Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường Trung học phổ thông chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội (tiếng Anh: HNUE High School for Gifted Students), tiền thân là Khối Trung học phổ thông chuyên Toán–Tin của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thường gọi là Chuyên Sư phạm, là một trường chuyên công lập trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là một trong số bốn trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Việt Nam không trực thuộc của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (ba trường còn lại là Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên trực thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, và Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ trực thuộc Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên | |
---|---|
Hanoi National University of Education High School for Gifted Students | |
Địa chỉ | |
D1, D2, D4, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 136, đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy , Thành phố Hà Nội , | |
Tọa độ | 21°02′17″B 105°47′2,6″Đ / 21,03806°B 105,78333°Đ |
Thông tin | |
Tên khác | Chuyên Sư phạm |
Tên cũ | Khối Trung học phổ thông chuyên Toán–Tin của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
Loại | Trung học phổ thông chuyên trực thuộc Đại học |
Thành lập | 1966 |
Hiệu trưởng | Tiến sĩ Vũ Văn Tiến |
Giáo viên | 80 |
Số học sinh | khoảng 1600 |
Website | http://chuyensp.edu.vn/ |
Thông tin khác | |
Thành viên của | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng | Tiến sĩ Phạm Sỹ Cường Thạc sĩ Phạm Minh Phương |
Trường được biết đến vì kỳ thi đầu vào cạnh tranh nhất Việt Nam, thành tích cao tại các kỳ thi Olympic Khoa học Quốc tế và lực lượng cựu học sinh thành công trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam và nước ngoài.
Chuyên Sư phạm được thành lập vào năm 1966 bởi quyết định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với tư cách là cơ sở đào tạo cấp quốc gia cho các học sinh có năng khiếu đặc biệt về toán học. Sau một số đợt mở rộng quy mô, trường hiện là cơ sở đào tạo dành cho các học sinh có năng khiếu về nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và khoa học xã hội.
Đóng tại địa bàn thành phố Hà Nội nhưng Chuyên Sư Phạm tuyển sinh trên cả nước. Kỳ thi tuyển sinh đầu vào của Chuyên Sư Phạm có tỷ lệ nhận học năm 2022 là 5.5% (1 chọi 18), và ở một số lớp chuyên là 3% (1 chọi 32).[1] Đây cũng là tỷ lệ cạnh tranh đầu vào cao nhất tại Việt Nam cho 1 trường trung học phổ thông.[2] Do mức độ cạnh tranh đầu vào rất cao này, một số cơ quan báo chí, truyền thông gọi chuyên Sư phạm là trường trung học phổ thông "hot nhất Hà Nội".[3]
Do tuyển sinh trên cả nước, khoảng một nửa học sinh của trường sinh ra và học hết cấp 2 ngoài Hà Nội, và nhiều trong số đó là các bạn học sinh dân tộc thiểu số có năng lực xuất sắc. Khác với các trường chuyên thuộc đại học khác thường bị thiên lệch về nam hoặc nữ, tỷ lệ nam/nữ trong học sinh Chuyên Sư Phạm khá cân bằng do có đầy đủ các lớp khoa học tự nhiên và xã hội. Trường cũng có hơn 20 câu lạc bộ do học sinh điều hành từ báo chí, lịch sử cho tới nghiên cứu chế tạo rô-bốt, cho phép học sinh theo đuổi đam mê của mình.
Hàng năm, trường nằm trong tốp 5 toàn quốc về điểm trung bình trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trường có thành tích tham dự các kì thi Toán học Quốc tế (IMO) đứng thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, và là một trong những trường trung học phổ thông Việt Nam có thành tích cao nhất trong các kì thi danh giá Olympic Khoa học Quốc tế, Olympic Khoa học Châu Á Thái Bình Dương, Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel với gần 100 huy chương các loại. Học sinh của trường nằm trong diện ưu tiên xét tuyển hoặc tuyển thẳng của gần 100 trường đại học danh tiếng trên thế giới.
Tới năm 2022, trường có gần 10,000 cựu học sinh bao gồm các lãnh đạo chủ chốt tại Bộ ngoại giao Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; các nhà nghiên cứu và giáo sư tại Đại học Oxford, MIT, Đại học Stanford, NASA, Viện Toán học (Việt Nam), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Sorbonne, Microsoft, Google; các lãnh đạo doanh nghiệp tại Tập đoàn Viettel, McKinsey & Company, Sabeco, Tập đoàn FPT, Ngân hàng Quốc tế VIB Bank; nhà sáng lập của TopCV, Bkav (công ty), Gemadept, Rikkeisoft...; các bác sỹ, kỹ sư đầu ngành; và một số hoa hậu, người mẫu và người nổi tiếng khác (xem chi tiết tại phần Cựu học sinh nổi bật)
Lịch sử
sửaTrong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã giao cho Bộ Giáo dục trách nhiệm phải thành lập những trường đặc biệt dành cho các học sinh có năng khiếu về Toán học, nhằm chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho nền khoa học sau này. Với tư cách của một viện giáo dục quốc gia, chuyên đào tạo đội ngũ các giảng viên và nhà nghiên cứu khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội được giao nhiệm vụ thành lập một trường như vậy.
Lớp toán đặc biệt đầu tiên trong số các lớp toán Bộ Giáo dục thành lập là tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân của Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1966, lớp Toán đặc biệt của Trường Đại học Sư phạm đã được mở cho ba mươi ba học sinh giỏi toán ở khu vực di tán tại huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên. Lớp học đó chính là tiền thân của Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay. Năm đó, Bộ Giáo dục tiến hành tuyển sinh tập trung và chia học sinh về một trong hai lớp toán đặc biệt tại hai trường đại học.
Một năm sau đó, Quyết định số 128/CP, ngày 14/8/1967 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở chia tách Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành 03 trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Theo quyết định trên, Trường Đại học Sư pham Hà Nội 2 đảm nhiệm việc đào tạo giáo viên các môn khoa học tự nhiên, trong khi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 đảm nhiệm các môn khoa học xã hội. Vì thế, Khóa 2 trở đi của Lớp toán đặc biệt Đại học sư phạm được chuyển sang Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo Khoa Toán. Nhưng thời điểm đó, do cả Sư phạm Hà Nội 1 và 2 đều đóng tại Cầu Giấy, Hà Nội nên sự chia tách này không gây ra xáo trộn.
Ngày 11/10/1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra Quyết định số 872/QĐ về việc cải tổ xây dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 để mỗi trường đều có các khoa đào tạo giáo viên cấp 3 xã hội và các khoa đào tạo giáo viên cấp 3 tự nhiên. Cũng theo quyết định này, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 chuyển lên Xuân Hoà, huyện Sóc Sơn, Vĩnh Phú (nay là Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc).[4] Do việc di chuyển của Đại học Sư phạm 2 lên Vĩnh Phúc gây xáo trộn lớn cho các học sinh phổ thông thuộc Lớp Toán Đặc biệt, Lớp này được bàn giao lại cho Khoa Toán của Đại học Sư Phạm Hà Nội 1.
Quá trình phát triển của Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội có thể được chia làm sáu giai đoạn chính:
- Năm 1966, Trường được thành lập với tên gọi Lớp toán Đặc biệt thuộc Khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Năm 1967 đến 1975, Trường là Lớp toán Đặc biệt thuộc Khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Năm 1975 tới 1995, Trường là Lớp toán Đặc biệt thuộc Khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Năm 1995, Khối đổi tên thành: "Hệ Trung học phổ thông Chuyên Toán-Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội", vẫn nằm dưới sự quản lý của Khoa Toán-Tin và mở thêm lớp chuyên tin học.
- Năm 2005, Hệ Trung học phổ thông Chuyên lấy tên chính thức: "Khối THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội", hoạt động với tư cách một khoa của Đại học Sư phạm Hà Nội và mở rộng lần hai với những lớp chuyên về văn học, vật lý, hóa học và sinh học.
- Năm 2009, Đơn vị này chính thức trở thành một đơn vị có tư cách pháp nhân riêng thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội với tên gọi Trường Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội.[5].
Chuyên Sư phạm đã được Chính phủ trao tặng: Huân chương Lao động hạng ba, năm 1986; Huân chương Lao động hạng hai, năm 1996; Huân chương Lao động hạng nhất, năm 2001; Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, năm 2004; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, năm 2005; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thành tích đào tạo học sinh giỏi, năm 2008; Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, năm 2011.
Giáo dục
sửaTuyển sinh
sửaTrong giai đoạn từ ngày đầu thành lập đến thập niên 1980, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội không trực tiếp đứng ra tuyển sinh; công việc này Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm. Trong giai đoạn đó, các học sinh có khả năng toán học đặc biệt xuất sắc (từ tỉnh Nam Định trở ra bắc) được địa phương giới thiệu lên Bộ Giáo dục và tham dự kì thi vào "trường chuyên của bộ". Những học sinh trúng tuyển sẽ được phân về một trong hai Trường: Khối Trung học phổ thông Chuyên Toán Đại học Sư phạm I và Khối THPT Chuyên Toán của Đại học Tổng hợp[6]. Kể từ cuối thập niên 1980, với làn sóng xóa bỏ cơ chế bao cấp, Chuyên Sư phạm và Chuyên Tổng hợp tiến hành tuyển sinh độc lập.
Hiện nay, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, với tư cách là một trường chuyên trực thuộc đại học, là một trong số ít các trường Trung học phổ thông công lập của Việt Nam được tổ chức tuyến sinh trong cả nước[7]. Hàng năm, kì thi tuyển sinh của Trường diễn vào khoảng tháng 6, thu hút hàng nghìn học sinh trên cả nước tham gia và có tính cạnh tranh cao[8][9].
Đợt thi diễn ra trong hai ngày (hoặc một ngày như kì thi tuyển sinh vào năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19): Ngày thi thứ nhất (hay trong buổi sáng như năm 2021), thí sinh phải làm hai bài thi bắt buộc là Ngữ văn và Toán học (thường), ngày thứ hai (hay trong buổi chiều như năm 2021), thí sinh làm bài thi môn chuyên, trong số đó có các môn: toán học(chuyên), văn học, vật lý, hóa học, sinh học, Tiếng Anh (thí sinh dự thi chuyên tin làm bài thi toán với một đề riêng). Kì thi này nhằm đánh giá các kĩ năng cơ bản của thí sinh như: khả năng suy luận lô-gic, kĩ năng tính toán, kĩ năng đọc và viết, bên cạnh việc kiểm tra kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực muốn theo học. Trong mỗi đợt thi này, số học sinh được tuyển vào mỗi lớp tối đa là 40 học sinh[7]. Các học sinh đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh sẽ được nhận học bổng cho kì học đầu tiên tại Trường[10].
Mô hình giáo dục
sửaHọc sinh của Trường được chia thành những lớp theo các môn học: Toán học (2 lớp: Toán 1 và Toán 2), Văn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Tiếng Anh (2 lớp: Anh1 và Anh 2) và 4 lớp cận chuyên. Học sinh sẽ được tăng cường môn chuyên với số tiết học lớn hơn chương trình học của học sinh bình thường. Bên cạnh các tiết học môn chuyên chính trên lớp, trong thời gian lớp 10 và 11, học sinh còn được tham dự các buổi học chuyên đề tăng cường kiến thức cho các môn chuyên mình theo học.
Bên cạnh chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh còn được tạo điều kiện đi thực tế hoặc tham gia các buổi hội thảo với những nhà nghiên cứu. Các học sinh đặc biệt xuất sắc sẽ được nhà trường giới thiệu để học tập riêng với các chuyên gia. Học sinh được khuyến khích tham gia các kì thi học sinh giỏi của Bộ Giáo dục cũng như các kì thi khác, trong nước và quốc tế[11][12].
Giáo viên
sửaTrong giai đoạn cuối thập niên 1980 trở về trước, giáo viên giảng dạy tại Khối Chuyên Toán của Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục tuyển chọn từ những nhà giáo, nhà khoa học uy tín và có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm để phân công công tác. Từ đầu thập niên 1990, công việc này được nhà trường tự chủ.
Trong số các giáo viên biên chế chính thức của Trường, hiện có 7 tiến sĩ, 25 thạc sĩ[13]. Nhiều người là các giảng viên đào tạo đội tuyển quốc gia, thành viên ban biên soạn chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, sách giáo khoa Trung học phổ thông chuyên, giáo trình các trường đại học cũng như các đề thi đại học và tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều giảng viên các trường đại học, các chuyên gia tại các viện nghiên cứu cũng tham gia giảng dạy tại Trường.
Cơ sở vật chất
sửaKhu nhà chính của Trường hiện giờ gồm 24 lớp học và một phòng đa phương tiện. Để có thể tạo cho học sinh điều kiện thuận lợi để học tập, toàn khu nhà đã được phủ sóng mạng không dây.
Học sinh của Trường Chuyên được sử dụng thư viện của Đại học Sư phạm cho mục tiêu học tập và nghiên cứu. Được xây dựng vào năm 2001, thư viện có diện tích hơn 6000 m², với hơn 31 phòng, được trang bị những thiết bị hiện đại, có khả năng đáp ứng được như cầu tham khảo và nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Học sinh và giáo viên của Trường có thế truy cập vào kho tài liệu phong phú gồm sách, báo, tạp chí, các băng đĩa tiếng và hình, tài nguyên Internet v.v. Đặc biệt, học sinh có thể sử dụng hệ thống điện tử để tra cứu và mượn sách trực tuyến[14].
Có hai phòng tin học để học sinh có thể thực hành môn tin học và sử dụng để nghiên cứu, tham khảo hoặc giải trí. Các máy tính đều được kết nối Internet. Tuy thế, hiện nay Chuyên Sư phạm vẫn chưa có phòng thí nghiệm riêng cho các thí nghiệm vật lý, hóa học và sinh học nên học sinh của Trường phải sử dụng các phòng thí nghiệm của trường đại học.
Những học sinh sống xa nhà được Trường bố trí ở phòng ký túc xá với mức giá hợp lý. Xung quanh khu vực ký túc xá có các điểm truy cập Internet, căng-tin, cửa hàng tạp hóa và đặc biệt là ở gần thư viện, giúp học sinh thuận tiện hơn trong quá trình sinh hoạt và học tập.
Hiện tại, học sinh sử dụng sân vận động của trường Đại học Sư phạm Hà Nội để luyện tập cũng như tổ chức các giải thi đấu thể thao.
Thành tích
sửaTuyển sinh vào đại học
sửaHàng năm, 100% học sinh của Chuyên Sư phạm qua kì thi đại học và được nhận vào những trường đại học uy tín của Việt Nam. Điểm trung bình của học sinh Trường luôn đứng trong top đầu trong các trường Trung học phổ thông ở Việt Nam[15][16] với nhiều thủ khoa[17][18]. Nhiều học sinh của Trường cũng dẫn đầu tại các trường đại học[19].
Sau khi ra trường, rất nhiều học sinh của Trường tiếp tục học tập tại các trường đại học nước ngoài. Một số lượng đáng kể các cựu học sinh đang học tập tại các đại học đẳng cấp thế giới như Đại học Brown, Học viện Kinh tế - Chính trị London, Đại học Stanford, Đại học Cambridge, Đại học California tại Berkeley, Imperial College London, Đại học Bách khoa Paris, École normale supérieure, Đại học Quốc gia Moskva, Đại học Tokyo, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Quốc gia Úc, v.v. Một số học sinh của Trường còn dẫn đầu tại các trường đại học này[20][21][22].
Kì thi học sinh giỏi quốc gia
sửaLà một trường chuyên cấp quốc gia, các đội tuyển của Chuyên Sư phạm được tham dự trực tiếp kì thi học sinh giỏi quốc gia, mà không phải tham gia các kì thi cấp tỉnh và thành phố. Kể từ ngày thành lập, Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội luôn nằm trong nhóm những trường chuyên có thành tích thi Học sinh giỏi quốc gia có thành tích cao nhất của cả nước với khoảng 500 giải.
Olympic khoa học quốc tế và khu vực
sửaHơn 80 học sinh của Chuyên Sư phạm đã giành huy chương trong các kì thi Olympic quốc tế như Olympic Toán Quốc tế (IMO), Olympic Tin học Quốc tế (IOI), Olympic Vật lý Quốc tế (IPhO), Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) và Olympic khu vực như Olympic Toán học châu Á Thái Bình Dương (APMO), Olympic Vật lý châu Á (APhO). Một số đã đạt được những kỉ lục như: Vũ Ngọc Minh hai lần đoạt huy chương vàng IMO (lần thứ 42 và 43)[23]; Đinh Tiến Cường đạt điểm tuyệt đối 42/42 trong IMO lần thứ 30[24]; 14 năm sau, Nguyễn Trọng Cảnh lặp lại kỉ lục này[25]; Nguyễn Quang Nam hai lần đoạt huy chương bạc APho và hai lần đoạt huy chương bạc IPhO.
Thành tích tại Olympic Toán học Quốc tế[26] Năm Kỳ thi Địa điểm tổ chức
(quốc gia)Họ tên thí sinh Giải thưởng 1974 IMO 16 Cộng hòa Dân chủ Đức Vũ Đình Hòa HCB 1974 IMO 16 Cộng hòa Dân chủ Đức Tạ Hồng Quảng HCĐ 1976 IMO 18 Áo Lê Ngọc Minh HCĐ 1978 IMO 20 Rumani Vũ Kim Tuấn HCB 1978 IMO 20 Rumani Nguyễn Thanh Tùng HCB 1978 IMO 20 Rumani Đỗ Đức Thái HCĐ 1979 IMO 21 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Bùi Tá Long HCB 1983 IMO 24 Pháp Trần Tuấn Hiệp HCB 1983 IMO 24 Pháp Phạm Thanh Phương HCĐ 1984 IMO 25 Cộng hòa Séc và Slovakia Đỗ Quang Đại HCB 1986 IMO 27 Ba Lan Hà Anh Vũ HCV 1986 IMO 27 Ba Lan Nguyễn Phương Tuấn HCB 1987 IMO 28 Cuba Trần Trọng Hùng HCB 1988 IMO 29 Đức Trần Trọng Hùng HCB 1989 IMO 30 Đức Đinh Tiến Cường HCV 1990 IMO 31 Trung Quốc Nguyễn Tường Lâm HCĐ 1991 IMO 32 Thụy Điển Nguyễn Việt Anh HCB 1992 IMO 33 Nga Nguyễn Hữu Cường HCĐ 1993 IMO 34 Thổ Nhĩ Kỳ Phạm Hồng Kiên HCB 1993 IMO 34 Thổ Nhĩ Kỳ Pham Chung Thủy HCĐ 1994 IMO 35 Hồng Kông Nguyễn Duy Lân HCB 1995 IMO 36 Canada Nguyễn Thế Phương HCB 1998 IMO 39 Đài Loan Vũ Việt Anh HCV 1998 IMO 39 Đài Loan Lê Thái Hoàng HCĐ 1999 IMO 40 România Lê Thái Hoàng HCV 2001 IMO 42 Hoa Kỳ Vũ Ngọc Minh HCV 2001 IMO 42 Hoa Kỳ Trần Khánh Toàn HCB 2002 IMO 43 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vũ Ngọc Minh HCV 2002 IMO 43 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Phạm Gia Vĩnh Anh HCV 2003 IMO 44 Nhật Bản Nguyễn Trọng Cảnh HCV 2004 IMO 45 Hy Lạp Nguyễn Kim Sơn HCV 2004 IMO 45 Hy Lạp Nguyễn Đức Thịnh HCB 2004 IMO 45 Hy Lạp Hứa Khắc Nam HCB 2005 IMO 46 México Nguyễn Nguyên Hùng HCĐ 2008 IMO 49 Tây Ban Nha Nguyễn Phạm Đạt HCB 2012 IMO 53 Argentina Đậu Hải Đăng HCV 2012 IMO 53 Argentina Nguyễn Tạ Duy HCB 2012 IMO 53 Argentina Nguyễn Phương Minh HCB 2023 IMO 64 Nhật Bản Hoàng Tuấn Dũng HCB
Thành tích tại Olympic Toán học châu Á Thái Bình Dương[27] Năm Kỳ thi Địa điểm tổ chức
(quốc gia)Họ tên thí sinh Giải thưởng 1998 APMO 10 ? Vũ Việt Anh HCĐ 1999 APMO 11 ? Lê Thái Hoàng HCV 2001 APMO 13 ? Lưu Tiến Đức HCV 2002 APMO 14 ? Vũ Hoàng Hiệp HCV
Thành tích tại Olympic Tin học Quốc tế và Châu Á-Thái Bình Dương Năm Kỳ thi Địa điểm tổ chức
(quốc gia)Họ tên thí sinh Giải thưởng 1999 IOI 12 Thổ Nhĩ Kỳ Nguyễn Hồng Sơn HCB 2001 IOI 14 Phần Lan Trần Quang Khải HCB 2002 IOI 15 Hàn Quốc Trần Quang Khải HCV 2007 IOI 20 Croatia Phạm Nam Long* HCĐ 2011 IOI 23 Thái Lan Nguyễn Hoàng Yến HCĐ 2012 IOI 24 Italy Nguyễn Việt Dũng HCB 2013 APIO Singapore Phạm Thái Sơn HCĐ 2014 IOI 26 Đài Loan Nguyễn Quang Dũng HCB 2015 APIO Indonesia Vũ Phúc Hoàng HCĐ 2016 IOI 28 Nga Lê Quang Tuấn HCĐ 2016 APIO Hàn Quốc Lê Quang Tuấn HCB 2017 IOI 29 Iran Lê Quang Tuấn HCV 2020 IOI 32 Từ xa Trần Quang Thành HCB 2020 APIO Indonesia Trần Quang Thành HCB 2022 APIO Ai Cập Trần Khôi Nguyên HCB - Đội tuyển của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Thành tích tại Olympic Sinh học Quốc tế Năm Kỳ thi Địa điểm tổ chức
(quốc gia)Họ tên thí sinh Giải thưởng 2010 IBO 21 Hàn Quốc Vũ Thị Ngọc Oanh HCĐ 2011 IBO 22 Đài Loan Nguyễn Trung Kiên HCĐ 2012 IBO 23 Singapore Nguyễn Thị Ngọc Hồng HCĐ 2013 IBO 24 Thụy Sĩ Nguyễn Thị Phương Diệp HCĐ
Thành tích tại Olympic Vật Lý Châu Á - Thái Bình Dương và Olympic Vật Lý Quốc tế[28] Năm Kỳ thi Địa điểm tổ chức
(quốc gia)Họ tên thí sinh Giải thưởng 2011 APhO 12 Israel Phạm Thành Trung Bằng khen 2015 APhO 16 Trung Quốc Nguyễn Quang Nam HCB 2015 IPhO 46 Ấn Độ Nguyễn Quang Nam HCB 2016 APhO 17 Hongkong Nguyễn Quang Nam HCB 2016 IPhO 47 Thụy Sĩ, Liechtenstein Nguyễn Quang Nam HCB 2018 APhO 19 Việt Nam Nguyễn Văn Duy HCB 2020 IPhO 52 Không tập trung Nguyễn Khắc Hải Long HCB
Cựu học sinh nổi bật
sửaTrong hơn 55 năm, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo hơn 7000 học sinh.[13] Trong đó, hơn 500 người đạt học vị tiến sĩ và hàng nghìn người có học vị thạc sĩ. Nhiều người cũng là những doanh nhân thành đạt, y bác sĩ, kĩ sư công nghệ thông tin, chính trị gia.... nổi tiếng.
Hội Cựu học sinh Chuyên Sư Phạm
sửaHội Cựu học sinh Chuyên Sư phạm là một tổ chức hội hoạt động nhằm gắn kết cộng đồng cựu học sinh của trường, hỗ trợ các cựu học sinh trong học tập, công việc và hỗ trợ nhà trường. Hoạt động thường xuyên của hội là chương trình CSP Càfe hàng tháng và CSP Càfe theo chủ đề, nơi các cựu học sinh mở rộng quan hệ (networking) trong từng lĩnh vực. Ngoài ra, hội cũng hỗ trợ chia sẻ thông tin liên quan tới cơ hội việc làm, thực tập, học tập, du học.
Chủ tịch danh dự của hội hiện nay là GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, khóa 1, Giám đốc phòng thí nghiệm về trí tuệ nhân tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST).
Các cựu học sinh tiêu biểu
sửaChính trị
sửa- Đoàn Xuân Hưng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Việt Nam tại Nhật Bản và Liên Bang Đức.
- Nguyễn Huy Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông[29], nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- Lê Quốc Thịnh - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Tổng cục phó), Nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản.
- Nguyễn Hội Nghĩa - Cố Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Thứ trưởng), thành viên tổ giáo viên sáng lập Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Lương Văn Cầu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2015-2021
- Phan Văn Lân - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ.
- Nguyễn Đình Công - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Thứ trưởng), nguyên Viện phó Viện Toán học Việt Nam.
Khoa học
sửa- Đinh Tiến Cường - Giáo sư Provost's Chair Toán học, Đại học Quốc gia Singapore, nguyên Giáo sư Đại học Sorbonne, Pháp, Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam.
- Nguyễn Lân Việt - Giáo sư Y học, Nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Viện phó Viện Tim mạch Việt Nam.
- Hồ Tú Bảo - Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Máy tính, Giám đốc Phòng thí nghiệm Phương pháp luận Sáng tạo Tri thức, Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST), Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam
- Đỗ Đức Thái - Giáo sư Toán học, Trưởng khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam.[30]
- Vũ Kim Tuấn - Ghế Giáo sư Toán học đặc biệt (Distinguished Chair) Đại học West Georgia, Hoa Kỳ.[31]
- Nguyễn Tự Cường - Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Toán học, Viện Toán học Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V.
- Nguyễn Đông Yên - Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Toán học, Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2015.
- Phạm Đức Chính - Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Cơ học, Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2019.
- Phan Dương Hiệu - Giáo sư Toán học mật mã, Viện Bách khoa Paris
- Hà Anh Vũ - Honeywell International Center, Hoa Kỳ.
- Nguyễn Hồng Thái - Giáo sư tại Viện Toán của Đại học Szczecin, Ba Lan.
- Lê Thái Hoàng - Giáo sư Trợ lý Toán học tại Đại học Mississippi, Hoa Kỳ.
- Mai Anh Tiến - Giáo sư Trợ lý Hệ thống thông tin, Đại học Quản lý Singapore.
- Vũ Thành Long - Nhà nghiên cứu, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) [32]
- Vũ Hoàng Ngân - Phó Giáo sư, Phó khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc Dân.
- Trần Công Minh - Nghiên cứu sau tiến sỹ và Tiến sỹ Kỹ thuật Y Sinh tại Đại học Oxford, Forbes 30 Under 30 năm 2022.
- Nguyễn Quang Diệu - Giáo sư Toán học, giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011, Trưởng bộ môn tại Đại học Sư phạm Hà Nội[33]
Kinh doanh
sửa- Lưu Anh Tuấn - Giám đốc Tài chính (CFO), Tập đoàn Bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam.
- Lê Đình Long - Giám đốc Phát triển Trung tâm Doanh nghiệp Xã hội Spark, Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Nguyên Tổng giám đốc Hong Leong Bank Vietnam.[34]
- Nguyễn Tử Quảng - Sáng lập và Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ Bkav.[35]
- Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng giám đốc Viettel Post.
- Đỗ Văn Minh - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gemandept (HOSE: GMD)
- Trần Công Tước - Nguyên Giám đốc Điều hành và Thành viên ban Tổng Giám Đốc, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)
- Nguyễn Tất Đắc - Nhà đồng sáng lập và Tổng giám đốc chuỗi bán lẻ ShopDunk, Đồng sáng lập JupViec.vn
- Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam.
- Đỗ Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm MB Aegis Life
- Nguyễn Kim Cương - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC
- Hà Thanh Tú - Giám đốc Hoạt động Kinh doanh mới trong Thị trường Vốn khu vực Đông Nam Á, McKinsey & Company.
- Nguyễn Thành Nhân - Giám đốc Dữ liệu kiêm Phó Giám đốc Công nghệ, Tập đoàn FPT.[36]
- Đinh Trung Hiếu - Nguyên Giám đốc Trade Marketing Văn phòng Đông Nam Á, Tập đoàn Anheuser-Busch InBev.[37]
- Phạm Nam Long - Nhà sáng lập và Tổng giám đốc, công ty ABIVIN.[38]
- Nguyễn Đăng Hiếu - Tổng giám đốc Adlex.
- Trần Trung Hiếu - Nhà sáng lập và Tổng giám đốc TopCV, Forbes 30 Under 30 2022.
- Nguyễn Quang Kỷ - Nhà đồng sáng lập Rikkeisoft.
Khác
sửa- Doãn Minh Cường (khóa 1) - Cựu Trưởng Khối (tương đương Hiệu trưởng) Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Lưu Đào Dũng Trí - Giải ba chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20
- Lương Ý Như - Giải phụ "Người đẹp Thân thiện" và Top 10 tại Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, beauty blogger.
- Nông Thúy Hằng - Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022, đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Trái Đất 2023.
- Lương Kỳ Duyên - Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2022
Tham khảo
sửa- ^ “Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Sư phạm”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Một chọi 29 thí sinh vào lớp chuyên Anh Sư phạm Hà Nội”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
- ^ “5.000 sĩ tử tranh suất vào trường chuyên 'hot' nhất Hà Nội”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Lịch sử truyền thống”. Cổng thông tin điện tử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2024.
- ^ “Những trang sử vẻ vang và một chặng đường mới đầy hứa hẹn”. http://giaoducthoidai.vn/. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2009. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ “Từ thực tế 40 năm đào tạo chuyên toán ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội”. Báo Nhân dân. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2006.
- ^ a b “Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 thpt Chuyên năm 2008”. http://www.hnue.edu.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2008. Liên kết ngoài trong
|nhà xuất bản=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ “Thi vào lớp 10 chuyên: Căng thẳng không kém thi Đại học”. http://www.tienphong.vn. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2006. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ “Teen 9 tiếp tục với thử thách Trường Chuyên thpt ĐHSP”. http://www.hoahoctro.vn. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ “Quy chế học bổng cho học sinh chuyên”. http://www.hnue.edu.vn/. Liên kết ngoài trong
|nhà xuất bản=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ [1][liên kết hỏng]
- ^ “"Đại sứ" Lê Trang và những cái nhất”. http://chuyensphn.org. Truy cập 13 tháng 9 năm 2008 05:18 (GMT+7). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|ngày truy cập=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong|nhà xuất bản=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ a b “Giới thiệu Trường thpt chuyên”. http://www.hnue.edu.vn. Liên kết ngoài trong
|nhà xuất bản=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ “Giới thiệu chung về Đại học Sư phạm Hà Nội”. http://www.hnue.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2008. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ “Top 100 trường thpt có điểm thi Đại học cao nhất”. http://www.vietnamnet.vn. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ “Top 200 trường có điểm thi đại học cao nhất năm 2008”. http://vnexpress.net. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ “Lớp thủ khoa”. http://www.vietnamnet.vn. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2006. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ “Danh sách học sinh xuất sắc trong kì thi đại học và cao đẳng 2008”. Chuyên Sư phạm. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
- ^ Nguyễn Đình Tư là cựu học sinh chuyên tin khóa k37 của Chuyên Sư phạm. “Cú "hat-trick" vàng của "Tư mắm"”. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2007. Đã bỏ qua văn bản “http://dantri.com.vn” (trợ giúp)
- ^ Lương Thế Vinh là cựu học sinh chuyên toán khóa k36 của Chuyên Sư phạm. Theo bài viết này, Lương Thế Vinh nhiều năm liền đứng đầu khoa kinh tế trường St Catherine's của Đại học Cambridge. “Dấu ấn Việt ở Cambridge”. http://www.tuoitre.com.vn. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2008. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ Nguyễn Thành Nhân là cựu học sinh chuyên tin khóa k32 của Chuyên Sư phạm. Xuân, Mai. “Người lập thời gian biểu cho vệ tinh”. http://www.tienphong.vn. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2005. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ Phạm Gia Vĩnh Anh là cựu học sinh chuyên toán khóa k33 của Chuyên Sư phạm. Trong suốt thời gian học tập tại Đại học Sydney của Úc đã luôn đạt thành tích xuất sắc ra trường với Bằng Danh dự Hạng nhất cùng với Huy chương của Đại học Sydney Lưu trữ 2008-07-20 tại Wayback Machine.“Pham Gia Vinh Anh Personal CV”. University of Sydney. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Kết quả của Vũ Ngọc Minh trong hai lần tham dự IMO”. Trang mạng chính thức của IMO.
- ^ “Kết quả của Đinh Tiến Cường tại IMO lần thứ 30”. Trang mạng chính thức của IMO.
- ^ “Kết quả của Nguyễn Trọng Cảnh tại IMO lần thứ 44”. Trang mạng chính thức của IMO.
- ^ [http://www.imo-official.org/country_individual_r.aspx?
code=VNM&column=year&order=desc “Kết quả các cá nhân của Việt Nam”] Kiểm tra giá trị
|url=
(trợ giúp). Trang mạng chính thức của IMO. line feed character trong|url=
tại ký tự số 55 (trợ giúp) - ^ Olympic châu Á Thái Bình Dương, Nguyễn Văn Nho, Nhà xuất bản Giáo dục, Mã số: L3T046
- ^ “Lịch sử IPhO”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2015.
- ^ Nguyễn Long (17 tháng 11 năm 2020). “Bộ Thông tin và Truyền thông có tân Thứ trưởng 37 tuổi”. Lao Động.
- ^ “GS.Đỗ Đức Thái: Toán học thật đẹp và quyến rũ”. Tạp chí Tia sáng. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Từ cậu bé Thành Nam đến giáo sư đại học West Georgia”. http://dantri.com.vn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ url= http://www.chuyensp.edu.vn/cuu-hoc-sinh-csp-ts-vu-thanh-long-nha-khoa-hoc-8x-viet-duoc-dac-cach-lam-giang-vien-cua-vien-cong-nghe-so-1-the-gioi_v456.aspx[liên kết hỏng]
- ^ baotintuc.vn (4 tháng 2 năm 2012). “Giáo sư trẻ nhất Việt Nam Nguyễn Quang Diệu: Toán học là đam mê lớn nhất”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Khi dân Toán làm kinh doanh”. Vietnamnet. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2006.
- ^ “HIỆP SĨ" NGUYỄN TỬ QUẢNG”. http://wwww.guongmattretieubieu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2007. Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - ^ “Cựu chuyên gia người Việt của Google làm Giám đốc dữ liệu FPT”. https://ictvietnam.vn. Truy cập ngày 1 tháng 3năm 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|access-date=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong|publisher=
(trợ giúp) - ^ “Spotlight on Our People - Hiếu Đinh”. AB InBev. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Chân dung cặp vợ chồng sáng lập Abivin – startup Việt vô địch cuộc thi khởi nghiệp thế giới”. ndh.vn. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
Liên kết ngoài
sửa- Website chính thức của Chuyên Sư phạm Lưu trữ 2021-12-25 tại Wayback Machine