Bãi Hải Sâm
Bãi Hải Sâm[1] là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm về phía bắc - đông bắc của đá Vành Khăn và cách đảo Vĩnh Viễn gần 12 hải lý (22 km) về phía nam.[2]
Thực thể địa lý tranh chấp Bãi Hải Sâm | |
---|---|
Địa lý | |
Vị trí | Biển Đông |
Tọa độ | 10°30′B 115°45′Đ / 10,5°B 115,75°Đ |
Tranh chấp giữa | |
Quốc gia | Đài Loan |
Quốc gia | Philippines |
Quốc gia | Trung Quốc |
Quốc gia | Việt Nam |
Bãi Hải Sâm có dạng hình tròn với đường kính khoảng 6 hải lý (11,2 km).[3]Vụng biển (đầm nước) có độ sâu từ 25 đến 46 m.[2] Có năm vị trí được đặt tên trên vành san hô của rạn san hô vòng này, tức năm "đá".
Bãi Hải Sâm là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn vòng này.
đá Triêm Đức
đá Hoa
đá
Ninh Cơ đá Hội Đức
đá Định Tường
Ảnh vệ tinh chụp bãi Hải Sâm (NASA) |
---|
Tên tiếng Việt | Tiếng Anh | Trung văn giản thể | Tiếng Filipino | Tọa độ | Diện tích (km²) |
---|---|---|---|---|---|
Bãi/Cụm Hải Sâm (tên cũ: cồn san hô Giắc-xôn) |
Jackson Atoll | 五方礁 (Ngũ Phương tiêu) |
Quirino | 10°30′B 115°45′Đ / 10,5°B 115,75°Đ | 98 |
Đá Triêm Đức (tên cũ: đá Đít-kim-sơn) |
Dickinson Reef | 五方头 (Ngũ Phương Đầu) |
10°32′9″B 115°47′20″Đ / 10,53583°B 115,78889°Đ | 1,1 | |
Đá Hoa | Hoare Reef | 五方北 (Ngũ Phương Bắc) |
10°32′5″B 115°43′51″Đ / 10,53472°B 115,73083°Đ | 1,4 | |
Đá Ninh Cơ (tên cũ: đá Đin) |
Deane Reef | 五方西 (Ngũ Phương Tây) |
10°29′59″B 115°42′22″Đ / 10,49972°B 115,70611°Đ | 1,9 | |
Đá Hội Đức (tên cũ: đá Hàn Sơn) |
Hampson Reef | 五方尾 (Ngũ Phương Vĩ) |
10°27′48″B 115°43′31″Đ / 10,46333°B 115,72528°Đ | 0,07 | |
Đá Định Tường (tên cũ: đá Pét) |
Petch Reef | 五方南 (Ngũ Phương Nam) |
10°27′37″B 115°46′50″Đ / 10,46028°B 115,78056°Đ | 1,2 |
Sự kiện
sửaNgày 25 tháng 2 năm 2011, tàu frigate Đông Quan 560 (lớp Giang Hồ-V) của Trung Quốc phát hiện ba tàu cá của ngư dân Philippines đang thả neo tại bãi Hải Sâm, gồm F/V Jaime DLS, F/V Mama Lydia DLS và F/V Maricris 12. Sau đó, Đông Quan 560 bắn ba phát đạn cách tàu F/V Maricris 12 0,3 hải lý (hơn 550 m), dù rằng trước đó F/V Maricris 12 đưa lý do gặp sự cố với dây neo và xin phía Trung Quốc "đợi một lát" để gỡ neo. Tàu cá của Philippines bèn cắt đứt dây neo và chạy về đảo Vĩnh Viễn - do Philippines kiểm soát.[6]
Tham khảo
sửa- ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
- ^ a b c Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 26. ISBN 9781897643181.
- ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 10.
- ^ Nguyễn Nhã (2002). “Chương 1 - Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (luận án tiến sĩ). Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). tr. 16.
- ^ Trần Công Trục chủ biên (2012). Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông. tr. 18. ISBN 9786048000455.
- ^ Jamandre, Tessa (6 tháng 3 năm 2011). “China fired at Filipino fishermen in Jackson atoll”. ABS-CBN. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.