Cái chết và quốc tang Nguyễn Phú Trọng

cái chết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút, ngày 19 tháng 7 năm 2024 (tức ngày 14 tháng 6 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau thời gian lâm bệnh, hưởng thọ 80 tuổi.[1] Thông tin này được xác nhận bởi Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và được công bố rộng rãi trên truyền thông nhà nước vào lúc 18 giờ cùng ngày. Phải sau khi ông qua đời 1 ngày sau, Chính phủ mới công bố thông cáo đặc biệt về việc tổ chức quốc tang vào chiều 20 tháng 7 năm 2024.[2] Tang lễ của ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử hành trọng thể theo nghi thức quốc tang vào các ngày 25 và 26 tháng 7 năm 2024.[3]

Cái chết và quốc tang Nguyễn Phú Trọng
Hình ảnh lễ viếng ở nhà Tang lễ Quốc gia, được các phóng viên của đài PT-TH Hưng Yên ghi lại
Thời điểm
  • 19 tháng 7 năm 2024 (qua đời)
  • 25–26 tháng 7 năm 2024 (quốc tang)
Địa điểm

Tin Tổng Bí thư qua đời sau khi được công bố đã gây bàng hoàng và niềm tiếc thương vô hạn trong dư luận Việt Nam và bạn bè quốc tế. Đây là lễ Quốc tang có lượng người tới viếng đông đảo nhất kể từ lễ tang của Võ Nguyên Giáp vào năm 2013, với hơn 250.000 người vào viếng tại các địa điểm tổ chức lễ viếng ở khắp nơi trên cả nước.[4]

Bối cảnh

sửa

Sự cố sức khỏe 2019

sửa

Vào ngày 14 tháng 4 năm 2019, trong chuyến công tác của Nguyễn Phú Trọng tại Kiên Giang đã gặp một vài sự cố về sức khỏe diễn ra mà theo cơ quan phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng là do làm việc "trong điều kiện trời rất nóng, tới mức 38 độ C" nên sức khỏe của ông đã bị ảnh hưởng.[5][6] Trong khi đó, theo nhiều tờ báo hải ngoại lại cho rằng, ông đã bị đột quỵ trong tình trạng hôn mê sâu và nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy.[7][8] Hai hôm sau khi nhập viện ở Chợ Rẫy, ông được cho là đã được di chuyển đến Hà Nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[9] Chỉ trong hôm thông tin ông gặp sự cố về sức khỏe được lan truyền, từ khóa "Nguyễn Phú Trọng" đã lọt vào danh sách 5 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất theo thống kê của Google Trends với 200 nghìn lượt tìm kiếm.[8][10] Tại Việt Nam, theo Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước được thông qua trong năm 2018, sức khỏe của lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng được xếp vào thuộc dạng bí mật của nhà nước.[8]

Trong ngày 18 tháng 4, kể từ 4 ngày sau tin đồn lan truyền về sức khỏe của ông, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã dẫn lời về việc ông gửi điện mừng đến Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Choe Ryong Hae.[10] Hôm 26 tháng 4, trong một cuộc trả lời với cử tri tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng có phát biểu, về vấn đề ông Trọng và khẳng định ông đã "được các bác sĩ chăm sóc kịp thời nên đã ổn định, đang phục hồi và sẽ sớm trở lại làm việc".[11] Vào hôm 3 tháng 5, tang lễ của Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được diễn ra với việc ông Trọng làm Trưởng ban Tang lễ. Tuy nhiên, ông lại không xuất hiện trong buổi tang lễ này. Trong khi đó, các hoạt động liên quan đến phản ứng, điện mừng của ông vẫn được diễn ra bình thường.[9]

Vắng mặt trong nhiều sự kiện chính trị 2024

sửa

Trong một bài viết của Bloomberg News vào hôm 12 tháng 1 đã dẫn lời nguồn tin trong nước từ hai quan chức giấu tên về vấn đề liên quan đến sức khỏe của ông Trọng. Ông đã bắt đầu nhập viện từ ngày 8 tháng 1 năm 2024. Trong khoảng thời gian này, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đã có chuyến thăm tại Việt Nam nhưng lại không có cuộc gặp gỡ với ông Trọng càng làm cho nghi vấn này thêm được khẳng định.[12] Trước đó, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cũng đã có chuyến thăm đến Việt Nam trong hai ngày lần lượt vào ngày 6 và 7 nhưng cũng không có gặp gỡ với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.[13] Ngay sau đó, hôm 13 tháng 1, trang Facebook của Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã đăng tải các thông tin và khẳng định đây là "thông tin sai sự thật".[13] Tuy nhiên, đến chiều ngày 14 tháng 1, các nội dung liên quan đã bị gỡ bỏ. Mặc dù vậy, trong phiên họp Quốc hội bất thường diễn ra vào ngày 15 tháng 1, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện tại sự kiện.[14] Một hôm sau đó, trả lời với phóng viên Nikkei Asia, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định sức khỏe "hiện tại ông ấy ổn".[15]

 
Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Việt Nam của Vladimir Vladimirovich Putin, đây là lần cuối cùng ông tiếp lãnh đạo nước ngoài trước khi qua đời.

Các vấn đề về sức khỏe của ông Trọng vẫn được tiếp tục lan truyền cho đến những tháng sau đó.[16] Thậm chí trong lúc nhậm chức Chủ tịch Quốc hội của Trần Thanh Mẫn hay Chủ tịch nước của Tô Lâm cũng đều vắng mặt sự xuất hiện của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo thông lệ của Đảng, vốn khi Chủ tịch nước nhậm chức thì thường có sự xuất hiện của Tổng Bí thư.[17] Trừ việc xuất hiện trong lần gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin trong chuyến thăm của ông này đến Việt Nam và trong ngày 15 tháng 1 thì hầu hết các sự kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước luôn vắng mặt sự xuất hiện của ông.[18] Theo Nikkei Asia đánh giá trong lần xuất hiện với ông Putin, ông Trọng đã xuất hiện trong cơ thể ốm yếu và có thể do "tác dụng phụ của thuốc".[19] Thậm chí hôm 24 tháng 6, ông có phát hành quyển sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" nhưng cũng không có mặt trong buổi lễ phát hành.[18]

Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo về sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thông báo nêu rõ rằng ông đã vừa điều hành công việc, vừa chăm sóc, điều trị sức khỏe trong một thời gian dài. Đến thời điểm đó, để tập trung ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho ông cũng như đảm bảo công tác điều hành Đảng, Bộ Chính trị phân công Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trịBan Bí thư.[20] Trong cùng ngày, theo quyết định của Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm trao tặng Huân chương Sao Vàng - huân chương cao quý nhất của Việt Nam - cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.[21]

Qua đời

sửa

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng qua đời vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 theo giờ Việt Nam tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Theo thông cáo chính thức từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, mặc dù ông đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi cao và bệnh nặng, ông từ trần, hưởng thọ 80 tuổi.[22] Tuy nhiên, bản chất chi tiết của căn bệnh không được truyền thông Việt Nam nêu rõ.[23]

Tin tức về Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần đã được các cơ quan báo chí lớn ở Việt Nam đồng loạt đăng thông báo vào chiều ngày 19 tháng 7 năm 2024. Vào lúc 18 giờ, Đài Truyền hình Việt NamĐài Tiếng nói Việt Nam đã phát thông tin của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương về việc Tổng Bí thư từ trần. Đến 19 giờ cùng ngày, các kênh truyền hình của 62 tỉnh thành ở Việt Nam, ANTV, QPVN, Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam đều tiếp sóng chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam,[24] thông báo về việc Tổng Bí thư đã qua đời và phát sóng phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực vào lúc 20 giờ,[25] để tưởng nhớ sự ra đi của ông, với người dẫn chương trình đều mặc trang phục toàn màu đen hoặc màu trơn khi đưa tin. Các kênh VTC1, VOVTV, Truyền hình Nhân Dân, Truyền hình Thống tấn, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ cũng tiếp sóng phim tài liệu về Tổng Bí thư vào tối cùng ngày. Sau khi thông báo được công bố và phát trên phương tiện truyền thông nhà nước, tất cả các trang phương tiện thông tin truyền thông tại Việt Nam đều chuyển đồ họa sang màu đen trắng, riêng Thông tấn xã Việt Nam đã chuyển logo của Truyền hình Thông tấn sang màu đen trắng từ 18 giờ ngày 19 tháng 7 năm 2024.[26] Trong thời gian để tang, tất cả các chương trình giải trí đều bị đình chỉ.[27] Các kênh truyền hình sau đó đã thay đổi lịch trình chương trình phát sóng để chủ yếu chuyển sang phim truyền hình nhiều tập và phim tài liệu liên quan đến Đảng và Tổng Bí thư. Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã thay thế hầu hết các chương trình phim truyền hình nhiều tập và các chương trình giải trí bằng các phim tài liệu có tính lịch sử, các chương trình vì lợi ích công cộng, hòa nhạc thính phòng, giao hưởng thính phòng. Từ khi công bố cho đến quốc tang chính thức, tất cả đều hạn chế các hoạt động giải trí, trong khi tất cả các phương tiện truyền thông xã hội chuyển sang trạng thái "trang chủ đen trắng, tạm dừng giải trí và tạm dừng quảng cáo" để tưởng nhớ đến ông.[26]

Quốc tang

sửa

Khâu chuẩn bị

sửa
Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban lễ tang.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng ban Tổ chức lễ tang.

Sau khi Nguyễn Phú Trọng qua đời, một ngày sau đó, tang lễ của ông cũng được công bố sẽ được tổ chức theo hình thức Quốc tang kéo dài trong hai ngày lần lượt vào ngày 25 và 26 tháng 7 năm 2024. Đồng thời, các khung giờ về việc tổ chức tang lễ cũng được công bố kèm theo bao gồm việc tổ chức Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26; Lễ truy điệu được tổ chức từ 13 giờ ngày 26 và Lễ an táng vào lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội (quê hương cấp tỉnh của ông Trọng). Đồng thời, Lễ viếng và Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống NhấtThành phố Hồ Chí Minh và tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – quê hương của ông Trọng.[28] Ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng được công bố bao gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng Ban Lễ tang.[29]

Vào ngày 24 tháng 7, trước khi diễn ra Quốc tang một ngày, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn kiểm tra với nhiều cán bộ cấp cao đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội kiểm tra quy trình tổ chức Lễ viếng, truy điệu và an táng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng thời, ông cũng kêu gọi làm việc "có trách nhiệm, tình cảm với Tổng Bí thư".[3] Cùng ngày, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng ra thông báo về việc cấm 11 tuyến đường trong hai ngày 25 và 26 nhằm phục vụ cho tang lễ.[5] Tương tự, ở Thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực xung quanh khu vực Dinh Độc Lập, nơi diễn ra Lễ viếng cũng có thông báo hạn chế lưu thông.[30] Trong ngày 20 tháng 7, tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, khu vực Nhà văn hóa thôn Lại Đà – nơi diễn ra Lễ tang tại quê nhà của ông Trọng cũng đã được bắt đầu dọn dẹp.[31]

Bộ Công an đã thiết lập tính năng Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID để người dân gửi lời chia buồn, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.[32]

Ngày 25 tháng 7 năm 2024

sửa
 
Di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bắt đầu từ đêm ngày 24 đến rạng sáng ngày 25 tháng 7, nhiều người dân đã tập trung đông đúc tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia và làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh – quê hương của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.[33][34] Đúng vào lúc 0 giờ ngày 25 tháng 7 năm 2024, các kênh truyền hình Trung ương như VTV, HTV, VTC, VOV, Truyền hình Nhân Dân, QPVN, ANTV, các kênh truyền hình địa phương đồng loạt chuyển logo sang màu đen trắng. Đến 5 giờ 50 phút cùng ngày, nghi thức treo cờ rủ đã được thực hiện tại Quảng trường Ba Đình.[35]

Vào lúc 6 giờ 40 phút, đoàn gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do phu nhân Ngô Thị Mận làm trưởng đoàn là đoàn đầu tiên vào viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia. Đến 6 giờ 50 phút, đoàn dòng họ Nguyễn Phú do ông Nguyễn Phú Việt, Trưởng dòng họ Nguyễn Phú làm trưởng đoàn cũng đã vào viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia. Đúng 7 giờ cùng ngày, Lễ viếng bắt đầu được diễn ra đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội, Hội trường Thống NhấtThành phố Hồ Chí Minh và quê hương của ông ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.[36] Theo quy định được công bố từ Ban lễ tang, các đoàn đến viếng được yêu cầu không mang theo vòng hoa, trái cây, nhang đèn cũng như túi xách vào bên trong khu vực viếng. Đồng thời, cũng quy định về trang phục người dân phải mặc với màu sắc sậm, trang trọng và nghiêm túc; trong khi đó, học sinh, sinh viên, công nhân viên chức được cho phép mặc đồng phục. Mặc dù Lễ viếng được tổ chức kéo dài từ 7 giờ sáng, nhưng đến 17 giờ 30 phút, người dân mới được phép vào viếng thăm để nhường khung giờ cho các phái đoàn từ Trung ương, địa phương và các cơ quan ngoại giao.[37] Để được vào viếng thăm, người dân được yêu cầu mang theo căn cước công dân có gắn chíp hoặc ứng dụng VNeID đã được định danh mức độ 2.[37]

Đúng 7 giờ 15 phút, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu vào viếng. Sau đó là các đoàn Chính phủ, Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, Thành phố Hà Nội; các đoàn quốc tế và quần chúng nhân dân.

Sau các Đoàn thể, cơ quan... Ban Tổ chức lễ tang tại Hà Nội thông báo người dân được vào viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia từ 18 giờ đến 22 giờ[38]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thông tin báo chí,[39] người dân đến viếng tại Hội trường Thống Nhất từ 13 giờ đến 22 giờ.[40]

Tối muộn cùng ngày, do số lượng người đến viếng quá đông, Ban Tổ chức lễ tang tại Hà Nội tổ chức cho người dân đến viếng đến 24 giờ[41]; Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng giờ đăng ký viếng đến 23 giờ[42]. Tại quê nhà Thôn Lại Đà, huyện Đông Anh, Hà Nội, Ban tổ chức lễ tang đã quyết định tổ chức xuyên đêm để người dân vào viếng.

Tính đến 19 giờ 30 phút ngày 25 tháng 7, tại cả 3 địa điểm, Ban Tổ chức lễ tang đưa tin đã có 1.565 đoàn với khoảng 55.600 lượt người là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các nước và tổ chức quốc tế, người dân... đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn.[41] Riêng tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, truyền thông đưa tin, đến 22 giờ, đã có 691 đoàn (40 đoàn Trung ương, 19 đoàn nước ngoài, 632 đoàn trong nước) với 38.127 lượt người, trong đó nhân dân là 19.650 người đã vào viếng.[43]


Ngày 26 tháng 7 năm 2024

sửa

Lễ viếng

sửa

Từ sáng sớm ngày 26 tháng 7, đã có rất đông người tập trung tại 3 địa điểm để chờ vào viếng.[44] Lễ viếng kéo dài đến 13 giờ cùng ngày.[45][46] Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật đã hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt tại lễ viếng. Tác phẩm này là một bức chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được ghép từ hàng nghìn bức ảnh nhỏ.[47][48]

Lễ truy điệu

sửa

Đúng 13 giờ, lễ truy điệu bắt đầu. Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tuyên bố Lễ truy điệu. Sau khi cử Quốc ca, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đọc lời điếu.[49][50] Sau phút mặc niệm, ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt gia đình phát biểu cảm ơn.[51]

Đưa tang

sửa
 
Lễ di quan Nguyễn Phú Trọng

Sau Lễ truy điệu, Ban Tổ chức lễ tang đã đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khỏi phòng tang, theo thứ tự: di ảnh - gối huân chương - Quốc kỳ - bát hương - linh cữu. Cùng khiêng phía đầu linh cữu có Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường.[52] Sau đó, đội công tác đưa linh cữu lên xe tang, có gắn một khẩu lựu pháo 112mm phía cuối xe.[53]

Đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Nhà tang lễ Quốc gia[52], dự kiến đi qua một số tuyến đường của Thành phố Hà Nội (Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Quảng trường Cách mạng Tháng 8 - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Kim Mã - Đào Tấn - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - đường gom Đại lộ Thăng Long - Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu) để đến Nghĩa trang Mai Dịch.[54] Dọc tuyến đường đưa tang, Thành phố Hà Nội đã cấm triệt để hoặc một phần các phương tiện giao thông[55] để phục vụ đoàn xe tang. Dọc tuyến đường, hàng nghìn người dân đã đổ ra đường để chờ đoàn xe chở linh cữu đi qua.[56] Nhiều người dân đứng dọc bên đường cầm di ảnh người quá cố, cờ rủ, vẫy tay tiễn biệt Tổng Bí thư khi linh xa đi qua. Một số còn cùng nhau hát quốc ca và hô to "Bác Trọng muôn năm".[57][58]

Lễ an táng

sửa
 
Phần mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Quốc tang

Đúng 14 giờ 50, đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến Nghĩa trang Mai Dịch. Vào 14 giờ 58 phút, Đại tá Nguyễn Thiện Học - Đoàn trưởng Đoàn Nghi lễ Quân đội tuyên bố Lễ an táng bắt đầu. Đội nghi lễ chuyển linh cữu vào vị trí an táng. Đúng 15 giờ, trong tiếng nhạc "Hành khúc tang lễ", linh cữu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đưa xuống phần mộ. Sau đó, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; gia đình đã thực hiện nghi thức thả hoa và nắm đất đầu tiên xuống phần mộ. Kết thúc lễ an táng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường thay mặt Ban Lễ tang và gia đình phát biểu cảm ơn.[59][60]

Tại Nghĩa trang Mai Dịch, phần mộ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm ở phía phải của Đài Tổ quốc ghi công; phía sau phần mộ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, phần mộ cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nằm gần phần mộ của cố Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ.[61]

Danh sách các đoàn viếng

sửa

Trong nước

sửa

Truyền thông đưa thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, cho hay, trong 2 ngày Quốc tang, đã có 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, người dân đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội:[62]

  • Tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội): 434 đoàn, với 136.886 lượt người;
  • Tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội: 1.588 đoàn, với 56.600 lượt người;
  • Tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh: 3.585 đoàn, với 58.532 lượt người.

Trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Việt Nam (VNeID), có hơn 483.000 lượt người truy cập viết lời chia buồn.

Quốc tế

sửa
 
Bản đồ các quốc gia cử đoàn ngoại giao đến Việt Nam tham dự lễ viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Có trên 100 đoàn khách quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).[63]

Danh sách các quốc gia, tổ chức quốc tế cử đoàn ngoại giao đến Việt Nam tham dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày Quốc gia / Tổ chức quốc tế Trưởng đoàn Ghi chú
25 tháng 7   Cuba Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Esteban Lazo Hernández [64]
  Hàn Quốc Thủ tướng Han Duck-soo (đặc phái viên của Tổng thống Yoon Suk-yeol) [65]
  Úc Chủ tịch Thượng viện Sue Lines [65]
  Indonesia Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Amran Sulaiman [65]
  Algérie Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến binh và người có công Laid Rebiga [66]
  Vanuatu Bộ trưởng, Tổng chưởng lý Arnold Kiel Loughman [65]
  Ấn Độ Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval [67]
  Thụy Sĩ Quốc vụ khanh Ngoại giao Alexandre Fasel
  Campuchia Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen [68]
  Liên minh Châu Âu Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell
  New Zealand Cựu Tổng thư ký Khối Thịnh vượng chung, cựu Phó Thủ tướng Donald C. McKinnon
  Nhật Bản Cựu Thủ tướng Suga Yoshihide[69] (đặc phái viên của Thủ tướng Kishida Fumio)

Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản Shii Kazuo

  Trung Quốc Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Vương Hỗ Ninh (đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình)
  CHDCND Triều Tiên Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gửi vòng hoa viếng
  Myanmar Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Đô đốc Tin Aung San
  Lào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Chansamone Chanyalath

  Nga Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Pyotr Olegovich Tolstoy

Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Leonid Kalashnikov

  Singapore Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong
  Guinea-Bissau Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Guinea-Bissau Nancy Raisa Cardoso
  Cộng hòa Dominica Nghị sĩ Quốc hội, Bí thư Trung ương, Trưởng Ban quốc tế Đảng phong trào cánh tả thống nhất Martha Pevez
26 tháng 7   Belarus Phó Chủ tịch Thượng viện Belarus Siarhei Khamenka
  Anh Đảng Cộng sản Anh
  Philippines Bộ trưởng Nông nghiệp Francisco Tiu Laurel Jr. (đặc phái viên của Tổng thống Philippines Bongbong Marcos)
  Malaysia Phó Thủ tướng Fadillah Yusof
  Thái Lan Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Jakkapong Sangmanee (đặc phái viên của Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin)

Ngày 22 tháng 7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ đến Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một phần trong chuyến công du các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 3 tháng 8.[70][71] Tuy nhiên, theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 24 tháng 7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết ông Blinken sẽ dời lịch trình chuyến thăm lên ngày 25 tháng 7. Do đó, ông không thể tham dự lễ tang Nguyễn Phú Trọng,[72] nhưng vẫn sẽ đến viếng và chia buồn.

 
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đến tư gia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong một diễn biến khác, ngày 26 tháng 7 năm 2024, trang web của Nhà Trắng thông cáo Tổng thống Joe Biden đã cử một phái đoàn đại diện tổng thống sang Việt Nam để viếng và chia buồn, gồm Ngoại trưởng Antony Blinken (Trưởng phái đoàn), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel J. Kritenbrink.[73] Tối ngày 27 tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cùng phái đoàn Hoa Kỳ đã đến thắp hương viếng và chia buồn tại căn nhà của Nguyễn Phú Trọng.[74]

Ảnh hưởng

sửa

Văn hóa đại chúng

sửa

Trong tối ngày 19 tháng 7, sau thông tin về sự qua đời của Nguyễn Phú Trọng, một số người dân đã thay đổi ảnh đại diện, ảnh bìa và cập nhật nhiều dòng trạng thái liên quan đến ông lên mạng xã hội Facebook.[75] Cho đến ngày 20 tháng 7, một bộ phim tài liệu về cuộc đời của Nguyễn Phú Trọng mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực do Điện ảnh Quân đội Nhân dân sản xuất và do Quân ủy Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo nội dung; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo sản xuất. Bộ phim được trình chiếu nhằm tôn vinh sự nghiệp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam. Trong phim ông cũng được mô tả từ quá trình trưởng thành trong tư tưởng đến khi trở thành Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư như một người cộng sản với "tấm gương sáng" cho cách mạng.[11] Bộ phim sau đó cũng đã được trình chiếu trên các màn hình cỡ lớn tại một số sân bay ở Việt Nam. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng đưa ra thông báo trong hai ngày diễn ra Quốc tang, các hoạt động liên quan đến quảng cáo vui chơi tại các địa điểm sân bay cũng sẽ bị tạm dừng và được trình chiếu thay thế bằng hình ảnh, tư liệu, bài viết về Nguyễn Phú Trọng.[76] Cho đến ngày 25 tháng 7, nhiều trang web của các cơ quan nhà nước đều chuyển đổi sang màu trắng đen.[23]

Không chỉ ở các trụ sở cơ quan nhà nước, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều màn hình led của các tòa nhà hay tại các nút giao thông công cộng cũng trình chiếu hình ảnh, phim tài liệu về Nguyễn Phú Trọng.[77] Trước đó vào tối ngày 19 tháng 7, tại chùa Vĩnh Nghiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh, các chức sắc tôn giáo trong chùa đã bắt đầu thực hiện đặt di ảnh của ông Trọng lên khu vực nhà tổ và di dời lên chánh điện của Chùa từ ngày 23 tháng 7 để cho nhiều người đến thăm viếng.[78] Tương tự, tại chùa Thiên Châu, tỉnh Long An cũng như nhiều chùa trên toàn quốc đã tổ chức cho mọi người viếng thăm cũng như tổ chức cầu siêu cho Nguyễn Phú Trọng từ lúc ông từ trần cho đến khi Quốc tang kết thúc.[79] Các chùa đồng loạt thỉnh chuông, trống Bát Nhã và làm lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào hai thời điểm: 7h ngày 25/07 - thời điểm bắt đầu lễ viếng - và 13h ngày 26/07 - thời điểm diễn ra lễ truy điệu.[80]

Đánh giá

sửa

Truyền thông

sửa

Quốc tế

sửa

Dẫn lời trên BBC News, Tiến sĩ và là nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A đã cho rằng, ông là một "người cộng sản kiên định cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam". Tuy nhiên, ông cũng phủ nhận thành quả trong chiến dịch đốt lò mà ông Trọng để lại, đồng thời xem nó như một sự "thất bại" gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam vì tâm lý lo sợ, không dám làm.[81] Trong khi đó, nhà nghiên cứu chính trị, Giáo sư tại National War College Zachary Abuza dẫn lời trên South China Morning Post cho rằng, Việt Nam sẽ có khá ít chính sách được hoạch định sau sự ra đi của Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên, đây có thể là điều có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.[82] Tương tự, một số doanh nhân và nhà phân tích đã dẫn lời trên Reuters cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng "ít nhất là trong ngắn hạn" khi với vai trò lãnh đạo của Tô Lâm sẽ có thể "giảm bớt tình trạng bất ổn chính trị và đấu đá phe phái".[23] Hãng thông tấn Associated Press cho biết, việc Nguyễn Phú Trọng qua đời đã để lại khoảng trống chính trị lớn cho Việt Nam.[83]

Mặt khác, Nguyễn Khắc Giang thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho biết, đây là sẽ là một thời khắc có sự chuyển biến và thay đổi của Việt Nam. Đồng thời, chính sách "ngoại giao cây tre" của Việt Nam từ thời Nguyễn Phú Trọng được cho là vẫn sẽ kế thừa cho đến sau này. Giáo sư Alexander Vuving cho rằng, việc ông Trọng qua đời đã khiến cho cuộc tranh giành quyền lực căng thẳng hơn và chiến dịch đốt lò sẽ được xem là công cụ tranh giành "mạnh mẽ" trong giai đoạn này. Tuy nhiên, ông lại cho rằng quan hệ ngoại giao Việt Nam có thể thay đổi khi quyết đoán hơn đối với Bắc Kinh, quan hệ tệ hơn với Campuchia hoặc sự thay đổi trong chính sách đối với Hoa Kỳ.[82] Đăng tải trên The Guardian, nhiều nhà phân tích cho biết, dựa trên quyền lực mà ông Trọng đã để lại, người kế nhiệm ông cũng sẽ khó có thể thay đổi các chính sách liên quan đến kinh tế, đối ngoại cũng như là thái độ đối với những người bất đồng chính kiến.[84] Vấn đề đàn áp nhân quyền cũng được cho sẽ gia tăng khi Tô Lâm mong muốn tập trung quyền lực theo xu hướng cai trị chuyên quyền hơn theo mô hình giống Trung Quốc thay vì được quyết định bởi tập thể.[23] Giáo sư Carl Thayer dẫn lời trên The New York Times cho rằng sau cái chết của Nguyễn Phú Trọng, quyền lực càng ngày càng nhiều đối với Tô Lâm nhưng đồng thời cũng nhiều người không muốn ông nắm giữ nhiều quyền lực trong tay hơn.[85]

Nhìn về quá trình lãnh đạo Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng, tờ báo Financial Times, cho rằng ông đã củng cố quyền lực và làm suy yếu nhiều chức vụ khác trong tứ trụ. Đồng thời, ông cũng được đánh giá là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất đối với Việt Nam kể từ Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn giữ chức Tổng Bí thư từ năm 2011, Việt Nam đã thu hút hàng tỷ đô la Mỹ đầu tư từ nước ngoài và là một trong các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của AppleSamsung. Đồng thời, cũng ca ngợi thành tựu ngoại giao của ông giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga cũng như chiến dịch chống tham nhũng do ông đứng đầu. Theo Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Eurasia Group Peter Mumford cho rằng, các chiến dịch chống tham nhũng có thể sẽ giảm bớt sau sự ra đi của ông.[86]

Phản ứng quốc tế

sửa

Các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác đã gửi các điện/thư/thông điệp chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch Quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) - Đức, Chủ tịch Viện Rosa - Luxemburg - Đức và Chủ tịch Quỹ Hòa bình Xô viết (SMF) – Nga gửi thư chia buồn đến Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung.[107]

Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào, Hội hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam, Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc, Hội Hữu nghị Nga - Việt, Ủy ban đối ngoại thành phố Saint , Hội Hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Á - Phi Mỹ Latinh Nhật Bản, Mặt trận Giải phóng Nhân dân Sri Lanka, Ủy ban Hòa bình Ai Cập, Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam, Hội Hữu nghị Úc - Việt Nam đã gửi các điện, thư chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam...[107]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. Báo Nhân dân. ngày 19 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ “Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”. TUOI TRE ONLINE. 20 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ a b “Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo điện tử chính phủ. ngày 20 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ “Hơn 252.000 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. VOV.VN. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ a b “Người phát ngôn trả lời câu hỏi về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. Báo Người Lao Động. 26 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi.
  6. ^ Châu Như Quỳnh (25 tháng 4 năm 2019). “Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Thực hư về tình hình sức khỏe của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 17 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ a b c “Tranh cãi về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đâu là sự thật?”. Đài Á Châu Tự Do. 15 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ a b Võ Văn Tạo (13 tháng 5 năm 2019). “Việt Nam: Vì sao bệnh tình ông Trọng thành đại sự ?”. Đài phát thanh quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ a b “Mạng xã hội ồn ào tin sức khỏe TBT, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng”. BBC News tiếng Việt. 14 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ a b Chí Quốc (26 tháng 4 năm 2019). “Chủ tịch Quốc hội thông tin về sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ Nguyen Dieu Tu Uyen; Philip Heijmans (12 tháng 1 năm 2024). “Vietnam's Communist Party Chief Hospitalized After Falling Ill” [Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhập viện sau khi lâm bệnh]. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ a b “Sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được quan tâm, công an địa phương bất ngờ bác bỏ”. BBC News Tiếng Việt. 14 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Kỳ họp bất thường lần thứ 5 giữa đồn đoán về sức khỏe”. BBC News Tiếng Việt. 15 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  15. ^ “Thủ tướng Việt Nam nói sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 'mọi sự đều tốt'. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 17 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  16. ^ Thu Hằng (4 tháng 3 năm 2024). “Tạp chí Việt Nam - Việt Nam : Đảng "quyết liệt" diệt tham nhũng do tình trạng sức khỏe của tổng bí thư?”. Đài Phát thanh Quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  17. ^ “Tân chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, ông Nguyễn Phú Trọng vắng mặt”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 22 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  18. ^ a b “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tục vắng mặt trong nhiều sự kiện quan trọng”. BBC News Tiếng Việt. 10 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  19. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Cuộc đời - Sự nghiệp - Di sản”. BBC News Tiếng Việt. 19 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  20. ^ “THÔNG BÁO CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  21. ^ “TRAO TẶNG HUÂN CHƯƠNG SAO VÀNG CHO TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  22. ^ TTXVN (20 tháng 7 năm 2024). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  23. ^ a b c d Phuong Nguyen; Francesco Guarascio (19 tháng 7 năm 2024). “Vietnam's top leader Trong dies at 80 after long rule”. Reuters. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  24. ^ VTV, BAO DIEN TU. “Thời sự 19h VTV1 - 19/7/2024 - Video đã phát trên VTV1 | VTV.VN”. BAO DIEN TU VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  25. ^ “Phim tài liệu ĐẶC BIỆT về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo KIÊN TRUNG, TRÍ TUỆ và MẪU MỰC”. 24 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  26. ^ a b T.Nhung (20 tháng 7 năm 2024). “Nghe tin bác Nguyễn Phú Trọng mất, khắp nơi thấy lòng buồn nặng trĩu”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  27. ^ “Quy định về việc tổ chức Lễ Quốc tang như thế nào?”. Báo Quân đội nhân dân. 20 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  28. ^ Ban lễ tang (20 tháng 7 năm 2024). “Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  29. ^ “Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo điện tử Chính phủ. 25 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  30. ^ Thu Hồng (24 tháng 7 năm 2024). “TP HCM: Nhiều tuyến đường hạn chế lưu thông trong 2 ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  31. ^ Mạnh Khánh (20 tháng 7 năm 2024). “Người dân Đông Anh tiếc thương nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  32. ^ “Lập sổ tang điện tử trên VNeID để người dân tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo điện tử Chính phủ. 24 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  33. ^ Duy Minh (25 tháng 7 năm 2024). “An ninh thắt chặt, người dân xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  34. ^ Phương Thảo (25 tháng 7 năm 2024). “[Phóng sự ảnh]: Người dân thủ đô xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Tạp chí điện tử VnEconomy. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  35. ^ Trọng Tài; Nguyễn Minh (25 tháng 7 năm 2024). “Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  36. ^ Nhóm PV (25 tháng 7 năm 2024). “Trực tiếp Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  37. ^ a b Thơ Hoàng (25 tháng 7 năm 2024). “Thông tin về Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Tạp chí Môi trường & Cuộc sống. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  38. ^ “Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay”. Báo Nhân Dân điện tử. 25 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  39. ^ “Người dân đến viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP.HCM chỉ cần mang theo căn cước”. TTBC-HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  40. ^ “Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. BAO DIEN TU VTV. 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  41. ^ a b daibieunhandan.vn. “Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Đại biểu Nhân dân. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  42. ^ baotintuc.vn (25 tháng 7 năm 2024). “TP Hồ Chí Minh: Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng đông”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  43. ^ thanhnien.vn (25 tháng 7 năm 2024). “Gần 4 vạn người viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất”. thanhnien.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  44. ^ baotintuc.vn (26 tháng 7 năm 2024). “Dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP Hồ Chí Minh”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  45. ^ “Từ 13 giờ chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. dangcongsan.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  46. ^ “Trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 26/7”. Báo điện tử Tiền Phong. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  47. ^ “Bức tranh kính với hàng nghìn ảnh chân dung tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. baotintuc.vn. 25 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  48. ^ VOVTV. “Bức tranh kính với hàng nghìn ảnh chân dung tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. truyenhinhvov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  49. ^ baotintuc.vn (26 tháng 7 năm 2024). “Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. baotintuc.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  50. ^ Vietnam+ (VietnamPlus) (26 tháng 7 năm 2024). “Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Vietnam+ (VietnamPlus). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  51. ^ “Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Nhân Dân điện tử. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  52. ^ a b baotintuc.vn (26 tháng 7 năm 2024). “Lễ đưa tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. baotintuc.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  53. ^ “Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  54. ^ “Lộ trình đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nghĩa trang Mai Dịch”. Báo điện tử Dân Trí. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  55. ^ “Phân luồng chi tiết tại Hà Nội phục vụ Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”. TUOI TRE ONLINE. 24 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  56. ^ “Người dân đổ ra đường chờ đợi tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. VOV.VN. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  57. ^ “Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên phố Hà Nội”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  58. ^ Vietnam+ (VietnamPlus) (26 tháng 7 năm 2024). “Người dân hát Quốc ca và hô vang "Tổng Bí thư muôn năm" vào giờ phút tiễn biệt”. Vietnam+ (VietnamPlus). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  59. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  60. ^ “Cử hành trọng thể lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Nhân Dân điện tử. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  61. ^ “Trang nghiêm Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  62. ^ “Hơn 252.000 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. VOV.VN. 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  63. ^ Trần Thường. “Hơn 252.000 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. VietNamNet News. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  64. ^ baotintuc.vn (25 tháng 7 năm 2024). “Đoàn Cộng hòa Cuba viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. baotintuc.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  65. ^ a b c d “Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo tin tức. 25 tháng 7 năm 2024.
  66. ^ “Đoàn Algeria viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Thông tấn xã Việt Nam.
  67. ^ baotintuc.vn (25 tháng 7 năm 2024). “Đoàn Thụy Sĩ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. baotintuc.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  68. ^ baotintuc.vn (25 tháng 7 năm 2024). “Đoàn Campuchia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  69. ^ “チョン・ベトナム共産党書記長の国葬への菅総理特使参列”. Bộ Ngoại giao Nhật Bản. ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  70. ^ “Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Pháp luật Online. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  71. ^ “Secretary Blinken's Travel to Laos, Vietnam, Japan, the Philippines, Singapore, and Mongolia”. United States Department of State (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  72. ^ “Ngoại trưởng Mỹ lùi lịch trình chuyến thăm châu Á”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  73. ^ House, The White (26 tháng 7 năm 2024). “President Biden Announces Presidential Delegation to the Socialist Republic of Vietnam to Honor the Passing of General Secretary Nguyễn Phú Trọng of Vietnam”. The White House (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  74. ^ “Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thắp hương và chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Điện tử Chính phủ. 27 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  75. ^ Chuyển động 24h (20 tháng 7 năm 2024). “Người dân bày tỏ lòng kính trọng và tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  76. ^ Phi Long (24 tháng 7 năm 2024). “Các sân bay chiếu phim tư liệu và treo ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  77. ^ Mạnh Linh; Hoàng Tuyết (25 tháng 7 năm 2024). “TP Hồ Chí Minh: Các màn hình công cộng đồng loạt đưa hình ảnh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  78. ^ Phước Huệ; Quỳnh Anh (23 tháng 7 năm 2024). “Chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM đặt di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữa chánh điện để người dân đến viếng”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  79. ^ Quỳnh Trần; Hoàng Nam (23 tháng 7 năm 2024). “Người dân lên chùa tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  80. ^ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng dẫn tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Giác ngộ. Ngày 24 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập Ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  81. ^ “Nguyễn Phú Trọng - 'Người Cộng sản kiên định cuối cùng' và di sản 'đốt lò'. BBC News Tiếng Việt. 22 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  82. ^ a b Maria Siow (23 tháng 7 năm 2024). “Void at the top: Vietnam's Communist Party grapples with succession dilemma”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  83. ^ “Vietnam Communist Party chief Nguyen Phu Trong, the country's most powerful leader, dies at age 80”. Associated Press (bằng tiếng Anh). 19 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  84. ^ Ratcliffe, Rebecca; correspondent, Rebecca Ratcliffe South-east Asia (19 tháng 7 năm 2024). “Vietnam's Communist leader dies aged 80 creating power vacuum”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  85. ^ Paddock, Richard C. (20 tháng 7 năm 2024). “Death of Vietnam's Top Leader Raises Questions of Succession”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  86. ^ A. Anantha Lakshmi (19 tháng 7 năm 2024). “Death of Vietnamese leader Nguyen Phu Trong leaves succession open”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  87. ^ “Lãnh đạo Liên hợp quốc gửi lời chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. VTV. 20 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  88. ^ “Lãnh đạo quốc tế gửi điện, thư và thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. Thanh tra Việt Nam. 22 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  89. ^ baochinhphu.vn (24 tháng 7 năm 2024). “Tuyên bố chung của các lãnh đạo cấp cao ASEAN về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. baochinhphu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  90. ^ “CUBA TUYÊN BỐ QUỐC TANG TƯỞNG NIỆM TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG”. Báo điện tử Chính phủ. ngày 20 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  91. ^ “Thủ tướng Thái Lan và kiều bào tại Thái Lan chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Nhân Dân. ngày 20 tháng 7 năm 2024.[liên kết hỏng]
  92. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x “Nhà vua Anh, Thái Lan gửi điện chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  93. ^ a b c “Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới”. Vietnamnet. Ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập Ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  94. ^ “Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. VNEXPRESS. Ngày 1 tháng 8 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập Ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  95. ^ “Lãnh đạo Ấn Độ gửi lời chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  96. ^ “Hạ viện Ấn Độ dành một phút mặc niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”. VnExpress. 22 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  97. ^ a b c d e f g h i j k “Lãnh đạo các nước, chính đảng, tổ chức quốc tế gửi lời chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  98. ^ “Tổng thống Nga Putin chia buồn về việc Tổng Bí thư BCHTW ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần”. Sputnik Việt Nam. 19 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  99. ^ “Lãnh đạo Nga gửi điện/thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  100. ^ a b c d Ngọc Tân (20 tháng 7 năm 2024). “Tổng thống Mỹ Biden và lãnh đạo các nước chia buồn với Việt Nam”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  101. ^ “Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo điện tử VTV. 20 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  102. ^ “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Xây dụng chính sách. Ngày 22 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập Ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  103. ^ “Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo điện tử Chính phủ. ngày 22 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  104. ^ “Laos announces state funeral in memorial of Party General Secretary Nguyen Phu Trong”. VnExpress. 22 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  105. ^ “Cảm động trước bức thư đầy nước mắt Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Thanh tra. Ngày 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  106. ^ a b c d e “Thư, điện chia buồn của bạn bè quốc tế gửi các tổ chức nhân dân Việt Nam”. Lao động. Ngày 25 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập Ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  107. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa “Lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế chia buồn với Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư”. VietNamNet. Ngày 26 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  108. ^ “Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Kinh tế và Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  109. ^ a b c d e f g h i j “Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. VietNamplus. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  110. ^ “Lãnh đạo Australia gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  111. ^ “Điện chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  112. ^ a b c d e f g h i j k “Tổng thống Pháp, Italia và lãnh đạo nhiều nước chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. VietNamNet. Ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  113. ^ “ĐTC Phanxicô gởi điện thư chia buồn về sự qua đời của ông Nguyễn Phú Trọng”. Vatican News. 23 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  114. ^ “New Zealand cử đặc phái viên sang Việt Nam dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  115. ^ a b c d e f g h i j k l m “Giáo hoàng Francis và lãnh đạo nhiều nước chia buồn Tổng Bí thư từ trần”. VietNamNet. Ngày 24 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2024.