Wikipedia:Phá hoại

(Đổi hướng từ Wikipedia:VD)

Phá hoại là bất kỳ hành động thêm, xóa hoặc sửa đổi nội dung được cố tình thực hiện nhằm làm hại tính toàn vẹn của Wikipedia.

Loại phá hoại thường gặp nhất là thay thế phần nội dung sẵn có bằng những lời tục tĩu, xóa trắng nội dung hoặc bổ sung những trò đùa vô duyên hay những lời vô nghĩa. May mắn là loại phá hoại này thường dễ phát hiện.

Một cố gắng bất kỳ với thiện ý nhằm nâng cao chất lượng cho Wikipedia, ngay cả khi lạc hướng hoặc thiếu suy xét, không phải là một phá hoại. Các sửa đổi rõ ràng ác ý nhưng lại không thể hiện bản chất ác ý một cách tường minh cũng không được coi là phá hoại. Ví dụ, đưa ý kiến cá nhân vào bài chỉ một lần - nội dung này chỉ đơn giản là không có ích và nên bị xóa bỏ hoặc diễn đạt lại.

Thực hiện phá hoại là một vi phạm đối với quy định Wikipedia; những hành động này cần được phát hiệnxử lý - nếu bạn không thể tự xử lý một phá hoại, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác.

Không phải phá hoại nào cũng dễ thấy, cũng như không phải tất cả các thay đổi lớn hoặc gây tranh cãi đều là phá hoại; cần chú ý cẩn thận xem dữ liệu hay thông tin mới là đúng, sai nhưng có thiện ý, hay là phá hoại trắng trợn.

Cách phát hiện phá hoại

Những cách hữu ích để phát hiện phá hoại gồm:

  • Tuần tra thay đổi gần đây, dùng liên kết thay đổi gần đây để phát hiện sửa đổi đáng ngờ
  • Để mắt vào danh sách theo dõi của bạn
  • Lịch sử trang của một bài viết có thể được kiểm tra cho bất kỳ sửa đổi đáng ngờ nào ở gần đây, và được so sánh với phiên bản trước đó. Phương pháp này có thể kiểm tra nhiều sửa đổi đáng ngờ cùng một lúc. Kích thước bài viết, như được tính theo byte, thường tăng nhẹ theo thời gian, trong khi phần lớn dung lượng bài viết giảm lớn đột ngột có thể chỉ ra phá hoại.
Ngay cả ở Rome, thành phố của các Giáo hoàng, sự phá hoại từ việc ngu dốt cũng gây ra sức tàn phá đáng sợ.

Rev. James MacCaffrey, Lịch sử của Giáo hội Công giáo Từ thời Phục hưng đến Cách mạng Pháp

Trong tất cả ba phương pháp trên, ví dụ về các sửa đổi đáng ngờ là những sửa đổi được thực hiện bởi các địa chỉ IP, liên kết đỏ, hoặc rõ ràng là tên người dùng ngẫu hứng. Một cách tốt để bắt đầu là nhấp vào từng sửa đổi trong danh sách theo dõi, lịch sử, v.v. nếu nghi ngờ có phá hoại. Càng có nhiều kinh nghiệm, "giác quan tuần tra" sẽ càng tốt, bạn càng biết sửa đổi nào cần được kiểm tra kỹ càng hơn, còn sửa đổi nào chỉ cần bỏ qua là được. Một số mô tả như "Sửa lỗi chính tả" có thể là phá hoại vì đó là một trong những tóm lược sửa đổi mặc định nhất. Không nên tiếp cận tất cả các biên tập viên IP và giả định rằng họ là những kẻ phá hoại. Mặc dù nhiều kẻ phá hoại không đăng ký tài khoản, nhưng cũng có rất nhiều biên tập viên IP là những người đóng góp lớn cho Wikipedia. Hãy luôn đọc những thay đổi thực tế và đánh giá điều đó, thay vì kiểm tra người thực hiện thay đổi gì hay họ đã nhập gì vào tóm lược sửa đổi.

  • Xem trang what links here cho Insert text, Link title, Headline text, Bold textExample Image để phát hiện các sửa đổi thử nghiệm. (Xem thêm {{toolbar experiments}})
  • Tính năng tự động tóm lược cũng có thể giúp người dùng phát hiện ra những hành vi phá hoại.
  • Xem nhật trình sai phạm hoặc phiên bản này[1] nếu nhật ký lạm dụng thường xuyên bị lộn xộn bởi spam bot.
  • Theo dõi sửa đổi được gắn thẻ bởi bộ lọc sai phạm. Tuy nhiên, nhiều sửa đổi được gắn thẻ là hợp pháp, vì vậy chúng không nên được lùi sửa một cách mù quáng. Một mẹo là không lùi sửa mà ít nhất hãy đọc bản sửa đổi.
  • Những thay đổi hợp lý, tinh tế không trích nguồn hoặc bằng văn bản ở nơi khác trong bài viết, đặc biệt là không có tóm lược sửa đổi, cũng có thể là phá hoại. Thay đổi số, đôi khi chỉ sửa giá trị thành 1, cũng là một chiến thuật phá hoại tàng hình phổ biến.

Xử lý phá hoại

Các sửa đổi xóa trắng tất cả hoặc một phần của tiểu sử một người đang sống có thể không phải là một phá hoại, mà chỉ là một cố gắng của chính khổ chủ nhằm xóa các nội dung thiên kiến hoặc không chính xác.

Nếu bạn thấy một phá hoại (như định nghĩa ở dưới), hãy hồi sửa và để một tin nhắn cảnh cáo vào trang thảo luận của người đã thực hiện phá hoại đó. Kiểm tra trang lịch sử trang sau khi hồi sửa để đảm bảo rằng bạn đã loại bỏ tất cả các phá hoại; có thể có nhiều sửa đổi phá hoại, đôi khi từ nhiều IP khác nhau. Nếu rõ ràng rằng tất cả các phiên bản của trang đều là phá hoại thuần túy, hãy đề nghị xóa trang. Ngoài ra, kiểm tra đóng góp khác của kẻ phá hoại - bạn thường sẽ tìm thấy các sửa đổi ác ý khác.

Lần vết địa chỉ IP

Ngoài ra, xem xét lần vết địa chỉ IP. Tìm người sở hữu địa chỉ IP bằng một trong các công cụ sau:

  • ARIN (Bắc Mỹ)
  • RIPE (Châu Âu, Trung Đông và Trung Á)
  • APNIC (Châu Á Thái Bình Dương)
  • LACNIC (Nam Mỹ và Trung Mỹ)
  • AfriNIC (Châu Phi)

(Nếu một địa chỉ không nằm trong vùng đăng ký này, nó có thể nằm trong một vùng đăng ký khác.) Sau đó gắn {{vandalip|Tên người sở hữu}} vào trang thảo luận của người dùng phá hoại.

Nếu một địa chỉ IP tiếp tục phá hoại và nó được đăng ký tại một cơ sở giáo dục hoặc các kiểu ISP khác, xem xét việc liệt kê IP đó tại Wikipedia:Báo cáo lạm dụng. Làm theo các hướng dẫn tại đó và đọc hướng dẫn để xem có áp dụng được hay không. Nếu có, hãy liệt kê IP đó tại báo cáo lạm dụng.

Các dạng phá hoại

Các phá hoại đối với Wikipedia có thể thuộc một trong các loại sau:

Xóa trắng
Xóa tất cả hoặc một số phần quan trọng của trang (đôi khi thay thế nội dụng bị xóa bằng những lời tục tĩu) là một phá hoại thường gặp.
Spam
Thêm các liên kết ngoài không thích hợp, nhằm mục đích quảng cáo hoặc tự quảng bá. Lưu ý rằng chỉ áp dụng cho việc đặt liên kết tại nhiều trang, các trang này có thể không liên quan. Bổ sung liên kết tự quảng cáo tại một vài trang có liên quan có thể là một việc làm không thích hợp, nhưng không phải một hành động phá hoại.
Vandalbot
Một Đoạn mã hoặc "robot" cố ý phá hoại hoặc spam một số lớn (hàng trăm hoặc hàng nghìn) trang, xóa trắng hoặc thêm liên kết quảng cáo. Một loại vandalbot khác đăng nhập liên tục với nhiều tên ngẫu nhiên để phá hoại một bài viết.
Nghịch
Thêm lời lẽ linh tinh hoặc xóa trắng trang.
Phá hoại thanh tóm lược sửa đổi
Viết những thứ không thích hợp với các mục đích khác nhau lên thanh tóm lược sửa đổi (nó rất khó xóa đi vì không thể đơn giản chỉ là "lùi lại" mà phải nhờ các bảo quản viên thực hiện việc xóa này trong trang lịch sử của bài). Nó thường đi chung với một tài khoản dùng riêng cho việc quấy rối.
Phá hoại đường dẫn
Thêm hoặc thay đổi các đường dẫn đến những trang web có nội dung không thích hợp, phá hoại hay quảng cáo trong khi cho hiển thị tên của đường dẫn hoàn toàn khác.
Phá hoại ngớ ngẩn
Tạo các bài đùa cợt, thay các bài có sẵn bằng các nội dung vô nghĩa nhưng nghe có vẻ thật, hoặc thêm các trò đùa ngớ ngẩn vào các bài hiện có cũng được coi là phá hoại. Việc xuất bản hàng loạt các bài dịch máy không biên tập được coi là dạng phá hoại ngớ ngẩn.
Phá hoại lén
Là kiểu phá hoại khó phát hiện. Bổ sung thông tin còn thiếu, thay đổi ngày tháng hoặc sửa chính tả hay các thay thế khác trông có vẻ hợp lý, che giấu phá hoại chẳng hạn bằng cách tạo hay sửa đổi sai và hồi sửa chỉ một.
Kiểu phá hoại gây chú ý
Thêm các lời nhục mạ, sử dụng các tên người dùng có tính khiêu khích, thay nội dung các bài bằng các trò đùa v.v... (xem thêm Wikipedia:Không tấn công cá nhân).
Phá hoại trang thành viên
Thay thế các trang thành viên bằng những lời hạ nhục, tục tĩu, hoặc vô nghĩa (xem thêm Wikipedia:Không tấn công cá nhân).
Phá hoại hình ảnh
Truyền lên những hình ảnh khiêu khích, thêm các thông điệp chính trị, tạo các ảnh GIF động có nội dung độc hại, v.v... Liên tiếp truyền lên các hình ảnh không có nguồn gốc và/hoặc không có thông tin bản quyền sau khi đã được thông báo rằng các thông tin đó là cần thiết.

Những hành động không được cho là phá hoại

Tuy đôi khi bị gọi là phá hoại, những hành động sau đây không phải là phá hoại và nên được đối xử khác:

Thử nghiệm của người dùng mới
Người dùng mới phát hiện ra nút "sửa đổi" đôi khi muốn biết có thật là họ có thể sửa trang hay không, và họ sẽ viết gì đó vào trong trang để thử xem. Đó không phải là phá hoại! Ngược lại, những người dùng này nên được chào đón nồng nhiệt (chẳng hạn bằng {{Nghịch thử}}, giới thiệu Wikipedia:Chỗ thử - nơi họ có thể tiếp tục thử nghiệm. (Đôi khi họ sẽ tự lùi các sửa đổi của mình; khi đó hãy đặt {{selftest}} vào trang thảo luận của họ.)

Liên quan

Liên kết ngoài