Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là chức vụ do các nhóm khu vực đề cử luân phiên do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu theo một khóa họp. Chủ tịch là người chủ trì phiên họp đại hội đồng.

Chủ tịch Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc
Biểu tượng Liên Hợp Quốc
Đương nhiệm
Trinidad và Tobago Dennis Francis

từ 2023
Bổ nhiệm bởiĐại hội đồng Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ1 năm
Người đầu tiên nhậm chứcBỉ Paul-Henri Spaak
Thành lập1946
WebsiteDanh sách Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Bầu cử

sửa
 
Bản đồ các quốc gia có đại diện làm Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, tới phiên họp thứ 59 2014-2015

Phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thường diễn ra vào tháng 9 hàng năm, các phiên họp đặc biệt hoặc khẩn cấp đặc biệt đều do chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chủ trì.

Các Chủ tịch được bầu chọn luân phiên theo các nhóm khu vực được phân chia theo địa lý: châu Phi, Đông Âu, châu Á, Mỹ Latin và Caribbean, Tây Âu và các nước khác.

Vì chức vụ quan trọng trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia lớn nhất, mạnh nhất chưa bao giờ giữ nhiệm kỳ chủ tịch, chẳng hạn như: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Nhật Bản, Nga, Liên hiệp Anh, Hoa Kỳ. Đặc biệt theo phong tục, chức chủ tịch không do các nước ủy viên thường trực Liên Hợp Quốc nắm giữ.

Quốc gia có 2 lần làm chủ tịch Đại hội đồng là Argentina, còn lại đều có 1 lần. Chức vụ không được tính trong các phiên họp đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp.

Danh sách chủ tịch

sửa
Năm bầu Chân dung Chủ tịch[1] Thành viên LHQ Nhóm Phiên họp
1946   Paul-Henri Spaak   Bỉ Tây Âu lần thứ nhất
1947   Osvaldo Aranha   Brazil Mỹ Latin lần thứ 2
đặc biệt lần thứ 1
1948   José Arce   Argentina Mỹ Latin đặc biệt lần thứ 2
1948   Herbert Vere Evatt   Úc Khối Thịnh vượng chung lần thứ 3
1949   Carlos P. Romulo   Philippines Đông Âu và châu Á lần thứ 4
1950   Nasrollah Entezam   Iran Đông Âu và châu Á lần thứ 5
1951 Luis Padilla Nervo   Mexico Mỹ Latin lần thứ 6
1952   Lester B. Pearson   Canada Khối Thịnh vượng chung lần thứ 7
1953   Vijaya Lakshmi Pandit   Ấn Độ Khối Thịnh vượng chung lần thứ 8, Chủ tịch là phụ nữ đầu tiên
1954   Eelco van Kleffens   Hà Lan Tây Âu lần thứ 9
1955   José Maza Fernández   Chile Mỹ Latin lần thứ 10
1956 Rudecindo Ortega   Chile Mỹ Latin khẩn cấp đặc biệt lần thứ 1
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 2
1956   Wan Waithayakon   Thái Lan Đông Âu và châu Á lần thứ 11
1957   Leslie Munro   New Zealand Khối Thịnh vượng chung lần thứ 12
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 3
1958   Charles Malik   Lebanon Trung Đông lần thứ 13
1959   Víctor Andrés Belaúnde   Perú Mỹ Latin lần thứ 14
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 4
1960   Frederick Boland   Ireland Tây Âu lần thứ 15
đặc biệt lần thứ 3
1961   Mongi Slim   Tunisia Trung Đông lần thứ 16
1962   Muhammad Zafarullah Khan   Pakistan Khối Thịnh vượng chung lần thứ 17
đặc biệt lần thứ 4
1963 Carlos Sosa Rodríguez   Venezuela Mỹ Latin lần thứ 18
1964 Alex Quaison-Sackey   Ghana Khối Thịnh vượng chung lần thứ 19
1965   Amintore Fanfani   Ý Tây Âu lần thứ 20
1966 Abdul Rahman Pazhwak   Afghanistan Châu Á lần thứ 21
đặc biệt lần thứ 5
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 5
1967   Corneliu Mănescu   Romania Đông Âu lần thứ 22
1968 Emilio Arenales Catalán   Guatemala Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 23
1969   Angie Brooks   Liberia Châu Phi lần thứ 24
1970 Edvard Hambro   Na Uy Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 25
1971   Adam Malik   Indonesia Châu Á lần thứ 26
1972 Stanisław Trepczyński   Ba Lan Đông Âu lần thứ 27
1973 Leopoldo Benites   Ecuador Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 28
đặc biệt lần thứ 6
1974   Abdelaziz Bouteflika   Algérie Châu Phi lần thứ 29
đặc biệt lần thứ 7
1975   Gaston Thorn   Luxembourg Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 30
1976 Hamilton Shirley Amerasinghe   Sri Lanka Châu Á lần thứ 31
1977 Lazar Mojsov   Nam Tư Đông Âu lần thứ 32
đặc biệt lần thứ 8
đặc biệt lần thứ 9
đặc biệt lần thứ 10
1978 Indalecio Liévano   Colombia Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 33
1979   Salim Ahmed Salim   Cộng hòa Thống nhất Tanzania Châu Phi lần thứ 34
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 6
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 7
đặc biệt lần thứ 11
1980 Rüdiger von Wechmar   Cộng hòa Liên bang Đức Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 35
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 8
1981 Ismat T. Kittani   Iraq Châu Á lần thứ 36
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 7—tiếp diễn
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 9
đặc biệt lần thứ 12
1982   Imre Hollai   Hungary Đông Âu lần thứ 37
1983 Jorge Illueca   Panama Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 38
1984 Paul J. F. Lusaka   Zambia Châu Phi lần thứ 39
1985 Jaime de Piniés   Tây Ban Nha Tây Âu và còn lại lần thứ 40
đặc biệt lần thứ 13
1986 Humayun Rashid Choudhury   Bangladesh Châu Á lần thứ 41
đặc biệt lần thứ 14
1987   Peter Florin   Cộng hòa Dân chủ Đức Đông Âu lần thứ 42
đặc biệt lần thứ 15
1988   Dante Caputo   Argentina Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 43
1989 Joseph Nanven Garba   Nigeria Châu Phi lần thứ 44
đặc biệt lần thứ 16
đặc biệt lần thứ 17
đặc biệt lần thứ 18
1990   Guido de Marco   Malta Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 45
1991 Samir Shihabi   Ả Rập Xê Út Châu Á lần thứ 46
1992 Stoyan Ganev   Bulgaria Đông Âu lần thứ 47
1993   Rudy Insanally   Guyana Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 48
1994   Amara Essy   Bờ Biển Ngà Châu Phi lần thứ 49
1995   Diogo de Freitas do Amaral   Bồ Đào Nha Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 50
1996 Razali Ismail   Malaysia Châu Á lần thứ 51
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 10
đặc biệt lần thứ 19
1997   Hennadiy Udovenko   Ukraina Đông Âu lần thứ 52
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 10—tiếp diễn
đặc biệt lần thứ 20
1998   Didier Opertti   Uruguay Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 53
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 10—tiếp diễn
đặc biệt lần thứ 21
1999   Theo-Ben Gurirab   Namibia Châu Phi lần thứ 54
đặc biệt lần thứ 22
đặc biệt lần thứ 23
đặc biệt lần thứ 24
2000   Harri Holkeri   Phần Lan Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 55
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 10-tiếp diễn
đặc biệt lần thứ 25
đặc biệt lần thứ 26
2001   Han Seung-soo   Hàn Quốc Châu Á lần thứ 56
2002   Jan Kavan   Cộng hòa Séc Đông Âu lần thứ 57
2003   Julian Hunte   Saint Lucia Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 58
2004   Jean Ping   Gabon Châu Phi lần thứ 59
2005   Jan Eliasson   Thụy Điển Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 60
2006   Haya Rashed Al-Khalifa   Bahrain Châu Á lần thứ 61
2007 không khung Srgjan Kerim   Cộng hòa Macedonia Đông Âu lần thứ 62
2008   Miguel d'Escoto Brockmann   Nicaragua Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 63
2009   Ali Treki   Libya Châu Phi lần thứ 64
2010   Joseph Deiss   Thụy Sĩ Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 65
2011   Nassir Al-Nasser[2]   Qatar Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 66
2012   Vuk Jeremić   Serbia Đông Âu lần thứ 67
2013   John William Ashe   Antigua và Barbuda Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 68
2014   Sam Kutesa   Uganda Châu Phi lần thứ 69
2015   Mogens Lykketoft   Đan Mạch Tây Âu và các quốc gia khác lần thứ 70
2016   Peter Thomson   Fiji Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 71
2017   Miroslav Lajčák   Slovakia Đông Âu lần thứ 72
2018   María Fernanda Espinosa   Ecuador Mỹ Latin và Caribbean lần thứ 73
2019   Tijjani Muhammad-Bande   Nigeria Châu Phi lần thứ 74
2020   Volkan Bozkır   Thổ Nhĩ Kỳ Tây Âu và các quốc gia khác Lần thứ 75
2021   Abdulla Shahid   Maldives Châu Á-Thái Bình Dương Lần thứ 76
khẩn cấp đặc biệt lần thứ 11

Nhóm khu vực

sửa

Trước 1966

sửa

Trước năm 1966 các nhóm khu vực đề cử được chia thành 5 nhóm gồm:

  • Khối thịnh vượng chung (COS)
  • Đông Âu và châu Á (EAS)
  • Mỹ Latin (LAS)
  • Trung Đông (MES)
  • Tây Âu (WES)

Sau 1966

sửa

Sau năm 1966 các nhóm khu vực đề cử được chia thành 5 nhóm gồm:

Đông Âu

sửa
 
Nhóm Đông Âu năm 2012, với số lần quốc gia từng là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, với các cựu quốc gia của chính thể

Nhóm khu vực Đông Âu được thành lập năm 1961 là một trong 5 nhóm khu vực biểu quyết tại Liên Hợp Quốc. Nhóm bao gồm các quốc gia Đông Âu và các nước thuộc Caucasus, tạo thành Khối phía Đông. châu Âu được chia làm 2 nhóm Đông Âu và nhóm Tây Âu và các quốc gia khác.

Các thành viên cũ
Các thành viên hiện tại

Tây Âu và các quốc gia khác

sửa
 
Thành viên nhóm Tây Âu và các quốc gia khác

Nhóm Tây Âu và các quốc gia khác còn được gọi WEOG. Nhóm được thành lập năm 1961. Hầu hết các quốc gia trong nhóm đều thuộc Tây Âu, các quốc gia khác ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới. Israel là quốc gia châu Á nhưng lại là thành viên của nhóm Tây Âu do các quốc gia Ả Rập phản đối việc tham gia nhóm. Canada, Úc, New Zealand, là các quốc gia gắn liền lịch sử chính trị và văn hóa với các nước Tây Âu nên được xếp vào nhóm. Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cả hai nhóm châu Á và Tây Âu nhưng với mục đích bầu cử thì thuộc Tây Âu. Trong nhóm Hoa Kỳ là quốc gia quan sát (không tham gia bỏ phiếu nhưng có quyền đề cử).

Thành viên của nhóm hiện tại gồm 28 quốc gia, cộng 1 quan sát. Quan sát viên là Hoa Kỳ tự nguyện không tham gia với tư cách thành viên, tham dự các phiên họp với tư cách quan sát viên. Tuy nhiên cũng có thể được coi là 1 thành viên vì việc đề cử ứng viên cho cuộc bầu cử tại Liên Hợp Quốc.

Thành viên thường trực của châu Âu
Thành viên thường trực ngoài châu Âu
Quan sát viên

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa