Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc

(Đổi hướng từ Wikipedia:UCVCL)
Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết chọn lọc Tiêu chuẩn Đề cử (5) Rút sao (1) Giáng sao (0) Thảo luận Thống kê
Tuần tới: Thú mỏ vịt      
Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết chọn lọc và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCVCL}} (viết tắt của "Ứng cử viên chọn lọc") vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên ("tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử).
    3. Để đảm bảo chất lượng bài viết chọn lọc, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
  • Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{Đồng ý}} Đồng ý chọn lọc
 Chưa đồng ý {{Chưa đồng ý}} Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến {{Ý kiến}} Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <s>...</s>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
  • Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
  2. Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao chọn lọc.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
  • Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVCL, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao chọn lọc}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm {{Chọn lọc}} vào trang thảo luận của bài. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    5. Ở trang thảo luận bài, cập nhật tham số |chất lượng=... của các hộp dự án thành |chất lượng=CL. Sau đó, đến các trang dự án của bài viết và thực hiện công việc cập nhật, bổ sung tương tự.
    6. Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết chọn lọccổng thông tin nội dung chọn lọc.
    7. Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2024/Các tựa.
    8. Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2024/Tuần được đưa lên".
    9. Đề cử bài vào cuộc thi "Bài viết của năm" tại Wikipedia:Bài viết của năm/Cuộc bình chọn Bài viết của năm 2024.
    10. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    11. Cuối cùng, thông báo đến các thành viên khởi tạo hoặc mở rộng bài đáng kể bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Bài viết chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang biểu quyết bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm bản mẫu {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
Ghi chú

Gợi ý

Đề cử hiện hành

  1. Giới thiệu: Tiểu não là một bộ phận trên cơ thể sinh vật. Ở người, tiểu não đóng vai trò quan trọng trong điều hòa vận động, chi phối các chức năng nhận thức như chú ý và ngôn ngữ, điều hòa cảm xúc, nhưng chủ yếu là điều hòa vận động.
    Đây là một bài viết chi tiết về giải phẫu, chức năng, các nguyên nhân và hậu quả khi tiểu não bị tổn thương, tiểu não ở các loài động vật khác, lịch sử nghiên cứu và quan sát. Các hình vẽ được Việt hóa để cung cấp phần nào hình ảnh hỗ trợ cho việc tìm hiểu nội dung bài viết. Nguồn tham khảo được định dạng đúng, có dịch tiêu đề nguồn để tiện tra cứu.
    Mặc dù đã nỗ lực hết mình, tuy nhiên sẽ vẫn có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cộng đồng về nội dung, về cách trình bày để bài viết thêm hoàn thiện, xin cảm ơn!
  2. Ghi công: Bài viết được biên dịch dựa theo nội dung Bài viết chọn lọc bên enwiki, là một bài cơ bản mức độ 4 (level-4 vital article). Các thuật ngữ dịch theo tài liệu Trịnh Văn Minh (2017). Giải phẫu người (Tập 3: Hệ thần kinh - Hệ nội tiết). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. ISBN 978-604-0-04586-7..
  3. Ký tên: — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 14:26, ngày 26 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

  1. Giới thiệu: Đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất tại Việt Nam thời hậu chiến, với hơn 40.000 người tham gia. Sự việc bắt nguồn từ vụ tự thiêu của một Phật tử tên Nguyễn Ngọc Dũng trước mộ Thích Đôn Hậu. Vụ tự sát này diễn ra bên trong khuôn viên chùa Thiên Mụ, thành phố Huế – một cơ sở Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Tuy là nhân tố đắc lực giúp thống nhất hai miền trong Chiến tranh Việt Nam, song từ sau 1975 các nhà sư GHPGVNTN liên tục bị chèn ép, gây khó dễ bởi chính quyền mới và đã tổ chức nhiều phong trào biểu tình lẫn tự thiêu để phản kháng. Sự kiện thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam như là tổ chức Phật giáo hợp pháp duy nhất càng làm căng thẳng thêm mâu thuẫn giữa Giáo hội Thống nhất với giới cầm quyền. Ngày 24 tháng 5 năm 1993, khi trụ trì chùa Thiên Mụ là Thích Trí Tựu yêu cầu cơ quan địa phương trả lại xác người tự thiêu, ông đã bị từ chối và bị bỏ giam trong trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) Thừa Thiên Huế. Các tăng ni nhà chùa sau đó đã dàn hàng ngang tọa kháng trước UBND đòi thả thầy mình ra. Không lâu sau, cuộc biểu tình thu hút hàng chục nghìn dân thường đổ dồn về theo dõi, làm tắc nghẽn và tê liệt giao thông suốt nhiều giờ đồng hồ.
    Cao trào xảy đến khi một chiếc xe công chở Hòa thượng Thích Trí Tựu từ UBND ra bị các nhà sư và người dân vây chặn lại. Những người biểu tình đã đưa Thích Trí Tựu khỏi xe lên xích lô chở về chùa và quyết định dồn lại lật xe chính quyền, châm lửa đốt cháy nó. Lực lượng quân đội nhanh chóng xông vào giải tán đám đông mất kiểm soát bằng dùi cui, vòi rồng và lựu đạn cay.
    Ngay sau cuộc biểu tình, Thích Trí Tựu cùng hàng loạt nhà sư đã bị kết án tù và bị báo chí viết bài đấu tố. Ảnh hưởng của vụ việc lớn đến mức khiến Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phải ra chỉ thị cho quân đội trực tiếp tham gia quản lý tôn giáo tại Việt Nam; được nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tướng Đặng Vũ Hiệp nhận định là "gây ra nguy cơ mất nước". Khai thác vào một mảng lịch sử nhạy cảm và bị che khuất này, ta sẽ hiểu thêm được tình hình Việt Nam trong những năm sau chiến tranh, cũng như các vấn đề xã hội đương thời gặp phải mà chúng vẫn còn dư âm cho tới ngày nay.
  2. Ghi công: Bài viết là dự án collab do bạn Khangdora2809 và mình hợp tác hoàn thiện trong vòng 3 tháng liên tục, bắt đầu từ giữa tháng 6 năm nay. Quá trình hoàn thiện bài viết cũng có sự góp sức của bạn Inteyvat – người đã giúp chụp hình minh họa cho bài viết và nhiều thành viên góp ý sửa đổi gồm Băng Tỏa, Plantaest... giúp cải thiện chất lượng bài.
  3. Ghi chú: Rất mong các bạn sẽ tham gia đóng góp ý kiến thêm để chất lượng bài được hoàn thiện và đầy đủ hơn, thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:19, ngày 21 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

  1.   Ý kiến Ủy ban nhân dân Huế trong bài là UBND Thành phố Huế, không phải UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
    @Inteyvat: Dựa vào căn cứ nào để cho rằng địa điểm xảy ra biểu tình là tại UBND Thành phố Huế? Hầu hết nguồn cả trong nước lẫn quốc tế đều nhất quán ghi địa điểm xảy ra vụ biểu tình là tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên các đường được nhắc đến cũng nằm gần UBND Thừa Thiên Huế. Lưu ý là hai UBND cách xa nhau, một cái sát sông một cái sâu trong đất liền, nên khó có chuyện nhầm lẫn ở đây. Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:05, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302:Tôi dựa vào các tòa nhà và đường xá trong tư liệu Lửa phực lên từ Huế thì có thể khẳng định đây không phải là UBND tỉnh , và bạn có thể dẫn nguồn tiếng Việt nói đích xác "Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế được không? Tôi vừa tra báo Tuổi trẻ thì thấy ghi rõ là "Chủ tịch UBND thành phố Huế Lê Văn Anh khẳng định [...]" và "những kẻ quá khích lại lật ngược chiếc xe của UBND thành phố" rồi đó. – Nhân Dân 14:43, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Inteyvat Mình đã chỉnh lại. Bạn xem và góp ý thêm nhé, mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:00, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cộng thêm là xung quanh ngã tư đường Lê Lợi không có cái UBND nào cả (kể cả TP hay tỉnh), cả hai đều cách vài trăm mét hoặc vài cây số. Theo nguồn báo Tuổi trẻ thì "ông Thích Trí Tựu đang làm việc thì có 6 nhà sư ở chùa Linh Mụ kéo về phía uỷ ban, la lối “Công an đã bắt thầy Thích Trí Tựu” rồi đi ra phía ngã tư đường Lê Lợi [Như đã nói ở trên, xung quanh ngã tư đường Lê Lợi không có UBND nào, mà là đầu cầu Phú Xuân] và ngồi dàn hàng ngang mặt đường". Bạn giải quyết đoạn này nhé. – Nhân Dân 13:39, ngày 29 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến @Nguyenmy2302 Nguồn Luật Khoa tạp chí bạn dùng trong bài vừa được thêm vào Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt với mô tả "tự xuất bản và không đáng tin cậy". Bạn nên giải quyết vấn đề này.  Băng Tỏa  12:53, ngày 23 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Băng Tỏa: Nhận xét mình thêm vào dựa vào đa số ý kiến trong thảo luận vào cuối năm 2022. Nguyenhai314, Mongrangvebet, DHN, Nguyentrongphu cho rằng 4 trang web được đề cập (trong đó có Luật Khoa) là trang blog hoặc nguồn tự xuất bản, chỉ riêng Plantaest cho rằng trang có cơ quan chủ quản, bài nào không ở mục Quan điểm có thể dùng được. Cherry Cotton Candy (thảo luận) 13:36, ngày 23 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Theo tôi Luật Khoa chịu trách nhiệm cho nội dung của mình, có đăng ký pháp nhân, do đó sẽ chịu ảnh hưởng từ pháp luật Hoa Kỳ nếu có sự cố? Đội ngũ phóng viên có, nguồn tài trợ từ các bên có lực. Tôi nghĩ đây là một tổ chức có sự quản lý, kiểm duyệt rõ ràng, không phải là một trang tự xuất bản đơn thuần, không phải ai cũng có thể lên đây đăng bài tùm lum như Wikipedia được. Tất nhiên, nó không phải là tạp chí học thuật (academic journal), khá hiển nhiên. Dang (thảo luận) 07:28, ngày 24 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Dang Nguồn có phóng viên thì tôi nghĩ dùng được. Thêm nữa, việc Phạm Đoan Trang bị bắt chứng tỏ nguồn có ảnh hưởng tới dư luận. Tôi có mấy thằng bạn lên fb chửi bới chính quyền suốt ngày, nhưng chả ai care vì đơn giản chúng chỉ là hàng tôm tép. Cỡ như Trương Quốc Huy hay Phạm Đoạn Trang thì mới bị dòm ngó tới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:48, ngày 29 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Cherry Cotton Candy Trong thảo luận đó có tới 4 trang web mà bạn chỉ thêm mỗi Luật khoa vào danh sách. Tại sao? @Plantaest Ba cái nguồn blog mà ông nào ảo tưởng là ngang hàng với tạp chí học thuật, chán thật sự. Chắc chưa đọc academic journal bao giờ. Luật khoa từ năm 2022 thậm chí còn ra cả ấn phẩm pdf  Băng Tỏa  11:05, ngày 24 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Băng Tỏa: Số lượng nguồn không đáng tin cậy rất nhiều, vì vậy mình định chọn vài trang tiêu biểu của mỗi loại để bổ sung thôi, chứ liệt kê hết thì không xuể. Ví dụ: 24h, Kênh 14 là nguồn không đáng tin cậy thì afamily.vn hay eva.vn chắc chắn cũng vậy, không cần thêm vào.
    @Plantaest: Do vài nguồn mình mới thêm có tranh cãi nên mình đã xóa khỏi danh sách. Cherry Cotton Candy (thảo luận) 01:35, ngày 25 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Cherry Cotton Candy: Chỉ cần quan tâm đến các trang có/từng xuất hiện trên Wikipedia. Trang tự xuất bản thì không thể biết hết được, và phần nhiều đã bị chặn. Dang (thảo luận) 13:11, ngày 25 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Băng Tỏa: Dựa theo những tranh cãi ở trên, mình chưa biết nên xử lý như thế nào? Hi vọng bạn cho ý kiến thêm. Mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:58, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Có một số nguồn chứa thông tin không thể thay thế được nên mình chưa biết xử lý số nguồn trên ra sao. Theo các ý kiến bên trên, Luật khoa không phải tạp chí học thuật nhưng chắc chắn không phải web tự xuất bản hay blog không uy tín. Tác giả của trang web này là tổ chức Đệ tử VOICE, bao gồm các nv bất đồng chính kiến vs chính quyền VN gồm Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long. Tổ chức này hình như cũng đc tài trợ bởi một số tổ chức nhân quyền quốc tế và họ có ban biên tập riêng chịu trách nhiệm cho nội dung của mình. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:11, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Phạm Đoan Trang là người thành lập Luật Khoa tạp chí và bà đã bị chính quyền Việt Nam bắt giam vì tổ chức hoạt động báo chí trên trang này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:20, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tạm thời bạn Cherry đã bỏ ra nhưng nếu được, mình nghĩ nên mở thảo luận chung để chốt dứt điểm về độ hợp lệ của nguồn này: nếu xác tín thì thêm vào danh sách và tô màu xanh. Với mình nhớ không nhầm thì nhiều bài khác trên WP cũng đang dùng nguồn Luật khoa. –  Băng Tỏa  16:13, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mình sẽ cố gắng lập thảo luận về độ uy tín của nguồn này. Tuy nhiên sau vụ Vietcetera thì mình cũng oải lắm vì tranh cãi mấy chặp mà chưa dứt điểm được. Sợ thảo luận này mn cũng thờ ơ thôi :v – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:27, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thảo luận lần này sẽ có mình tham gia. Bạn có thể dặm hỏi Plantaest với DHN là có muốn / có thể tham gia không rồi hẵng mở vì những bạn này am hiểu về nguồn Luật khoa từ trước rồi. Như vậy thảo luận sẽ có ý nghĩa hơn là các ý kiến "theo mình tìm hiểu sơ bộ thì thấy...". À mà web Vietcetera bị bỏ vào blacklist rồi đó. –  Băng Tỏa  16:41, ngày 28 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Đồng thuận có thể thay đổi theo thời gian. Với một số thông tin tôi mới nhận được thì nguồn này dùng được. Tôi sẽ ủng hộ nếu mở đồng thuận. Mà tôi nghĩ khỏi cần, mở đồng thuận tốn công lắm. Ai đòi xóa nguồn đó ra khỏi bài thì tính sau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:16, ngày 30 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.   Ý kiến Đọc phần mở đầu thì mình thấy nó quá dài và cụ thể. Phần mở đầu chỉ nên kéo dài 4 đoạn văn và không cần phải đi sâu vào mốc thời gian sự kiện diễn biến xấu căng thẳng. Mình có đề xuất sau mà bạn có thể xem xét. Hơn nữa, phần "Phản ứng Việt Nam" nên đổi thành "Phản ứng trong nước" vì lối hành văn của câu sau phù hợp hơn. Bài bạn có thể tham khảo bên tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots (bài này cũng có trong tiếng Việt và cũng đầy đủ nội dung như bên tiếng Việt.)

Biểu tình Phật giáo tại Huế 1993 là một cuộc biểu tình lớn của hơn 40.000 người dân Huế, diễn ra trước trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố vào ngày 24 tháng 5 năm 1993. Đây được xem là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất tại Việt Nam sau 1975, với tổng cộng hàng chục nghìn tín đồ Phật giáo lẫn dân thường tham gia biểu tình trong suốt 5 giờ đồng hồ liên tục nhằm yêu cầu chính quyền thả tự do cho Hòa thượng Thích Trí Tựu – trụ trì chùa Thiên Mụ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Sau sự kiện, 6 nhà sư bao gồm Thích Trí Tựu đã bị bắt giữ; ít nhất 50 người khác cũng bị bắt vì liên quan tới cuộc đối đầu. Chính quyền cũng tổ chức một chiến dịch truyền thông suốt nhiều tháng nhằm hạ thấp danh tiếng các nhà sư với người dân trong nước lẫn truyền thông quốc tế.

Cuộc biểu tình là một phần trong loạt xung đột giữa GHPGVNTN với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thời hậu chiến. Là một tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng tại miền Nammiền Trung Việt Nam, giáo hội cùng các nhà sư đã liên tục chịu sự kìm kẹp và đòi nắm quyền kiểm soát từ giới cầm quyền trong nước. Sau cái chết của Hòa thượng Thích Đôn Hậu, di chúc của ông quyết định truyền lại chức vụ cho Thích Huyền Quang – một nhân vật bất đồng chính kiến lâu năm với chính quyền, từ đó làm gia tăng căng thẳng giữa chính quyền và GHPGVNTN.

Cuộc biểu tình xuất phát từ việc một cư sĩ nam đã tự thiêu vì đạo tại chùa Thiên Mụ, ngay cạnh mộ phần Thích Đôn Hậu nhân ngày giỗ đầu của ông. Tuy nhiên, vụ tự thiêu bị chính quyền che giấu, bác bỏ ông là cư sĩ; đồng thời ra lệnh triệu tập đối với trụ trì chùa Thích Trí Tựu sáng ngày 24 tháng 5. Phản đối thái độ mập mờ từ phía các quan chức địa phương, Thích Trí Tựu quyết định tuyệt thực trước Ủy ban nhân dân nhưng bị công an hành hung và lôi vào trong. Biết được sự vụ, tổng cộng 20 nhà sư từ chùa Thiên Mụ đã ra tọa kháng trên con đường gần trụ sở UBND để yêu cầu thả thầy mình, thu hút sự chú ý từ những người qua đường. Chỉ trong vòng vài giờ sau đó, hàng chục nghìn người đã dồn lại dọc tuyến đường trung tâm thành phố theo dõi các nhà sư, làm tắc nghẽn giao thông bất chấp lệnh giải tán của cảnh sát. Cuộc biểu tình chỉ kết thúc vào đầu giờ chiều cùng ngày, khi có tin Thích Trí Tựu đã trở về chùa an toàn.

Sự biến tại Huế năm 1993 đã được phía quân đội Việt Nam nhận định "gây ra nguy cơ mất nước"; khiến Bộ Chính trị ĐCSVN phải ra chỉ thị cho quân đội trực tiếp tham gia vào kiểm soát các tôn giáo nói chung tại Việt Nam. Vụ biểu tình cũng khiến căng thẳng tôn giáo giữa GHPGVNTN với chính quyền tăng cao giai đoạn 1993–1996, với hàng loạt phong trào biểu tình, tự thiêu nổ ra tại nhiều nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh LongBà Rịa – Vũng Tàu. Hành động của chính quyền Việt Nam trước vụ biểu tình đã vấp phải làn sóng phản đối từ hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá Quốc tế và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam. Đặc biệt là phản ứng tiêu cực từ chính phủ Hoa Kỳ, trong bối cảnh nước này đang xem xét việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

ChopinTheChemistTrò chuyện 03:45, ngày 30 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]

  1. Giới thiệu: Đây là bộ phim sử thi đặt hàng của nhà nước, nói về những ngày cuối cùng của thủ đô trong trận Hà Nội 1946. Tháng 2 năm 2024, Đào, phở và piano đã tạo ra một cơn sốt vé lớn tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội – nơi duy nhất trình chiếu tác phẩm thời điểm đó – và tiếp tục lập nên những kỷ lục mới trên nhiều tỉnh thành Việt Nam khi được các rạp tư nhân đứng ra nhận phát hành miễn phí. Hiện tượng từ bộ phim đã trở thành chủ đề của các hội thảo, bàn luận về chính sách phát hành, quảng bá phim đặt hàng nói riêng cùng các nghiên cứu mang tính xã hội học xoay quanh chuyện khen chê phim.
  2. Ghi công: Bài này được mình tự viết toàn bộ và đã được duyệt lên Trang Chính mục BCB. Bài đã được phong sao BVT vào tháng 5 vừa rồi, nhưng được sự động viên của các bạn bỏ phiếu và bình duyệt bài nên mình quyết định ứng cử tiếp lên khu vực BVCL, sau khi tính ổn định và hoàn thiện của bài viết đã được đảm bảo. Mong các bạn sẽ đọc qua và góp ý thêm để chất lượng bài được cải thiện hơn nữa. Thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:33, ngày 21 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.

Đồng ý

  1.   Đồng ý Như đã tuyên bố ở đợt BVT, tôi nghĩ bài này xứng đáng làm BVCL. Đây là bài tiêu biểu cho các BVCL về phim trong tương lai, ngang hàng với bài Song lang (phim). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:52, ngày 21 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mặc dù bài viết là một tham khảo tốt, nhưng cũng phải nói rằng phim này nó đặc thù hơn các phim thông thường do tính chất đặt hàng của nhà nước và hiệu ứng truyền thông có màu sắc chính trị. Không dễ để có một phim thứ hai như vậy. Tôi thì đánh giá cao bài Song lang (phim) hơn, không có quá nhiều các nội dung "bên lề", tập trung nhiều vào chuyên môn. Dang (thảo luận) 13:34, ngày 24 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

  • Nhận xét: Apollo 8 là chuyến bay đầu tiên đưa con người thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng hấp dẫn của hành tinh mẹ và tiến đến quỹ đạo Mặt Trăng. Sứ mệnh được phi hành gia Apollo 11 Michael Collins đánh giá là có ý nghĩa bậc nhất trong chương trình Apollo. Bài được mình dịch từ enwiki, các nguồn hỏng đều đã được lưu trữ. Mong nhận được ý kiến của mọi người. Xin cảm ơn. Nắng Chiều 18:25, ngày 15 tháng 9 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Đề cử đã qua