Tương Hoàng kỳ

một trong Bát kỳ của nhà Thanh

Tương Hoàng kỳ (tiếng Mãn: ᡴᡠᠪᡠᡥᡝ
ᠰᡠᠸᠠᠶᠠᠨ
ᡤᡡᠰᠠ
, Möllendorff: kubuhe suwayan gūsa, Abkai: kubuhe suwayan gvsa, tiếng Trung: 鑲黃旗, tiếng Anh: Bordered Yellow Banner) là Kỳ đứng đầu (頭旗, tiếng Mãn: ᡶᡝᡵᡝ
ᡤᡡᠰᠠ
, Möllendorff: fere gūsa) trong chế độ Bát Kỳ của Thanh triều, lấy cờ sắc vàng viền đỏ mà gọi tên, cùng với Chính Hoàng kỳChính Bạch kỳ xưng Thượng Tam kỳ và được trực tiếp quản lí bởi Hoàng đế. Do ảnh hưởng của văn hoá và quan niệm Hán nên một số người ngày nay và phim ảnh ngộ nhận Chính Hoàng kỳ là Kỳ đứng đầu, trên thực tế thì Tương Hoàng kỳ mới là Bát Kỳ chi thủ. Kỳ tịch của Hoàng đế cũng nằm trong Tương Hoàng kỳ, xưng là [Tương Hoàng kỳ Đệ nhất Tham lĩnh Đệ nhất Tá lĩnh].

Tương Hoàng kỳ

Giản lược

sửa

Tương Hoàng kỳ và Chính Hoàng kỳ được tách ra từ năm 1615, khi quân đội của Tứ kỳ ban đầu (Hoàng, Lam, Hồng và Bạch) được chia thành Bát kỳ bằng cách thêm một viền ngoài vào cờ hiệu của từng kỳ và ban đầu được thống lĩnh bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích mất, con trai là Hoàng Thái Cực trở thành Đại Hãn và quản lý cả Tương Hoàng kỳ và Chính Hoàng kỳ. Sau đó, Thuận Trị Đế tiếp quản Chính Bạch kỳ sau khi Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn qua đời. Kể từ đó, Hoàng đế trực tiếp quản lí Thượng Tam kỳ (Tương Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳChính Bạch kỳ), ngược lại với Hạ Ngũ kỳ; bởi vì Thượng Tam kỳ do Hoàng đế trực tiếp cai quản nên các kỳ này không có Kỳ chủ. Thê thiếp của Hoàng đế, các Thái phi của Tiên đế, các Hoàng tử chưa phân phủ và các Công chúa chưa xuất giá có Kỳ tịch nằm trong Tương Hoàng kỳ. Cận vệ của Hoàng đế và Thị vệ của Tử Cấm Thành cũng được tuyển chọn từ Thượng Tam kỳ.

Thông tin

sửa
Tương Hoàng kỳ
Binh lực Tổng nhân khẩu Kỳ chủ Lĩnh chủ
84 Tá lĩnh, 2 bán phân Tá lĩnh, binh lực ước chừng 37,000 tả hữu Khoảng 230,000 Hoàng đế Không có

Danh nhân thuộc Tương Hoàng kỳ

sửa

Mãn Châu

sửa
Tên Họ Ghi chú
Hán - Việt Hán Mãn
Ngạch Diệc Đô 額亦都 tiếng Mãn: ᡝᡳᡩᡠ, Möllendorff: eidu Nữu Hỗ Lộc 1 trong 5 Khai quốc Công thần của Hậu Kim.

Nhất đẳng Công. Thụy Hoằng Nghị.

Thủy tổ của Nữu Hoằng Nghị Công phủ

Phí Anh Đông 费英东 tiếng Mãn: ᡶᡳᡠᠩᡩᠣᠨ, Möllendorff: fiongdon Qua Nhĩ Giai 1 trong 5 Khai quốc Công thần của Hậu Kim.

Nhất đẳng Công. Thụy Trực Nghĩa

Cưới con gái của Chử Anh.

Cát Cái 噶盖 tiếng Mãn: ᡬᠠᡬᠠᡳ, Möllendorff: Gʽagʽai, Abkai: Gʼagʼai Y Nhĩ Căn Giác La Cùng Ngạch Nhĩ Đức Ni sáng tạo ra văn tự cho tiếng Mãn thời kỳ đầu
Ngao Bái 鳌拜 tiếng Mãn: ᠣᠪᠣᡳ, Möllendorff: Oboi, Abkai: Oboi Qua Nhĩ Giai Cháu trai của Phí Anh Đông

1 trong 4 Phụ chính Đại thần thời Khang Hi

Át Tất Long 遏必隆 tiếng Mãn: ᠣᠪᠣᡳ, Möllendorff: Oboi, Abkai: Oboi Nữu Hỗ Lộc Con trai Ngạch Diệc ĐôMục Khố Thập

1 trong 4 Phụ chính Đại thần thời Khang Hi

Nhất đẳng Công. Thụy Khác Hi

Cha của Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậuÔn Hi Quý phi

Đông Quốc Cương 佟国纲 tiếng Mãn: ᡨᡠᠩ
ᡤᡠᠸᡝ
ᡬᠠᠩ
, Möllendorff: tung guwe g῾ang
Đông Giai Con trai Đông Đồ Lại, em trai của Hiếu Khang Chương hoàng hậu

Nhất đẳng Công

Tử trận trong cuộc chiến với Cát Nhĩ Đan

Đông Quốc Duy 佟国维 tiếng Mãn: ᡨᡠᠩ
ᡤᡠᠸᡝ
ᠸᡝᡳ
, Möllendorff: tung guwe wei
Đông Giai Em trai Đông Quốc Cương

Từng nhậm Nội đại thần, Nghị chính đại thần, Lĩnh thị vệ Nội đại thần

Nhất đẳng Công. Thụy Đoan Thuần

Cha của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậuKhác Huệ Hoàng quý phi

Long Khoa Đa 隆科多 tiếng Mãn: ᠯᠣᠩᡴᠣᡩᠣ, chuyển tả: Longkodo Đông Giai Con trai Đông Quốc Duy

Một trong hai trọng thần phò trợ Ung Chính lên ngôi

Nhất đẳng Công.

Doãn Kế Thiện 尹繼善 tiếng Mãn: ᠶᡝᠨᡤᡳᡧᠠᠨ, Möllendorff: yengišan Chương Giai Đại thần thời Ung ChínhCàn Long. Từng nhậm Quân cơ đại thần, Văn Hoa điện Đại học sĩ, Lưỡng Giang Tổng đốc

Tặng Thái bảo. Thụy Văn Đoan.

Phó Hằng 傅恒 tiếng Mãn: ᡶᡠᡥᡝᠩ, Möllendorff: Fu Heng Phú Sát Em trai của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu.

Trọng thần thời Càn Long. Từng nhậm Nội đại thần, Nghị chính đại thần, Hộ bộ Thượng thư, Tổng đốc Xuyên Thiểm, Bảo Hòa điện Đại học sĩ.

Nhất đẳng Trung Dũng công. Tặng hàm Quận vương. Thụy Văn Trung.

Phối thờ Thái miếu.

Phúc Khang An 福康安 tiếng Mãn: ᡶᡠᠺᠠᠩᡤᠠᠨ, Möllendorff: Fukʽanggan, Abkai: Fukʻanggan Phú Sát Con trai Phó Hằng.

Sủng thần của Càn Long, đối đầu với Hòa Thân. Từng nhậm Tổng đốc Lưỡng Quảng.

Nhất đẳng Gia Dũng Trung Duệ công. Sau được phong Bối tử.

Sau khi qua đời được truy phong Gia Dũng Quận vương. Thụy Văn Tương.

Phối thờ Thái miếu.

Hải Lan Sát 海蘭察 tiếng Mãn: ᡥᠠᡳᠯᠠᠨᠴᠠ, Möllendorff: Hailanca, Abkai: Hailanqa Đa Lạp Nhĩ Danh tướng dưới triều Càn Long, có công dẹp loạn Chuẩn Cát Nhĩ.

Được ban hiệu Ngạch Nhĩ Khắc Ba Đồ Lỗ.

Nhất đẳng Công. Thụy Vũ Tráng.

Y Lý Bố 伊里布 tiếng Mãn: ᡳᠯᡳᠪᡠ, chuyển tả: Ilibu Ái Tân Giác La Giác La, hậu duệ Ba Nhã Lạt.

Một trong những người tham gia vào Điều ước Nam Kinh

Y Khắc Đường A 依克唐阿 tiếng Mãn: ᡳᡴᡨᠠᠩᡤᠠ, chuyển tả: Iktangga Trát Lạp Lý

(Trương)

Nhân vật quân sự thời Vãn Thanh.

Được tứ hào "Pháp Thập Thượng A Ba Đồ Lỗ"

Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu 孝賢纯皇后 Phú Sát Nguyên phối thê tử, Hoàng hậu đầu tiên của Càn Long
Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu 孝儀純皇后 Ngụy Sinh mẫu của Gia Khánh
Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu 孝貞顯皇后 Nữu Hỗ Lộc Kế thất, Hoàng hậu đầu tiên của Hàm Phong.

Trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính thời Đồng Trị

Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu 孝欽顯皇后 Na Lạp Sinh mẫu của Đồng Trị

Trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính thời Đồng TrịQuang Tự

Hán Quân

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Kim Thụ Thân (1999). Bắc Kinh thông. Nhà xuất bản Văn nghệ quần chúng. ISBN 9787800946578.
  • “Bát kỳ Sử thoại”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2020.