Giải Grammy cho trình diễn giọng rock nữ xuất sắc nhất

hạng mục cho nghệ sĩ rock nữ của giải Grammy

Giải Grammy cho trình diễn giọng rock nữ xuất sắc nhất (tiếng Anh: Grammy Award for Best Female Rock Vocal Performance) là một hạng mục nằm trong giải Grammy - giải thưởng ra đời vào năm 1958 và có tên gọi đầu tiên là giải Gramophone.[1] Giải thưởng này được trao cho các tác phẩm âm nhạc (album hoặc bài hát) chứa phần thể hiện giọng hát của nghệ sĩ thu âm nữ thuộc thể loại nhạc rock. Mục đích ra đời của giải thưởng, cũng như một số hạng mục của giải Grammy do Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức thường niên là để "tôn vinh các cá nhân/tập thể có thành tựu nghệ thuật, kỹ thuật xuất sắc trong lĩnh vực thu âm, mà không xét đến doanh số bán album hay vị trí trên các bảng xếp hạng âm nhạc".[2]

Giải Grammy cho trình diễn giọng rock nữ xuất sắc nhất
Trao chomàn trình diễn chất lượng của giọng ca nữ thuộc thể loại nhạc rock
Quốc giaHoa Kỳ
Được trao bởiViện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia
Lần đầu tiên1980
Lần gần nhất2004
Đương kimPink, "Trouble" (2004)
Trang chủgrammy.com

Với tên gọi đầu tiên là giải Grammy cho trình diễn giọng rock - nữ xuất sắc nhất (Grammy Award for Best Rock Vocal Performance, Female) năm 1980, giải thưởng đầu tiên được trao cho Donna Summer. Bắt đầu từ lễ trao giải vào năm 1995, tên gọi của giải thưởng được đổi thành trình diễn giọng nữ xuất sắc nhất (Best Female Rock Vocal Performance). Tuy nhiên vào các năm 1988, 1992, 1994 và từ sau năm 2005, hạng mục này được hợp nhất với giải Grammy cho trình diễn giọng rock nam xuất sắc nhất, rồi trở thành hạng mục dành cho cả hai giới với tên gọi giải Grammy cho trình diễn giọng rock - độc tấu xuất sắc nhất (Grammy Award for Best Solo Rock Vocal Performance). Sau đó, hạng mục được đổi tên tiếp thành trình diễn giọng rock độc tấu xuất sắc nhất (Best Solo Rock Vocal Performance), bắt đầu vào năm 2005. Sự hợp nhất này đã bị chỉ trích, đặc biệt khi các nghệ sĩ nữ không được đề cử hạng mục độc tấu.[3] Viện hàn lâm chỉ ra lý do hợp nhất các hạng mục là vì thiếu các bản thu nhạc đủ điều kiện được đề cử ở hạng mục của nữ.[4] Khi mà giải thưởng không được tổ chức nữa từ sau lần hợp nhất hạng mục vào năm 2005, Viện hàn lâm đã đưa ra tuyên bố ngừng trao giải thưởng này.

Pat Benatar, Sheryl CrowTina Turner là những người nắm kỷ lục thắng cử nhiều nhất ở hạng mục này. Mỗi người đã có tới bốn lần chiến thắng. Melissa EtheridgeAlanis Morissette được trao giải hai lần cho mỗi người. Bài hát "There Goes the Neighborhood" của Crow đã nhận được hai lần đề cử: một đề cử cho phiên bản từ album The Globe Sessions vào năm 1999 (nhưng thua bài "Uninvited" của Morissette) và một đề cử cho bản diễn trực tiếp trích từ album Sheryl Crow and Friends: Live from Central Park - và đã thắng cử vào năm 2001. Kể từ khi ra đời, các nghệ sĩ người Mỹ đã được vinh danh nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác, dù cho các nghệ sĩ Canada cũng có ba lần đoạt giải. Stevie Nicks nắm giữ kỷ lục nhiều đề cử nhất (năm lần) mà chưa thắng cử lần nào.

Danh sách thắng cử

sửa
 
Chủ nhân đầu tiên của giải thưởng và có ba lần thắng cử là Donna Summer
 
Nghệ sĩ có bốn lần thắng cử cùng tám lần đề cử là Pat Benatar
 
Nghệ sĩ bốn lần thắng cử cùng bảy lần đề cử là Tina Turner
 
Nữ nghệ sĩ bốn lần đoạt giải cùng sáu lần đề cử là Sheryl Crow
 
Chủ nhân của hai lần đoạt giải và chín lần đề cử là Melissa Etheridge
 
Alanis Morissette đã thắng cử hai lần và ba lần được đề cử
 
Chủ nhân giải thưởng vào năm 1990 cùng tám lần được đề cử là Bonnie Raitt
 
Lucinda Williams đã ba lần được đề cử và thắng cử vào năm 2002
Năm[I] Người thắng cử Tác phẩm Tên đề cử Chú thích
1980 Donna Summer "Hot Stuff"
[5]
1981 Pat Benatar Crimes of Passion [5]
1982 Pat Benatar "Fire and Ice" [6]
1983 Pat Benatar "Shadows of the Night" [7]
1984 Pat Benatar "Love Is a Battlefield" [5]
1985 Tina Turner "Better Be Good to Me" [8]
1986 Tina Turner "One of the Living"
[9]
1987 Tina Turner "Back Where You Started"
[5]
1988[II] [4]
1989 Tina Turner Tina Live in Europe [5]
1990 Bonnie Raitt Nick of Time [10]
1991 Alannah Myles "Black Velvet" [5]
1992[II] [11]
1993 Melissa Etheridge "Ain't It Heavy" [12]
1994[II] [13]
1995 Melissa Etheridge "Come to My Window" [5]
1996 Alanis Morissette "You Oughta Know"
[14]
1997 Sheryl Crow "If It Makes You Happy"
[15]
1998 Fiona Apple "Criminal" [16]
1999 Alanis Morissette "Uninvited" [17]
2000 Sheryl Crow "Sweet Child o' Mine" [18]
2001 Sheryl Crow "There Goes the Neighborhood (trực tiếp)" [19]
2002 Lucinda Williams "Get Right With God" [20]
2003 Sheryl Crow "Steve McQueen" [21]
2004 Pink "Trouble" [22]

^[I] Từng năm được liên kết với bài viết về lễ trao giải Grammy năm đó.
^[II] Giải thưởng được hợp nhất với hạng mục trình diễn giọng rock nam xuất sắc nhất, rồi trở thành hạng mục cho cả hai giới với tên gọi trình diễn rock độc tấu xuất sắc nhất.

Nghệ sĩ nhiều lần thắng cử

sửa

Nghệ sĩ nhiều lần đề cử

sửa

Tham khảo

sửa
Chung
  • “Past Winners Search” [Tìm kiếm những người chiến thắng trong quá khứ] (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024. Ghi chú: Người dùng phải chọn hạng mục "Rock" khing thể loại hiện lên dưới cột tìm kiếm.
  • “Grammy Awards: Best Rock Vocal Performance – Female” [Giải Grammy: Trình diễn giọng rock - nữ xuất sắc nhất] (bằng tiếng Anh). Rock on the Net. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
Riêng
  1. ^ “Grammy Awards at a Glance” [Tổng quan về giải Grammy]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ “Overview” [Tổng quan]. Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Rodman, Sarah (8 tháng 2 năm 2009). “All my rocking ladies, don't bother putting your hands up” [Tất cả những cô gái xuất sắc của tôi, đừng ngại giơ tay lên nhé]. The Boston Globe (bằng tiếng Anh). The New York Times Company. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ a b Hunt, Dennis (15 tháng 1 năm 1988). “U2, Jackson Top Grammy Nominees: Simon, Winwood Seek Reprise of '87 Wins” [U2, Jackson dẫn đầu các đề cử Grammy: Simon, Winwood tìm cách tái hiện chiến thắng vào năm 1987]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). tr. 3. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ a b c d e f g “Grammy Awards: Best Rock Vocal Performance – Female” (bằng tiếng Anh). Rock on the Net. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ “Lennon, Jones lead Grammy nominees” [Lennon, Jones dẫn đầu các đề cử Grammy]. The Milwaukee Journal (bằng tiếng Anh). Journal Communications. 14 tháng 1 năm 1982. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ “Toto Tops Grammy Nominees” [Toto dẫn đầu các đề cử Grammy]. Pittsburgh Press (bằng tiếng Anh). E. W. Scripps Company. 12 tháng 1 năm 1983. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  8. ^ Hilburn, Robert (23 tháng 2 năm 1985). “Here's one critic's picks for Grammys” [Đây là lựa chọn các ứng viên Grammy của một nhà phê bình]. Ottawa Citizen (bằng tiếng Anh). Canwest. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ de Atley, Richard (10 tháng 1 năm 1986). “Dire Straits, Tina Turner, Sting lead performer nominations” [Dire Straits, Tina Turner, Sting dẫn đầu các nghệ sĩ được đề cử]. Times-News (bằng tiếng Anh). The New York Times Company. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ “Here's list of nominees from all 77 categories” [Đây là danh sách các đề cử ở toàn bộ 77 hạng mục]. Deseret News (bằng tiếng Anh). Salt Lake City, Utah: Deseret News Publishing Company. 12 tháng 1 năm 1990. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ “Nominees announced for Grammy awards” [Các đề cử của giải Grammy được công bố]. TimesDaily (bằng tiếng Anh). Tennessee Valley Printing. 8 tháng 1 năm 1992. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ “Grammy nominations” [Các đề cử của giải Grammy]. The Baltimore Sun (bằng tiếng Anh). Baltimore, Maryland: Tribune Company. 21 tháng 2 năm 1993. tr. 1. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
  13. ^ Campbell, Mary (7 tháng 1 năm 1994). “Sting, Joel top Grammy nominations” [Sting, Joel dẫn đầu các đề cử Grammy]. Star-News (bằng tiếng Anh). The New York Times Company. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ “List of Grammy nominees” [Danh sách các đề cử Grammy] (bằng tiếng Anh). CNN. 4 tháng 1 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  15. ^ Campbell, Mary (8 tháng 1 năm 1997). “Babyface is up for 12 Grammy awards” [Babyface được đề cử 12 giải Grammy]. Milwaukee Journal Sentinel (bằng tiếng Anh). Journal Communications. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ Campbell, Mary (7 tháng 1 năm 1998). “Grammys' dual Dylans” [Cú đúp Grammy của nhà Dylan]. Milwaukee Journal Sentinel (bằng tiếng Anh). Journal Communications. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ “1999 Grammy Nominations” [Các đề cử Grammy năm 1999]. Reading Eagle (bằng tiếng Anh). Reading Eagle Company. 6 tháng 1 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  18. ^ “42nd Annual Grammy Awards nominations” [Các đề cử của giải Grammy thường niên lần thứ 42] (bằng tiếng Anh). CNN. 4 tháng 1 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  19. ^ “Recording Academy Announces Grammy Nominations” [Viện hàm lâm thu âm công bố các đề cử Grammy] (bằng tiếng Anh). CNN. 3 tháng 1 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ “Complete List Of Grammy Nominees” [Toàn bộ danh sách đề cử Grammy] (bằng tiếng Anh). CBS News. 4 tháng 1 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  21. ^ “45th Annual Grammy Award Nominations” [Các đề cử của giải Grammy thường niên lần thứ 45]. Variety (bằng tiếng Anh). 7 tháng 1 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  22. ^ “They're All Contenders” [Họ đều là những ứng viên [của giải Grammy]]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 5 tháng 12 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa