Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Anime và Manga

Phạm vi

sửa

Cẩm nang về cách trình bày này hướng dẫn bạn cách viết một bài viết về anime, manga và các đề tài liên quan, và là một trong số những tiểu chủ đề của trang hướng dẫn chính thức về văn phong dưới đây:

Đối với hướng dẫn tổng quát về qui ước trình bày, xem Wikipedia:Cẩm nang về văn phong. Đối với việc tiêu chuẩn hóa cách dịch và Latinh hóa một số thuật ngữ tiếng Nhật, xem:

Để thảo luận, nhờ giúp đỡ và hợp tác chỉnh sửa các bài viết về anime và manga, xem thêm tại Thảo luận Wikipedia:Dự án/Anime và Manga.

Biên tập viên cũng nên lưu ý những hướng dẫn tại Dự án Truyền hình (en) hoặc Dự án Điện ảnh (en), những hướng dẫn đó có thể áp dụng cho nhiều phương tiện truyền thông, bao gồm anime và manga.

Độ nổi bật

sửa

Chủ đề của các bài viết liên quan đến anime và manga phải đáp ứng quy định về độ nổi bật để tồn tại trong Wikipedia. Đặc biệt, đối với một anime, hãy thực hiện các hướng dẫn cho một chương trình truyền hình hay phim, khi phù hợp. Đối với một manga, loạt truyện phải đáp ứng các tiêu chí liệt kê tại trang hướng dẫn về sách. Đối với một cá nhân, xem hướng dẫn cho tiểu sử nhân vật có thật. Đối với một nhân vật hay yếu tố hư cấu khác, biên tập dựa theo sự giúp đỡ nội bộ là hợp lý nhất. Tư vấn thêm tại chỉ dẫn chung và thảo luận tại trang cộng đồng biên tập của chúng ta. Thực hiện các hướng dẫn cho tổ chức và công ty đối với các xưởng anime, nhà xuất bản manga và nhà cấp phép nước ngoài. Đối với bài hát hay album nhạc liên quan đến anime, xem hướng dẫn cho âm nhạc.

Khi tạo một bài viết mới, hãy bảo đảm rằng ít nhất tình trạng của nó (nếu không kiểm chứng được) giúp cho chủ đề đủ độ nổi bật hoặc nó có thể sẽ bị xóa.

Tên bài viết và định hướng

sửa

Nếu tác phẩm chưa được phiên dịch sang tiếng Việt, sử dụng tên gốc tiếng Nhật là chuyển tự romaji theo hệ phiên âm La-tinh Hepburn dựa vào quy ước tên bài dành cho phim ảnh ngoại ngữ (áp dụng cả cho thư phẩm như manga). Nếu tên bài viết chứa những kí tự quá đặc biệt (như ⋆ ✢ ✥ ✦ ✧ ❂ ❉ ✯), không viết chúng trong tiêu đề.

Nếu tác phẩm đã được được phiên dịch, căn cứ vào quy tắc tên phổ biến để sử dụng tên bài là tên chính thức bằng tiếng Việt (đã xuất bản, đồng thời nên cung cấp một liên kết đến nhà sản xuất tiếng Việt đó để kiểm chứng). Nếu có nhiều tên chính thức tiếng Việt (tái bản nhiều lần), sử dụng tên được nhiều người biết nhất hay có lịch sử sử dụng lâu đời nhất trong cộng đồng người nói tiếng Việt. Xem chi tiết trong phần giải thích từng trường hợp dưới đây.

Nếu tên gốc bằng tiếng Nhật của tác phẩm quá phổ biến (được đông đảo công chúng biết đến hay có lịch sử sử dụng lâu đời trong cả cộng đồng người nói tiếng Việt và tiếng Nhật), ưu tiên sử dụng tên gốc. Không lạm dụng từ Hán Việt hay tiếng Việt nếu tên sản phẩm gốc đã quá nổi tiếng. Nên giới thiệu về tên đã xuất bản bằng tiếng Việt trong phần mở đầu. Xem chi tiết trong phần giải thích từng trường hợp dưới đây.

Đối với danh sách phụ thuộc vào một bài chính (như Danh sách tập phim Naruto phụ thuộc vào bài Naruto), cần lưu ý một số điểm:

  • Bài về nhân vật: Đặt theo qui ước Danh sách nhân vật trong (tác phẩm), không viết Danh sách các nhân vật trong (tác phẩm).
  • Tương tự với bài về tập phim, chương truyện, tập truyện: Danh sách tập phim (tác phẩm) hoặc Danh sách chương truyện (tác phẩm), v.v.

Do sự bất nhất trong phương cách đặt nhan đề tiếng Việt của các nhà sản xuất địa phương đối với những tác phẩm có nhiều loại hình phương tiện (media franchise, còn gọi là media mix tại Nhật Bản, trong đó những tác phẩm cải biên từ tác phẩm nguyên tác gọi là tác phẩm phái sinh), quy ước về cách đặt tên bài đã được thống nhất sau một cuộc thảo luận dành cho cả tác phẩm nguyên tác lẫn tác phẩm phái sinh như sau (các ví dụ minh họa cho từng trường hợp xin xem tại trang thảo luận đó):

  • Đối với tên bài viết:
    1. Tuyệt đại đa số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng tác phẩm phái sinh thì không: Chọn tên bài là tên có bản dịch chính thức tại Việt Nam của tác phẩm nguyên tác, bất chấp tác phẩm nguyên tác đó ở định dạng nào, là anime, hay manga, light novel, v.v... và:
      1. Tên các bài danh sách phụ: nếu là dành cho nguyên tác, thì dùng tên theo tên bài chính; nếu là dành cho loại hình chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của loại hình đó, bất chấp nó rất khác so với tên bài chính.
      2. Tên các bài lẻ là các phim điện ảnh: dùng tên gốc của phim đó, bất chấp nó rất khác so với tên bài chính.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh (ví dụ tên bài viết về danh sách đĩa nhạc của anime): dùng tên gốc của sản phẩm, bất chấp nó rất khác so với tên bài chính hay tên tác phẩm phái sinh.
    2. Thiểu số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng một trong số các tác phẩm phái sinh cũng có những tên dịch tiếng Việt chính thức và khác biệt so với tên nguyên tác: Chọn tên bài là tên có bản dịch chính thức tại Việt Nam của tác phẩm nguyên tác, và:
      1. Tên các bài danh sách phụ: nếu là dành cho nguyên tác, thì dùng tên theo tên bài chính; nếu là dành cho loại hình chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của loại hình đó; nếu là dành cho loại hình có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên tên theo tên bài chính chứ không dùng tên tiếng Việt của riêng loại hình này
      2. Tên các bài lẻ là các phim điện ảnh: nếu là phim có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên tiếng Việt của phim đó; nếu là phim chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của phim đó.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh (ví dụ tên bài viết về danh sách đĩa nhạc của anime): nếu tiểu loại hình không có tên tiếng Việt chính thức, thì dùng tên theo tên bài chính của franchise, bất chấp nó rất khác so với tên của tác phẩm phái sinh; nếu tiểu loại hình có tên tiếng Việt chính thức — chưa từng có tiền lệ, nếu có sẽ thảo luận để quyết định ngoại lệ.
    3. Thiểu số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác chưa có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng một trong số các tác phẩm phái sinh có tên dịch tiếng Việt chính thức và khác biệt so với tên nguyên tác tiếng Nhật: Chọn tên bài là tên của nguyên tác bằng phiên âm romaji, và:
      1. Tên các bài danh sách phụ: nếu là dành cho nguyên tác, thì dùng tên theo tên bài chính; nếu là dành cho loại hình chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của loại hình đó; nếu là dành cho loại hình có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên tên theo tên bài chính chứ không dùng tên tiếng Việt của riêng loại hình này.
      2. Tên các bài lẻ là các phim điện ảnh: nếu là phim có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên tiếng Việt của phim đó; nếu là phim chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của phim đó.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh (ví dụ tên bài viết về danh sách đĩa nhạc của anime): nếu tiểu loại hình không có tên tiếng Việt chính thức, thì dùng tên theo tên bài chính của franchise, bất chấp nó rất khác so với tên của tác phẩm phái sinh; nếu tiểu loại hình có tên tiếng Việt chính thức — chưa từng có tiền lệ, nếu có sẽ thảo luận để quyết định ngoại lệ.
    4. Trong mọi trường hợp, danh sách nhân vật luôn bám sát tên của bài chính.


  • Đối với cách mà chúng ta đề cập đến một sản phẩm trong bài viết franchise đó, đã khớp và nhất quán với các đề xuất tên bài ở trên:
    1. Tuyệt đại đa số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng tác phẩm phái sinh thì không: khi đề cập đến nguyên tác, thì dùng tên như tên bài (bắt buộc kèm romaji là tên gốc hoặc cách viết đúng như tên gốc ở câu đầu tiên của bài); khi đề cập đến tác phẩm phái sinh, thì dùng tên gốc của tác phẩm phái sinh đó, dựa theo romaji đã cung cấp (cố gắng tránh phải làm việc này tối đa, tức là đề cập gián tiếp như "anime chuyển thể của ABC..." chứ không nhất thiết phải là "anime có nhan đề XYZ chuyển thể từ manga ABC...", trừ trường hợp tên của anime đó thật sự quá khác so với nguyên tác). Trong phần phê bình, đánh giá và linh hoạt các trường hợp khác: cố gắng bám sát theo tên bài nhất có thể và không tạo cảm giác rằng phần này đang nói về hai tác phẩm khác nhau.
      1. Trong các danh sách phụ: đề cập hoàn toàn dựa theo tên của tên bài danh sách; nếu đang trong danh sách của tác phẩm phái sinh, thì có kèm lưu ý như "nguyên tác của phim/truyện này ra mắt ở Việt Nam dưới nhan đề ABC...".
      2. Trong các bài lẻ là các phim điện ảnh: đề cập hoàn toàn dựa theo tên bài phim lẻ, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính tiếng Việt]..."
      3. Trong các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: linh hoạt như trên.
    2. Thiểu số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng một trong số các tác phẩm phái sinh cũng có những tên dịch tiếng Việt chính thức và khác biệt so với tên nguyên tác: khi đề cập đến nguyên tác, thì dùng tên như tên bài (bắt buộc kèm romaji là tên gốc hoặc cách viết đúng như nhan đề gốc ở câu đầu tiên của bài); khi đề cập đến tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt, thì dùng tên gốc của tác phẩm phái sinh đó chứ không dùng tên tiếng Việt, dựa theo romaji, với một câu ghi chú như "được ra mắt tại Việt Nam dưới tên ABC...". Trong phần phê bình, đánh giá và linh hoạt các trường hợp khác: cố gắng bám sát theo tên bài nhất có thể và không tạo cảm giác rằng phần này đang nói về hai tác phẩm khác nhau, tuy nhiên nếu đang đánh giá về chính phiên bản Việt Nam (vô cùng hiếm gặp), thì dùng tên như tên tiếng Việt của tác phẩm phái sinh đó. Tham số |title= trong hộp thông tin con dành riêng cho tác phẩm đó vẫn để trống không điền gì cả.
      1. Trong các danh sách phụ: đề cập hoàn toàn dựa theo tên của tên bài danh sách; nếu đang trong danh sách của tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt, thì kèm lưu ý như "ra mắt ở Việt Nam dưới nhan đề ABC..."
      2. Trong các bài lẻ là các phim điện ảnh: nếu phim lẻ có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì đề cập hoàn toàn dựa theo tên bài phim lẻ bằng tiếng Việt đó, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính tiếng Việt]..."; nếu phim lẻ chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì đề cập theo tên phim là nhan đề gốc, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính tiếng Việt]..."
      3. Trong các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: linh hoạt như trên.
    3. Thiểu số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác chưa có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng một trong số các tác phẩm phái sinh có tên dịch tiếng Việt chính thức và khác biệt so với tên nguyên tác tiếng Nhật: khi đề cập đến nguyên tác, thì dùng tên như tên bài (đã sẵn ở romaji hoặc cách viết của nhan đề gốc); khi đề cập đến tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt, thì dùng tên gốc của tác phẩm phái sinh đó chứ không dùng tên tiếng Việt, dựa theo romaji, với một câu ghi chú như "được ra mắt tại Việt Nam dưới tên ABC...". Trong phần phê bình, đánh giá và linh hoạt các trường hợp khác: cố gắng bám sát theo tên bài nhất có thể và không tạo cảm giác rằng phần này đang nói về hai tác phẩm khác nhau, tuy nhiên nếu đang đánh giá về chính phiên bản Việt Nam (vô cùng hiếm gặp), thì dùng tên như tên tiếng Việt của tác phẩm phái sinh đó. Tham số |title= trong hộp thông tin con dành riêng cho tác phẩm đó vẫn để trống không điền gì cả.
      1. Trong các danh sách phụ: đề cập hoàn toàn dựa theo tên của tên bài danh sách; nếu đang trong danh sách của tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt, thì kèm lưu ý như "ra mắt ở Việt Nam dưới nhan đề ABC..."
      2. Trong các bài lẻ là các phim điện ảnh: nếu phim lẻ có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì đề cập hoàn toàn dựa theo tên bài phim lẻ bằng tiếng Việt đó, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính nguyên ngữ]..."; nếu phim lẻ chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì đề cập theo tên phim là nhan đề gốc, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính nguyên ngữ]..."
      3. Trong các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: linh hoạt như trên.
    4. Trong mọi trường hợp, áp dụng cho khi đề cập trong danh sách tác phẩm của bài viết về một tiểu sử (tác giả, đạo diễn) hay tổ chức (nhà xuất bản, hãng phim), luôn liên kết và đề cập đến nó bằng tên bài chính, với các ngoại lệ là các phim điện ảnh: đối với phim có bản dịch tiếng Việt, thì liên kết và đề cập theo tên của bài lẻ đó bằng tiếng Việt; đối với phim không có bản dịch tiếng Việt, thì liên kết theo đúng như tên bài lẻ là nhan đề gốc của phim đó.

Nói chung, không nên tạo ra những bài viết riêng biệt cho từng loại phương tiện truyền thông khác nhau của cùng một sản phẩm thương mại, trừ khi:

  1. Chúng có sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật hay các đặc điểm chủ yếu khác; hoặc
  2. Khi bài viết đã trở nên quá dài (thường chỉ khi trên 300kb).

Nếu nhiều bài viết sử dụng cùng một tên, dùng quy ước định hướng (chỉ áp dụng khi đây không phải là sản phẩm nổi tiếng, hoặc có sản phẩm được nhiều người biết đến hơn dùng cùng tên):

  • Bài về anime – tên bài (anime)
  • Bài về manga – tên bài (manga)
  • Bài về trò chơi – tên bài (trò chơi)
  • Bài về visual noveltên bài (visual novel)
  • Phim truyền hình người đóng/tokusatsutên bài (chương trình TV)
  • Bài về âm nhạc – tên bài (âm nhạc)

Hướng dẫn trên giải quyết một số trường hợp thường gặp cần định hướng, nhưng xin hãy trao đổi tại trang thảo luận trung tâm của dự án nếu bạn có thắc mắc thêm.

Đổi hướng

sửa

Luôn tạo trang đổi hướng từ các tên không thông dụng bằng, và/hoặc tên gốc tiếng Nhật, và/hoặc tên xuất bản tiếng Việt đến tên bài đang sử dụng hiện tại.

Nội dung

sửa
  1. Bài viết cần được viết trọn nội dung trong một bài, chỉ đề cập đến các trang con cho biết thêm thông tin hoặc thêm chi tiết nếu bài viết chính hoặc đề mục trở nên quá dài. Thực hiện các hướng dẫn tại phong cách mô tả khi tạo trang con.
  2. Phần thông tin mở đầu của bài viết nên giới thiệu ngay hình thức ra mắt chính gốc của tác phẩm và không nhất thiết phải giới thiệu hình thức phổ biến của tác phẩm đó trước. Ví dụ: "Bleach là một bộ manga, sau này được chuyển thể thành một sê-ri anime", không viết "Bleach là một sê-ri anime, dựa trên bộ manga cùng tên."
  3. Làm theo hướng dẫn của Wikipedia khi tiết lộ nội dung tác phẩm.
  4. Khi thêm thể loại vào bài viết, sử dụng một hoặc nhiều hơn các thể loại con trong Thể loại:Anime và Manga theo thể loại. Cố gắng chọn thể loại chính xác nhất và tránh chọn thể loại dự phòng. Ví dụ: hành động là một tiểu thể loại của manga, vì vậy bạn thêm thể loại hành động trong khi cũng thêm thể loại drama là không cần thiết. Nói chung, hai đến ba thể loại là đã đủ cho một bài viết.
  5. Hãy sử dụng một hoặc nhiều hơn các tiểu thể loại trong Thể loại:Anime theo thời gian sản xuấtThể loại:Manga theo thời gian sản xuất (nếu có). Cứ mỗi năm phát hành hay phát sóng của một anime hay manga, sử dụng thể loại của năm đó.

Bố cục trang

sửa

Toàn bộ các tài liệu trong một bài viết đều phải kiểm chứng được và (thường) phải được trính dẫn (phù hợp với nguồn đáng tin cậy, thứ cấp). Cấu trúc bài viết cần phải đáp ứng hoặc vượt trội các khía cạnh độc đáo của đối tượng đang đề cập, nhưng các hướng dẫn sau đây là áp dụng chung có các bài viết.

Cấu trúc cho nhiều bài viết

sửa

Infobox

sửa

Mặc dù đây không phải là phần nội dung, infobox của dự án (hay còn gọi là hộp thông tin) rất hữu ích và bổ sung một số thông tin cốt lõi cho bài viết. Biểu tượng lá cờ dùng trong infobox giúp phân biệt các công ty ở các nước khác nhau, dùng {{flagicon|Tên quốc gia}} để tạo lá cờ.

Đối với bài viết về tác phẩm: hình ảnh được trình bày trong hộp thông tin phải là hình bìa/áp phích/ảnh quảng bá quan trọng nhất trong lịch sử của tác phẩm đó; và trong hầu hết trường hợp là hình nguyên bản đầu tiên khi tác phẩm vừa được ra mắt trong ngôn ngữ gốc.

Phần mở đầu

sửa

Hãy tưởng tượng rằng nếu phần này đứng riêng thì nó cũng đã đủ để hình thành một cái gì đó có nghĩa, nó cung cấp một tóm lược ngắn gọn về đề tài và đề cập đến tất cả các điểm mấu chốt hay quan trọng của bài viết. Ít ra thì, phần này nên mô tả về anime và manga, cốt truyện và tiền đề của nó, tác giả và đạo diễn của nó, và tên đã được cấp phép bằng tiếng Việt của nó (nếu có). Tranh những thông tin linh tinh hay tiết lộ nội dung không cần thiết, và luôn giữ các khuyến nghị về Wikipedia:Phần mở đầu (en) trong đầu bạn.

Cốt truyện

sửa

Đề mục này mô tả ngắn gọn tất cả những gì xảy ra trong câu chuyện được tập hợp thành nội dung lớn, nhưng hãy tránh những chi tiết quá bình thường và quá sâu trong cốt truyện. Sự khác nhau giữ phiên bản gốc và các bản chuyển thể (dù là ở Nhật hay thế giới) thường nằm trong phạm vi của phần này, thường được bao quát tối đa trong một tiểu mục riêng biệt (như "Sự khác biệt giữa manga và anime"). Cố gắng tránh dùng thuật ngữ quá sâu của văn hóa anime-manga, nhằm giúp đọc giả không quen với các thuật ngữ này cũng có thể hiểu được bài viết nói gì (en).

Nhân vật

sửa

Phần này sẽ giới thiệu ngắn gọn về các nhân vật, trái ngược với một danh sách đơn giản. Chiều dài của mỗi nhân vật sẽ thay đổi tùy theo độ quan trọng của nhân vật đó trong tác phẩm. Mỗi nhân vật nên kèm theo một liên kết đến tên diễn viên lồng tiếng cho nhân vật đó (nếu có, xem {{tl|lồng tiếng anime}). Không cần thiết tạo ra một phần diễn viên lồng tiếng riêng biệt (trừ khi anime chỉ là một chuyển thể, phần diễn viên lồng tiếng có thể là tiểu mục của phần "Anime").

Trình bày cho phần nhân vật không nên viết nó dưới dạng một cuốn sổ tay. Thay vào đó, dùng những giới thiệu súc tích nhưng vẫn giúp người đọc làm quen với nhân vật đó.

  • Phần viết cho từng nhân vật không nên chia thành nhiều tiểu mục, vì điều này làm cho bảng mục lục trở nên quá dài.
  • Nhân vật phụ có thể được liệt kê trong đây, nhưng độ dài bài viết cần được xem xét.
  • Nếu lời giới thiệu về các nhân vật chính chỉ gồm một hoặc hai câu, trình bày dưới dạng dấu hoa thị là hợp lý nhất; nếu lời giới thiệu về các nhân vật chính dài đến một hay nhiều đoạn văn, trình bày dưới dạng danh sách định nghĩa là hợp lý nhất; nếu có một danh sách riêng như "Danh sách nhân vật trong (tác phẩm)" tồn tại (xem bên dưới), trình bày dưới dạng văn xuôi là hợp lý nhất. Xem thêm: Wikipedia:Phong cách mô tả nội dung (en).
  • Nếu phần nhân vật được phát triển quá dài, hãy xem xét lại số lượng cụ thể hay số nhân vật cần được viết vào. Bên cạnh đó, tách đề mục này thành một trang riêng ("Danh sách nhân vật trong (tác phẩm)"), có thể thích hợp hơn.
  • Bài viết riêng cho mỗi nhân vật cần hạn chế nếu không có đủ tài liệu kiểm chứng được, chú thích để có thể xây dựng một bài viết riêng.
  • Về tên gọi:
    • Tên nhân vật phải được xác định theo tên đã sử dụng trong phiên bản tiếng Việt chính thức của tác phẩm. Nếu có nhiều phiên bản tiếng Việt, chọn ra một cái tên được sử dụng rộng rãi, quen thuộc nhất và có lịch sử sử dụng lâu đời nhất trong cộng đồng người nói tiếng Việt (thường là tác phẩm chính).
    • Nếu không có tựa đề chính thức, tên nhân vật phải được xác định theo tên phổ biến nhất của họ. Wikipedia không tiên đoán tương lai, chúng ta không rõ tên gọi nào sẽ được sử dụng, do vậy những gì đã, đang và sẽ được sử dụng phải quen thuộc với đọc giả, theo qui ước đặt tên.
    • Tên nhân vật được viết họ trước tên sau theo quy ước đặt tên người Nhật, trừ trường hợp những cách đặt tên do chính tác giả lựa chọn. Trong trường hợp trình bày dưới dạng danh sách định nghĩa, nên in đậm tên của họ. Mẹo nhỏ: Khi dịch bài từ Wikipedia tiếng Anh, chú ý đảo lại thứ tự tên người nhật của họ, vì các nước phương Tây theo qui ước đặt tên trước họ sau.
    • Không lạm dụng tên Hán Việt hay tên tiếng Việt nếu không thể chứng minh tên đó đã được sử dụng trong phiên bản chính thức.

Sản xuất

sửa

Đây là một phần viết rất khó, và có thể, nếu thích hợp, tạo ra nhiều tiểu mục và thậm chỉ cả đề mục lớn. Những tài liệu hợp lý có thể viết trong phần này là: nguồn gốc hoặc nguồn cảm hứng của tác phẩm; nói sơ qua về các tác phẩm khác của nghệ sĩ hay chính nghệ sĩ đó; nhân viên sản xuất đáng chú ý (thường là: đạo diễn, diễn viên lồng tiếng nổi tiếng nhất, và đôi khi là nhà sản xuất hay các nhân viên quan trọng khác); âm nhạc; các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển một phương tiện truyền thông này sang một phương tiện truyền thông khác (ví dụ: manga sang anime, anime sang phim, v.v) hay từ một ngôn ngữ sang nhiều ngôn ngữ khác (chẳng hạn như sự thay đổi cốt truyện, diễn viên lồng tiếng quốc tế, ngày phát sóng hay ngày ra mắt). Mặc dù đây là một phần vô định hình (tức là nó có thể thay đổi hình dạng tùy theo mỗi sản phẩm), tránh biến nó thành một danh sách thông tin linh tinh (en). Nếu các thông tin hậu trường không thể trích dẫn hoặc viết mạch lạc đề tài, xem xét việc bao gồm toàn bộ luôn vào đề mục.

Phương tiện truyền thông

sửa

Đề mục này có thể bao gồm, tùy trường hợp, tiểu mục riêng biệt cho thông tin về phiên bản chính gốc của tác phẩm, cũng như liên quan đến một bộ anime/OVA, manga, tiểu thuyết, phim, trò chơi điện tử, và các loại hình truyền thông (như soundtrack và drama CD) chuyển thể khác. Nhìn chung, đề mục này nên bao gồm các thông tin về lần phát hành / phát sóng bản gốc (nếu có), và thông tin cấp phép tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác về phát hành / phát sóng (một lần nữa, nếu có). Đối với đề mục về bộ anime/OVA, manga và tiểu thuyết, hãy bao gồm cả danh sách các tập phim, tập truyện hay chương truyện. Nếu danh sách đã trở nên dài hơn so với những phần còn lại của bài viết, xem xét việc tách nó ra để tạo thành những bài viết riêng Danh sách tập phim (tác phẩm), Danh sách chương truyện (tác phẩm), Danh sách tập tiểu thuyết (tác phẩm), hay tương tự. Nên tạo các danh sách riêng cho từng định dạng và thời gian, đừng nhóm tất cả các loại hình truyền thông vào một danh sách duy nhất. Bạn có thể xem bản mẫu {{Graphic novel list}} và {{Japanese episode list}}, rất hữu ích để định dạng các danh sách này.

Khi tóm lược cốt truyện cho danh sách tập phim anime, hãy làm theo các hướng dẫn về chiều dài tại danh sách tập của sê-ri truyền hình. Đối với danh sách manga, chiều dài của mỗi tập tankōbon nên tóm lược nội dung từ 150–350 từ, có thể dài hơn nếu cốt truyện của tập liên quan đến quá nhiều khía cạnh cần thiết để đọc giả hiểu. Hãy nhớ rằng, nó tóm tắt những điểm chính của câu chuyện, nhứ không phải là chi tiết nhỏ và bối cảnh.

Đón nhận

sửa

Đề mục này nên mô tả ngắn gọn các ý kiến trình bày về bài viết theo hình thức nhận xét, phê bình, học luận, và (nếu có sẵn nguồn đáng tin cậy, thứ cấp) cộng đồng người hâm mộ. Những ý kiến trái chiều, phê bình khắc nghiệt và nặng nề, và tranh cãi nên được trình bày xen kẽ kể phù hợp với tiêu chuẩn thái độ trung lập. Mặc dù khó tìm kiếm, các bài phê bình và học luận từ các nguồn không phải tiếng Việt (đặc biệt là phản hồi từ đọc giả người Nhật!) được khẩn cầu áp dụng.

Dự án Anime và Manga đang nắm trong tay thư viên tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy, bạn có thể nhận tư vấn tại đó để cải thiện phần này.

Tham khảo

sửa

Mặc dù có một số cách để trích dẫn nguồn tham khảo trong văn bản, kết hợp các chú thích nội tuyến với một phần dành riêng cho chúng ở cuối bài viết sẽ giúp dễ đọc và có tổ chức. Trong một vài trường hợp có thể kết hợp nó với mục "Xem thêm" hay "Đọc thêm". Mẹo nhỏ: Dùng {{reflist}} sẽ hiển thị các mã chú thích trong bài gọn gàng hơn.

Liên kết ngoài

sửa

Phần này đặt ở cuối bài viết và nên chứa các liên kết đến những trang web chính thức liên quan trực tiếp đến chủ đề bài viết (cả trang chính thức tiếng Nhật và tiếng Việt đều được chấp nhận). Các site đáng chú ý và hữu ích khác có thể thêm vào, nhưng hãy làm theo hướng dẫn tại Wikipedia:Liên kết ngoài.

Cấu trúc cho bài về nhân vật

sửa

Đây là hướng dẫn thông tin để hình thành trật tự chung cho bài viết về nhân vật trong anime hoặc manga. Hướng dẫn về khái niệm xin xem tại mục trên

Infobox

sửa

Mặc dù đây không phải là phần nội dung, infobox animanga character (hay còn gọi là hộp thông tin) rất hữu ích và bổ sung một số thông tin cốt lõi cho bài viết. Xem hướng dẫn sử dụng trong trang bản mẫu.

Phần mở đầu

sửa

Từ một đến ba đoạn tóm tắt về bối cảnh, bao gồm việc giới thiệu đây là một nhân vật hư cấu, anh ta hay cô ta do ai tạo ra, anh ta hay cô ta xuất hiện trong tác phẩm nào, anh ta hay cô ta có vai trò gì, và tại sao anh ta hay cô ta lại đáng chú ý. Xem thêm tại WP:SS/WP:LEAD (en). Hãy tưởng tượng rằng nếu phần này đứng riêng thì nó cũng đã đủ để hình thành một cái gì đó có nghĩa.

Sáng tạo và xây dựng/Phát triển

sửa

Thông tin hàn lâm về quá trình sáng tạo, bao gồm cả ảnh hưởng từ người sáng tạo. Sự khác biệt giữa các bản chuyển thể, từ phương tiện truyền thông đến quá trình dịch thuật, cũng như giữa các phần tiếp theo. Nguồn thông tin tốt nhất ở đây là những bài phỏng vấn và phân tích quan trọng; đặc biệt chú ý đến quy định không đăng nghiên cứu chưa được công bố. Sử dụng một tựa thích hợp cho từng phần nội dung của bạn.

Sơ lược về nhân vật

sửa

Thông tin về nhân vật đã được tiết lộ trong cốt truyện sẽ được viết trong phần này, tuy nhiên, cần viết nó dưới hình thức văn xuôi (xem hướng dẫn tại Viết về nhân vật hư cấu (en)) và không nên gây hiểu lầm rằng nó là một danh mục tiểu sử. Phần này thường không cần thêm đề mục phụ, trừ khi nhân vật đó có sự khác nhau rõ rệt giữa các phương tiện truyền thông chuyển thể và cần phải có thêm một đoạn tách ra để ghi chú thêm về điều đó. Một số khía cạnh khác của nhân vật cũng có thể được phân tích tại mục tiểu mục riêng biệt nếu nó có nội dung bách khoa, có số lượng nguồn tham khảo vừa đủ và đáng tin cậy.

Để không nhấn mạnh quá mức vào bất kì yếu tố nào, phần này của bài chỉ nên liệt kê những tính chất quan trọng và nổi bật. Xổ một danh sách dài (như màu mắt, màu tóc, ngày sinh, sở thích,...) sẽ gián tiếp tấn công vào điểm nổi bật của bài viết. Tóm lại, toàn phần nên đề cập đến những điểm đáng lưu ý, có nguồn bình luận và viết sao cho súc tích, hạn chế tối đa những thông tin tầm thường.

Diễn viên lồng tiếng và hiệu ứng âm thanh

sửa

Phần này không bắt buộc vì có thể gộp thành tiểu mục trong phần "Phát triển". Những ca sĩ cũng có thể nêu vài dòng ở đây.

Đón nhận

sửa

Thông tin hàn lâm về phản ứng, phổ biến và ảnh hưởng lên sản phẩm khác. Các bài đánh giá, tiểu luận quan trọng, và phân tích nghiên cứu là những nguồn tham chiếu tốt; xuất hiện trong các tác phẩm khác, kết quả khảo sát, hàng hóa (nếu có thể hãy nêu luôn doanh số các mặt hàng), phát biểu của các tác giả khác mà nhân vật này tạo nguồn cảm hứng cho họ, v.v. cũng được liệt kê ở đây. Theo hướng dẫn viết nội dung hư cấu (en), bạn phải có ít nhất một vài tài liệu trong tay trước khi bạn tạo một bài viết về nhân vật—đây là nhân tố xác minh độ nổi bật của bài viết.

Tham khảo

sửa

Các nguồn tìm kiếm thông tin và các chú thích nội tuyến trong bài được liệt kê ở phần này. Để biết thêm thông tin, xem WP:FOOT (en) và WP:CITE. Trong một số rất ít trường hợp có thể tạo tiểu mục "Xem thêm" hay "Đọc thêm".

Liên kết ngoài

sửa

Phần cuối cùng, bao gồm các liên kết đến những trang web chính thức liên quan trực tiếp đến chủ đề bài viết (cả trang chính thức tiếng Nhật và tiếng Việt đều được chấp nhận). Các site đáng chú ý và hữu ích khác có thể thêm vào, nhưng hãy làm theo hướng dẫn tại Wikipedia:Liên kết ngoài.

Con người

sửa

Đối với bài viết về đạo diễn, mangaka, seiyū (diễn viên lồng tiếng), v.v., làm theo Wikipedia:Dự án/Tiểu sử (en). Tên bài viết sử dụng cho nhân vật cần viết theo cách viết truyền thống tiếng Nhật, có thể bao gồm kí tự macron đặc biệt (như Ē, Ō, Ū,...) (ví dụ: Miyazaki Hayao, không viết Hayao Miyazaki hay MIYAZAKI Hayao), hoặc nếu không rõ, sử dùng hình thức gọi phổ biến nhất trong tiếng Việt. Tuân thủ tốt các hướng dẫn sau đây trong phần mở đầu (tên bài viết dĩ nhiên là bắt buộc phải viết ngay từ mở đầu):

  • Tên kanji và phiên âm khác (hiragana, hán tự),
  • Năm sinh và năm mất (nếu có),
  • Tác phẩm nổi tiếng, và
  • Phong cách, cảm hứng, nghiên cứu và ảnh hưởng về sau.

Đối với danh sách tác phẩm và vai trò, xem Wikipedia:Cẩm nang về văn phong (danh sách tác phẩm) (en) và sắp xếp chúng theo thời gian từ cũ nhất đến mới nhất. Định dạng mỗi mục nên được viết như sau: * ''[[Tựa đề]]'' (năm), vai trò

Công ty và tổ chức

sửa

Xem Wikipedia:Thông tin công ty, tập đoàn kinh tế (en) để được hướng dẫn căn bản. Bao gồm năm thành lập và giải thể (nếu có) và các tác phẩm đáng chú ý khác của tổ chức. (Trên thực tế, các tác phẩm đáng chú ý có thể viết thành một danh sách.) Thêm Thể loại:Công ty Anime, Thể loại:Hãng sản xuất anime, Thể loại:Nhà xuất bản manga, hoặc tất cả theo trường hợp.

Hội nghị

sửa

Hộp thông tin (en) tiêu chuẩn cho bài viết liên quan đến hội nghị anime hay manga{{Infobox Convention}}. Nó cung cấp một số liệu ngắn gọn để thống kê tóm tắt về hội nghị/sự kiện/đại hội. Xem cách điền tham số trong trang tài liệu bản mẫu. Nội dung bài cần nêu được tính chất quan trọng cho hội nghị đang đề cập, một số thông tin về doanh số, ảnh hưởng (nếu có). Các nhân viên hay tổ chức tạo ra hội nghị cũng cần được nhắc đến.