Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 – Khu vực châu Á

Vòng loại Giải bóng đá vô địch thế giới 2022 khu vực châu Á là giải đấu vòng loại nhằm chọn ra những đội tuyển đại diện cho khu vực châu Á tham dự vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 sẽ được tổ chức ở Qatar vào cuối năm 2022. Ngoài Qatar đã đủ điều kiện để tham dự vòng chung kết do là chủ nhà, vòng loại sẽ có tổng cộng 4,5 suất (trong đó có 4 suất trực tiếp và 1 suất tham dự vòng play-off liên lục địa) tham dự giải đấu cho những đội tuyển thuộc AFC.[1]

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 – Khu vực châu Á
Chi tiết giải đấu
Thời gian6 tháng 6 năm 2019 (2019-06-06) – 14 tháng 6 năm 2022 (2022-06-14)
Số đội46 (từ 1 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu229
Số bàn thắng676 (2,95 bàn/trận)
Số khán giả2.332.162 (10.184 khán giả/trận)
Vua phá lướiCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Ali Mabkhout
(14 bàn)
2018
2026

Cấu trúc bao gồm tất cả là 4 vòng, trong đó 2 vòng đầu tiên cũng đồng thời là vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2023 được tổ chức tại Trung Quốc. Cho dù đã đủ điều kiện tham dự vòng chung kết do là chủ nhà, Qatar vẫn phải tham dự vòng loại để giành suất dự Cúp bóng đá châu Á 2023, giải đấu mà họ đang là nhà đương kim vô địch. 2 vòng đầu tiên cũng đóng vai trò là vòng loại của Cúp bóng đá Đoàn kết châu Á 2020.[2]

Thể thức

sửa

Vòng loại châu Á diễn ra theo cấu trúc như sau:[3]

  • Vòng 1: 12 đội tuyển (xếp hạng FIFA từ 35–46 khu vực châu Á) bốc thăm thi đấu vòng tròn hai lượt trên sân nhà và khách. Sáu đội tuyển thắng ở vòng 1 sẽ giành quyền vào vòng 2.
  • Vòng 2: 40 đội tuyển (xếp hạng từ 1–34 và 6 đội tuyển thắng vòng 1) được chia thành 8 bảng, mỗi bảng 5 đội để thi đấu theo thể thức vòng tròn sân nhà và sân khách. 8 đội nhất bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất giành quyền vào vòng 3, đồng thời giành quyền vào thẳng vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á 2023. Nếu Qatar giành ngôi nhất bảng hoặc nằm trong 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, đội nhì bảng xếp thứ 5 cũng giành quyền vào vòng 3.[4]
  • Vòng 3: 12 đội tuyển được chia thành hai bảng 6 đội, sau đó thi đấu hai trận với mỗi đội trong bảng (sân nhà và sân khách, tổng cộng 30 trận đấu mỗi bảng). Hai đội nhất, nhì ở mỗi bảng sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2022.
  • Vòng 4: Hai đội tuyển đứng thứ ba ở mỗi bảng đấu của vòng 3 sẽ thi đấu với nhau trong một trận đấu duy nhất để xác định đội vào vòng play-off liên lục địa. Nếu giành chiến thắng trong vòng play-off liên lục địa, đội tuyển đó cũng sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2022.

Các đội tuyển tham dự

sửa

46 quốc gia trực thuộc FIFA từ AFC sẽ tham gia vòng loại. Bảng xếp hạng FIFA tháng 4 năm 2019 đã được sử dụng để xác định quốc gia nào phải thi đấu trong vòng 1. Đối với việc sắp xếp hạt giống trong các lễ bốc thăm vòng 2 và vòng 3, bảng xếp hạng FIFA được cập nhật gần nhất với thời điểm các lễ bốc thăm này diễn ra sẽ được áp dụng.

Do thể thức chung của vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới và Cúp bóng đá châu Á, cả 2 đội Qatar (quốc gia đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 2022) và Trung Quốc (quốc gia đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2023) cũng sẽ bước vào vòng 2 của vòng loại Cúp bóng đá châu Á.[5]

(Các) hạn chế sau đây được áp dụng:

  • Đông Timor đã bị AFC cấm tham dự vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2023 sau khi bị phát hiện có tổng cộng 12 cầu thủ không đủ điều kiện thi đấu trong các trận đấu tại vòng loại Asian Cup 2019 và những giải đấu khác.[6] Tuy nhiên, FIFA không cấm họ tham dự vòng loại World Cup 2022 cho nên Timor Leste vẫn được phép tham dự các trận đấu của vòng loại, nhưng kết quả sẽ không được sử dụng để xét vòng loại AFC Asian Cup.[7]
Bảng xếp hạng thế giới FIFA từ tháng 4 năm 2019[8]
Vào thẳng vòng 2
(Xếp hạng từ hạng 1 đến hạng 34)
Thi đấu ở vòng 1
(Xếp hạng từ hạng 35 đến hạng 46)
  1.   Iran (21)
  2.   Nhật Bản (26)
  3.   Hàn Quốc (37)
  4.   Úc (41)
  5.   Qatar (55)
  6.   UAE (67)
  7.   Ả Rập Xê Út (72)
  8.   Trung Quốc (74)
  9.   Iraq (76)
  10.   Syria (83)
  11.   Uzbekistan (85)
  12.   Liban (86)
  13.   Oman (86)
  14.   Kyrgyzstan (95)
  15.   Jordan (97)
  16.   Việt Nam (98)
  17.   Palestine (99)
  18.   Ấn Độ (101)
  19.   Bahrain (111)
  20.   Thái Lan (114)
  21.   Tajikistan (120)
  22.   CHDCND Triều Tiên (121)
  23.   Philippines (124)
  24.   Đài Bắc Trung Hoa (125)
  25.   Turkmenistan (136)
  26.   Myanmar (140)
  27.   Hồng Kông (141)
  28.   Yemen (146)
  29.   Afghanistan (149)
  30.   Maldives (151)
  31.   Kuwait (156)
  32.   Indonesia (159)
  33.   Singapore (160)
  34.   Nepal (161)
  1.   Malaysia (168)
  2.   Campuchia (173)
  3.   Ma Cao (183)
  4.   Lào (184)
  5.   Bhutan (186)
  6.   Mông Cổ (187)
  7.   Bangladesh (188)
  8.   Guam (193)
  9.   Brunei (194)
  10.   Đông Timor (195)
  11.   Pakistan (200)
  12.   Sri Lanka (202)

Lịch thi đấu

sửa

Lịch thi đấu của giải đấu được dự kiến như sau, theo lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA.[9][10][11][12][13]

Vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, FIFA và AFC đã thông báo rằng các trận đấu vòng 2 vào các lượt đấu 7–10 diễn ra vào tháng 3 và tháng 6 năm 2020 đã bị hoãn lại do đại dịch COVID-19, với các ngày mới sẽ được xác định. Tuy nhiên, theo sự chấp thuận của FIFA và AFC và sự đồng ý của cả hai hiệp hội thành viên, các trận đấu có thể được diễn ra theo lịch thi đấu với điều kiện là phải đảm bảo an toàn cho tất cả các cá nhân liên quan và đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc.[14][15] Vào ngày 5 tháng 6, AFC xác nhận rằng các lượt đấu 7 và 8 dự kiến diễn ra lần lượt vào ngày 8 và 13 tháng 10 trong khi các lượt đấu 9 và 10 cũng được dự kiến bắt đầu vào ngày 12 và 17 tháng 11.[16] Vào ngày 12 tháng 8, FIFA thông báo rằng các trận đấu dự kiến vào tháng 10 và tháng 11 năm 2020 sẽ được dời lại đến năm 2021.[17]

Vào ngày 25 tháng 6 năm 2020, FIFA thông báo rằng vòng play-off liên lục địa, ban đầu dự kiến được diễn ra vào tháng 3 năm 2022, đã được dời sang tháng 6.[18]

Vào ngày 11 tháng 11 năm 2020, Ủy ban thi đấu AFC thông báo rằng tất cả các trận đấu ở vòng 2 sẽ được hoàn thành trước ngày 15 tháng 6 năm 2021 với các lượt đấu 7 và 8 vào tháng 3 năm 2021 và các lượt đấu 9 và 10 vào tháng 6 năm 2021. Ngoài ra, tất cả các trận đấu của vòng 3 sẽ bắt đầu vào tháng 9 năm 2021 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm 2022, với vòng 4 và vòng play-off liên lục địa được đề xuất tổ chức vào tháng 5/tháng 6 năm 2022. Vòng 4 được đề xuất chỉ cần tổ chức một trận đấu duy nhất, thay vì vòng tròn hai lượt như trước đây.[19] Tuy nhiên, cùng ngày, FIFA cùng với các hiệp hội Bangladesh và Qatar, đã chấp thuận cho trận đấu vòng 2 duy nhất được tổ chức trong năm 2020, trận đấu giữa chủ nhà Qatar và Bangladesh, được diễn ra vào ngày 4 tháng 12.[20]

Vào ngày 19 tháng 2 năm 2021, FIFA và AFC đã hoãn phần lớn các trận đấu vòng loại thứ hai trong tháng 3 sang tháng 6 năm 2021, với các bảng sẽ tổ chức các trận còn lại ở một địa điểm tập trung.[21]

Vòng Lượt đấu Ngày
Vòng 1 Lượt đi 6 tháng 6 năm 2019 (2019-06-06)
Lượt về 11 tháng 6 năm 2019 (2019-06-11)
Vòng 2 Lượt đấu 1 5 tháng 9 năm 2019 (2019-09-05)
Lượt đấu 2 10 tháng 9 năm 2019 (2019-09-10)
Lượt đấu 3 10 tháng 10 năm 2019 (2019-10-10)
Lượt đấu 4 15 tháng 10 năm 2019 (2019-10-15)
Lượt đấu 5 14 tháng 11 năm 2019 (2019-11-14)
Lượt đấu 6 19 tháng 11 năm 2019 (2019-11-19)
Lượt đấu 7 25 tháng 3, 28 tháng 5 và 3 tháng 6 năm 2021 (2021-06-03)
Lượt đấu 8 4 tháng 12 năm 2020 (2020-12-04), 30 tháng 3 và 7 và 9 tháng 6 năm 2021 (2021-06-09)
Lượt đấu 9 30 tháng 3, 30 tháng 5 và 11 tháng 6 năm 2021 (2021-06-11)
Lượt đấu 10 15 tháng 6 năm 2021 (2021-06-15)
Vòng Lượt đấu Ngày
Vòng 3 Lượt đấu 1 2 tháng 9 năm 2021 (2021-09-02)
Lượt đấu 2 7 tháng 9 năm 2021 (2021-09-07)
Lượt đấu 3 7 tháng 10 năm 2021 (2021-10-07)
Lượt đấu 4 12 tháng 10 năm 2021 (2021-10-12)
Lượt đấu 5 11 tháng 11 năm 2021 (2021-11-11)
Lượt đấu 6 16 tháng 11 năm 2021 (2021-11-16)
Lượt đấu 7 27 tháng 1 năm 2022 (2022-01-27)
Lượt đấu 8 1 tháng 2 năm 2022 (2022-02-01)
Lượt đấu 9 24 tháng 3 năm 2022 (2022-03-24)
Lượt đấu 10 29 tháng 3 năm 2022 (2022-03-29)
Vòng 4 Vòng đơn Tháng 5 hoặc Tháng 6 năm 2022 (2022-06)
Play-off liên lục địa Bán kết Tháng 6 năm 2022 (2022-06)
Chung kết Tháng 6 năm 2022 (2022-06)
Lịch đấu vòng loại ban đầu
Giai đoạn Lượt đấu Ngày
Vòng 2 Lượt đấu 7 26 tháng 3 năm 2020 (2020-03-26), sau ngày 8 tháng 10
Lượt đấu 8 31 tháng 3 năm 2020 (2020-03-31), sau ngày 13 tháng 10
Lượt đấu 9 4 tháng 6 năm 2020 (2020-06-04), sau ngày 12 tháng 11, sau đó là ngày 7 tháng 6 năm 2021 (2021-06-07)
Lượt đấu 10 9 tháng 6 năm 2020 (2020-06-09), sau ngày 17 tháng 11
Vòng 3 Lượt đấu 1 3 tháng 9 năm 2020 (2020-09-03)
Lượt đấu 2 8 tháng 9 năm 2020 (2020-09-08)
Lượt đấu 3 13 tháng 10 năm 2020 (2020-10-13)
Lượt đấu 4 12 tháng 11 năm 2020 (2020-11-12)
Lượt đấu 5 17 tháng 11 năm 2020 (2020-11-17)
Lượt đấu 6 25 tháng 3 năm 2021 (2021-03-25)
Lượt đấu 7 30 tháng 3 năm 2021 (2021-03-30)
Lượt đấu 8 8 tháng 6 năm 2021 (2021-06-08)
Lượt đấu 9 7 tháng 9 năm 2021 (2021-09-07)
Lượt đấu 10 12 tháng 10 năm 2021 (2021-10-12)
Vòng 4 Lượt đi 11 tháng 11 năm 2021 (2021-11-11)
Lượt về 16 tháng 11 năm 2021 (2021-11-16)

Vòng 1

sửa

Lễ bốc thăm vòng 1 đã được tổ chức vào ngày 17 tháng 4 năm 2019 lúc 11:00 MST (UTC+8), tại tòa nhà AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[22]

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Mông Cổ   3–2   Brunei 2–0 1–2
Ma Cao   1–3[note 1]   Sri Lanka 1–0 0–3 (awd.)
Lào   0–1   Bangladesh 0–1 0–0
Malaysia   12–2   Đông Timor 7–1 5–1
Campuchia   4–1   Pakistan 2–0 2–1
Bhutan   1–5   Guam 1–0 0–5

AWD: Xử thua

Vòng 2

sửa

Kết quả

sửa
  Giành quyền vào vòng 3 (trừ Qatar) và Cúp bóng đá châu Á (trừ Trung Quốc) với tư cách đội đứng đầu bảng và đội xếp thứ hai có thành tích tốt nhất
  Giành quyền vào vòng 3 (vòng loại Cúp bóng đá châu Á)
  Giành quyền vào vòng play-off Cúp bóng đá châu Á.
  Rút lui khỏi vòng loại.
Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G Bảng H
 
Syria
 
Trung Quốc
(chỉ vòng 3)
 
Úc
 
Iran
 
Iraq
 
Ả Rập Xê Út
 
Qatar
(chỉ Cúp bóng đá châu Á)
 
Oman
 
Nhật Bản
 
UAE
 
Việt Nam
 
Hàn Quốc
 
Liban
 
Philippines
 
Maldives
 
Kuwait
 
Jordan
 
Nepal
 
Bahrain
 
Hồng Kông
 
Uzbekistan
 
Palestine
 
Singapore
 
Yemen
 
Ấn Độ
 
Afghanistan
 
Bangladesh
 
Tajikistan
 
Kyrgyzstan
 
Mông Cổ
 
Myanmar
 
Malaysia
 
Thái Lan
 
Turkmenistan
 
Sri Lanka
 
Guam
 
Đài Bắc Trung Hoa
 
Campuchia
 
Indonesia
 
CHDCND Triều Tiên

Lễ bốc thăm vòng 2 đã được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 năm 2019 lúc 17:00 MST (UTC+8), tại tòa nhà AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[26]

Bảng A

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự          
1   Syria 8 7 0 1 22 7 +15 21 Vòng 3Cúp châu Á 2–1 1–0 2–1 4–0
2   Trung Quốc 8 6 1 1 30 3 +27 19 3–1 2–0 5–0 7–0
3   Philippines 8 3 2 3 12 11 +1 11 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3) 2–5 0–0 1–1 3–0
4   Maldives 8 2 1 5 7 20 −13 7 0–4 0–5 1–2 3–1
5   Guam 8 0 0 8 2 32 −30 0 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng play-off) 0–3 0–7 1–4 0–1
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Bảng B

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự          
1   Úc 8 8 0 0 28 2 +26 24 Vòng 3Cúp châu Á 3–0 1–0 5–0 5–1
2   Kuwait 8 4 2 2 19 7 +12 14 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3) 0–3 0–0 7–0 9–0
3   Jordan 8 4 2 2 13 3 +10 14 0–1 0–0 3–0 5–0
4   Nepal 8 2 0 6 4 22 −18 6 0–3 0–1 0–3 2–0
5   Đài Bắc Trung Hoa 8 0 0 8 4 34 −30 0 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng play-off) 1–7 1–2 1–2 0–2
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Bảng C

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự          
1   Iran 8 6 0 2 34 4 +30 18 Vòng 3Cúp châu Á 1–0 3–0 3–1 14–0
2   Iraq 8 5 2 1 14 4 +10 17 2–1 0–0 2–0 4–1
3   Bahrain 8 4 3 1 15 4 +11 15 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3) 1–0 1–1 4–0 8–0
4   Hồng Kông 8 1 2 5 4 13 −9 5 0–2 0–1 0–0 2–0
5   Campuchia 8 0 1 7 2 44 −42 1 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng play-off) 0–10 0–4 0–1 1–1
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Bảng D

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự          
1   Ả Rập Xê Út 8 6 2 0 22 4 +18 20 Vòng 3Cúp châu Á 3–0 5–0 3–0 3–0
2   Uzbekistan 8 5 0 3 18 9 +9 15 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3) 2–3 2–0 5–0 5–0
3   Palestine 8 3 1 4 10 10 0 10 0–0 2–0 4–0 3–0
4   Singapore 8 2 1 5 7 22 −15 7 0–3 1–3 2–1 2–2
5   Yemen 8 1 2 5 6 18 −12 5 2–2 0–1 1–0 1–2
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Bảng E

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự          
1   Qatar 8 7 1 0 18 1 +17 22 Cúp châu ÁVòng chung kết[a] 2–1 0–0 6–0 5–0
2   Oman 8 6 0 2 16 6 +10 18 Vòng 3Cúp châu Á 0–1 1–0 3–0 4–1
3   Ấn Độ 8 1 4 3 6 7 −1 7 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3) 0–1 1–2 1–1 1–1
4   Afghanistan 8 1 3 4 5 15 −10 6 0–1 1–2 1–1 1–0
5   Bangladesh 8 0 2 6 3 19 −16 2 0–2 0–3 0–2 1–1
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
Ghi chú:
  1. ^ Qatar vào thắng Giải vô địch bóng đá thế giới do là nước chủ nhà.

Bảng F

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự          
1   Nhật Bản 8 8 0 0 46 2 +44 24 Vòng 3Cúp châu Á 4–1 5–1 6–0 10–0
2   Tajikistan 8 4 1 3 14 12 +2 13 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3) 0–3 1–0 3–0 4–0
3   Kyrgyzstan 8 3 1 4 19 12 +7 10 0–2 1–1 0–1 7–0
4   Mông Cổ 8 2 0 6 3 27 −24 6 0–14 0–1 1–2 1–0
5   Myanmar 8 2 0 6 6 35 −29 6 0–2 4–3 1–8 1–0
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Bảng G

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự          
1   UAE 8 6 0 2 23 7 +16 18 Vòng 3Cúp châu Á 3–2 4–0 3–1 5–0
2   Việt Nam 8 5 2 1 13 5 +8 17 1–0 1–0 0–0 4–0
3   Malaysia 8 4 0 4 10 12 −2 12 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3) 1–2 1–2 2–1 2–0
4   Thái Lan 8 2 3 3 9 9 0 9 2–1 0–0 0–1 2–2
5   Indonesia 8 0 1 7 5 27 −22 1 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng play-off) 0–5 1–3 2–3 0–3
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Bảng H

sửa

CHDCND Triều Tiên đã rút khỏi vòng loại do những lo ngại liên quan đến đại dịch COVID-19. Theo quyết định của AFC, các trận đấu trước đó của Triều Tiên với các đội trong bảng sẽ bị hủy [27][28]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự          
1   Hàn Quốc 6 5 1 0 22 1 +21 16 Vòng 3Cúp châu Á 2–1 5–0 8–0 7 thg6
2   Liban 6 3 1 2 11 8 +3 10 0–0 2–1 3–2 0–0
3   Turkmenistan 6 3 0 3 8 11 −3 9 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3) 0–2 3–2 2–0 3–1
4   Sri Lanka 6 0 0 6 2 23 −21 0 0–5 0–3 0–2 0–1
5   CHDCND Triều Tiên 0 0 0 0 0 0 0 0 Rút lui 0–0 2–0 15 thg6 3 thg6
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Xếp hạng các đội đứng thứ 2

sửa

Bảng H chỉ còn 4 đội so với 5 đội ở các bảng khác sau khi CHDCND Triều Tiên rút khỏi giải đấu. Do đó, kết quả đối đầu với đội xếp thứ năm không được tính khi xếp hạng các đội xếp thứ hai.[28] Do Trung Quốc là 1 trong 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, nên đội nhì bảng tốt thứ năm cũng sẽ giành suất chính thức tham dự Asian Cup 2023.

VT Bg Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 A   Trung Quốc 6 4 1 1 16 3 +13 13 Vòng loại Cúp Thế giới (Vòng 3)Cúp châu Á
2 E   Oman 6 4 0 2 9 5 +4 12
3 C   Iraq 6 3 2 1 6 3 +3 11
4 G   UAE 6 3 1 2 6 4 +2 10
5 H   Liban 6 3 1 2 11 8 +3 10
6 F   Tajikistan 6 3 1 2 7 8 −1 10 Vòng loại Cúp châu Á (Vòng 3)
7 D   Uzbekistan 6 3 0 3 12 9 +3 9
8 B   Kuwait 6 2 2 2 8 6 +2 8
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí

Vòng 3

sửa

Vòng 3 bao gồm 2 bảng 6 đội. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết World Cup 2022. Hai đội xếp thứ ba mỗi bảng sẽ lọt vào vòng 4.

Bảng A

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự            
1   Iran 10 8 1 1 15 4 +11 25 FIFA World Cup 2022 1–1 1–0 1–0 1–0 2–0
2   Hàn Quốc 10 7 2 1 13 3 +10 23 2–0 1–0 0–0 2–1 1–0
3   UAE 10 3 3 4 7 7 0 12 Vòng 4 0–1 1–0 2–2 2–0 0–0
4   Iraq 10 1 6 3 6 12 −6 9 0–3 0–3 1–0 1–1 0–0
5   Syria 10 1 3 6 9 16 −7 6 0–3 0–2 1–1 1–1 2–3
6   Liban 10 1 3 6 5 13 −8 6 1–2 0–1 0–1 1–1 0–3
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí

Bảng B

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự            
1   Ả Rập Xê Út 10 7 2 1 12 6 +6 23 FIFA World Cup 2022 1–0 1–0 1–0 3–2 3–1
2   Nhật Bản 10 7 1 2 12 4 +8 22 2–0 2–1 0–1 2–0 1–1
3   Úc 10 4 3 3 15 9 +6 15 Vòng 4 0–0 0–2 3–1 3–0 4–0
4   Oman 10 4 2 4 11 10 +1 14 0–1 0–1 2–2 2–0 3–1
5   Trung Quốc 10 1 3 6 9 19 −10 6 1–1 0–1 1–1 1–1 3–2
6   Việt Nam 10 1 1 8 8 19 −11 4 0–1 0–1 0–1 0–1 3–1
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí

Vòng 4

sửa

Hai đội xếp thứ 3 mỗi bảng ở vòng 3 sẽ thi đấu với nhau trong một trận đấu duy nhất để xác định đội nào giành quyền vào vòng play-off liên lục địa. Trận đấu được diễn ra tại Doha, Qatar vào ngày 7 tháng 6 năm 2022.

Đội 1  Tỉ số  Đội 2
UAE   1–2   Úc


Vòng play-off liên lục địa

sửa

Trận play-off liên lục địa được xác định thông qua bốc thăm vào ngày 26 tháng 11 năm 2021. Đội thắng trong vòng 4 của châu Á được bốc thăm gặp đội xếp thứ năm từ khu vực Nam Mỹ. Trận play-off diễn ra dưới hình thức một lượt trận tại Qatar vào ngày 13 tháng 6 năm 2022.[29]

Đội 1  Tỉ số  Đội 2
Úc   0–0 (s.h.p.) (5–4 p)   Perú

Các đội tuyển vượt qua vòng loại

sửa

Dưới đây là các đội tuyển thuộc AFC đã vượt qua vòng loại để tham dự vòng chung kết.

Đội tuyển Tư cách vượt qua vòng loại Ngày vượt qua vòng loại Số lần tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới trước đây 1
  Qatar Chủ nhà 2 tháng 12 năm 2010 (2010-12-02) 1 (lần đầu)
  Iran Top 1 bảng A (Vòng 3) 27 tháng 1 năm 2022 (2022-01-27) 5 (1978, 1998, 2006, 2014, 2018)
  Hàn Quốc Top 2 bảng A (Vòng 3) 1 tháng 2 năm 2022 (2022-02-01) 10 (1954, 1986, 1990, 1994, 1998, 2002, 2006, 2010, 2014, 2018)
  Ả Rập Xê Út Top 1 bảng B (Vòng 3) 24 tháng 3 năm 2022 (2022-03-24) 5 (1994, 1998, 2002, 2006, 2018)
  Nhật Bản Top 2 bảng B (Vòng 3) 24 tháng 3 năm 2022 (2022-03-24) 6 (1998, 2002, 2006, 2010, 2014, 2018)
  Úc Thắng trận play-off AFC v CONMEBOL 13 tháng 6 năm 2022 (2022-06-13) 5 (1974, 2006, 2010, 2014, 2018)
1 Chữ đậm hiển thị chức vô địch cho năm đó. Chữ nghiêng hiển thị là chủ nhà cho năm đó.

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu

sửa

Đã có 676 bàn thắng ghi được trong 229 trận đấu, trung bình 2.95 bàn thắng mỗi trận đấu.

14 bàn thắng

12 bàn thắng

10 bàn thắng

9 bàn thắng

8 bàn thắng

7 bàn thắng

Về những cầu thủ ghi nhiều bàn nhất ở mỗi vòng, xem mục tương ứng trong mỗi bài viết:

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Ma Cao đã không gửi đội tuyển của họ cho trận lượt về vì lý do an toàn sau các vụ đánh bom ngày lễ Phục Sinh tại Sri Lanka 2019.[23] AFC đã chuyển vấn đề này đến FIFA,[24] và FIFA công bố vào ngày 27 tháng 6 năm 2019 rằng Sri Lanka được xử thắng 3–0, do đó Sri Lanka giành quyền vào vòng 2.[25]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Current allocation of FIFA World Cup™ confederation slots maintained”. FIFA.com. ngày 30 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ “Uzbekistan, Bahrain recommended as hosts for 2020 AFC U-19 & U-16 Championships”. AFC. ngày 17 tháng 9 năm 2019.
  3. ^ “Pakistan to learn World Cup, Asian Cup qualifying fate on April 17”. Dawn.com. ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ “Groups finalised for Qatar 2022 & China 2023 race”. The-AFC.com. AFC. ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  5. ^ Palmer, Dan (ngày 31 tháng 7 năm 2017). “Hosts Qatar to compete in qualifying for 2022 World Cup”. insidethegames.biz.
  6. ^ “Federação Futebol Timor-Leste expelled from AFC Asian Cup 2023”. AFC. ngày 20 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ “Road to Qatar 2022: Asian teams discover Round 1 opponents”. Asian Football Confederation. ngày 17 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  8. ^ “FIFA Men's Ranking – April 2019 (AFC)”. FIFA.com. ngày 4 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  9. ^ “AFC Competitions Calendar 2019”. AFC. ngày 21 tháng 3 năm 2019. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.
  10. ^ “AFC Competitions Calendar 2020” (PDF). AFC. ngày 15 tháng 5 năm 2019.
  11. ^ “AFC Competitions Calendar 2021” (PDF). AFC. ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ “AFC Competitions Calendar 2022” (PDF). AFC. ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  13. ^ “INTERNATIONAL MATCH CALENDAR 2020-2024” (PDF). FIFA. ngày tháng 2 năm 2021.
  14. ^ “Update on upcoming FIFA World Cup qualifiers”. FIFA.com. ngày 9 tháng 3 năm 2020.
  15. ^ “Update on upcoming FIFA World Cup qualifiers”. AFC. ngày 9 tháng 3 năm 2020.
  16. ^ “AFC announces proposed dates for upcoming Asian Qualifiers”. Asian Football Confederation. ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ “Update on upcoming FIFA World Cup qualifiers in Asia”. FIFA. ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ “FIFA Council unanimously approves COVID-19 Relief Plan”. FIFA.com. ngày 25 tháng 6 năm 2020.
  19. ^ “New competition dates approved by AFC Competitions Committee”. AFC. ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  20. ^ “Qatar, Bangladesh to resume Asian Qualifiers in December”. AFC. ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  21. ^ “Update on upcoming Asian Qualifiers in March and June”. AFC. ngày 19 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  22. ^ “Draw sets out path for Asian aspirants”. FIFA.com. ngày 17 tháng 4 năm 2019.
  23. ^ “Football - Macau not sending team to Sri Lanka due to security concerns”. Reuters. ngày 8 tháng 6 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2019.
  24. ^ “AFC Statement”. AFC. ngày 10 tháng 6 năm 2019.
  25. ^ “FIFA Disciplinary Committee sanctions Macau Football Association”. FIFA.com. ngày 27 tháng 6 năm 2019.
  26. ^ “Asian Qualifiers draw to provide pathway to Qatar and China”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 17 tháng 6 năm 2019.
  27. ^ “Latest update on Asian Qualifiers”. Asian Football Confederation. ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  28. ^ a b “Latest decision on Asian Qualifiers”. Asian Football Confederation. ngày 27 tháng 5 năm 2021.
  29. ^ “INTERNATIONAL MATCH CALENDAR 2018–2024” (PDF). FIFA. tháng 4 năm 2019. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.

Liên kết ngoài

sửa