Á quân CHDCND Triều Tiên
Hạng ba Trung Quốc
Hạng tư Úc
Thống kê giải đấu
Số trận đấu16
Số bàn thắng63 (3,94 bàn/trận)
Số khán giả2.689 (168 khán giả/trận)
Vua phá lướiNhật Bản Maika Hamano (5 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Nhật Bản Hanon Nishio
Đội đoạt giải
phong cách
 CHDCND Triều Tiên
2017

Hai đội đứng đầu giải đấu sẽ đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2021 (ban đầu là năm 2020 nhưng đã bị hoãn lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19) tại Ấn Độ với tư cách là đại diện của AFC, bên cạnh Ấn Độ, đội sẽ tự động đủ điều kiện với tư cách là chủ nhà.[2] Tuy nhiên, FIFA đã thông báo vào ngày 17 tháng 11 năm 2020 rằng mùa giải măm này sẽ bị hủy bỏ.[3]

Đây cũng là mùa giải cuối cùng được tổ chức dưới dạng giải đấu dành cho lứa tuổi dưới 16, AFC sau đó đã đồng ý với đề xuất chuyển giải đấu từ lứa tuổi dưới 16 sang lứa tuổi dưới 17 bắt đầu từ năm 2022.[4]

Triều Tiên là đương kim vô địch, nhưng sau đó đã không thể bảo vệ được danh hiệu sau khi thua Nhật Bản với tỷ số 2–1 trong trận chung kết.

Vòng loại

sửa

Bốn đội giành quyền trực tiếp vào vòng chung kết: đội chủ nhà và ba đội đứng đầu năm 2017. Bốn suất còn lại được xác định thông qua vòng loại.

Tổng cộng có 30 đội tham gia vòng loại. Do số lượng đội tăng lên, hai vòng loại đã được lên lịch lần đầu tiên. Vòng đầu tiên được lên lịch vào ngày 15–23 tháng 9 năm 2018,[5] và vòng thứ hai được lên lịch vào ngày 23 tháng 2–3 tháng 3 năm 2019.[6]

Các đội đủ đièu kiện

sửa

Các đội sau đây đã đủ điều kiện tham dự giải đấu.

Đội tuyển Tư cách tham dự Số lần tham dự Thành tích tốt nhất
  Thái Lan Chủ nhà 8 Hạng ba (2005)
  CHDCND Triều Tiên Vô địch (2017) 7 Vô địch (2007, 2015, 2017)
  Hàn Quốc Á quân (2017) 8 Vô địch (2009)
  Nhật Bản Hạng ba (2017) 8 Vô địch (2005, 2011, 2013)
  Úc Nhất bảng A (vòng loại) 6 Hạng tư (2009)
  Việt Nam Nhì bảng A (vòng loại) 1 Lần đầu
  Trung Quốc Nhất bảng B (vòng loại) 8 Á quân (2005)
  Bangladesh Nhì bảng B (vòng loại) 3 Vòng bảng (2005, 2017)

Địa điểm

sửa

Các trận đấu được tổ chức tại hai địa điểm, cả hai đều ở quận Mueang Chonburi thuộc tỉnh Chonburi.

Bốc thăm

sửa

Lễ bốc thăm vòng bảng được tổ chức vào ngày 23 tháng 5 năm 2019, 15:30 ICT (UTC+7), tại Khách sạn Oakwood ở Chonburi, Thái Lan.[7][8] Tám đội được chia thành hai bảng, mỗi bảng bốn đội. Các đội được xếp hạt giống theo thành tích của họ tại vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á 2017vòng loại, với đội chủ nhà Thái Lan được xếp hạt giống tự động và được xếp vào Vị trí A1 trong lễ bốc thăm.[9]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  1.   Thái Lan (chủ nhà)
  2.   CHDCND Triều Tiên

Đội hình

sửa

Các cầu thủ sinh từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 đủ điều kiện tham gia giải đấu. Mỗi đội phải đăng ký một đội hình tối thiểu 16 cầu thủ và tối đa 23 cầu thủ, trong đó tối thiểu hai người phải là thủ môn (Điều lệ 24.1 và 24.2).[10]

Vòng bảng

sửa

Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền vào bán kết.

Các tiêu chí

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa, 0 điểm cho một trận thua) và nếu hòa điểm, các tiêu chí phá vỡ thế bế tắc sau đây sẽ được áp dụng, theo thứ tự nhất định, để xác định thứ hạng (Điều lệ 9.3):[10]

  1. Điểm trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội hòa nhau;
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội hòa nhau;
  3. Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội hòa nhau;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội hòa nhau và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm các đội vẫn hòa nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên sẽ được áp dụng lại riêng cho nhóm các đội này;
  5. Hiệu số bàn thắng bại trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  6. Số bàn thắng được ghi trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  7. Đá luân lưu nếu chỉ có hai đội hòa nhau và họ gặp nhau ở vòng đấu cuối cùng của bảng;
  8. Điểm kỷ luật (thẻ vàng = 1 điểm, thẻ đỏ do 2 thẻ vàng = 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm, thẻ vàng tiếp theo là thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm);
  9. Bốc thăm.

Tất cả các trận đấu diễn ra theo giờ địa phương, ICT (UTC+7).

Lịch trình
Ngày thi đấu Ngày Trận đấu
Ngày thi đấu 1 15–16 tháng 9 năm 2019 1 v 4, 2 v 3
Ngày thi đấu 2 18–19 tháng 9 năm 2019 4 v 2, 3 v 1
Ngày thi đấu 3 21–22 tháng 9 năm 2019 1 v 2, 3 v 4

Bảng A

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Nhật Bản 3 2 1 0 17 0 +17 7 Vòng đấu loại trực tiếp
2   Úc 3 1 2 0 8 3 +5 5
3   Thái Lan (H) 3 1 0 2 2 14 −12 3
4   Bangladesh 3 0 1 2 2 12 −10 1
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
(H) Chủ nhà
Nhật Bản  0–0  Úc
Chi tiết
Khán giả: 223
Trọng tài: Law Bik Chi (Hồng Kông)
Thái Lan  1–0  Bangladesh
Chi tiết
Khán giả: 300
Trọng tài: Kim Yu-jeong (Hàn Quốc)

Bangladesh  0–9  Nhật Bản
Chi tiết
Khán giả: 165
Trọng tài: Mahnaz Zokaee (Iran)
Úc  6–1  Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 250
Trọng tài: Bùi Thị Thu Trang (Việt Nam)

Thái Lan  0–8  Nhật Bản
Chi tiết
Khán giả: 250
Trọng tài: Kim Yu-jeong (Hàn Quốc)
Úc  2–2  Bangladesh
Chi tiết
Khán giả: 172
Trọng tài: Mahsa Ghorbani (Iran)

Bảng B

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   CHDCND Triều Tiên 3 3 0 0 17 0 +17 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2   Trung Quốc 3 2 0 1 3 4 −1 6
3   Hàn Quốc 3 1 0 2 3 5 −2 3
4   Việt Nam 3 0 0 3 0 14 −14 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
CHDCND Triều Tiên  10–0  Việt Nam
Chi tiết
Khán giả: 105
Trọng tài: Thein Thein Aye (Myanmar)
Hàn Quốc  0–2  Trung Quốc
Chi tiết
Khán giả: 80
Trọng tài: Mahsa Ghorbani (Iran)

Trung Quốc  0–4  CHDCND Triều Tiên
Chi tiết
Khán giả: 119
Trọng tài: Rebecca Durcau (Úc)
Việt Nam  0–3  Hàn Quốc
Chi tiết
Khán giả: 100
Trọng tài: Asmita Manandhar (Nepal)

CHDCND Triều Tiên  3–0  Hàn Quốc
Chi tiết
Khán giả: 80
Trọng tài: Law Bik Chi (Hồng Kông)
Trung Quốc  1–0  Việt Nam
Chi tiết
Khán giả: 83
Trọng tài: Thein Thein Aye (Myanmar)

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa

Ở vòng đấu loại trực tiếp, loạt sút luân lưu (không có hiệp phụ) được sử dụng để quyết định đội chiến thắng nếu cần thiết (Điều 12.1 và 12.2 của Quy định).[10]

Sơ đồ

sửa
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
25 tháng 9 – IPE Chonburi
 
 
  Nhật Bản2
 
28 tháng 9 – Chonburi
 
  Trung Quốc0
 
  Nhật Bản2
 
25 tháng 9 – IPE Chonburi
 
  CHDCND Triều Tiên1
 
  CHDCND Triều Tiên3
 
 
  Úc0
 
Tranh hạng ba
 
 
28 tháng 9 – Chonburi
 
 
  Trung Quốc2
 
 
  Úc1

Bán kết

sửa

Đội chiến thắng sẽ giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2021.

CHDCND Triều Tiên  3–0  Úc
Chi tiết
Khán giả: 150
Trọng tài: Thein Thein Aye (Myanmar)

Nhật Bản  2–0  Trung Quốc
Chi tiết
Khán giả: 152
Trọng tài: Bùi Thị Thu Trang (Việt Nam)

Tranh hạng ba

sửa
Trung Quốc  2–1  Úc
Chi tiết
Khán giả: 180
Trọng tài: Kim Yu-jeong (Hàn Quốc)

Chung kết

sửa
Nhật Bản  2–1  CHDCND Triều Tiên
Chi tiết
Khán giả: 280
Trọng tài: Law Bik Chi (Hồng Kông)

Vô địch

sửa
 Giải vô dịch bóng đá nữ U-17 châu Á 2019 
 
Nhật Bản
Lần thứ 4

Giải thưởng

sửa

Các giải thưởng sau đây đã được trao sau giải đấu:

Vua phá lưới[11] Cầu thủ xuất sắc nhất[11] Giải phong cách[11]
  Maika Hamano   Hanon Nishio   CHDCND Triều Tiên

Các đội đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới

sửa

Ba đội sau đây của AFC đã đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2021 trước khi giải đấu bị hủy bỏ.

Cả ba đội đều đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2022, bao gồm cả Ấn Độ, đội tự động đủ điều kiện với tư cách là chủ nhà.[12] Vào ngày 16 tháng 3 năm 2022, AFC thông báo rằng Trung Quốc sẽ thay thế Triều Tiên trở thành đại diện của AFC tại Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới.[13] Vào ngày 16 tháng 8 năm 2022, có thông báo rằng Liên đoàn bóng đá Ấn Độ (AIFF), đã bị FIFA đình chỉ do ảnh hưởng không chính đáng từ các bên thứ ba. Do đó, Ấn Độ đã bị tước quyền đăng cai Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 2022, vì FIFA có kế hoạch đánh giá các bước tiếp theo khi đăng cai giải đấu.[14] Vào ngày 27 tháng 8, FIFA đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ, do đó đã trao lại quyền đăng cai cho Ấn Độ.[15]

Đội tuyển Ngày vượt qua vòng loại Số lần tham dự trước đây tại Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới1
  Ấn Độ 15 tháng 3 năm 2019[16] 0 (lần đầu)
  Nhật Bản 25 tháng 9 năm 2019[17] 6 (2008, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018)
  Trung Quốc 16 tháng 3 năm 2022 2 (2012, 2014)
1 Chữ đậm chỉ đội vô địch năm đó. Chữ nghiêng chỉ đội chủ nhà năm đó.

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Đã có 63 bàn thắng ghi được trong 16 trận đấu, trung bình 3.94 bàn thắng mỗi trận đấu.

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Tham khảo

sửa
  1. ^ “AFC Women's Football Committee recommends women's club competition”. AFC. 20 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ “Bureau of the FIFA Council decisions on FIFA events”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 12 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ “Update on FIFA Club World Cup 2020 and women's youth tournaments”. FIFA.com. 17 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ “AFC Women's Football Committee approves AFC Women's Club Championship”. AFC. 27 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “AFC Competitions Calendar 2018”. AFC. 11 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2018.
  6. ^ “AFC Competitions Calendar 2019”. AFC. 28 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2018.
  7. ^ “Asia's new faces set to discover path to glory”. AFC. 22 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ “Draw sets up enticing matches”. AFC. 23 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ “AFC U-16 Women's Championship Thailand 2019 Draw”. YouTube. 23 tháng 5 năm 2019.
  10. ^ a b c “AFC U-16 Women's Championship 2019 Competition Regulations”. AFC. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ a b c “Nishio awarded Most Valuable Player, Hamano Top Scorer”. AFC. 28 tháng 9 năm 2019.
  12. ^ “AFC Women's Football Committee hails the successful restart of the Asian women's game”. the-afc.com. Asian Football Confederation. 14 tháng 10 năm 2021.
  13. ^ “Asia's representatives at FIFA women's competitions confirmed”. the-afc.com. Asian Football Confederation. 16 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ “FIFA suspends All India Football Federation”. FIFA.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2022.
  15. ^ “FIFA lifts Indian federation ban, U-17 World Cup to go ahead as planned”. Reuters. 26 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2022.
  16. ^ “FIFA Council decides on key steps for upcoming international tournaments”. FIFA.com. 15 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  17. ^ “Asian pair earn passage to world stage”. FIFA.com. 25 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2019.

Liên kết ngoài

sửa