Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2007 3

Đề nghị cấm thành viên

sửa
Đã cấm vô hạn vì tài khoản con rối của Samson Lin/影武者. Tmct (thảo luận) 14:00, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  • Đề nghị:Lưu ý thành viên User:Jason Lin
  • Ngày mở tài khoản:15:42, ngày 29 tháng 1 năm 2008 [1]
  • Lý do:Hành động y hệt bạn Samson bên dưới: treo cờ, xóa thảo luận ...
    • thời gian cấm Samson Lin 21:36, ngày 28 tháng 1 năm 2008 [2]

Magnifier () 15:33, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đã cấm vô hạn vì tài khoản con rối của 影武者. Tmct (thảo luận) 14:00, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị cấm vĩnh viễn thành viên này do là tài khoản con rối của người đã từng dùng tài khoản 影武者 (Ảnh Võ Giả) và một loạt các tài khoản khác bằng tiếng Trung. Các đặc điểm giống nhau:

  • Không dùng tiếng Anh cũng như tiếng Việt nhưng lại tỏ ra hiểu tiếng Việt.
  • Chủ đề duy nhất tham gia tại wiki tiếng Việt là lịch sử Việt Nam
    • Hay nối interwiki với các bài zh.wiki
    • Hay sửa/thêm chú thích tên chữ Hán cho các bài lịch sử VN
  • Hay dùng 2 cờ Đài Loan, VNCH tại trang thành viên/thảo luận của mình và người khác
  • Liên tục đòi viết khái niệm "Việt Nam Dân quốc" vào bài mới và các bài sẵn có về lịch sử
  • Có thái độ miệt thị đối với phụ nữ Việt Nam và cộng sản Việt Nam (lời lẽ và các link tới các forum đài loan liên quan đến phụ nữ VN)

Tmct (thảo luận) 14:50, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hiện tài khoản này đang bị khóa 1 tháng do liên tục sửa trang thành viên của người khác và viết về "Việt Nam dân quốc" dù đã được nhắc nhiều lần. Tmct (thảo luận) 15:26, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bạn đã đưa ra đầy đủ lý lẽ và dẫn chứng, mọi người đã có thể hình dung được chân dung kẻ phá hoại, bạn là quản lý những việc như này bạn có thể xử lý cấm ngay.--Bd (thảo luận) 14:59, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
À về khóa thì tôi ủng hộ, vì hình như cô ấy chằng có ý muốn đóng góp gì ngoài mấy cái chủ đề đã nêu trên cứ nói đi nói lại hoài (dù đã cảnh cáo nhắc nhở nhiều lần, hình như không có tác dụng lắm); nhưng có cái này: theo những gì cô này viết thì cô này hình như là người Việt di cư qua Đài từ hồi nhỏ hay gì gì đó có liên quan đến Việt Nam. Cô ta bức xúc nhầm chỗ chuyện phụ nữ Việt qua Đài nhiều quá rồi quay sang mắng chửi Việt Nam là nước này nọ. Không biết nói sao cho cô ấy hiểu, đáng tiếc chỗ này. Flavia (thảo luận) 15:06, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu cần định nghĩa của "thành viên phá hoại" thì Samson Lin là một thí dụ tốt (sự thật thì Wikipedia tiếng Việt có nhiều thí dụ cho định nghĩa của loại thành viên này). Tôi không chỉ ủng hộ khóa 1 tháng mà còn ủng hộ khóa vĩnh viễn. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:10, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tài khoản này từ khi được tạo ra là để lạm dụng các trang thảo luận (hãy xem đóng góp của tài khoản). Thành viên này đã được cảnh cáo tại trang thảo luận của thành viên cũng như tại các trang thảo luận khác. Bây giờ thành viên này dùng IP vô danh để tiếp tục lạm dụng các trang thảo luận. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:45, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vào ngày 27 tháng 1, 2008, tôi đã cấm thành viên này 3 ngày vì lý do như trên. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:32, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thành viên:24.21.133.237 tẩy trống nhiều bài. Xin khóa sổ lại. Cao xuân Kiên 23:12, ngày 21 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đã cấm 3 tiếng. Cám ơn bạn đã nhắn tin. Nguyễn Dương Khang 23:21, ngày 21 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
IP này cần được chú ý vì sau khi xóa nội dung một số bài thì lại xóa nội dung trang thảo luận của mình. Mekong Bluesman (thảo luận) 13:59, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Trang thành viên và thảo luận thành viên của IP đó nằm trong danh sách các trang tôi theo dõi. Kính. Nguyễn Dương Khang 14:14, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Người tạo tài khoản này đã đăng cả mật khẩu để bất cứ ai cũng có thể dùng! (Xem tại đây). Mekong Bluesman (thảo luận) 11:56, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã cảnh cáo và xóa trang thành viên này. Nếu vẫn còn tiếp tục, có thể cấm vĩnh viễn, vì Wikipedia cấm việc compromise. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 12:00, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã buộc phải cấm tài khoản này vĩnh viễn do sơ suất khi xóa trang đã không xóa "nội dung cũ". Chân thành xin lỗi vì hành động bất cẩn này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 12:03, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị khóa Thiềng ĐứcVL. Chuyên viết bậy bạ trong trang thảo luận, tốn ổ cứng.--Đi đường (thảo luận) 19:39, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Đi đường đã lưu ý, tuy nhiên theo tôi thành viên Thiềng ĐứcVL có lẽ chưa thạo wiki thôi, bạn ấy dần dần sẽ quen. Thân ái! Khương Việt Hà (thảo luận) 19:53, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị các quản lý đọc Thảo luận thành viên:Hong Gam#Wikipedia không phải là diễn đàn. Mekong Bluesman (thảo luận) 07:40, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã thông báo cấm và cấm tài khoản này 1 tháng. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:47, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xem Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý/Liebesapfel.

Thành viên:Nguyenbinh1612 liên tục cố tình tạo các bài mới không thông tin hoặc thông tin sai. Như bài mới nhất là Núi Kilimanjaro. Đề nghị cấm nếu sau bài Núi Kilimanjaro thành viên đó còn tiếp tục phá hoại.--195.83.178.100 (thảo luận) 09:52, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đang theo dõi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:39, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Từ mấy tuần nay, tôi đã để ý thấy phong cách viết bài kiểu như thành viên này và một số IP (chắc cùng một người). Đặc điểm là bài ngắn về các di sản thế giới; nội dung thường ít thông tin, thông tin lặp lại hoặc diễn giải dài dòng, đôi khi sai linh tinh.

Gần đây thành viên này viết bài tiến bộ hơn ở chỗ có thêm infobox, dù nội dung text thì vẫn đại khái thế.

Gọi là phá hoại thì không phải, vì viết bài chất lượng kém không phải là phá hoại.

Nói chung tôi không thấy cách nào khác là chạy theo và chỉnh sửa bài, đôi khi phải viết lại hoặc gắn biển chất lượng kém (nếu không có sức viết lại). Chỉ hi vọng thành viên này sẽ tiến bộ dần.

Tmct (thảo luận) 10:43, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lúc đầu tôi cũng nghĩ thành viên này do copy tiêu bản sang bài viết mới rồi quên sửa và đã lưu ý. Tuy nhiên kể cả phần thân bài viết cũng rất nhiều thông tin sai lệch trong khi những thông tin đó không đến mức dễ sai như vậy. Kiểm tra qua "nguyên tắc viết bài"; "quy định và hướng dẫn" tôi chưa thấy quy định rõ trường hợp này xếp vào dạng gì? tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 11:01, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Viết thông tin sai lệch, đã được nhắc nhưng vẫn tiếp tục làm là một hành động phá hoại có chủ đích, một thành viên có thiện ý hoặc mới lạ với Wiki sẽ gặp khó khăn với cách trình bày chứ không phải với nội dung. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:06, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Làm cho wiki mất đi độ tin cậy (một cách tinh vi), theo tôi là một hành vi phá hoại. conbo 11:07, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hành vi phá hoại dạng này có thể coi là nguy hiểm nhất. Dung005 (thảo luận) 11:16, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đã cảnh cáo Nguyenbinh1612 nhiều lần nhưng không có phản hồi và đà có 2 lần Nguyenbinh1612 sửa lại những gì tôi đã sửa. Theo tôi, Nguyenbinh1612 cần phải được cấm một thời gian. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:32, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các thành viên mới

sửa

Đề nghị mọi người để mắt đến những tài khoản mới mở. Có thể sắp có vụ tương tự như Thành viên:Huyphuc1981 nb, Thành viên:Huy Phuc et al (Thành viên:Họa hùng hải, Thành viên:Bóng bàn, Thành viên:Minh mai, Thành viên:Đường Bưởi, Thành viên:Tayson, Thành viên:Hothom, Thành viên:AE, Thành viên:Cas, Thành viên:Họa còi...) Tmct (thảo luận) 15:35, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vấn đề hình ảnh

sửa

Các thành viên truyền nhiều hình không đủ thông tin

sửa
  1. Louis-jessica đã xóa, xóa cũng đủ mệt, sao có thể kiên trì tải lên bao nhiêu đó hay thật, đâu phải bot?Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:25, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. 0hmy90d Thành viên này chưa rõ về quy định mà truyền hình rất khí thế. Nếu các quản lý thấy thành viên này đang tải hình, xin nhắc nhở và hướng dẫn lập tức. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:20, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vần đề Thảo luận mang tính chất diễn đàn

sửa

Mời tất các các sysop vào Wikipedia:Thảo luận#Thảo luận mang tính chất diễn đàn để thảo luận. Đây là một vấn đề quan trọng có liên quan đến đưa Wiki Vi trở lại với nguyên tắc của Wikipedia. Mong mọi người ghé qua. Xin cảm ơn.

Nói nhiều hơn làm là tên Augusta 15:28, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Quy cách dẫn chứng nguồn

sửa

Có người đang muốn thay đổi Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được để bắt buộc gần như là tất cả các lần dẫn chứng nguồn đều phải ghi rõ tác giả nguồn theo kiểu:

"Theo quan điểm/nhận định/số liệu của Spencer C[1]. Tucker[2], William Duiker[3], Frank Snepp[4], Jean Lacoutus[5] thì blah blah"
thay vì
"Blah blah [1],[2],[3],[4],[5]."
(là quy tắc truyền thống vẫn được áp dụng rộng rãi tại wiki tiếng Anh và trong các văn bản khoa học)

Trong khi đó, theo Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, chỉ cần nêu rõ nguồn trong trường hợp nguồn không được uy tín lắm để cảnh báo với người đọc.

Mời mọi người góp ý tại Wikipedia:Thảo luận#Mượn wiki để nói ý kiến cá nhân.

Tôi thấy những thành viên này đều là chưa hiểu nguyên tắc dẫn nguồn vẫn được áp dụng rộng rãi. Họ cho rằng cách dẫn thông thường "Blah blah [1],[2],[3],[4]." là "mượn wiki để nói ý kiến cá nhân". Tôi đã từng giải thích với các thành viên này nhiều lần từ lâu nhưng không có tác dụng. Lần này nếu tôi giải thích lần nữa chắc cũng chỉ vô ích.

  • Lí do về mặt nguyên tắc và là lý do quan trọng nhất: một khi đã dẫn nguồn thì không thể coi một nhận định là của wiki.
  • Lí do phụ về mặt trình bày: việc liệt kê "theo các tác giả A, B, C ... là không khả thi đối với những quan điểm được nhiều nguồn công nhận. Nó vừa không cần thiết vừa làm xấu bài. Không có một bài nào tại wiki tiếng Anh hay một văn bản khoa học làm chuyện này.

Đề nghị mọi người giúp đỡ. Tmct (thảo luận) 10:59, ngày 24 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi rút đề nghị. Cảm ơn và xin lỗi nếu đã làm tốn thời gian của ai. Tmct (thảo luận) 21:53, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Một thành viên đã tham gia wikipedia tiếng Việt từ lâu và được phong chức danh quản lý mà hiểu câu Bất kỳ một nhận xét, một nhận định nào của bất kỳ bài nào mà không nêu đích danh nguồn phát biểu trích nguyên văn trong thảo luận Wikipedia:Thảo luận#Mượn wiki để nói ý kiến cá nhân thành "để bắt buộc gần như là tất cả các lần dẫn chứng nguồn đều phải ghi rõ tác giả nguồn theo kiểu ... ". Chứng tỏ rằng Tmct không phân biệt được nhận xét, nhận định là gì. Hoặc Tmct hiểu rõ nhận xét, nhận định là gì, nhưng Tmct đánh giá hầu như toàn bộ các nội dung trích dẫn mà wiki đang trích dẫn hiện nay đều là đều là nhận xét, nhận định. Đánh giá này của Tmct là sai.
Hãy xem wiki định nghĩa thế nào là dữ kiện và xem rằng trong Wikipedia:Thảo luận#Mượn wiki để nói ý kiến cá nhân có yêu cầu dữ kiện phải nêu rõ nguồn dẫn như Tmct hiểu hay không: "Đôi khi chúng ta có một công thức khác biệt cho qui định không thiên vị: khẳng định dữ kiện, kể cả dữ kiện về các ý kiến - nhưng đừng khẳng định các ý kiến ấy. Có mối khác biệt giữa dữ kiện và giá trị hoặc ý kiến. Khi ta nói "dữ kiện", đó có nghĩa là "một mẫu thông tin mà không có tranh cãi nghiêm trọng về nó." Điều này có nghĩa là một cuộc điều tra cho ra một kết quả công khai thì gọi là dữ kiện. Nói Hoả Tinh là một hành tinh đó là dữ kiện. Nói Socrates là một triết gia đó là dữ kiện. Không ai mạnh mẽ phản đối những điều này. Vì thế chúng ta có thể tự do khẳng định chúng bao nhiêu cũng được.". Cố ý trình bày sai lạc một cuộc thảo luận bằng cách gán ghép nhận xét, nhận định thành dữ kiện như Tmct đã làm để làm gì?
Tmct viết "Nó vừa không cần thiết vừa làm xấu bài. Không có một bài nào tại wiki tiếng Anh hay một văn bản khoa học làm chuyện này." là mâu thuẫn với quy tắc bắt buộc Wikipedia :Thái độ trung lập và lạc đề, đâu đã có ai bỏ phiếu về nhận định và nhận xét khoa học đâu. Nhưng khi bàn về khoa học thực nghiệm như Vật lý, nếu chỉ viết, "Các nhà vật lý lừng danh thế giới(kèm ghi chú số 19, số 20, số 21) khẳng định rằng không có gì trong thực nghiệm chứng minh có sự tồn tại của một Thượng Đế" thì cũng cần nói rõ đó là ai đã nói. Khi bàn về khoa học chủng tộc, nếu viết "Các nhà khoa học lừng danh (kèm ghi chú số 19, số 20, số 21) đã khẳng định rằng chủng tộc Đức là chủng tộc ưu việt, văn minh có tinh thần kỹ luật cao" thì cũng cần nói rõ đó là ai đã nói. Bằng không cũng có người, như tôi, nghĩ là có người mượn miệng wiki để phỉ báng đức tin tôn giáo hoặc ngợi ca Hitler.Nbq (thảo luận) 02:37, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cách đưa dẫn chứng hiện nay hợp lí, đó cũng là cách đưa dẫn chứng ở các tài liệu in giấy truyền thống. Các đưa dẫn chứng của Nbq đưa ra đôi khi cũng có lợi cho cách hành văn ở một vài câu trong bài hoặc nhằm nhấn mạnh tính quan trọng của số liệu, nhận định. Nbq có lo xa không khi đưa ra các ví dụ liên quan đến Thượng Đế và chủng tộc Đức? :). Trong những trường hợp này, cá nhân tôi sẽ đề nghị sửa nội dung do tầm nhìn hẹp và thay vì Các nhà khoa học lừng danh ... chỉ cần diễn đạt thành Có những nhà khoa học lừng danh .... Để bảo vệ tính trung lập, việc thay đổi cách thức đưa dẫn chứng cua Nbq chưa thiết thực. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 08:52, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ điều này chỉ nên bắt buộc ở những thông tin gây tranh cãi và các đánh giá.--V (thảo luận) 23:07, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không công bằng

sửa

Tại sao hình cục phân trong trang của thành viên Thành viên:Liebesapfel chỉ khác thường thể hiện cá tính một chút thì bị các quản lý lên án, còn hình Khương Việt hà trong trang thành viên của Khương Việt Hà ảnh hưởng đến tínhtrung lập của wikipedia không thấy quản lý nào lên tiếng mặc dù đã có người lưu ý. Tôi thấy các quản lý sử sự không công bằng giữa hình cục phân và hình Khương Việt Hà

Để trả lời giúp cho các quản lý là: "wikipedia không có nhiều luật cụ thể, ngoài các qui định chính về các bài viết bách khoa, những chuyện nhỏ khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị là các quản lý. Các quản lý yêu thì cho sống, ghét thì cho chết, và thành viên dưới quyền phải im lặng không nên cãi lại quản lý". Nhưng thật ra tôi thấy Khương Việt Hà là người dễ thương, sử dụng tài nguyên wikipedia để upload hình của mình lên chơi cũng chẳng có gì ghê gớm. Đó là ý kiến cá nhân ;) 08:39, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Hì hì, xem ra càng ngày càng vui!:-D Đây là phần tôi trả lời cho bạn nào đó dùng IP trao đổi với tôi về những vấn đề này: thảo luận thành viên:viethavvh#Di chuyển từ "Tin nhắn cho người quản lý". Xin vui lòng vào đọc! Khương Việt Hà (thảo luận) 10:30, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Góp ý cho những bảo quản viên về chống phá hoại

sửa

Chúng ta đang bị phá hoại. Phải có nguyên nhân. Chúng ta phải mổ xẻ để tìm ra nguyên nhân:

Từ trước chúng ta vẫn bị phá hoại nhưng chỉ là nghịch ngợm, thử viết chơi hoặc những lý do khác không có tính tổ chức...

  1. Những người nghịch ngợm vô tình thành phá hoại thì có thường xuyên, nhưng không gây rắc rối và rồi họ sẽ thích wiki.
  2. Những người bất đồng quan điểm thì phá chơi, sự phá phách này không kéo dài, họ vẫn yêu wiki nhưng chỉ muốm trung lập hóa thông tin.
  3. Những người phá hoại do mất lòng tin vào wiki, họ cho rằng wiki không thật sự là ngôi nhà chung cho tất cả mọi người theo đúng như tên gọi của nó là: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Sự phá hoại này sẽ kéo dài. Có thể nguy hiểm.
  4. Những người phá hoại do phản đối cung cách hành sử, làm việc của những người quản lý, họ cảm thấy họ bị đàn áp, áp đặt... Sự phá hoại này sẽ kéo dài, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Có thể nguy hiểm.

Hai lý do sau chúng ta phải lưu ý, các bạn quản lý phải tự nhìn nhận vào chính mình xem sự phân giải các bất đồng có công bằng hay không, có làm gì chọc ngòi cho phá hoại hay không....vai trò gương mẫu ở các bạn hạn chế phá hoại rất nhiều. Tự phân tích mỗi việc làm của các bạn trên wikipedia có mang lại lợi ích gì, nếu bị phản ứng thì bạn có dám hy sinh cái riêng để đạt cái chung cho wiki không. Sự dám hy sinh của các bạn cũng giảm đáng kể sự phá hoại.

  • Nếu nhiều người mất lòng tin vào wiki, và sự phá hoại có tổ chức thì trang web này có thể bị đánh "sập." Đề nghị mọi người tham gia nghiên cứu đề ra phương pháp thỏa đáng để đoàn kết cộng đồng. Các hành động khóa bài, khóa tài khoản không phải là tuyệt chiêu, đôi khi càng kích thích sự phá hoại. thảo luận quên ký tên này là của 81.169.155.246 (thảo luận • đóng góp).
Cảm ơn IP 81.169.155.246. Ý kiến của bạn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự lựa chọn cách giải quyết các vấn đề phức tạp trong những thời điểm nóng tương tự như hiện nay. Mời mọi người tiếp tục cho ý kiến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:47, ngày 29 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn góp ý của 81.169.155.246, tôi thừa nhận chúng tôi đã có sự nóng nảy thiếu kiềm chế khi xử lý các vấn đề gần đây. Sự nóng nảy của chúng tôi có thể đã góp phần làm tăng mức độ rối loạn. Đáng ra chúng tôi đã phải bình tĩnh hơn để thực hiện tốt hơn nguyên tắc "Do not feed the trolls" (không cho những kẻ khiêu khích có lí do phát triển rộng các xung đột). Tôi có ý kiến sau để rút kinh nghiệm cho bản thân và có thể cũng áp dụng được cho một số người khác.
  1. Đối với những trường hợp khiêu khích phá rối rõ ràng ở không gian thảo chung gây rối cho nhiều người, các quản lý ghi lại để có biện pháp từ cảnh cáo tới phạt theo các quy định wikipedia.
  2. Đối với những trường hợp khiêu khích phá rối chỉ giới hạn trong không gian cá nhân, nếu không vi phạm quy định wiki một cách rõ ràng để có thể viện dẫn thẳng, thì các quản lý nên đợi ý kiến của cộng đồng trước khi có biện pháp xử lý. Quy trình này chậm một chút nhưng quản lý đỡ mang tiếng cầm cờ chạy trước ô tô.
  3. Để lấy ý kiến cộng đồng, mở mục khiếu nại về thái độ thành viên để tiện cho các thành viên trong việc phản đối các thái độ/nội dung thảo luận không thích hợp của các thành viên khác. Từ đây có thể dựa vào ý kiến cộng đồng để có biện pháp xử lý những kẻ khiêu khích.
  4. Cẩn thận và kiềm chế để tránh bị kéo vào các cuộc cãi vã có thể gây nổi nóng, nhất là khi kẻ khiêu khích không có thái độ thảo luận nghiêm túc. Theo một nghĩa nào đó, quản lý có thể cần tăng mức độ trơ đối với những hành động khiêu khích lên trên mức của thành viên thông thường.
  5. Mọi hoạt động cần chú ý theo sát các quy định Wikipedia hết mức có thể để tránh hiểu lầm, mặc dù hành động của mình hoàn toàn dựa trên tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng.
Tmct (thảo luận) 13:23, ngày 29 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nói rất tốt, vậy rùi có làm hông? Nói tốt vậy, sao việc nên làm đầu tiên là sửa sai và ngừng cấ, tài khoản đã bị cấm bậy thì hổng làm đi? Công Tần Tôn Nữ Thị Mẹt (thảo luận) 17:02, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đọc lại bài Thảo luận: Hồng Quân để ý sẽ thấy thái độ nghiêm khắc bất ngờ của Tmct về nguồn dẫn chứng đối với Liebesapfel. Cùng một tác giả Antony Beevor mà hai bài có hai yêu cầu dẫn chứng khác nhau. Giọng điệu thì như công an tra hỏi người ta. Khiếp quá. Không hiểu lầm có được không? Bánh Ướt (thảo luận) 08:45, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi chưa bao giờ không nghiêm khắc trong vấn đề nguồn dẫn chứng. Tôi chưa lần nào thấy Liebesapfel hiểu nhầm những gì tôi nói liên quan đến nguồn dẫn hay bản quyền. Bài Stalingrad tôi chưa đọc, cách dẫn chứng tại đó tốt hay chưa không phải trách nhiệm hay yêu cầu của tôi. Tmct (thảo luận) 10:25, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Trận Stalingrad chứ không phải Stalingrad đâu Tmct. Lưu Ly (thảo luận) 13:44, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tại sao Bánh Ướt lại đưa vào mục tìm giải pháp chống phá hoại Wikipedia. Nếu Bánh Ướt không nêu nguyên nhân chính đáng, tôi xin chuyển vào Thảo luận: Hồng Quân. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:50, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thaisk đọc thảo luận của 81.169.155.246 : "Những người phá hoại do mất lòng tin vào wiki, họ cho rằng wiki không thật sự là ngôi nhà chung cho tất cả mọi người theo đúng như tên gọi của nó là: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Sự phá hoại này sẽ kéo dài. Có thể nguy hiểm. Những người phá hoại do phản đối cung cách hành sử, làm việc của những người quản lý, họ cảm thấy họ bị đàn áp, áp đặt... Sự phá hoại này sẽ kéo dài, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Có thể nguy hiểm.". Tmct là một thành viên quản lý tích cực mà lại "nghiêm khắc bất ngờ" ở đúng những bài mà Tmct đọc như Hồng Quân và không nghiêm khắc ở bài Trận Stalingrad vì chưa đọc bài đó. Bài mà Tmct đọc thì áp dụng biện pháp nghiêm khắc, bài Tmct không đọc thì không sao, nhưng câu "Giọng điệu thì như công an tra hỏi người ta. Khiếp quá. Không hiểu lầm có được không?" của Bánh Ướt là đúng nội dung tìm nguyên nhân của sự phá hoại rồi. Thaisk còn định chuyển thảo luận của Bánh Ướt đi đâu nữa. Meem (thảo luận) 01:46, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
"Tmct là một thành viên quản lý tích cực mà lại "nghiêm khắc bất ngờ" ở đúng những bài mà Tmct đọc như Hồng Quân và không nghiêm khắc ở bài Trận Stalingrad vì chưa đọc bài đó"
Câu này tôi không thể hiểu được. Một bài nào đó trong số 28000 bài của Wikipedia Tiếng Việt chưa được Tmct đọc và kiểm tra các nguồn dẫn thì đó là trách nhiệm của Tmct?
Hay là vì Tmct chưa đọc những 27900 bài nên không được "nghiêm khắc" với 100 bài còn lại? Tmct (thảo luận) 10:56, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
IP 81.169.155.246 này là ai mà góp ý cho các thành viên quản lý vừa hay vừa hiệu quả và được mọi người trân trọng phản hồi và cảm ơn nhỉ? Chuyện lạ. Chẳng bù cho mình viết cho dài mà chẳng ai thèm trả lời gì ráo trọi.Bánh Ướt (thảo luận) 09:08, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nên xem xét việc dừng cho phép IP viết bài mới

sửa

Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh của vi.wikipedia, sự phá hoại từ các thành viên vô danh cũng trở nên nhiều hơn. Những bài viết sử dụng IP, ngoại trừ số ít đã từng là "cựu chiến binh" trên wikipedia, còn đa phần là từ người dùng đọc Wiki thấy mục từ nào có link đỏ sẽ nhấn vào viết vài ba dòng vắn tắt, rất sơ khai thậm chí là lăng nhăng, phá hoại. Hầu như ko thể tìm ra một bài tương đối tốt (về nội dung, về trình bày) từ phía các IP được nữa. Tra "thay đổi gần đây" thấy công tác bảo trì wiki được thực hiện liên tục mà một trong số đó, khá vất vả, là việc xóa các bài viết lăng nhăng từ người dùng vô danh. Đề nghị các quản lý xem xét khả năng cấm IP tạo bài mới để đỡ mất thì giờ xóa, bởi nếu người viết bài có ý thức và trách nhiệm, họ sẽ đăng nhập thành viên để viết bài và bài theo đó sẽ có nội dung tốt hơn; và nếu là người dùng thành thạo wiki ở mức phổ thông (ít nhất cũng ở mức biết lập tài khoản cá nhân), họ cũng ít nhiều biết cách để trình bày hình thức của bài. Nếu chưa thể dừng cho phép IP tạo bài, tôi đề nghị bỏ luôn câu tuy nhiên không bắt buộc trong khuyến cáo đăng nhập thành viên sẽ có lợi hơn, tuy nhiên không bắt buộc. Khương Việt Hà (thảo luận) 05:16, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với anh K.V.Hà, nếu ai đó muốn đóng góp cho Wikipedia, họ hoàn toàn có thể đăng nhập rồi viết bài. An Apple of Newton thảo luận 05:27, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ việc này chưa đến mức phải cấm thành viên vô danh tạo bài. Các bài rác do IP tạo ra vẫn bị xóa như thường. Trái lại, tôi đã thấy có một số bài do IP tạo ra đã trở thành bài có nội dung xuất sắc, điển hình là bài Xứ tuyết do chính Khương Việt Hà tạo ra dưới một IP. Còn một số bài khác do IP tạo ra: loạt bài về Pyotr Đại đế (Đại Phái bộ Sứ thần, Đại chiến Bắc Âu, v.v.), loạt bài về Đức Quốc xã (Lịch sử quân sự Đức trong Thế chiến thứ hai, Cuộc sống trong Đức quốc xã, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, Mein Kampf), v.v. Chính tôi cũng không tạo tài khoản vào lúc đầu, mà đợi vài tháng sau đó mới chịu tạo tài khoản. Tôi cũng nhớ có một nghiên cứu nào đó cho thấy tại Wikipedia tiếng Anh, trên một nửa nội dung là do thành viên vô danh đóng góp. Tóm lại tôi nghĩ việc phải hốt rác là một cái giá phải trả rất rẽ cho những bài chất lượng từ các thành viên vô danh. Ta không nên kỳ thị người chưa tạo tài khoản. Nguyễn Hữu Dng 05:35, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nhìn qua vài trang Dụng chỉ, rõ ràng các IP đó quá rành Wiki, có lẽ họ không đăng nhập vì một lý do nào đấy thôi. Nhưng đối một người viết bài không theo chủ đề cố định như tôi, hay Genghiskhan thì các IP thường tạo ý tưởng và nhắc về một chủ đề cần thiết nào đó mà Wiki chưa có, và mình có trách nhiệm viết lại hoặc bổ sung nếu có thể. Tôi cũng nghĩ chưa cần cấm viết bài mới, chuyện này quản lý không khó, khó là khi theo dõi IP sửa đổi linh tinh kìa. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:10, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Dụng và Tân, xóa các bài viết lăng nhăng thực ra không tốn thời gian là bao so với việc rà các sửa đổi linh tinh. Ngoài ra, nhiều người đăng nhập rồi vẫn tạo các bài mới có nội dung hoặc/và hình thức linh tinh, trong khi đó nhiều khi có IP viết cả loạt bài mới không hề linh tinh cho wiki. Tmct (thảo luận) 14:06, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Ủng hộ ý kiến chưa cần cấm IP tạo bài mới. Nguyên nhân thì mọi người đã nói hết rồi. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:46, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài Xứ tuyết ngày xưa khi đưa lên dạng IP, cũng vì tôi nhận thấy việc đưa một cái gì đó vào wiki quá dễ dàng, nhưng nếu hồi đó vi.wikipedia khuyến cáo lập tài khoản trước khi viết thì tôi cũng sẽ lập. Đóng góp qua IP một thời gian thấy tính trách nhiệm không cao và có vẻ hơi thiếu nghiêm túc, tôi đã đăng ký thành viên dù sau đó ko có điều kiện vào Wikipedia do trụ sở cơ quan sửa chữa lớn ko nối được mạng, tôi có việc riêng, và gia đình chưa đăng ký ADSL mà dùng Dial-up. Tuy nhiên nói chuyện ngày xưa thì thật là xa xôi, hiện nay, càng ngày tôi càng nhận thấy các IP trở nên kém tin cậy hơn và tôi tin rằng nhiều quản lý cũng đồng ý với tôi điểm này: thấy trong "thay đổi gần đây" có IP sửa cái gì là phải rà ngay bài đó xem có "phá hoại" gì ko :-). Tôi nghĩ (hi vọng nó không là suy nghĩ chủ quan quá) trong trường hợp những thành viên đã rất thông thạo Wiki mà vì lý do nào đó họ ko muốn đăng nhập, họ có thể đăng ký lập tức một tên thành viên khác thành công trong chưa đến 1 phút để viết một bài nào đó (như Trần Vĩnh Tân đã phát hiện ra tính dễ dãi việc có một tài khoản mới khi thảo luận trong trang thảo luận của Lưu Ly). Và nếu có khuyến cáo rằng "nên đăng nhập thành viên để viết bài vì việc khởi tạo bài mới ẩn danh hiện nay vi.wikipedia không khuyến khích", nếu là một người nào đó thực sự có tâm nguyện đóng góp, họ cũng sẽ lập tức đăng ký một thành viên ngay. Hiện nay thậm chí rất nhiều forum còn không cho phép người dùng vô danh được viết bài, dù trước đây đã từng có những forum tự do như thế. Trao đổi thế thôi, chứ tôi cũng rất tâm đắc câu nói của anh Dụng ở trên: việc phải hốt rác là một cái giá phải trả rất rẻ cho những bài chất lượng từ các thành viên vô danh dù chỉ đồng ý với nó một nửa. Khương Việt Hà (thảo luận) 06:37, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một lần nữa tôi đề nghị không cho phép các IP sửa chữa, viết bài mới tại Wikipedia tiếng Việt. Chúng ta tốn rất nhiều thời gian để lùi hàng loạt sửa đổi phá hoại trong 2 ngày gần đây. An Apple of Newton thảo luận 06:09, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với đề xuất này. Vương Ngân Hà (thảo luận) 06:12, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý, trong một thời gian nhất định (ví dụ 1 tuần, 2 tuần...). Tôi ngờ rằng nguyên nhân đó là do vụ Liebesapfel mà ra chăng? conbo 06:16, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  • Tôi không đồng ý việc cấm IP, có lẽ do mọi người quá căng thẳng sau một số hành động phá hoại nên đã có các ý kiến này.
Tôi xin nêu về lý do tại sao tôi không đồng ý:
1. Người sử dụng IP bao gồm:
a) Người vô tình tra cứu thông qua các máy tìm kiếm thấy một vấn đề mà theo họ cần sửa để tạo ra sự đúng đắn.
b) Người đã biết về Wikipedia nhưng cố tình dùng IP để thảo luận một vấn đề nghiêm túc hoặc có ý xây dựng. Bởi việc thảo luận đó (theo họ nghĩ) có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ (mà tôi nghĩ rằng có rất nhiều người đã làm điều đó, kể cả chính bạn ! Đừng phủ nhận điều này.
c) Người đã biết về Wikipedia nhưng có ý phá hoại: Điều này là vấn đề chúng ta đang quan tâm và là lý do để muốn cấm IP. Đối phó với việc này thì cần sự nhiệt tình của những người quản lý.
2. Những người muốn phá hoại sau thời kỳ cấm IP (giả sử xảy ra): Nếu như việc cấm IP thành hiện thực, người muốn phá hoại có thể tạo các tài khoản ảo để tiếp tục phá hoại cho đến khi một người quản lý nào đó cấm thành viên đó. Một thời điểm một người có thể tạo rất nhiều tài khoản (minh chứng bằng vụ việc vừa rồi) nên việc tạo ra một tài khoản mà không cần thiết quan tâm đến số phận của tài khoản đó là mục đích của người muốn phá hoại. Tài khoản mới tạo sẽ có thể đủ phá hoại đến khi một người quản lý cấm tài khoản đó. Sự phá hoại nếu không quá lộ liễu đến nỗi bất kỳ một ai cũng nhận ra còn là một khó khăn nữa.
Chính do đó việc cấm IP đến mức can thiệp sâu vào mã nguồn của Wiki là điều không cần thiết. Nếu như tôi muốn phá hoại thì tôi nghĩ rằng có nhiều cách đến nỗi mà nhiều người chưa từng tưởng tượng ra.
Quả thực, tôi có nhiều điều không dám nói ở chốn tự do bởi có thể nhiều điều cần phòng ngừa (không nên nói) lại bị lợi dụng để thực hiện. Nếu một số người quản lý mới gặp trường hợp này là lần đầu tiên và đã có phản ứng thì với những biến thái mới sẽ không thể đáp ứng được công việc, nên những người quản lý nên thận trọng trước khi quyết sách hoặc tuyên bố một vấn đề. Truong Manh An (thảo luận) 06:54, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của anh Truong Manh An cũng có những điểm có lí, khi việc cấm IP hoàn toàn (viết bài và sửa đổi) có thể chỉ là một giải pháp tình thế. Các quản lí nên thảo luận kĩ về vấn đề này. conbo 10:45, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Giải pháp

sửa

Để giải quyết việc một số bài phá hoại bị tạo ra gần đây bởi bot, tôi có giải pháp này: khi một IP tạo bài mới, hệ thống sẽ yêu cầu người đó đọc một hình và trả lời về nội dung trong hình đó (en:Captcha). Hy vọng giải pháp này vẫn cho phép các người vô danh tạo bài viết nhưng vẫn ngăn chận bot tạo ra hàng loạt bài. Nếu ai có ý kiến phản đối hay ủng hộ xin viết dưới đây. Nếu tôi thấy có đủ ý kiến ủng hộ thì sẽ đưa đề nghị cho các Steward hay Developer để thực thi. Nguyễn Hữu Dng 07:45, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi rút lại đề nghị trên. Biện pháp anh Quang đã thực thi đã có hiệu quả. Nay ta không còn phá hoại từ những kẻ vô danh nữa. Nay tên phá hoại đã phải tạo tài khoản, rồi phá hoại từ các tài khoản đó. Vì vậy, ta đã tăng số bước tên này phải làm:
  1. Tìm một proxy mở chưa bị Wikipedia cấm (ngày càn khan hiếm)
  2. Đăng ký thành viên (phải điền thông tin captcha)
  3. Mở cả chục tab ra cùng lúc để đồng thời tạo bài.
  4. Bấm nút "lưu" liên tục.
Tôi ủng hộ giải pháp của Tân dưới đây, và yêu cầm mở rộng cho thành viên mới tạo tài khoản dưới 4 ngày. Nguyễn Hữu Dng 22:56, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
# Ủng hộ giải pháp này, tuy chữ trong hình hơi khó nhận dạng.Truong Manh An (thảo luận) 08:45, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  1. Ủng hộ và đề nghị thực hiện ngay. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:34, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. Ủng hộ. Tôi còn muốn đề nghị thêm việc kiểm tra pattern, có thể chỉ cần đối với các sửa đổi lớn, để loại các từ thường xuất hiện trong các nội dung xấu, "f*" chẳng hạn, rồi chặn không cho lưu - cơ chế tương tự như khi nội dung nhập vào cho chứa link spam. Tmct (thảo luận) 10:49, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  3. Ủng hộ - Nhưng cũng ngại là làm chậm đóng góp. Có thể nào chỉ giới hạn cho mỗi IP không phải là sysop chỉ được sửa hoặc tạo 1 bài mới trong 1 phút không? Vì phần lớn khi viết hay sửa bài, tôi cần 2-3 phút. Còn cái bot có thể làm 50-100 trong 1 phút! Cao xuân Kiên 13:37, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Việc này chỉ ảnh hưởng IP chưa đăng nhập. Nguyễn Hữu Dng 18:28, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  4. Hoàn toàn ủng hộ giải pháp này. Tôi thấy một số WP ngôn ngữ khác có biện pháp dành riêng cho IP khi sửa đổi là phải làm thao tác "xem thử" trước thì mới có thể tiến hành tiếp thao tác "Lưu trang". Cài này có phải cũng để ngăn các phá hoại từ bot hay không?--Bình Giang (thảo luận) 13:44, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  5. Tôi cũng ủng hộ. Đương nhiên là làm chậm đóng góp, nhưng cần thiết. Với các bài viết nghiêm túc, tốc độ như vậy là bình thường. Các IP cần nhận ra rằng để IP khác với đăng ký tên như thế nào.--Trungda (thảo luận) 14:31, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  6. Ý kiến': Tôi thấy chỉ cần bắt IP nhấn nút "Xem thử" là được rồi. Nếu spambot đủ thông minh thì bắt dùng cách "Captcha". Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 13:54, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Buộc "xem thử" trước khi "lưu trang"

sửa
  1. Tôi đề nghị phương pháp này và phản đối phương pháp trên, cách làm trên sẽ làm nản lòng những thành viên vô danh tham gia, còn cách này không những chống lại spambot mà còn giúp những người vô danh chưa quen mã wiki xem lại những gì họ thêm vào có thống nhất với mã wiki đã có hay không. Còn về tình trạng vừa rồi, bản thân tôi không tin đây là bot, bot không biết đổi proxy, bot không biết lựa chọn một số bài có chủ đích, cũng như các bài tại thay đổi gần đây để thay nội dung, hãy để ý rằng, 1 IP sửa 1 loạt khoảng 5 đến 7 bài trong thời gian 1 đến 2 phút rồi ngay lập tức dừng, điều này đã được chứng minh khi thời gian không có mặt quản lý, và các thành viên thông thường chỉ bằng động tác lùi sửa đổi là bảo vệ được wiki, sau đó người này tìm cách chống lại chuyện này bằng cách tạo bài chứ không sửa bài, nhằm để các thành viên bình thường không thể làm gì hơn ngoài việc xóa nội dung. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 14:49, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    "1 IP sửa 1 loạt khoảng 5 đến 7 bài trong thời gian 1 đến 2 phút rồi ngay lập tức dừng"
    Quan sát này không chính xác đâu. Tất cả những đợt phá hoại mà tôi chứng kiến (khá nhiều, vì tôi từng phải chặn liên tục cả đêm) đều chỉ ngừng lại khi IP bị khóa. Điển hình là 46 sửa đổi phá hoại liên tục trong 14 phút của 220.231.124.6. Một ví dụ khác là 61.19.45.82 phá 7 bài cũ và tạo 11 bài mới trước khi Dụng phát hiện và khóa lại.
    Kể cả nếu các phá hoại gần đây không phải được thực hiện bằng bot thì tương lai việc này là hoàn toàn có thể. Các danh sách bài trong 1 thể loại, nhật trình mở tài khoản, thay đổi gần đây... hoàn toàn có thể được dùng làm danh sách đầu vào cho một bot trước khi chạy nó.
    Tóm lại, chúng ta phải có biện pháp nào đó để ngăn chặn bot càng sớm càng tốt. Tmct (thảo luận) 15:43, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ họ không dùng bot thì dùng script gì đó, vì khả năng lưu trang khá nhanh. Nếu không tự động thì cũng phải là semi-automatic (eg: kẻ phá hoại bấm vào link thì script tự động lưu trang với nội dung phá hoại). Tôi nghĩ biện pháp xem thử cũng có lý.Cao xuân Kiên 21:40, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. Tôi sẽ thử thêm script để buộc IP phải preview trước khi sửa, hạn chế spambot sửa đổi. Mọi người thử sign out rồi preview thử xem có được không? Một số WP áp dụng cách này. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 13:50, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Việc anh Quang làm đã có hiệu quả. Tên phá hoại nay đã phải tạo tài khoản để phá hoại. Ta nên mở rộng để buộc các thành viên mới tạo tài khoản phải xem thử luôn. Nguyễn Hữu Dng 22:58, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  3. Ủng hộ hoàn toàn cách làm này, vì thực ra hầu như ai viết hay sửa bài cũng đều dùng chức năng xem thử trước khi chính thức đăng bài, vì thế cách làm này không làm ảnh hưởng tới thời gian viết bài. Nên mở rộng ra các member mới tạo tài khoản là tốt nhất (dưới 10 sửa đổi) Anhdung86 (thảo luận) 17:27, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  4. Ủng hộ cách này (rút cách trên). Đồng ý với các anh DHN và Anhdung86. Nếu được vậy thì nên xem xét con số bài cụ thể: Ví dụ 50 hoặc 100 (con số này có ý nghĩa thể hiện các thành viên mới đã qua giai đoạn làm quen). Truong Manh An (thảo luận) 17:44, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác

sửa

Ý kiến về việc cấm open proxy

sửa

Việc cấm các open proxy đã loại bỏ tất cả những người đang ở Việt Nam mà vì lý do tế nhị, vì miếng cơm manh áo họ không thể đăng ký thành viên, đồng thời buộc phải ẩn IP thật khi tham gia Wikipedia. Xã hội Việt Nam khác với các nước, wiki tiếng Việt khác với các ngôn ngữ khác, có thể ở wiki ngôn ngữ khác họ cấm các Open proxy thì hạn chế được các phá rối nặc danh nhưng không ảnh hưởng đến sự tham gia wiki của những người khác chính kiến với nhà nước. Nhưng nếu wiki tiếng Việt mà cấm Open proxy thì trong Wiki tiếng Việt sẽ chỉ có các quan điểm chính thống của nhà nước, họa may có ít người có quan điểm trái chiều đang sống ở nước ngoài tham gia, còn tất cả ngững người đang ở Việt Nam có quan điểm mở khác không thể tham gia vì họ không dám để lộ IP thật, một việc có thể ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của họ.

Wikipedia là dự án mở, do vậy những phá rối từ Open proxy không còn nguy hiểm nữa hoặc có thể khắc phục được thì đề nghị mở khóa Open proxy cho những người có quan điểm “đổi mới” từ Việt nam có thể tham gia.

Yeusuthat (thảo luận) 07:25, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không hiểu tại sao một thành viên nghiêm túc không thể tạo tài khoản được. Họ chỉ cần điền tên họ muốn và mật khẩu là đủ. Sau khi có tài khoản, địa chỉ IP của họ không lộ ra cho ai biết. Nguyễn Hữu Dng 07:48, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn bảo sẽ không lộ là hơi chủ quan đấy, Yahoo đã để lộ cho Trung quốc danh tánh nhiều nhà báo bạn chưa xem các tin này à ?. Và bạn có chắc chắn trong các quản lý không có người của công an văn hóa?Yeusuthat (thảo luận) 07:55, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn có cái nhìn quá cao về quyền hạn quản lý. Quản lý không có quyền xem IP. Quyền xem IP chỉ dành cho một số nhân vận đã được tín nhiệm và đã đưa rõ danh tính của mình, và hứa không lạm dụng quyền này. Thủ tục xem IP của một thành viên là một việc lâu dài, và ít được cho phép trừ một số trường hợp có hạn. Hiện nay tại Wikipedia tiếng Việt chưa ai có quyền xem IP. Mời bạn tham khảo chính sách riêng tư của Wikimedidia. Nguyễn Hữu Dng 07:59, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thực tế sẽ không hề đơn giản chút nào bạn ạ, các nạn nhân của Yahoo đều là những người quá tin tưởng vào chính sách của Yahoo. Tôi theo dõi thấy các phá rối từ open proxy không phải không khắc phục được, chỉ gần đây có vụ Liebesapfel mà lỗi cũng có một phần của quản lý làm họ không tâm phục, khẩu phục, nếu cách giải quyết khiến họ tâm phục khẩu phục thì không có phá hoại đâu. Chính vì thế tôi đề nghị những phá rối từ Open proxy không còn nguy hiểm nữa (hoặc khắc phục được) thì mở khóa cho mọi người yêu thích dự án mở wiki đều có thể yên tâm tham gia đóng góp, sự phá hoại từ Open proxy là một thì sự đóng góp có ích sẽ gấp nhiều lần đấy.Yeusuthat (thảo luận) 08:30, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu một người không thể tin tưởng Wikipedia giữ được địa chỉ bí mật của họ thì làm sao họ tin tưởng được Wikipedia sẽ cho phép nội dung họ đưa vào được phát tán rộng rãi? Khi họ dùng một open proxy, họ cũng đặt niềm tin vào một máy chủ mà họ không biết của ai, ở đâu. Nếu không tin tưởng vào Wikipedia thì tốt nhất tránh xa để khỏi bị luyên lụy. Nguyễn Hữu Dng 09:46, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đang phân tích sự việc đã xảy ra để xem có khẩn thiết đến mức phải khóa Open proxy hay không. Nguyễn Hữu Dụng không cho biết là cần hay không, và nguy hiểm thì tới mức nào mà bốp chát liền giống như muốn bóp chặt thông tin trong wikipedia vậy ?. Thực tế nếu không tìm cách khắc phục mà quyết khóa Open proxy thì thông tin trong wiki sẽ chỉ phản ánh phiến diện theo một phía nào thôi. Việc này các quản lý (đang bổ xung thêm) hoàn toàn có thể khắc phục được. Yeusuthat (thảo luận) 10:21, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hiện nay việc khóa các open proxy chưa thấy có ý kiến phản đối trừ ý kiến của Yeusuthat, vậy mời Yeusuthat chủ động mở một biểu quyết về khóa hay không khóa đối với các proxy mở rộng vào thời điểm hiện tại. Còn cách nói của Dụng có thể làm bạn phật lòng, nhưng tóm lại các ý trên chỉ là niềm tin, tin giữa một tổ chức uy tín trên thế giới, hay tin tưởng vào một cái máy chủ nằm ở đâu đó trên thế giới. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:33, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cấm open proxy là một quy định của Wikimedia (mà Wikipedia chỉ là một dự án trong đó), không phải là việc mà Wikpedia tiếng Việt tự đặt ra. Nếu Yeusuthat muốn thay đổi chính sách này, xin mời đề xuất tại trang thảo luận của quy định trên. Tmct (thảo luận) 14:11, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tôi hiểu, do việc cấm open proxy là chính sách của Wikimedia, nên việc biểu quyết hay thảo luận tại Wikipedia tiếng Việt như Trần Vĩnh Tân đề xuất không có hiệu lực thay đổi chính sách này. Tmct (thảo luận) 14:16, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi hủy lời đề nghị ở trên sau khi tự mình dịch WP:PROXY ra tiếng Việt. Đó là quy định chung của meta wiki. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 14:32, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn nhất trí với việc cấm các proxy mở, tuy nhiên hiện nay nhiều IP đã bị oan khi bị gán là proxy mở. Do đó với các IP ở Việt Nam thì người cấm nên thử trước khi cấm. Rất đơn giản là người cấm hãy thử sử dụng chính các proxy đó, nếu không được thì nó không phải là proxy mở. Bởi các ISP ở Việt Nam thường thiếu IP nên cấp phát IP động cho khách hàng bình thường (không phải các đơn vị đăng ký IP tĩnh) nên tôi không nghĩ rằng ISP lại có thể tạo ra một proxy mở để mọi người không thuộc khách hàng của họ được sử dụng qua đó, những người khác lại càng không sử dụng nó để vượt firewall. Còn về phía khách hàng sử dụng thì không tạo ra proxy mở bởi họ cũng dùng IP động và chịu sự kiểm soát của ISP. Thực tế là đôi khi gặp trường hợp bị cấm mà không thể sửa đổi được (với tôi thì thấy bình thường - sửa sau cũng được, nhưng tôi ngại răng có thể làm mất hứng thú ở các thành viên khác). Truong Manh An (thảo luận) 09:36, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chưa có một quản lý nào ở VN không vào được wiki vì IP đó bị khóa nhỉ. Lưu Ly (thảo luận) 09:47, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Rồi, Thành viên Vương Ngân Hà từng bị dính chưởng, nhưng vẫn giải quyết được. Bạn Truong Manh An có biết là danh sách open proxy Tmct lấy từ bên dự án proxy bên tiếng Anh để dựa vào đó mà cấm, hình như danh sách đó lên đến cả ngàn, nên khó mà kiểm tra hết, tôi nghĩ tình trạng này xảy ra có thể do trước đây 1 địa chỉ IP thuộc proxy, nhưng sau đó đã được chuyển sang nhà cung cấp VN để cấp phát. Tôi đã thay đổi trang giao diện mà 1 thành viên bị cấm sẽ thấy, và đã có quy trình để họ thông báo cấm vô lý nhanh hơn và xác đáng hơn. Hy vọng sẽ giải quyết được các tình huống này với điều kiện đọc kỹ hướng dẫn nói gì trước khi quáng quàng lên vì bị cấm nhầm. Chi tiết mời xem Wikipedia:Chống lại quyết định cấm. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:23, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi không có ý cấm IP động ở VN, đợt đầu (lấy danh sách từ Internet) đã lọc bỏ hết các IP của VN, đợt 2 (lấy từ en.wiki) thì chưa lọc vì chưa biết cách nào để lọc hết một lượt. Tôi sẽ lọc bằng tay từ dải IP của VNPT, EVN, Viettel... nhưng tạm thời đang bận quá nên chưa làm được. Nếu ai có danh sách các dải IP của VN để cho tôi thì tốt quá, sẽ đỡ được công mò tại các trang thảo luận IP tại wiki (sợ không hết). Tmct (thảo luận) 10:31, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nếu ai ở VN thấy IP nào bị cấm do "open proxy" thì xin báo để quản lý bỏ cấm luôn. Cũng xin nhắn cho tôi để tôi gỡ/không gắn tiêu bản cấm tại trang thảo luận của IP đó. Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 10:35, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đã kiểm tra các dải IP sau ở Việt Nam:
  • VNPT 203.160.0.0 - 203.160.1.255 (bỏ cấm 13 IP)
  • Viettel 220.231.64.0 - 220.231.127.255 (bỏ cấm 2 IP)
  • Viettel 117.0.0.0 - 117.7.255.255 (không bị cấm IP nào),
  • VNT 123.22.0.0 - 123.23.255.255 (không bị cấm IP nào),
  • VNT 222.254.64.0 - 222.254.143.255 (không bị cấm IP nào),
  • FPT-NET 58.187.96.0 - 58.187.111.255 (không bị cấm IP nào),
  • FPT-NET 118.68.0.0 - 118.71.255.255 (không bị cấm IP nào),
  • ETC-VNNIC-VN 125.214.0.0 - 125.214.63.255 (không bị cấm IP nào),
Tmct (thảo luận) 19:44, ngày 19 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Góp ý cho người quản lý

sửa

Xin lỗi bởi tôi chưa thấy một mục lớn nào cho ý tưởng góp ý (có những mục nhỏ nhưng có vẻ dành riêng cho một vấn đề nào đó thì phải) nên tôi tạm đặt vào một mục riêng. Nếu như ở đâu đó phù hợp hơn với mục này thì xin chuyển vào đó.

Tôi viết những dòng này bởi trong thời gian gần đây có nhiều sự chuyển biến trong Wikipedia (đây chỉ là cảm nhận của riêng cá nhân) mà có vẻ như những người quản lý ý thức hơn về các hành động theo đúng quy định, đúng hướng dẫn của bản thân mình. Có những góp ý cho các thành viên, góp ý cho những người cùng là quản lý khác (điều mà trước đây có thể ngại không thực hiện).

Đặc thù của những người quản lý ở Wikipedia khác hẳn với website hoặc forum khác, họ sống rải rác trên toàn thế giới, nhiều tầng lớp, lứa tuổi, nhận thức khác nhau. Quyền hành trong việc giám sát, truy cập vào sự hoạt động của Wikipedia cũng rất khác (so với forum khác thì admin có thể theo dõi mọi hành động của thành viên: đăng nhập lúc nào, đang xem bài gì, từ IP nào...mà không cần phải đợi thành viên có có sửa đổi để lại dấu tích) nên có thể gây sự hiểu nhầm của các thành viên mới (hoặc cả các thành viên cũ nhưng không nhận ra điều này) - những sự "bút chiến" vừa qua một phần cũng do một số thành viên không hiểu vấn đề này (họ vẫn coi là có sự "thống trị" của những người quản lý và tự biến họ thành "bị trị" để tạo ra một sự đối kháng thường thấy khi có sự phân chia giai cấp như vậy).

Sự hiểu biết sai (về những người quản lý của thành viên) vẫn là phần lớn so với số thành viên hiểu biết điều này còn lại, nên cho dù những thành viên quản lý tuy có vai trò như một thành viên bình thường nhưng vẫn phải thể hiện một sự gương mẫu, đúng đắn, định hướng, dẫn dắt...và cứ tạm coi như là những người "quản lý mẫu mực" với đúng nghĩa thực sự. Mà như vậy thì những người quản lý trước hết là tự đối chiếu với những gì "cảm tính", "sai lầm"... của mình bằng quy định chung và sửa chữa. Sau đó góp ý cho những người quản lý khác thông qua hình thức không lộ liễu (ở Wiki không có một vùng riêng, mà tốt nhất cũng không tạo ra vùng này, nên tự tham gia thảo luận với nhau tại một forum tự lập (mà hình như trước kia tôi thấy đã có một cái của của anh Vietbio hay anh nào đó khi tôi đọc một thảo luận cũ của ai đó). Điều này không phải toan tính hay làm gì mờ ám với các thành viên còn lại, mà cái chính là tự tạo ra một người quản lý có đầy đủ tính gương mẫu để những thành viên khác có thể noi theo. Wikipedia cần có thêm nhiều thành viên mới (đừng hài lòng vì những thành viên hiện có bởi không thể để họ viết những thứ mà họ không biết - sẽ dẫn đến "nhiệt tình + không biết về vấn đề định viết = phá hoại bài viết hoặc chỉ cho ra bài chất lượng kém" ). Những thành viên mới sẽ có cảm tình hơn với những người quản lý.

Một người tinh ý có thể sâu một chuỗi sự kiện, hành động của những gì đang thể hiện và cho rằng tình trạng hiện nay là các quản lý làm sai, cãi cọ, đổ lỗi cho nhau, gây nên một hình ảnh không đẹp về những người quản lý và cuối cùng có thể dẫn đến: "họ sai ta cũng sai" mà người dẫn dắt có làm sai thì không còn nói ai được, dẫn đến một Wikipedia chứa đầy những thứ tạp nhạp. Những thành viên có tâm huyết không muốn thấy viễn cảnh đó nên những người quản lý nên thể hiện một sự đoàn kết, thảo luận riêng, quyết sách vấn đề lớn có hội ý với nhau...mà nên diễn ra ở một nơi độc lập ngoài Wikipedia hoặc trao đổi thư từ cho nhau thông qua một người để tập hợp gửi lại tất cả...mà chắc các anh có thể làm được.

Và cuối cùng là một số người quản lý nhận thức đúng về trách nhiệm của người quản lý ở Wikipedia - mà tôi cảm thấy rằng việc làm người quản lý còn "khổ" hơn một thành viên bình thường, nhiều anh đã từ chối có lẽ cũng vì lý do này :)

Truong Manh An (thảo luận) 08:26, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn thành viên:Truong Manh An đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho những người quản lý Wikipedia hiện nay. Tuy nhiên, tôi cũng mạo muội xin phép được bổ sung thêm một chút ý kiến (có thể chỉ là cảm tính và chưa hoàn toàn chính xác) vào đây, dù tôi chưa phải là một người quản lý và hiện vẫn đang ứng cử để trở thành một người quản lý:
  • Theo cách hiểu của tôi đối với Wikipedia:Người quản lý, người quản lý chỉ có thêm một số thao tác kỹ thuật để bảo quản Wikipedia, trọng tâm là xóa lập tức bài viết lăng nhăng, bài phá hoại và xóa bài ko đủ tiêu chuẩn, kém chất lượng đã được biểu quyết; cấm thành viên phá hoại hoặc thành viên có những hành vi gây tổn hại nhất định nào đó cho Wikipedia; chặn phá hoại bằng một vài kỹ thuật; thực hiện một số thao tác can thiệp đến mã nguồn Wikipedia. Vậy thôi, địa vị quản lý không phải là một sự ưu đãingười quản lý không được trao thẩm quyền đặc biệt nào, họ ngang hàng với mọi người khác về công việc biên tập, sửa bài, hay thảo luận về bài. Khi người quản lý sửa đổi, thảo luận trong các bài viết, mọi đóng góp đó bình đẳng như mọi thành viên khác và không mang tính định hướng, không phải là khuôn vàng thước ngọc để buộc các thành viên khác phải theo. Nếu thành viên nào đó đòi hỏi, hoặc trông chờ ở quản lý viên tính đúng đắn hay tính định hướng trong các trang thảo luận của bài viết, đó là một điều sai lầm.
  • Những người quản lý không phải là "ban đại diện" cho Wikipedia, và cũng không bao giờ trở thành một nhóm đặc biệt, đặc nhiệm trên Wikipedia, bởi vậy mọi thảo luận, thống nhất trước với nhau đều trở nên không cần thiết nếu không muốn nói rằng sẽ trở nên rất chậm khi phản ứng trước một sự phá hoại, khiêu khích cộng đồng. Wikipedia không khuyến cáo sự thảo luận trước, thảo luận kín giữa các quản lý để đưa ra đối sách cho một vấn đề.
  • Là một con người bình thường như mọi người bình thường, là một thành viên bình thường như mọi thành viên, người quản lý không thể tránh khỏi những sơ sót như bất cứ một thành viên nào, và những ứng xử cảm tính rất con người đời thường. Bút sa gà chết, nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy, Wikipedia tỏ ra hữu hiệu trong việc lưu vết không dễ gột rửa. Sai lầm, sơ sót của người quản lý, dù bình thường như mọi con người nói chung và như mọi thành viên Wikipedia nói riêng, hình như dễ bị đánh giá, nhận xét hơn. Điều đó thật bất nhẫn, thế nhưng hình như không dễ có thành viên nào trong cộng đồng hiểu và thông cảm cho những biểu hiện mang tính con người bình thường, thành viên bình thường của người quản lý.
  • Quản lý Wikipedia là tự nguyện, và dù có người ít nhiều được cộng đồng/cá nhân tin cậy đề cử, thì thành viên vẫn phải đồng ý ra ứng cử và được cộng đồng (nói chính xác là những người online và biết có cuộc bỏ phiếu, đủ điều kiện bỏ phiếu và quyết định bỏ phiếu) chấp nhận. Lá phiếu của người bỏ phiếu không chỉ là quyền của thành viên, mà khi họ bỏ phiếu bầu ra một quản lý, họ chịu trách nhiệm về lá phiếu của mình. Tuy nhiên, Chính sách của Wikipedia hiện nay là trao khả năng quản lý một cách rộng rãi cho các thành viên đã đóng góp tích cực vào Wikipedia sau một khoảng thời gian dài và được sự tin cậy của cộng đồng, vì vậy, bất cứ ai đủ điều kiện đều có thể tự ra ứng cử, dù họ có thể ko nhất thiết cần được đề cử. Rất, rất, rất nhiều thành viên hiện nay cứ nghĩ quản lý là cái gì to tát và đòi hỏi người quản lý phải gương mẫu, đúng đắn, định hướng, dẫn dắt, mà không nghĩ rằng chính họ, nếu đủ nhiệt tình, tự nguyện vì cộng đồng và đã ít nhiều có đóng góp tích cực, đều có thể ra ứng cử để trở thành một quản lý. Vậy nên có nhiều thành viên đã nhao nhao phản đối một quyết sách nào đó của người quản lý, nhưng nếu (ví dụ) ai đó đề cử họ thì có khi họ lại chối đây đẩy! Thế mới lạ! Có lẽ họ, tức những thành viên ấy, đủ dũng khí để đòi hỏi ở người, đánh giá sai lầm của người, nhưng không đủ can đảm để đối mặt với những yếu đuối, với những sai lầm, sơ sót, dám chịu trách nhiệm từ chính bản thân mình.
Khương Việt Hà (thảo luận) 16:10, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thành viên bị cấm tài khoản không sửa trang thảo luận của mình được

sửa

Tôi vừa thử nghiệm và thấy thành viên bị khóa tài khoản không thể sửa trang thảo luận của mình được để nói lên những oan ức nếu có của họ. Nếu tôi nhớ không lầm, bên tiếng Anh người bị cấm tài khoản vẫn có thể viết trong trang thảo luận của mình được (trừ khi họ dùng trang đó để chửi bới các thành viên khác). Tôi nghĩ đây là một lỗi phần mềm cần được khắc phục. Nguyễn Hữu Dng 17:59, ngày 10 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thế rùi có sửa lại để họ được nói không, hay cứ để như thế để đúng là "khóa mồm thành viên", như ai đó viết ở trên? Mong các quản lý cố gắng sửa lỗi. Mới ra chơi (thảo luận) 03:36, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chúng tôi đã đệ đơn yêu cầu lên nơi giải quyết kỹ thuật chung tại BugZilla:12582, họ sẽ chỉnh lại nhanh nhất có thể. Khả năng này thuộc về kỹ thuật ở mức thấp và các quản lý không có khả năng này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:55, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đã khắc phục. Tôi đã thử với tài khoản User:TestAccount và thấy có thể sửa được. Nguyễn Hữu Dng 19:12, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lập trang phụ

sửa

Tình trạng trang Tin nhắn cho người quản lý không được sử dụng đúng mực. Các mục liên quan đến Liebesapfel bị lập ra tràn lang, thành viên khác khó theo dõi và sử dụng đúng mục đích của trang này. Tôi đề nghị lập Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý/Liebesapfel để chuyển sang đó tất cả những gì liên quan đến Liebesapfel sang đó, chỉ để lại 1 vấn đề đang giải quyết chưa xong và liên kết sang đó. Nếu không ai phản đối, tôi sẽ làm việc này sau 24 giờ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:49, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn đồng ý. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:54, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi làm luôn cho gọn. Tmct (thảo luận) 14:59, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đã xong. Từ giờ trở đi, bất cứ nội dung gì liên quan đến Liebesapfel, xin mời dùng Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý/Liebesapfel. Nếu ai tiếp tục đưa nội dung gì liên quan đến Liebesapfel vào đây thì tôi sẽ lại chuyển sang trang đó. Tmct (thảo luận) 15:11, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các việc khác

sửa

Thi đua nâng cao chất lượng có thưởng?

sửa

Tôi thấy bên tiếng Anh họ vừa có một cuộc vận động nâng cao chất lượng những bài viết trong danh sách các bài cơ bản cần viết; những thành viên muốn thi đua có thể để tên bài vào danh sách, và một thời gian sau đó 3 bài trong danh sách này được ban giám khảo đánh giá là cải tiến nhiều nhất sẽ được phần thưởng (thẻ quà Amazon). Tôi thấy ta cũng nên làm việc này - tôi có thể đóng góp được $100 cho mục đích này. Số tiền này tuy không lớn nhưng chắc có thể khuyến khích được việc nâng cao chất lượng. Không biết việc này có gặp trở ngại gì không (luật pháp Việt Nam, cách chuyển tiền tại Việt Nam, v.v.) Nếu không có trở ngại thì tôi nghĩ ta nên chọn thể lệ và ban giám khảo cho việc này. Nguyễn Hữu Dng 10:49, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến hay, mời mọi người tiếp tục đề xuất các sáng kiến khác, tôi cũng dự định mở một "chiến dịch" nâng cao chất lượng bài viết nhưng chưa biết ntn, anh Thaisk lần trước thấy ủng hộ đề xuất này có sáng kiến gì không? Nguyễn Thanh Quang 07:52, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Chiến dịch thi đua thì tôi ủng hộ. Nhưng ở wiki mà thi đua để được thưởng bằng tiền thì.... nghe nó cứ thế nào ấy. Tmct 09:05, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Theo ý Tmct thì nên đổi thành quà? Không biết việc gửi quà từ nước ngoài vào Việt Nam có dễ không? Nguyễn Hữu Dng 16:18, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Để tôi đi mở cái thẻ trước đã, xong Dụng chuyển vô đó hén :D Lưu Ly 09:16, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
"Không biết việc gửi quà từ nước ngoài vào Việt Nam có dễ không?" Tôi không biết nhưng gửi quà từ chỗ Nguyễn Hữu Dụng (California) sang chỗ của tôi (Montréal) dễ lắm ;-{)>. Cũng nên nhớ là khoảng 103 USD = 100 CND. Mekong Bluesman 22:53, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Làm Wiki để lấy giải thưởng bằng tiền không hợp lắm. Không biết bên Wikimedia có giải thưởng nào cho các thành viên đóng góp quan trọng và tích cực không? Nếu có thể tặng quà là huy hiệu Wikipedia... cũng hay. An Apple of Newton thảo luận 19:15, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Gửi quà vào Việt Nam chắc không có vấn đề gì, tôi đã nhận và gửi mấy lần đều ổn. Có một lần nhận sách thì thấy hộp giấy đã bị mở (nhưng dù sao cũng đến nơi và không thiếu trang nào).
Tôi đề nghị là giải thưởng là một cái huy hiệu gắn vào trang thành viên (để khoe online), và một món đồ kỉ niệm nhỏ nào đó có chữ/logo wikipedia (để khoe offline).
Tmct 21:15, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Wikimedia shop? Nguyễn Hữu Dng 21:27, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Yẹp, tôi cũng vừa nghé qua đó. Tmct 21:30, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi rất cảm động với đề nghị và ý định đóng góp tài chính của anh Dụng. Tuy thế tôi nghĩ là không thực hiện được vì nhiều việc liên quan phải bàn bạc, chỉ sợ mất nhiều thời gian. Cái lôi cuốn của Wiki nó vô hình và thiêng liêng lắm, tận dụng được nó sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng wikipedia. Ta có thể:

  • sử dụng mô hình đánh giá công lao đóng góp dựa vào danh sách những bài cần cải tiến như anh Dụng nêu trên,
  • chọn một "huy chương chất lượng" riêng cho Wikipedia tiếng Việt cho "chiến dịch nâng cao chất lượng",
  • bình chọn: chưa nghĩ ra :)
  • tặng huy chương trên danh nghĩa cộng đồng, huy chương gắn tại trang cá nhân trong thời gian 1 tháng, thống kê quá trình trao huy chương
  • người thắng cuộc 2 tháng liền phải chờ 1 tháng không được đề cử.

...

Tặng quà cũng có cái hay, nhưng chỉ có giá trị đối với lớp trẻ như NAD.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:23, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Tặng quà ... chỉ có giá trị đối với lớp trẻ ...", không đúng đâu. Lớp "ít trẻ" cũng nhận quà nữa, Thaisk có thể làm thí nghiệm bằng cách gửi quà cho tôi ;-{)>. Mekong Bluesman 22:53, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

(những) ai có quyền thẩm định chất lượng những bài viết đó?--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 09:45, ngày 6 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tôi tặng huy chương dưới danh nghĩa cộng đồng là đủ. Tôi nhất trí với đề xuất của Thaisk. Riêng hội đồng đánh giá chất lượng bài viết không chỉ cho mục đích này mà cả để chọn "bài viết chọn lọc" tôi không rõ WP các thứ tiếng khác làm thế nào nhưng theo tôi ở WP tiếng Việt cũng cần có. Hội đồng đó có những người mà qua các bài viết có thể biết họ có chuyên môn về lĩnh vực nào thì bầu họ vào cho đủ các lĩnh vực cơ bản. Một số bài viết chọn lọc đã được chọn theo tôi không được ổn lắm, có thể do ngày trước WP còn ít người tham gia nhưng nay thì phải khác. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 13:34, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tại sao?!

sửa

Mấy hôm nay, khi tôi ấn vào "Sửa" hoặc "sửa đổi" thì lại có cảnh báo như sau:"You must have adminitrative permissions to run Hide Folders XP"(tại sao tôi phải được sự cho phép của người quản lý?!) và không hiện cửa sổ sửa chữa,còn khi tôi đăng xuất thì lại hiện cửa sổ sửa chữa nhưng lại yêu cầu đăng nhập, tôi nghĩ đường truyền tại nhà tôi chắc không có vấn đề gì, vì tôi đang sử dụng bình thường, và tôi đã thử kiểm tra bằng cách đăng nhập bằng máy ở cơ quan sáng nay cũng thế(chẳng ăn thua gì). Điều làm tôi không hiểu là tôi chỉ có thể tham gia thảo luận ở bàn tham khảo và bàn giúp đỡ, còn những bài viết của wiki thì tôi không thể sửa đổi gì(như bài Gustave Flaubert) kể cả phần lịch sử trang cũng không xem được, tôi muốn hỏi là tại sao lại có hiện tượng này, vì lần này không giống như lần bị khóa nhầm địa chỉ IP như lần trước(lần trước có thông báo). Tôi xin lỗi vì đã làm phiền các bạn nhiều, có lẽ tôi là thành viên gây phiền toái nhiều nhất, mong các bạn thông cảm--loan (thảo luận) 07:48, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi xin trả lời cho bạn (sẽ copy 1 bản vào trang thành viên của bạn):
  • cái Hide Folder XP là 1 phần mềm trên máy bạn, nó chẳng dính dáng gì tới Wiki cả.
  • Không hiện cửa sổ sửa chữa [..] khi đăng xuất lại yêu cầu đăng nhập[..], sao cái này giống hiện tượng máy bị nhiễm trojan hoặc bị phần mềm hiểm độc (malware).
  • Về mặt kỹ thuật, bạn chỉ bị cấm nhầm khi có các hiện tượng sau:
    • Khi bạn nhấn vào sửa bài, nó sẽ hiện một thông báo to đùng, nói rõ nguyên nhân
    • Bạn chỉ có thể sửa vào trang thảo luận thành viên của chính bạn, chứ không sửa được ở nơi khác (như ở đây chẳng hạn)
Như vậy, vấn đề này tôi nghĩ không phải do lỗi kỹ thuật của Wiki, hay lỗi của một quản lý nào đó khi cấm hoặc khóa, mà lỗi xuất phát từ cái máy mà bạn đang dùng để viết bài. Thân mến. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 12:17, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bỏ phiếu chỗ nào?

sửa

Hãy cho tôi tham gia một phiếu vào đúng chỗ cần bỏ. Wikipedia:Thảo luận#Xin hay Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý#Yêu cầu mở khóa tài khoản Thành viên:Liebesapfel cũng được, nhưng chỉ một chỗ thôi kẻo mâu thuẫn nhau. Lưu Ly (thảo luận) 08:42, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu là tôi, tôi sẽ bỏ phiếu ở đây. Không có gì chứng minh lời xin đó thực sự là của Liebesapfel cả. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 15:54, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Và khó chứng minh đó là dối, vì tài khoản đó đã bị khoá. Lưu Ly (thảo luận) 16:00, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Uhm, giờ thành viên đó muốn chính thức thảo luận vẫn có thể đăng nhập và thảo luận tại trang thảo luận của mình. Chỉ không biết người đó có biết khả năng này hay không. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:08, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sửa chú thích

sửa

Tôi đề nghị sửa lại chú thích cho nhỏ giống như bên tiếng Pháp. Chú thích hiện nay to, không đẹp, làm lệch dòng, đặc biệt là bản in ra bị xô. Hôm qua nói đã nói với Thảo luận Thành viên:Avia, nhưng Avia không sửa được.--Vuon hong (thảo luận) 19:43, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi không ủng hộ ý kiến này vì tôi cho rằng ghi chú như vậy sẽ rất khó nhận ra, trong khi hiện nay chúng ta còn đang có một thảo luận về quy cách ghi nguồn mà người mở thảo luận đề nghị càng nhấn mạnh càng tốt. Còn về việc sửa chuyện này, một quản lý có thể làm được, nhưng nên thảo luận kỹ. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:17, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị rút sao

sửa

Một số bài được đề nghị rút sao vì chất lượng chưa đạt đến mức gắn sao ở Wikipedia:Bài viết chọn lọc/Ứng cử viên/Đề nghị rút sao đã hơn nửa tháng biểu quyết, hội tụ số phiếu tập trung (5,6 phiếu đồng ý), sao chưa thấy bị rút sao? conbo 09:00, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã rút sao các bài đó, rất mong sẽ nâng cao được chất lượng để bài đó quay trở lại với ngôi sao. Cám ơn conbo đã nhắc. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:33, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cứu với, Đổi tên giúp với

sửa

Mục từ "Hành vi tổ chức" là chưa chính xác, đề nghị đổi giúp thành "Hành vi của tổ chức" để tôi còn viết tiếp. Thanks! thảo luận quên ký tên này là của Ngocnb (thảo luận • đóng góp).

Đã đổi tên. Tmct (thảo luận) 21:21, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thảo luận:

sửa

Xin các bạn ghé sang đây Wikipedia:Thảo luận#Hệ thống lại các cuộc biểu quyết trong Wikipedia và cho 1 ít ý kiến. Rất cảm ơn Vtnguyen (thảo luận) 16:43, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phân biệt đối xử với các bài viết

sửa
Đã chuyển tới Wikipedia:Thảo luận#Phân biệt đối xử với các bài viết. Tmct (thảo luận) 21:35, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sắp xếp thể loại liên quan Shintō

sửa
Vinhtantran đã chuyển sang Wikipedia:Thảo luận#Sắp xếp thể loại liên quan Shintō. 05:16, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Báo lỗi hình

sửa

Trong vòng ít nhất 2 tuần tới, do tôi về quê, không mang theo mã nguồn, nên TVT-bot tạm thời ngưng hoạt động. Nhờ các thành viên có kinh nghiệm giúp kiểm soát việc hình ảnh. Các tiêu bản và các trường hợp hay gặp có ở đây. Nếu có thắc mắc cụ thể xin mời nêu vấn đề tại Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:16, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

sửa

Tôi đã đổi logo tại góc trên bên trái, nhưng lại bị báo cáo là IE không hiển thị đúng. Xin giúp tôi sửa chữa, hoặc revert sửa đổi của tôi tại MediaWiki:Common.css, vì tôi phải đi ngay bây giờ. Cảm ơn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:53, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn, menu bên trái màn hình của tôi không vào được mục "trang chính" bên dưới logo, và ngay cả logo bây giờ cũng ko nhấn được vào như một link? Khương Việt Hà (thảo luận) 03:01, ngày 3 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cờ bot

sửa

TmctBot

sửa
Đã treo cờ. Nguyễn Hữu Dng 20:54, ngày 6 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xin cấp cờ bot tạm 1 tuần cho tài khoản TmctBot. Mục đích:

Tạo khoảng 26000 trang thảo luận cho các IP là open proxy bị khóa để đưa vào 1 thể loại cho dễ quản lý.

Tmct (thảo luận) 21:05, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi sẽ treo cờ cuối tuần nay nếu không ai phản đối. Nguyễn Hữu Dng 19:16, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tmct khỏi phải spam trang thay đổi gần đây. Còn phải làm nhiều không Tmct? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 00:09, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi khóa được hết open proxy loại thường mà en.wiki đã cấm rồi, còn loại Tor network và Zombie computer nữa. Khi nào cấm tiếp thì tôi sẽ phải spam tiếp vì khi dùng quyền quản lý sẽ không được dùng cờ bot. Tmct (thảo luận) 14:11, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi phản đối việc cấm củ hành Tor. Muốn sử dụng Tor để phá Wikipedia tiếng Việt thì tương đối công phu. Hơn nữa Tor là một cơ hội cho các thành viên tại các nước thiếu tự do ngôn luận như Trung Quốc truy cập Wikipedia. Cấm các máy chủ proxy tự do thì cấm, còn Tor hiện giờ tôi chưa thấy cần thiết. Thân Nguyễn Dương Khang 08:39, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cấm củ hành Tor là cấm các IP động/ hoặc tĩnh. Phiên bản Tor gần đây cho phép, nếu đường truyền mạnh, tất cả các máy khách (máy của người truy cập internet thông qua mạng Tor) đều có thể trở thành proxy sever (máy chủ) để chia sẻ cho mạng Tor. Xem Tor.118.68.99.177 (thảo luận) 04:17, ngày 22 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

OK, bấy lâu nay tôi cũng đang do dự về cái củ hành này cùng với zommbie vì nguy cơ có vẻ không cao, và nghĩ đến một số bạn ở Trung Quốc nữa. Tôi đồng ý dừng lại, đợi xổng thêm bò rồi đi làm thêm chuồng cũng được. Tmct (thảo luận) 08:54, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xin giữ cờ thêm 3 ngày nữa. Do tôi chỉ chạy bot mỗi ngày 1 đợt vài nghìn sửa đổi; mấy hôm trước gặp lỗi cờ bot nên ngừng chạy. Tôi dự tính 3 ngày nữa sẽ xong. Tmct (thảo luận) 13:43, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]