Bãi Trăng Khuyết

Bãi Trăng Khuyết là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Rạn vòng này nằm cách đô thị Rizal trên đảo Palawan của Philippines 71 hải lý (132 km) v

Bãi Trăng Khuyết là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm cách đô thị Rizal trên đảo Palawan của Philippines 71 hải lý (132 km) về phía tây.[1]

Thực thể địa lý tranh chấp
Bãi Trăng Khuyết
Ảnh vệ tinh chụp bãi Trăng Khuyết (tháng 8, 2022)
Địa lý
Vị trí của bãi Trăng Khuyết
Vị trí của bãi Trăng Khuyết
bãi
Trăng Khuyết
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°54′0″B 116°16′30″Đ / 8,9°B 116,275°Đ / 8.90000; 116.27500 (bãi Trăng Khuyết)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Bãi Trăng Khuyết là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn vòng này.

  • Tên gọi: bãi Trăng Khuyết; tiếng Anh: Half Moon Shoal; tiếng Filipino: Hasa-Hasa; tiếng Trung: 半月礁; bính âm: Bànyuè jiāo, Hán-Việt: Bán Nguyệt tiêu.
  • Đặc điểm: có dạng hơi giống hình chữ nhật. Chiều dài tính theo trục chính bắc-nam là 2,9 hải lý (5,4 km). Một vành đai đá san hô ngập sóng với chiều rộng, từ bắc xuống nam, từ 1,67 đến 1,35 hải lý (3,1 đến 2,5 km) bao quanh phần lớn chu vi của rạn vòng này. Chỉ có duy nhất một hòn đá nổi lên ở góc đông bắc với độ cao 1 m. Vụng biển (đầm nước) của bãi Trăng Khuyết có độ sâu khoảng 27 m và là nơi trú ẩn tốt cho tàu thuyền nhỏ.[2][3]

Sự kiện

sửa

Ngày 14 tháng 7 năm 2012, thị trưởng Kalayaan[Ghi chú 1] cho biết tàu frigate Đông Quan 560 (lớp Giang Hồ-V) của Trung Quốc đã bị mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết trong khoảng mười ngày trước đó.[1] Con tàu này cũng từng chạy vòng quanh khu vực bãi Trăng Khuyết nhiều lần[4] và từng bắn cảnh cáo ba tàu cá Philippines tại bãi Hải Sâm vào tháng 2 năm 2011. Ngày 15 tháng 7, Trung Quốc thông báo giải cứu thành công chiếc tàu bị mắc cạn vào lúc 5 giờ sáng (giờ chuẩn Trung Quốc) và đã sắp xếp đưa nó về cảng.[5]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Khái niệm chỉ nhóm đảo thuộc Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Pazzibugan, Dona Z. (14 tháng 7 năm 2012). “Chinese warship stuck on PH reef” (bằng tiếng Anh). Philippine Daily Inquirer. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 30. ISBN 978-1897643181.
  3. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 10.
  4. ^ Mỹ Loan (15 tháng 7 năm 2012). “Nghi vấn "mắc cạn" của tàu chiến Trung Quốc ở biển Đông”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ 16 tháng 7 năm 2012/1047695800.html “菲媒称中国军舰巡航半月礁羞辱菲"主权" [Truyền thông Philippines nói rằng tàu chiến của Trung Quốc xúc phạm "chủ quyền" của họ ở Bán Nguyệt tiêu]” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) (bằng tiếng Trung). 新浪. 16 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]