Phật giáo Hòa Hảo

tông phái Phật giáo

Phật giáo Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939,[1] lấy pháp môn "Học Phật – Tu Nhân" làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo
Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Lịch sử

sửa

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc[a] vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.[2]

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là "Đức Huỳnh Giáo chủ",[3] "Thầy Tư Hoà Hảo",[4] khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc "Sinh nhi tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và "đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc".[5]

Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo.[6] Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.[7]

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 5 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo,[8] khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo.[9]

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành các bài sấm,[4] nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca.[10] Có tất cả 6 tác phẩm sấm được ông để lại, đã có 800.000 bản được xuất bản cho đến năm 1965 và 1 triệu bản cho đến năm 1975.[11]

 
Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Quan điểm dân tộc cơ bản được Huỳnh Phú Sổ truyền bá là "Ân" nhớ ơn đất nước, nhớ ơn cha ông, trách nhiệm và bổn phận của người con đối với quê hương là bảo vệ và xây dựng tốt đẹp.[10] Đạo Hòa Hảo có thái độ chống Pháp,[2] nhưng cũng có thái độ chống Việt Minh nên được Pháp trang bị quân sự, về sau cũng hoạt động lấn dần sang chính trị. Hòa Hảo bị chính quyền của Ngô Đình Diệm đàn áp nhưng sau khi tổng thống này bị lật đổ thì Hòa Hảo hoạt động chính trị trở lại.[1] Hòa Hảo bị lực lượng Việt Minh xem như một lực lượng tôn giáo - chính trị bất hảo với cuộc kháng chiến của họ.[12]

Các ngày lễ tết

sửa

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Nguyên
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Nguyên, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Lãnh đạo

sửa

Hòa Hảo trong nước hiện tại do Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo quản lý, được tổ chức từ trung ương tới địa phương. Tại cấp trung ương (gọi là cấp toàn đạo) là Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo[13]. Cấp cơ sở ở phường, xã, thị trấn là các Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo cơ sở[14]. Chức vụ Trưởng Ban Trị sự Trung ương là người đứng đầu toàn bộ Phật giáo Hòa Hảo trong nước.

Hiện nay Trưởng Ban Trị sư Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo là ông Nguyễn Tấn Đạt, đảm nhiệm từ năm 2019 đến nay[15]. Phó Trưởng Ban Thường trực là ông Nguyễn Huy Diễm.

Các tín đồ tiêu biểu

sửa

Các nhóm cộng tác với Pháp, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa

sửa

Các nhóm cộng tác với Việt Minh và chính quyền Việt Nam ngày nay

sửa

Hình ảnh

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quang Ân 2005, tr. 1057.
  2. ^ a b Dương Trung Quốc 2000, tr. 301.
  3. ^ Huỳnh Ngọc Trảng 2002, tr. 50.
  4. ^ a b Nguyễn Đăng Duy 2001, tr. 274, 275.
  5. ^ Bách khoa tri thức phổ thông (2000), tr. 1103
  6. ^ Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Anh Tuấn 2005, tr. 790.
  7. ^ Thích Nhật Từ 2020, tr. 248.
  8. ^ Dương Kinh Quốc 1989, tr. 94, 95.
  9. ^ Lê Trọng Văn 1989, tr. 113.
  10. ^ a b Thích Nhật Từ 2020, tr. 331.
  11. ^ Cao Thế Dung 1996, tr. 685.
  12. ^ Lê Ngọc Bốn 2002, tr. 96, 97.
  13. ^ https://hcmussh.edu.vn/news/item/6652
  14. ^ https://hcmussh.edu.vn/news/item/6652
  15. ^ https://phatgiaohoahao.org.vn/news/?ID=2019&CatID=44
  16. ^ https://btgcp.gov.vn/gioi-thieu-cac-to-chuc-ton-giao-da-duoc-cong-nhan/khai-quat-lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giao-hoi-phat-giao-hoa-hao-postvongv4mqKL.html
  17. ^ https://hoahao.org/p74a4024/i-than-the
  18. ^ https://thuvienhoasen.org/a37493/nhin-lai-cuoc-xung-dot-giua-viet-minh-va-phat-giao-hoa-hao
  19. ^ https://btgcp.gov.vn/gioi-thieu-cac-to-chuc-ton-giao-da-duoc-cong-nhan/khai-quat-lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giao-hoi-phat-giao-hoa-hao-postvongv4mqKL.html
  20. ^ https://www.luatkhoa.com/2019/08/lich-su-thang-tram-va-day-bi-kich-cua-phat-giao-hoa-hao/
  21. ^ https://www.luatkhoa.com/2019/08/lich-su-thang-tram-va-day-bi-kich-cua-phat-giao-hoa-hao/
  22. ^ https://hoahao.org/a280/vai-net-ve-tac-gia-nguyen-long-thanh-nam#:~:text=%C3%94ng%20Nguy%E1%BB%85n%20Long%20t%E1%BB%B1%20Th%C3%A0nh,%C4%90%E1%BA%A1o%20ph%C3%A1p%20v%C3%A0%20D%C3%A2n%20t%E1%BB%99c.
  23. ^ https://dms.luutru.gov.vn/files/ecm/source_files/2017/07/03/mattrantoquoc-104530-030717-75.pdf&ved=2ahUKEwjf3O_b5OyHAxVpsFYBHasYFCQQFnoECCIQAQ&usg=AOvVaw3NbWu3PYENlU35B1bY5QY8
  24. ^ https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/DaoTaoSauDaiHoc/Attachments/617/Tai%2520lieu%2520tinh%2520than%2520yeu%2520nuoc%2520gan%2520bo%2520dong%2520hanh%2520cung%2520dan%2520toc%2520cua%2520cac%2520ton%2520giao%2520Viet%2520Nam.pdf&ved=2ahUKEwjf3O_b5OyHAxVpsFYBHasYFCQQFnoECB0QAQ&usg=AOvVaw39s_C1d9PoVdnVFAlL8myf

Tham khảo

sửa

Đọc thêm

sửa
  • Savani, A. M. Visage et images du Sud Viet-Nam. Saigon: Imprimerie française d'Outre-mer, 1955.
  • Huỳnh Phú Sổ, Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa