Benishangul-Gumuz, (tiếng Amhara:ቤንሻንጉል-ጉምዝ) cũng gọi là Benshangul/Gumaz, là một trong 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc (kililoch) của Ethiopia, giáp biên giới với bang Sennar, Nin Xanh của SudanThượng Nin của Nam Sudan. Trước đây nó được gọi là vùng 6, thủ phủ của vùng là Asosa. Theo Hiến pháp năm 1995, vùng được hình thành từ phần cực tây của tỉnh Gojjam (một phần phía bắc sông Abay), và phần cự tây bắc của tỉnh Welega (phần phía nam của Abay). Tên của vùng ghép từ hai dân tộc bản địa là người Berta (cũng được gọi là Benishangul) và người Gumuz.

Vùng Benishangul-Gumuz
ቤንሻንጉል-ጉምዝ
—  kilil  —

Hiệu kỳ

Ấn chương
Bản đồ Ethiopia thể hiện vùng Benishangul-Gumuz
Bản đồ Ethiopia thể hiện vùng Benishangul-Gumuz
Vùng Benishangul-Gumuz trên bản đồ Thế giới
Vùng Benishangul-Gumuz
Vùng Benishangul-Gumuz
Quốc giaEthiopia
Thủ phủAsosa
Diện tích
 • Tổng cộng50.699 km2 (19,575 mi2)
 [1]
Dân số (2007)
 • Tổng cộng784.345
 • Mật độ15/km2 (40/mi2)
Múi giờUTC+3
Mã ISO 3166ET-BE

Thành phần dân tộc trong vùng là người Berta (25,41%), người Amhara (21,69%), người Gumuz (20.88%), người Oromo (13,55%), người Shinasha (7,73%) và Agaw-Awi (4.22%). Các ngôn ngữ chính là tiếng Berta (25,15%), tiếng Amhara (22,46%), tiếng Gumuz (20,59%), tiếng Oromo (17,69%), tiếng Shinasha (4,58%) và Awngi (4.01%). 44,98% cư dân trong vùng là tín đồ Hồi giáo, 33,3% là tín đồ Ki-tô giáo Chính thống, 13,53% là tín đồ Tin Lành, và 7,09% có các đức tin truyền thống.[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “2011 National Statistics”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ Census 2007 Tables: Benishangul-Gumuz Region Lưu trữ 2010-11-14 tại Wayback Machine, Tables 2.1, 2.5, 3.1, 3.2, 3.4.

Liên kết ngoài

sửa