Vĩnh Thường

thân vương nhà Thanh

Vĩnh Thường (tiếng Trung: 永瑺 hay 永常;[1] 1737 – 1788) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Vĩnh Thường
永瑺
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Trang Thân vương
Tại vị1767 – 1788
Tiền nhiệmDận Lộc
Kế nhiệmMiên Khóa
Thông tin chung
Sinh1737
Mất1788 (50–51 tuổi)
Phối ngẫuHoàn Nhan thị
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Vĩnh Thường
(愛新覺羅 永瑺)
Ái Tân Giác La Vĩnh Tông
(愛新覺羅 永琮)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Trang Thận Thân vương
(和碩莊愼親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụTrang Thân vương Hoằng Phổ
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Quách thị

Cuộc đời

sửa

Vĩnh Thường sinh vào giờ Sửu, ngày 26 tháng 2 (âm lịch) năm Càn Long thứ 2 (1737), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai trưởng của Trang Thân vương Hoằng Phổ - con trai thứ hai của Trang Khác Thân vương Dận Lộc. Mẹ ông là Trắc Phúc tấn Quách thị (郭氏).[2]

Năm Càn Long thứ 8 (1743), tháng 7, ông được phong làm Phụng ân Phụ quốc công.[3] Năm thứ 20 (1755), tháng 7, được phép hành tẩu tại Càn Thanh môn. Năm thứ 21 (1756), tháng 4, quản lý sự vụ Kiện Duệ doanh.[4] Năm thứ 22 (1757), tháng giêng, quản lý sự vụ Loan Hưng nha (鑾興衙). Tháng 7 cùng năm, nhậm chức Phó Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ.[5] Năm thứ 26 (1761), tháng 2, điều làm Phó Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ.[6] Tháng 6 năm thứ 32 (1767), ông nội của ông là Trang Khác Thân vương Dận Lộc qua đời, ông được thế tập tước vị Trang Thân vương đời thứ 5.[7] Sau đó ông quản lý sự vụ của Đô thống Mông Cổ Tương Hoàng kỳ.[8] Tháng 10, ông kiêm quản lý sự vụ Nhạc bộ (樂部). Năm thứ 34 (1769), tháng 10, quản lý Chính Hoàng kỳ Giác La học.[4]

Năm thứ 38 (1773), tháng 9, thụ Chính Bạch kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[9] Sang tháng 11 cùng năm, ông quản lý sự vụ của Tông Nhân phủ.[10] Năm thứ 39 (1774), tháng 9, quản lý tả hữu Lưỡng dực Tông học (左右两翼宗學).[a][11] Năm thứ 41 (1776), tháng 12, điều làm Ngọc Điệp quán Tổng tài. Năm thứ 42 (1777), tháng 6, thăng làm Đô thống Mãn Châu Chính Hoàng kỳ.[12] Năm thứ 47 (1782), tháng 2, ông phụng chỉ được hành tẩu trong nội đình. Năm thứ 48 (1783), ông thay quyền Tương Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[13] Năm thứ 53 (1788), giờ Tỵ, ngày 11 tháng 2 (âm lịch), ông qua đời, thọ 51 tuổi, được truy thụy Trang Thận Thân vương (莊愼親王).

Tương quan

sửa

Ông vốn tên là Vĩnh Tông (永琮), nhưng vì Càn Long Đế sử dụng chữ "Tông" để đặt tên cho Thất a ca nên đã ra chỉ dụ yêu cầu ông đổi tên thành Vĩnh Thường.[14]

Gia quyến

sửa
  • Đích Phúc tấn: Hoàn Nhan thị (完顏氏), con gái của Tả đô Ngự sử Hàng Y Lộc (杭伊祿).
  • Con thừa tự: Miên Khóa (綿課; 1763 – 1826), là con trai trưởng của Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân Vĩnh Kha (永珂) - em trai thứ hai của ông. Năm 1788 được cho làm con thừa tự và được thế tập tước vị Trang Thân vương (莊親王). Sau khi qua đời được truy thụy Trang Tương Thân vương (莊襄親王). Có mười ba con trai.

Chú thích

sửa
  1. ^ Bát kỳ được chia là "Tả dực" tức cánh trái (gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ, Chính Lam kỳ) và "Hữu dực" tức cánh phải (gồm Chính Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ)

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1796), tr. 21, Quyển 322.
  2. ^ Ngọc điệp, tr. 1942, Quyển 4, Giáp 4.
  3. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 4729, Chú thích tập 6, Quyển 171.
  4. ^ a b Bản chép tay của Gia Nghiệp Đường (1993), tr. 49, Tập 5, Quyển 3
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 818, Quyển 539.
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 289, Quyển 651.
  7. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 119388
  8. ^ “Số 701007306”. Thanh sử quán Truyện cảo. Đài Bắc: Viện bảo tàng Cố cung Quốc gia.
  9. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 735, Quyển 942.
  10. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 119388
  11. ^ Bản chép tay của Gia Nghiệp Đường (1993), Quyển 1035.
  12. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 869, Quyển 1035.
  13. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 758, Quyển 1175.
  14. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 577, Quyển 274.

Tài liệu

sửa