Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc
|
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một danh sách chọn lọc và phải chắc chắn rằng danh sách mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt {{UCDSCL}} (viết tắt của "Ứng cử danh sách chọn lọc") vào trang thảo luận của bài được đề cử.
- Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho danh sách và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử danh sách và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu danh sách đã từng được đề cử trước đó, hãy lưu lại bằng cách chuyển tất cả nội dung tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
- Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên. "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
- Ngoài ra nhằm thu hút trang ứng cử danh sách chọn lọc tới nhiều đối tượng độc giả/những thành viên mới chưa biết gì về trang này, bạn có thể gửi thư mời tại trang thảo luận của những thành viên đó bằng cách viết mã {{Thư mời tham gia biểu quyết danh sách chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{TMTGBQDSCL|tên bài được đề cử}}.
Đồng ý | {{Đồng ý}} | Đồng ý chọn lọc |
Chưa đồng ý | {{Chưa đồng ý}} | Bài viết còn vấn đề |
Ý kiến | {{Ý kiến}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc danh sách được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[1]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[1] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề danh sách (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy danh sách đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào danh sách, hãy nói rõ điều đó.
- Nếu bạn thấy danh sách vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng danh sách chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu danh sách đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
- Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
- Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[2]
- Một danh sách để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử tối thiểu là 14 ngày và tối đa là 30 ngày mới được gắn sao danh sách chọn lọc.[3] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[4]
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[5] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng ứng cử viên đủ điều kiện để trở thành danh sách chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao danh sách chọn lọc}} vào danh sách. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao danh sách chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCDSCL}} và thêm {{Chọn lọc 3}} vào trang thảo luận của bài.
- Cập nhật thông tin tại danh sách các danh sách chọn lọc, cổng thông tin nội dung chọn lọc và danh sách các danh sách chưa lên Trang Chính.
- Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Danh sách chọn lọc/2025/Các tựa.
- Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Danh sách chọn lọc/2025/Tuần được đưa lên".
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "danh sách chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Thông báo đến các thành viên viết bài bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Danh sách chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
- Nếu các thành viên thấy danh sách chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang biểu quyết bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCDSCL}} và thêm bản mẫu {{UCDSCL-TB}} vào trang thảo luận của bài.
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Cuộc biểu quyết năm 2017 chỉ sửa thời gian đề cử của BVCL/BVT lên thành 30 ngày, không liên quan đến DSCL.
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL).
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
Ngoài việc tung ra thị trường những mẫu xe chạy xăng sang trọng và mạnh mẽ, Mercedes Benz còn sở hữu một phân nhánh riêng chịu trách nhiệm sản xuất dòng sản phẩm xe điện. Bên cạnh các mẫu xe đã được phân phối rộng rãi ra, phân nhánh này còn thiết kế những chiếc concept đầy ấn tượng và sắc nhất, một trong số đó còn phá vỡ kỷ lục về quãng đường di chuyển. Bài viết do tôi biên dịch toàn bộ từ phiên bản đạt sao FL bên enwiki, sau khi dò lại vài lần và cảm thấy đã ổn thỏa nên tôi quyết định ứng cử lên đây. Mong nhận được sự góp ý từ các bạn Martin L. KingI have a dream 07:48, ngày 15 tháng 1 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
Bài viết nói về hạng mục của giải Grammy từng được tổ chức từ năm 1980 đến 2004, dành cho những phần trình diễn chất lượng của các nghệ sĩ rock nữ. Những nữ nghệ sĩ rock nổi tiếng từng lọt bảng đề cử, thậm chí thắng cử có thể kể đến Avril Lavigne, Cyndi Lauper, Donna Summer (thắng cử một lần), Sheryl Crow-Tina Turner (đều thắng cử bốn lần), Stevie Nicks,... Bài được dịch từ FL bên en, có archive và dịch đầy đủ tên nguồn. Mời cộng đồng nhận xét về bài viết. Jimmy Blues ♪ 12:46, ngày 14 tháng 1 năm 2025 (UTC)