Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố

(Đổi hướng từ Wikipedia:NGHIENCUU)

Bên ngoài Wikipedia, việc phát hiện ra một nghiên cứu chưa được công bố là một cách để tìm ra những phát minh, sáng kiển mới. Tuy nhiên, các thành viên trên Wikipedia bị nghiêm cấm đăng thông tin không được kiểm chứng dựa theo cái thứ mà họ gọi là "đóng góp của họ". Các thành viên trên Wikipedia chỉ có thể đăng thông tin được kiểm chứng rõ ràng qua một nguồn dẫn đáng tin cậy trên báo chí hay trên trang web uy tín.


Wikipedia không đăng nghiên cứu chưa được công bố (NCCDCB) hoặc những nghiên cứu gốc, bao gồm các sự kiện, luận cứ, suy đoán, nghiên cứu, các ý tưởng hay quan niệm chưa được công bố; và bất cứ sự phân tích hoặc tổng hợp nào chưa được công bố, từ các nội dung đã được công bố nhằm ủng hộ một quan điểm. Điều này có nghĩa Wikipedia không phải là nơi để công bố các quan điểm hoặc kinh nghiệm của chính bạn. Chú thích nguồn gốc và tránh đăng nghiên cứu chưa được công bố là hai việc gắn bó chặt chẽ với nhau: để chứng minh rằng bạn không đăng nghiên cứu chưa được công bố, bạn cần phải chú giải từ các nguồn dẫn đáng tin cậy chứa đựng thông tin liên quan trực tiếp đến chủ đề của bài viết, và hỗ trợ trực tiếp cho thông tin đang được chuyển tải.

Wikipedia: Không đăng nghiên cứu chưa được công bố (KDNCCDCB) là một trong ba quy định về nội dung bài viết. Những quy định khác gồm Wikipedia:Thái độ trung lập (TDTL) và Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được (TTKCD). Khi kết hợp với nhau, những quy định này quyết định nội dung thuộc loại nào và với chất lượng nào thì có thể được chấp nhận trong bài viết. Bởi vì các quy định này bổ sung cho nhau, không nên hiểu một quy định một cách độc lập với các quy định khác, và người viết cần phải làm quen và thông thạo với cả ba.

Nguồn dẫn

Wikipedia khuyến khích nghiên cứu dưới dạng thu thập và sắp xếp các nội dung từ các nguồn có sẵn, trong phạm vi của quy định này và các quy định về nội dung khác. Đó gọi là "nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu" và là cơ sở cho việc viết bách khoa thư. Tuy nhiên, cần cẩn trọng để không vượt quá những gì được diễn đạt tại các nguồn, hoặc sử dụng nó mà không thống nhất với nguồn, chẳng hạn như việc đặt nội dung ra ngoài ngữ cảnh của nó. Nói tóm lại, phải gắn chặt với nguồn.

Nếu không có nguồn uy tín từ bên thứ ba, Wikipedia không nên có bài về chủ thể đó. Nếu bạn có một phát hiện mới, Wikipedia không phải là nơi công bố phát hiện đó.

Nguồn uy tín

Bất cứ nội dung nào bị nghi ngờ hoặc dễ bị nghi ngờ phải được hỗ trợ bởi một nguồn đáng tin cậy. "Nghiên cứu chưa được công bố" (Original research) là nội dung mà không thể tìm thấy một nguồn đáng tin cậy nào cho nó. Cách duy nhất để chứng tỏ rằng nội dung bạn đưa vào không phải là "Nguyên cứu chưa được công bố" là bạn hãy đưa ra một tác phẩm đã công bố, đáng tin cậy, có chứa nội dung đó. Tuy nhiên, ngay cả với nội dung đã được dẫn nguồn tốt, nếu bạn đặt nó ra khỏi ngữ cảnh gốc, hoặc đưa ra một quan điểm không được nguồn hỗ trợ trực tiếp và tường minh, thì bạn cũng đang đăng "nghiên cứu chưa được công bố"; Xem bên dưới.

Nói chung, các nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí nghiên cứu mà bài viết được phản biện bởi các chuyên gia trong ngành (peer-review) và sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản đại học (university press); sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, sách do các nhà xuất bản có uy tín; và các tờ báo dòng chính. Một kinh nghiệm thực tế là càng được nhiều người tham gia kiểm chứng sự kiện số liệu, phân tích các vấn đề pháp luật, và xem xét kĩ càng nội dung, thì tác phẩm đã xuất bản đó càng đáng tin cậy. Các nội dung tự xuất bản, dù trên giấy hoặc trực tuyến, nói chung không được coi là đáng tin cậy; xem các ngoại lệ tại quy định về kiểm chứng thông tin.

Dẫn nguồn

Thông tin trong một bài viết cần phải kiểm chứng được qua chú thích kèm theo. Các câu trong bài viết nói chung không nên dựa vào những đoạn văn không rõ ràng hoặc không thống nhất về ý, hoặc những lời bình luận thoáng qua (passing comments). Những đoạn văn có thể hiểu theo nhiều cách cần phải được trích dẫn toàn văn từ nguồn hoặc tránh hẳn. Một đoạn tóm tắt của một bàn luận dài cần phản ánh được kết luận của tác giả tài liệu nguồn. Việc đưa ra các kết luận không được suy diễn một cách hiển nhiên từ nguồn dẫn cũng là nghiên cứu chưa được công bố bất kể nguồn dẫn thuộc kiểu nào. Việc chú thích nguồn dẫn ngay tại ngữ cảnh và đúng chủ đề là rất quan trọng.

Nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp, và nguồn hạng ba

Việc dẫn nguồn một cách thích hợp có thể là một vấn đề phức tạp, và đây là những nguyên tắc tổng quan. Khi quyết định xem nguồn sơ cấp hay thứ cấp là phù hợp hơn cho một trường hợp nào đó, hãy sử dụng hiểu biết thông thường và óc suy xét trong việc biên tập, và nên bàn bạc tại trang thảo luận của bài viết. Để phục vụ mục đích của quy định này, nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp và nguồn hạng ba được định nghĩa như sau:[1]

  • Nguồn sơ cấp là những nguồn rất gần với căn nguyên của một đề tài riêng biệt. Một ví dụ là bản tường trình của nhân chứng của một tai nạn giao thông. Tại Wikipedia, có thể sử dụng các nguồn sơ cấp đã được đăng bởi một nguồn đáng tin cậy, nhưng cần cẩn trọng bởi vì nó rất dễ bị dùng sai. Vì lý do này, bất cứ ai không có kiến thức chuyên ngành khi đọc nguồn sơ cấp đều phải có thể tự kiểm chứng được rằng đoạn văn viết tại Wikipedia thống nhất với nguồn. Bất cứ một cách giải thích nào về nội dung nguồn sơ cấp đều phải được dẫn từ một nguồn thứ cấp đáng tin cậy - nơi trình bày cách giải thích đó. Ở phạm vi mà bài viết dựa vào một nguồn sơ cấp, nó phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
    • Chỉ đưa ra các khẳng định mang tính miêu tả về thông tin tìm thấy trong nguồn chính, bất cứ người nào có học và biết suy xét đều có thể kiểm tra độ chính xác và mức độ liên quan của nó mà không cần kiến thức chuyên gia, và
    • Không đưa ra các khẳng định có tính chất phân tích, tổng hợp, diễn giải, giải thích, hay đánh giá về thông tin tìm thấy trong nguồn sơ cấp.
Ví dụ về nguồn sơ cấp bao gồm: các di tích khảo cổ học; hình ảnh; tư liệu lịch sử như là nhật ký, kết quả điều tra dân số, phim hay biên bản của việc giám sát, điều trần công khai, xử án, hay phỏng vấn; bảng kết quả của các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến; các kết quả được ghi lại hoặc thu lại của các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa, các thí nghiệm hoặc quan sát, các kết quả thí nghiệm đã được công bố bởi những người thực sự tham gia nghiên cứu; hồi ký tự truyện, tác phẩm triết học gốc, kinh sách của các tôn giáo, văn bản của cơ quan quản lý, các tác phẩm nghệ thuật và giả tưởng như thơ, kịch bản, kịch bản phim, tiểu thuyết, phim, video, và chương trình truyền hình.[2]
Không được đưa vào bài viết xuất phát từ trải nghiệm cá nhân của thành viên Wikipedia và thiếu nguồn dẫn, chẳng hạn như tường trình chưa được công bố về một việc được chứng kiến tận mắt. Việc làm này vi phạm cả quy định này lẫn quy định về thông tin kiểm chứng được, và sẽ khiến Wikipedia trở thành nguồn sơ cấp cho tư liệu đó.

  • Nguồn thứ cấp là những tường trình không trực tiếp đối với một sự kiện.[3] Nguồn thứ cấp có thể dựa trên nội dung nguồn chính hoặc các nguồn thứ cấp khác nhằm tạo ra một cái nhìn tổng quan, hoặc để đưa ra các khẳng định có tính phân tích hoặc tổng hợp.[4][5] Wikipedia nên dựa vào các nguồn thứ cấp đáng tin cậy đã được công bố. Tất cả các khẳng định mang tính diễn giải, các phân tích, hay tổng hợp về nguồn sơ cấp cần phải trích dẫn từ nguồn thứ cấp, chứ không phải là phân tích do thành viên Wikipedia tự làm dựa trên nguồn thứ cấp.

  • Nguồn hạng ba, là các xuất bản phẩm như từ điển bách khoa toàn thư khác hoặc các bản trích yếu dựa trên các nguồn thứ cấp và sơ cấp. Ví dụ, Wikipedia cũng là một nguồn hạng ba. Nhiều sách giáo khoa loại nhập môn cũng có thể coi là nguồn hạng ba bởi vì toàn bộ nội dung của chúng là tổng hợp từ nhiều nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn hạng ba có thể hữu ích trong việc cung cấp những bài tóm tắt rõ ràng của nhiều chủ đề liên quan tới nhiều nguồn sơ cấp và thứ cấp. Một số nguồn hạng ba có thể đáng tin cậy hơn số (nguồn hạng ba) còn lại, và trong một nguồn hạng ba có những bài viết có thể đáng tin cậy hơn các bài khác. WP:TTKCD § Nguồn gốc liệt kê các tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của nguồn.

Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu đã công bố nhằm củng cố một luận điểm

Tài liệu có thể đi chung với nhau với mục đích tạo thành một luận điểm chưa công bố mặc dù cá nhân từng tài liệu đã được những nguồn đáng tin cậy phát hành. Việc tổng hợp tài liệu diễn ra khi thành viên viết bài muốn diễn tả sự hợp lý của sự kết luận của chính họ bằng cách dẫn các nguồn mà khi đặt chung với nhau sẽ phục vụ cho việc củng cố quan điểm của người viết. Nếu những nguồn được dẫn không dẫn tới một kết luận chung một cách tường minh, thì người viết đó đã bắt đầu nói lên luận điểm chưa công bố. Sự tóm tắt tài liệu nguồn mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó không phải là sự tổng hợp — nó là sự sửa đổi tốt. Cách làm hay nhất là thực hiện bài viết Wikipedia bằng cách thu nhặt lời tuyên bố từ các nguồn đáng tin cậy khác nhau về cùng một chủ đề, sau đó ghi lại những lời tuyên bố đó bằng giọng văn của mình tại trang bài viết, mỗi lời tuyên bố ghi chú rõ ràng nơi tuyên bố một cách tường minh.

Người viết không nên có suy nghĩ sai lầm rằng nếu A được một nguồn đáng tin cậy phát hành, và B do được một nguồn đáng tin cậy khác phát hành, thì A và B có thể đi chung với nhau trong một bài viết để chứng minh quan điểm C. Điều này là sự tổng hợp các tài liệu đã công bố để hình thành một luận điểm nào đó, mà luận điểm đó là nghiên cứu chưa công bố[6]. "A và B, dẫn đến C" là chấp nhận được chỉ khi một nguồn đáng tin cậy đã công bố mệnh đề này và có liên quan đến chủ đề bài viết.


  • Một số ví dụ đơn giản về nghiên cứu chưa công bố
 N Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng nhiệm vụ của nó là gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, nhưng kể từ ngày tổ chức này được thành lập, thế giới đã có hơn 160 cuộc chiến tranh.

Bình luận: Cả hai phần của câu này hoàn toàn có thể được chú thích bằng nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên ở đây hai phần đã được tổng hợp lại nhằm ngụ ý rằng Liên hợp quốc đã thất bại trong việc giữ gìn hòa bình thế giới. Nếu không có bất cứ nguồn nào tổng hợp các thông tin kiểu như trên, thì nguyên câu trên là một nghiên cứu chưa công bố. Để ngụ ý một cách ngược lại thì cũng là một việc đơn giản, bạn có thể thấy rằng việc vặn vẹo thông tin dễ như thế nào nếu không tôn trọng nguồn dẫn qua ví dụ sau đây:

 N Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng nhiệm vụ của nó là gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, và kể từ ngày tổ chức này được thành lập thế giới chỉ có hơn 160 cuộc chiến tranh.
  • Dưới đây là một ví dụ lấy từ một bài viết về tranh chấp quyền của hai tác giả trên Wikipedia tiếng Anh, tên đã được thay đổi, ở đây được gọi là Mai và Trang
 Y Mai cho rằng Trang đã đạo văn khi chép nguồn tham khảo từ một quyển sách khác. Trang phủ nhận điều này, cho rằng việc sử dụng sách của người khác để tìm các điểm tham khảo mới là một cách làm khoa học có thể chấp nhận được.

Bình luận: Điều này nói chung là ổn. Giờ đến sự tổng hợp chưa công bố từ các tài liệu đã công bố. Đoạn sau được thêm vào cùng bài viết đó ngay sau hai câu trên:

 N Nếu lời tuyên bố của Trang rằng chị ta đã tham khảo nguồn nguyên thủy là dối trá, thì nó sẽ trái với cách làm được hướng dẫn trong Văn phong Chicago, hướng dẫn này yêu cầu khi trích dẫn nguồn gốc phải ghi lại phần đã tham khảo. Văn phong Chicago không gọi sự vi phạm quy luật này là "đạo văn". Thay vào đó, đạo văn được định nghĩa là sử dụng thông tin, ý tưởng, từ ngữ, hoặc cấu trúc của một nguồn mà không ghi chú nó.

Bình luận: Toàn bộ đoạn này là nghiên cứu chưa công bố, vì nó diễn tả ý kiến của người viết, bằng cách đưa ra định nghĩa đạo văn của Văn phong Chicago, rằng Trang không vi phạm vào điều đó. Để làm cho đoạn này phù hợp với quy định, cần phải có một nguồn đáng tin cậy bình luận về sự tranh cãi giữa Mai và Trang một cách cụ thể và sự đạo văn. Nói cách khác, sự phân tích chính xác phải được một nguồn có uy tín công bố, và nguồn đó phải liên quan đến chủ đề trước khi nó được một thành viên ghi vào Wikipedia.

Tự dẫn chứng từ bản thân

Quy định này không cấm các thành viên có kiến thức chuyên môn thêm những kiến thức của mình vào Wikipedia, nhưng nó cấm chỉ họ rút ra các (đoạn văn, kết luận, suy luận...) từ kiến thức của mình nhưng không chú giải từ nguồn của chính họ. Nếu một thành viên đã công bố nghiên cứu của mình trên một nguồn đáng tin cậy, thành viên đó có thể chú giải từ nguồn đó nhưng trong phong cách viết của người không liên quan và phù hợp với quy định về thái độ trung lập. Xem thêm Wikipedia:Xung đột lợi ích.

Ảnh chưa công bố

Hình ảnh có một ngoại lệ đặc biệt từ quy định này, ở đây các thành viên Wikipedia được khuyến khích tự chụp hình, vẽ hình hoặc biểu đồ và tải chúng lên dưới giấy phép GFDL hoặc bất cứ giấy phép tự do nào khác để minh họa cho bài viết. Nó được hoan nghênh vì hình ảnh nhìn chung là không đưa ra những ý tưởng hoặc sự tranh cãi chưa được công bố, bản chất của quy định về không đăng nghiên cứu chưa được công bố. Ngoài ra, bởi vì luật bản quyền ở nhiều nước, và sự liên quan của nó trong quá trình xây dựng một từ điển bách khoa miễn phí, có tương đối ít hình ảnh tự do chúng ta có thể lấy và sử dụng. Hình ảnh của thành viên Wikipedia sẽ đó vai trò thay thế.

Điểm bất lợi của việc cho phép công bố ảnh chưa công bố qua cách tải lên trên Wikipedia là khả năng các thành viên chỉnh sửa ảnh để bóp méo sự thật hoặc vị trí mà bức ảnh minh họa. Ảnh bị chỉnh sửa cần phải được chú ý. Nếu ảnh bị chỉnh sửa tác động đến tính bách khoa của hình ảnh, nó cần phải được đưa ra biểu quyết xóa ngay lập tức. Hình ảnh tạo thành phục vụ cho nghiên cứu chưa được công bố không được chấp nhận dưới bất kỳ hình thức nào, như một biểu đồ về một nguyên tử hydro biểu diễn các hạt mới trong nhân mà người tải lên tự nghiên cứu ra.

Các quy định liên quan

Thông tin kiểm chứng được (TTKCD)

Tiêu chí của thông tin đưa vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải tính đúng đắn (hoặc kiểm chứng được, chứ không phải đúng sự thật). Quy định này (không đăng nghiên cứu chưa được công bố) và quy định về thông tin kiểm chứng được tăng cường cho nhau bằng cách yêu cầu rằng chỉ các sự xác nhận, học thuyết, ý kiến quan điểm và sự tranh cãi, tranh luận (bao gồm cả phê bình, chỉ trích) cho việc ấy đã được đăng/xuất bản hoặc các nguồn đáng tin cậy được mới có thể được sử dụng trong Wikipedia.

Thái độ trung lập (TDTL)

Sự ngăn cấm nghiên cứu chưa được công bố nhằm hạn chế khả năng người viết có thể đưa quan điểm cá nhân của mình vào bài viết. Bằng cách tăng cường sự quan trọng của việc dẫn những nghiên cứu kiểm chứng được của những người (tác giả) khác, quy định này khuyến khích nhiều quan điểm khác nhau. Do đó, quy định này củng cố thêm cho quy định về thái độ trung lập. Trong nhiều trường hợp, có rất nhiều quan điểm được thành lập về bất cứ đề tài nào. Trong những trường hợp này, không một quan điểm duy nhất nào, không cần biết là nó đã được nghiên cứu tốt ra sao, trở thành quan điểm chính. Nó không đặt trách nhiệm cho bất cứ người viết nào cần phải nghiên cứu về tất cả các quan điểm. Nhưng khi thêm kết quả nghiên cứu của mình vào một bài viết, người viết cần phải đưa ra phạm vi cho quan điểm đó, bằng cách chỉ ra rằng độ thịnh hành của quan điểm đó, và được đưa ra bởi số đông hay hay số ít.

Sự đưa vào một quan điểm của một thiểu số cực nhỏ có thể thiết lập nghiên cứu chưa được công bố. Jimbo Wales có nói:

  • Nếu một quan điểm thuộc về đa số, thì rất dễ để chứng minh nó với vị thế thường chấp nhận được của bài viết;
  • Nếu một quan điểm thuộc về một thiểu số đáng kể, thì rất dễ để nêu tên người ủng hộ có cỡ;
  • Nếu một quan điểm thuộc về một thiểu số cực nhỏ (hoặc vô cùng giới hạn), nó không nên có mặt ở Wikipedia (ngoại trừ có lẽ vài tài liệu phụ trợ) bất kể là nó có đúng hay không; và bất kể là bạn có thể chứng minh được hay không. Wikipedia không phải là chỗ cho nghiên cứu chưa được công bố[7].

Xem thêm

Công cụ

  • {{Nghiên cứu chưa công bố}} — bản mẫu dùng để cảnh báo về nghiên cứu chưa được công bố.
  • {{Tổng hợp}} — bản mẫu dùng để cảnh báo về những tổng hợp chưa được xuất bản.

Chú thích

  1. ^ Các ngành khác nhau phân biệt đối xử giữa nguồn sơ cấp và thứ cấp khác nhau. Sơ cấp, thứ cấp và hạng ba ở đây được định nghĩa cho mục đích của Wikipedia.
  2. ^ Các định nghĩa về nguồn sơ cấp:
    • Thư viện Reno, Đại học Nevada định nghĩa nguồn sơ cấp là để cung cấp "một cái nhìn bên trong của một sự kiện cụ thể." Họ đưa ra ví dụ: tài liệu gốc, như hồi ký, nhật ký, thư điện tử, phỏng vấn, biên bản, cảnh phim tài liệu, bản ghi chép chính thức, hình chụp, dữ liệu nghiên cứu thô, và diễn văn; tác phẩm sáng tạo, như mỹ thuật, kịch, phim, nhạc, tiểu thuyết, thơ; và di vật hay đồ tạo tác, như công trình xây dựng, vải vóc, ADN, đồ gỗ, trang sức, đồ gốm.
    • Thư viện Berkeley, Đại học California đưa ra định nghĩa thế này: "nguồn sơ cấp cho phép nhà nghiên cứu tiếp cận càng gần càng tốt với những gì đã xảy ra trong một sự kiện hoặc thời gian lịch sử. Nguồn sơ cấp hoặc được tạo ra trong khoảng thời gian nghiên cứu, hoặc được tạo ra vào thời điểm sau này bởi một người đã tham gia trong những sự kiện được nghiên cứu (như trong hồi ức) và họ phản ánh quan điểm cá nhân của một người đã tham gia hoặc người quan sát."
  3. ^ Thư viện Berkeley, Đại học California định nghĩa "nguồn thứ cấp" là "một tác phẩm diễn giải hoặc phân tích một sự kiện hoặc hiện tượng lịch sử. Nói chung nó là đã tách một bước ra khỏi sự kiện."
  4. ^ Borough of Manhattan Community College, A. Philip Randolph Memorial Library, "Research Help:Primary vs. Secondary Sources" ghi chú rằng một nguồn thứ cấp "phân tích và diễn dịch nguồn sơ cấp", là một "sự giải thích lần hai về một sự kiện lịch sử" hoặc "diễn giải tác phẩm sáng tạo". Nó cũng cho rằng một nguồn thứ cấp "phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu" hoặc "phân tích và diễn giải các khám phá khoa học".
  5. ^ The National History Day website chỉ nói đơn giản: "Nguồn thứ cấp là nhữn tác phẩm tổng hợp và diễn dịch dựa trên nguồn sơ cấp và tác phẩm của những tác giả khác."
  6. ^ Wales đã không công nhận các lý thuyết lịch sử được tổng hợp và nói rằng: "Một số người, hoàn toàn hiểu tại sao Wikipedia không nên tạo ra lý thuyết vật lý mới bằng cách dẫn chứng kết quả nghiên cứu v.v. và sự tổng hợp chúng thành một thứ mới lạ, có thể sẽ không thể nhìn thấy cùng một thứ áp dụng trong lịch sử như thế nào." (Wales, Jimmy. "Original research", December 6, 2004)
  7. ^ Wales, Jimmy. "WikiEN-l roy_q_royce@hotmail.com: --A Request RE a WIKIArticle--", September 29, 2003.

Đọc thêm