Olympic Tin học Quốc tế

Olympic Tin học Quốc tế (tiếng Anh: International Olympiad in Informatics, viết tắt là IOI) là một kỳ thi tin học được tổ chức hàng năm dành cho học sinh trung học. Kỳ thi IOI đầu tiên được tổ chức vào năm 1989.

Logo của Olympic Tin học Quốc tế
Mặt trước
Mặt sau
Huy chương Đồng IOI 2006 tại Mexico

Kỳ thi gồm hai ngày lập trình trên máy vi tính, giải quyết các bài toán về lĩnh vực thuật toán. Học sinh dự thi theo thể thức cá nhân, mỗi nước có thể có đến bốn thành viên tham gia. Học sinh tham dự giải được lựa chọn thông qua các kỳ thi tin học quốc gia. Ví dụ, đội tuyển Việt Nam được lựa chọn dựa trên kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia thường được tổ chức vào tháng năm hàng năm.

Cấu trúc của kỳ thi sửa

Vào mỗi ngày thi, học sinh thường phải giải quyết ba bài toán trong vòng năm giờ. Mỗi học sinh làm việc một mình trên máy vi tính và không được phép nhận sự trợ giúp nào khác. Thông thường để giải quyết một bài toán, thí sinh phải viết một chương trình máy tính bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào và nộp trước khi thời hạn năm giờ kết thúc. Sau đó, chương trình sẽ được chấm bằng cách cho chạy thử với các bộ dữ liệu (test data) được giữ bí mật, bao gồm nhiều test (thông thường 10 hoặc 20). Thí sinh được chấm điểm cho mỗi test mà chương trình chạy đúng, trong giới hạn bộ nhớ và thời gian cho phép. Có một số trường hợp, chương trình của thí sinh phải tương tác với một thư viện được giữ bí mật. Những bài toán loại này cho phép dữ liệu nhập vào không cần xác định trước, mà phụ thuộc vào sự tương tác của chương trình thí sinh, ví dụ trong các bài toán về trò chơi. Còn một loại bài toán khác trong đó thí sinh sẽ được phép biết các bộ dữ liệu vào (input) trong thời gian năm giờ thi. Với các bài toán loại này, thí sinh không cần nộp chương trình mà sẽ nộp các bộ kết quả (output) tương ứng. Thí sinh có thể tạo ra các file kết quả bằng bất kỳ cách nào, bằng cách viết chương trình, bằng tay, hoặc kết hợp cả hai phương pháp này.

Điểm của mỗi thí sinh là điểm tổng cộng của các bài toán trong hai ngày thi. Trong lễ trao giải, các thí sinh được trao huy chương tùy theo điểm tổng tương đối. 50% thí sinh dẫn đầu (tính trung bình hai thí sinh mỗi nước) sẽ được trao huy chương, sao cho tỉ lệ giữa vàng: bạc: đồng: không có huy chương xấp xỉ 1:2:3:6 (như vậy cứ khoảng 12 thí sinh sẽ có một huy chương vàng).

Các kì IOI sửa

Lần thứ Thời gian Nước chủ nhà Thành phố đăng cai Website Kết quả
1 16–19 tháng 5 năm 1989   Bulgaria Pravetz (kết quả)
2 15–21 tháng 7 năm 1990   Belarus, Liên Xô Minsk (kết quả)
3 19–25 tháng 5 năm 1991   Hy Lạp Athens (kết quả)
4 11–21 tháng 7 năm 1992   Đức Bonn (kết quả)
5 16–25 tháng 10 năm 1993   Argentina Mendoza (website Lưu trữ 2004-01-05 tại Wayback Machine) (kết quả)
6 3–10 tháng 7 năm 1994   Thụy Điển Haninge (kết quả)
7 26 tháng 6 – 3 tháng 7 năm 1995   Hà Lan Eindhoven (website) (kết quả)
8 25 tháng 7 – 2 tháng 8 năm 1996   Hungary Veszprém (website) (kết quả)
9 30 tháng 11 – 7 tháng 12 năm 1997   Nam Phi Cape Town (kết quả)
10 5–12 tháng 9 năm 1998   Bồ Đào Nha Setúbal (kết quả)
11 9–16 tháng 10 năm 1999   Thổ Nhĩ Kỳ Antalya-Belek (website Lưu trữ 2001-05-16 tại Wayback Machine) (kết quả)
12 23–30 tháng 9 năm 2000   Trung Quốc Bắc Kinh (kết quả)
13 14–21 tháng 7 năm 2001   Phần Lan Tampere (website Lưu trữ 2007-04-05 tại Wayback Machine) (kết quả)
14 18–25 tháng 8 năm 2002   Hàn Quốc Yong-In (website Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine) (kết quả)
15 16–23 tháng 8 năm 2003   Hoa Kỳ Kenosha, Wisconsin (website) (kết quả)
16 11–18 tháng 9 năm 2004   Hy Lạp Athens (website) (kết quả)
17 18–25 tháng 8 năm 2005   Ba Lan Nowy Sącz (website) (kết quả)
18 13–20 tháng 8 năm 2006   Mexico Mérida, Yucatán (website) (kết quả)
19 15–22 tháng 8 năm 2007   Croatia Zagreb (website) (kết quả)
20 16–23 tháng 8 năm 2008   Ai Cập Cairo (website) (kết quả)
21 8–15 tháng 8 năm 2009   Bulgaria Plovdiv (website Lưu trữ 2010-03-04 tại Wayback Machine) (kết quả)
22 14–21 tháng 8 năm 2010   Canada Waterloo, Ontario (website) (kết quả)
23 22–29 tháng 7 năm 2011   Thái Lan Pattaya (website Lưu trữ 2010-09-04 tại Wayback Machine) (kết quả)
24 23–30 tháng 9 năm 2012   Ý SirmioneMontichiari (website Lưu trữ 2012-10-14 tại Wayback Machine) (kết quả)
25 6–13 tháng 7 năm 2013   Úc Brisbane (website) (kết quả)
26 13–20 tháng 7 năm 2014   Đài Loan Đài Bắc (website Lưu trữ 2012-10-01 tại Wayback Machine) (kết quả)
27 26 tháng 7 - 2 tháng 8 năm 2015   Kazakhstan Almaty (website)

(kết quả)

28 12–19 tháng 8 năm 2016   Nga Kazan (website Lưu trữ 2017-03-02 tại Wayback Machine) (kết quả)
29 28 tháng 7 - 4 tháng 8 năm 2017   Iran Tehran (website) (kết quả)
30 1–8 tháng 9 năm 2018   Nhật Bản Tsukuba (website) (kết quả)
31 4–11 tháng 8 năm 2019   Azerbaijan Baku (website Lưu trữ 2016-03-11 tại Wayback Machine) (kết quả)
32 13–19 tháng 9 năm 2020   Singapore trực tuyến (website) (kết quả)
33 19–25 tháng 6 năm 2021   Singapore trực tuyến (website) (kết quả)
34 7–15 tháng 8 năm 2022   Indonesia Yogyakarta (website) (kết quả)
35 28 tháng 8–4 tháng 9 năm 2023   Hungary Szeged (website) (kết quả)
36 1–8 tháng 9 năm 2024   Ai Cập Alexandria (website)
37 năm 2025   Bolivia La Paz (website)
38 năm 2026   Uzbekistan

Đọc thêm sửa

Liên kết sửa

  • Ioinformatics.org Trang web của hội đồng IOI
  • olympiads.win.tue.nl/ioi/ Trang web được nhiều người biết đến, có chứa thông tin về những kỳ thi IOI đã qua
  • IOICAMP Lưu trữ 2006-04-02 tại Wayback Machine Trang web luyện tập về thuật toán, thành lập bởi khối THPT chuyên Toán - Tin Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội.
  • SPOJVN Lưu trữ 2011-09-01 tại Wayback Machine IOITRAIN[liên kết hỏng] Hệ thống chấm bài tập thuật toán tự động với giao diện tiếng Việt, gồm nhiều bài tập từ các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia quốc tế.
  • VNOI Vietnamese Olympiad in Informatics - Trang web để chia sẻ tài liệu, trao đổi về thuật toán.

Tham khảo sửa