Kalayaan (nghĩa là "tự do") là một đô thị hạng 5 ở tỉnh Palawan, Philippines. Theo điều tra dân số và nhà ở của Philippines vào năm 2010 thì Kalayaan có 222 cư dân và tất cả đều sinh sống trên đảo Thị Tứ (tiếng Filipino: Pag-asa).[3] Kalayaan chính là đơn vị hành chính của Philippines thiết lập tại một khu vực của quần đảo Trường Sa vốn đang bị tranh chấp bởi sáu bên.

Kalayaan
—  Đô thị tự trị  —
Vị trí của Kalayaan so với toàn tỉnh Palawan
Vị trí của Kalayaan so với toàn tỉnh Palawan
Kalayaan trên bản đồ Philippines
Kalayaan
Kalayaan
Vị trí so với Philippines
Tọa độ: 11°03′11″B 114°17′5″Đ / 11,05306°B 114,28472°Đ / 11.05306; 114.28472
Quốc gia Philippines
VùngMIMAROPA (Vùng IV-B)
TỉnhPalawan
Đơn vị bầu cử Lập phápĐơn vị số 1 của tỉnh Palawan
Thành lập11 tháng 6 năm 1978
Barangay1
Chính quyền[1]
 • Thị trưởngEugenio B. Bito-Onon Jr.
Diện tích[2]
 • Tổng cộng290 km2 (110 mi2)
 • Đất liền0,9 km2 (0,3 mi2)
Dân số (2010)
 • Tổng cộng222
 • Mật độ0,77/km2 (2,0/mi2)
Mã bưu điện5322
Mã điện thoại48
Xếp hạng thu nhậpĐô thị hạng 5; nông thôn
Websitewww.kalayaanpalawan.gov.ph
Định nghĩa "Nhóm đảo Kalayaan" của Philippines theo Sắc lệnh Tổng thống số 1596

Kalayaan chỉ có một barangay (tương đương với huyện hay xã) là Pag-asa. Năm 1975, Philippines đã xây một đường băng dài 1.260 m với diện tích 5,6 ha được sử dụng chung cho dân sự và quân sự.[4] Dân ở đây chủ yếu là ngư dân di cư đến đây nhờ nỗ lực di dân của chính quyền Philipiness đưa dân lên các đảo thuộc Kalayaan nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình. Mỗi tháng một lần, tàu của hải quân Philipiness chở lương thực và thực phẩm đến đây. Đảo này có nhà máy lọc nước, máy phát điện, trạm thời tiết, tháp thông tin di động,...

Lịch sử

sửa

Quần đảo Trường Sa là tập hợp nhiều đảo nhỏ, rạn đá ngầm và bãi ngầm thuộc Biển Đông. Sáu bên gồm Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung QuốcViệt Nam đang tranh chấp quần đảo này ở các mức độ khác nhau. Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố sở hữu toàn bộ quần đảo này: Đài Loan chiếm giữ một đảo lớn nhất và một rạn đá ngầm (có một cồn cát nhỏ nổi trên đó), Trung Quốc chiếm giữ bảy rạn đá ngầm còn Việt Nam chiếm giữ hai mươi mốt đảo và rạn đá ngầm. Philippines tuyên bố chủ quyền hầu hết quần đảo và gọi phần mà họ đòi hỏi chủ quyền là Nhóm đảo Kalayaan. Malaysia chiếm giữ bảy rạn đá ngầm và bãi ngầm. Riêng Brunei chưa duy trì sự hiện diện quân sự trên quần đảo Trường Sa.

Năm 1947, luật sư và doanh nhân người PhilippinesTomás Cloma đã cùng đội ngư dân phát hiện ra nhiều nhóm đảo nhỏ, tức quần đảo Trường Sa, không có người ở trong Biển Đông. Ngày 11 tháng 5 năm 1956, Cloma cùng bốn mươi người khác chính thức chiếm hữu các đảo và đặt tên cả vùng này là Quần đảo Freedomland.

Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Cloma tuyên bố với toàn thế giới về việc thành lập chính phủ riêng cho Lãnh thổ Tự do Freedomland với thủ phủ đặt tại đảo Bình Nguyên (tiếng Filipino: Patag).[5] Từ năm 1968, chính quyền Philippines bắt đầu cho quân đội chiếm một số đảo Trường Sa. Năm 1971, nước này chính thức tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Kalayaan. Năm 1974, Cloma nhượng lại tuyên bố chủ quyền của mình cho chính phủ Philippines.[6]

Định nghĩa

sửa

Ngày 11 tháng 6 năm 1978, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ký Sắc lệnh Tổng thống số 1596 định nghĩa khái niệm Nhóm đảo Kalayaan như sau:

Từ một điểm (trên đường giới hạn lãnh thổ Philippines [theo Hiệp định Paris ký năm 1898]) nằm tại vĩ độ 7°40' Bắc và kinh độ 116°00' Đông, đi về phía tây dọc theo trục 7°40'B đến giao điểm với kinh tuyến 112°11'Đ, đi về phía bắc đến giao điểm với vĩ tuyến 9°00'B, đi về phía đông bắc đến giao điểm của vĩ tuyến 12°00'B và kinh tuyến 114°30'Đ, đi về phía đông dọc theo vĩ tuyến 12°00'B đến giao điểm với kinh tuyến 118°00'B, đi về phía nam dọc theo kinh tuyến 118°00'B đến giao điểm với vĩ tuyến 10°00'B rồi đi về phía tây nam để trở lại điểm ban đầu tại vĩ độ 7°40'B và kinh độ 116°00'Đ.[7]

Vào năm 2009, Philippines thông qua Luật Đường cơ sở Quần đảo và giữ nguyên cách diễn giải khái niệm "Nhóm đảo Kalayaan" theo sắc lệnh trên.[8] Từ đó, có thể thấy Philippines chính thức tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết quần đảo Trường Sa, chỉ trừ một số thực thể địa lý rõ ràng nằm ngoài phạm vi này, ví dụ đảo Trường Sa, đá Hoa Lau, đá Látđá Sác Lốt; đá Suối Cát ở toạ độ 7°37′30"B 113°48′Đ, tức là nằm rất sát đường giới hạn phía nam (7°40'B).

Địa lý

sửa

Phần Kalayaan do Philippines kiểm soát thực tế nằm ở phía tây tỉnh Palawan, bao gồm bảy đảo san hôcồn cát cùng ba rạn đá san hô ngầm. Danh sách như sau: (1) Pag-asa, (2) Likas, (3) Parola, (4) Lawak, (5) Kota, (6) Patag, (7) Panata, (8) Balagtas, (9) Rizal, (10) Ayungin.

Trong số các thực thể mà Philippines đang kiểm soát thì đảo Thị Tứ (Pag-asa) là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 37,2 ha (hoặc 32 ha[9]); đảo này đồng thời cũng là đảo đứng lớn thứ hai về diện tích trong quần đảo Trường Sa. Đảo lớn thứ nhì là đảo Bến Lạc (tiếng Filipino: Likas) với diện tích 18,6 ha (hoặc 15 ha[10]). Đảo này là nơi rùa biển lớn (tiếng Filipino: pawikan) đẻ trứng quanh năm. Độ mặn nước ngầm tại đây rất cao, nên các cây mang từ nơi khác đến đây bị còi cọc. Chỉ có các loại cây đặc hữu ở đây, phần lớn là các loại cây bãi biển, mới có thể phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tại đây. Đảo lớn thứ ba là đảo Song Tử Đông (tiếng Filipino: Parola). Đảo này cũng có độ mặn nước ngầm cao, và cây cối mọc ở đây chủ yếu là loại cây bãi biển. Các bãi san hô quanh đảo phần lớn bị tàn phá bởi việc sử dụng thuốc nổ bừa bãi do các thuyền đánh cá trong quá khứ. Một số đảo có chim di cư dùng làm chỗ nghỉ, và có rùa đẻ trứng. Trên các đảo này có nguồn phosphor phân chim có thể khai thác được với quy mô nhỏ.[cần dẫn nguồn]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Municipalities” (bằng tiếng Anh). Quezon City, Philippines: Department of the Interior and Local Government. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “Province: PALAWAN”. PSGC Interactive (bằng tiếng Anh). Makati City, Philippines: National Statistical Coordination Board. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ “Total Population by Province, City, Municipality and Barangay: as of ngày 1 tháng 5 năm 2010” (PDF) (bằng tiếng Anh). National Statistics Office (Philippines). Truy cập 4 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ Santos, Matikas (16 tháng 6 năm 2011). “Government looking to develop Pagasa Island in Spratlys” (bằng tiếng Anh). Philippine Daily Inquirer. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  5. ^ (Samuels 1982, tr. 82)
  6. ^ Severino 2010, tr. 70-71
  7. ^ “[Tóm lược Luật Đường cơ sở Quần đảo của Philippines và Sắc lệnh Tổng thống số 1596]” (PDF) (bằng tiếng Anh). U.S Navy. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012.
  8. ^ “Archipelagic Baselines Law of the Philippines [Luật Đường cơ sở Quần đảo của Philippines]” (bằng tiếng Anh). Senate of the Philippines. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ (Hancox & Prescott 1995, tr. 5)
  10. ^ (Hancox & Prescott 1995, tr. 7)

Thư mục

sửa
  • Hancox, David; Prescott, Victor (1995), A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands [Một mô tả địa lý về quần đảo Trường Sa và bảng kê các cuộc khảo sát thủy văn quần đảo này], Maritime Briefings, 1, International Boundaries Research Unit, University of Durham, ISBN 978-1897643181Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Samuels, Marwyn S. (1982), Contest for the South China Sea [Cuộc tranh giành Biển Đông], New York: Methuen, ISBN 0-416-33140-8Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Severino, Rodolfo C (2010), Where in the World is the Philippines? Debating Its National Territory [Philippines ở đâu trong thế giới? Bàn luận về lãnh thổ quốc gia Philippines], Institiute of South East Asian Studies, ISBN 978-981-4311-71-7Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)

Liên kết ngoài

sửa