Thảo luận Thành viên:Trungda/Lưu 5

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Meotrangden trong đề tài Khí Tật

Giả Xảo Thư

sửa

Rất xin lỗi bạn. Chỗ Lý Đoan thủ vai Giả Nghênh Xuân là tôi đã nhầm lẫn khá ngớ ngẩn. Đáng lẽ ra câu đó là: Lý Đoan thủ vai Giả Xảo Thư mới là chính xác. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở.Mai Mỹ Linh (thảo luận) 00:49, ngày 7 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Năm mất của hai vua Nguyễn

sửa

Cho tôi hỏi bạn rằng tại sao có tư liệu ghi vua Gia Long mất năm 1819 mà cũng có tư liệu ghi là 1820? Còn vua Minh Mạng mất năm 1841 mà cũng có tư liệu ghi là 1840.Ti2008 (thảo luận) 16:37, ngày 8 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã thế, những tư liệu ghi Gia Long mất 1819 thì lại ghi Minh Mạng lên ngôi vua 1820, rồi những tư liệu ghi Minh Mạng mất 1840 thì lại ghi rằng vua Thiệu Trị nối ngôi 1841.Ti2008 (thảo luận) 16:37, ngày 8 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thực hư thế nào, nhờ bạn giải thích.Ti2008 (thảo luận) 16:37, ngày 8 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn thêm chữ Hán vào miếu hiệu và thụy hiệu đầy đủ cho bài Minh Mạng.Ti2008 (thảo luận) 02:43, ngày 9 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phan Bá Vành

sửa

Tại sao VNSL ghi Phan Bá Vành nổi dậy năm 1826, mà nhiều sách ghi ông Vành nổi dậy năm 1821.Ti2008 (thảo luận) 02:42, ngày 9 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dương Vân Nga

sửa

Hôm nay đọc bài này mới thấy Lịch sử Việt Nam thú vị quá cơ. Không ngờ lai lịch Bà phức tạp thế. Nhưng tự dưng tôi lại thấy thắc mắc một điều, Trungda ạ. Dương Vân Nga theo Lê Hoàn vì tình yêu? Vì an nguy của Tổ Quốc? Hay vì không theo không được (Lê Hoàn là võ tướng lên làm vua, ngai vàng còn giành được nữa là người đẹp; thích ai thì cứ cướp lấy người nấy, sợ gì)? Có tài liệu lịch sử nào nói bà thích, hay tự nguyện, hay miễn cưỡng đi theo Lê Hoàn không Trungda?--Bình Giang (thảo luận) 08:45, ngày 11 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Treo biển

sửa

Chào bạn, hai bài Sông VịChu Khẩu Điếm tôi mới tạo đang còn sơ khai mà bạn đã treo biển không đủ chất lượng là gì vậy, Dongkinh (thảo luận) 18:58, ngày 11 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

An Tư

sửa

Anh Trungda xem các sửa đổi của IP 203.162.3.165 trong bài An Tư (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=An_T%C6%B0&diff=1899039&oldid=1898022) có chính xác không. Cảm ơn anh. An Apple of Newton thảo luận 06:39, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài An Tư bị sửa sai sử mấy chi tiết. Bà là con gái út Trần Thái Tông, là em gái út Trần Thánh Tông... Câu chữ Hán ghi rõ là quí muội Thánh Tông, không sao ai đó chỉnh tùm lum, không biết đường mà lần. Viết cho wiki, nhiều thành viên không chuyên, lại có tật đụng đâu cũng xía khiến Nguyên hơi oải. Cần gì cứ góp ý ở trang thảo luận thì hay quá. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 07:32, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Ngủ trưa

sửa

Tớ làm việc rất hăng say, làm đến 1 h trưa mới nghỉ tay, mà chỉ ăn một cái bánh ngọt rồi lại làm tiếp, không như các bạn hay ngủ trưa đến nỗi các cụ đã phải nhắc nhở "Giàu đâu những kẻ ngủ trưa":)) Công nhân áo hồng (thảo luận) 17:24, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sang đâu những kẻ say sưa uy-kỳ/ Suốt ngày bám máy tì tì/ Hai mươi bốn tiếng tiếc gì tấm thân:)) Ca rao mới đó! Công nhân áo hồng (thảo luận) 17:36, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hỏi ý

sửa

Trang Web của Nguyễn Phước Tộc có lời nhận định về Vua Gia Long. Có nên thêm lời bàn này vao bài viết về ông không?Ti2008 (thảo luận) 01:39, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thôi, không được. Câu nhận định này có khen, không chê, mang tính thiên vị.Ti2008 (thảo luận) 01:04, ngày 16 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quất Mông

sửa

Thời tiết: Cái ông Thuyết Trần gì đó chắc đúng, Trungda nhỉ. El Nino thì hồi đó không biết có chưa vì môi trường chưa đến nỗi bị phá hoại như bây giờ. Với lại chỉ mới sang có 2 tuần mà đã kêu thời tiết khó chịu thì hơi lạ. Mông Cổ là xứ hoang mạc, đông chết rét, hè chết nóng mà bảo Giao Chỉ nóng quá vào giữa mùa Đông nghe kể không lọt lỗ tai. Có một điều Trungda ạ, nếu Mông Cổ gặp phải là chết ngay - NỒM. Tháng 1 dương lịch thì có nồm không nhỉ?:D --Bình Giang (thảo luận) 17:24, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thơ: Thấy ông Tấn viết là thơ của Trần Nhân Tông. --Bình Giang (thảo luận) 17:42, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Viết tiếp: Mời Trungda viết nốt Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3 và chỉnh sửa các phần đã viết (nhất là phần Nguyên nhân có vẻ chưa ổn). Tôi không biết nên viết Diễn biến kiểu theo mặt trận hay theo trình tự thời gian nữa. --Bình Giang (thảo luận) 12:32, ngày 13 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý do lý trấu: Theo như sách giáo khoa và một vài sách khác của Việt Nam khi nói về chiến tranh Việt-Mông/Nguyên thì lần thứ 1 là Mông Cổ lấy lý do mượn đường sang đánh Tống, còn lần 2 là mượn đường sang đánh Chiêm Thành. Có thật là Mông Cổ viện lý do mà nghe rất khó loạt tai này không hả Trungda? Hay là các bác nhà ta phịa ra để đề cao vị trí địa chiến lược của Đại Việt đối với sự tồn vong của Tống và Chiêm Thành, ý như không có Đại Việt đánh bại Mông Cổ thì Tống có thể mất nước sớm hơn và Chiêm Thành thì mất nước thật ấy.? Chắc là phải tìm dẫn chứng cho chuyện lý do lý trấu này. --Bình Giang (thảo luận) 04:18, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên: Ô Mã Nhi thì vẫn là Ô Mã Nhi đấy thôi. Tôi không có tài liệu về mấy thằng tướng Mông Cổ nên không biết tên Ta của chúng là gì, đành theo tên Tây của chúng mà ông Tấn bà Bình dùng. Lý do ông bà ấy dùng tên Tây có được trình bày trong sách, dài lắm. Tôi chép sách ra, nên cứ để nguyên cho tiện chép, đỡ phải lật lật tra tra xem tên Tây được đọc kiểu Ta là gì. Chuyển Tây thành Ta, wiki hóa thì để dành người khác. Phần nâng cao chất lượng, xếp thể loại thì để dành những chuyên gia lịch sử như Trungda. Lâu nay tôi vẫn theo thủ tục này mà.:D --Bình Giang (thảo luận) 10:37, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Viết tiếp 2: Trungda hoàn thiện bài giúp tôi, giống như Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3 ấy. Tôi đi bắt tép nuôi đây. --Bình Giang (thảo luận) 12:52, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quất Mông roi thứ 2: OK. Tôi sẽ lại tiếp tục nhặt nhạnh từ sách của ông Tấn bà Bình ra vậy. Mà đọc được 1 trang trong sách đó dẫn An Nam chí lược và Nguyên sử chép truyện nhà Nguyên đòi đi qua An Nam sang Ung, Quế đánh Tống (lần 1) và mượn đường đánh Chiêm (lần 2) thật. Tuy nhiên có 1 điều tôi đang băn khoăn đó là trận Vạn Kiếp trong lần 2, thấy ông Tấn bà Bình đề cập rất sơ lược trong khi Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam lại cho rằng đây là 1 trong những trận tiêu biểu mà ở đó 300.000 quân Nguyên đánh 200.000 quân Việt nhưng quân Việt dùng 1000 thuyền (tôi tính ra bình quân 200 người/thuyền nghĩa là thuyền phải to lắm nếu đi một lượt. Vinaship phải tôn nhà Trần là tổ nghề mới đáng.) rút lui an toàn. Không biết trận này có đúng là tiêu biểu hay không. --Bình Giang (thảo luận) 01:42, ngày 16 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sách đáng tin hơn bảo tàng. Thế hiện vật trong bảo tàng có đáng tin không? Tôi đang định vào Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam một chuyến. Lần gần đây nhất tôi vào là hồi lơp 4, không kể lần cả hội uống cà phê và rượu ở chân Cột cờ. Nếu có hiện vật gì liên quan tới mấy bài đang viết sẽ làm mấy pô. --Bình Giang (thảo luận) 02:54, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên 2: Trần Hoảng lúc qua đời rồi mới được gọi là Thái Tông, phải không hả Trungda. Vậy lúc còn sống và lãnh đạo Đại Việt chống Nguyên thì ông này được gọi là gì? --Bình Giang (thảo luận) 03:03, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế hả. Tôi chịu, chẳng nhớ nổi ông nào sinh trước ông nào sinh sau nữa.:D --Bình Giang (thảo luận) 03:22, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vương quốc Srivijaya và vương quốc Sailendra xâm chiếm An Nam

sửa

He he bác ơi, dạo này đang tập trung kiếm xiền nuôi vợ con nên ko có thời gian để tham gia với bác và bác Giang vụ thời kỳ bắc thuộc lần 3. Thời gian tới ổn định công việc em sẽ bổ sung phần xâm lấn của các vương quốc Đông Nam Á vào An Nam ở thế kỷ 7. Nói thêm với bác là tên gọi giặc Côn Lôn hay giặc Chà Và của người Việt có nghĩa là 2 vương quốc SrivijayaSailendra hình thành trên hai đảo Sumatra, bán đảo Mã LaiJava đó. Dongsonvh (thảo luận) 13:31, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin hỏi

sửa

Nguyên thấy wiki hiện lên dòng chữ như sau: "Wikimania 2009 hiện đang cho phép nộp đơn xin hỗ trợ chi phí di chuyển và tham gia. Nộp đơn ngay bây giờ!" Đây có thật không hay chỉ là tin vịt? Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:37, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Mạng

sửa

Tôi đọc được Việt Nam sử lược trên Internet, nhưng tôi không có sách này. Nhờ bạn thêm chú thích (tên sách, tác giả, năm, trang) cho phần Phan Bá Vành, Lê Duy Lương và Nông Văn Vân trong bài Minh Mạng. Cám ơn trước!Ti2008 (thảo luận) 01:42, ngày 16 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn làm sáng tỏ cho bài phần Đối ngoại Với Xiêm La.Ti2008 (thảo luận) 02:16, ngày 29 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại Hãn

sửa

Lúc nào Trungda đi Trung Quốc, đi quá một chút lên Mông Cổ nhé. Xem lại mấy bài viết về các Đại Hãn, tôi thấy nhiều đoạn lởm khởm lắm, từ văn phong cho đến tài liệu tham khảo. Sao mấy bài này chỉ thấy Trungda đá đoảng qua xếp loại vì gì gì thôi vậy? --Bình Giang (thảo luận) 11:08, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Năn nỉ:D

sửa
  • Tôi thật khâm phục những đóng góp của anh cho phần lịch sử. Nhờ anh lúc nào thuận tiện viết giúp 1 bài về sự hủy diệt di sản văn hóa nước ta thời Minh xâm lược, để mọi người hiểu hơn sự mất mát lớn nhường nào. Xin cảm ơn. Kienngot (thảo luận) 11:31, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
 
Mua cùng chỗ với anh "Hồng Kông":D

Công trình

sửa

À! Ý tôi thế này anh ạ! Việc phá hủy công trình là nằm trong kế hoạch đồng hóa của "Thuyền", khiến cho ngày nay con cháu nhìn lại di sản vật thể của cha ông nhiều kẻ không khỏi bĩu môi: sao mà ít thế! sao mà nhỏ thế! sao mà xấu thế! Tôi đang gắng thu thập thêm thông tin, khi tiện sẽ viết bổ sung. Anh thấy như vậy ổn chứ? Thân. Kienngot (thảo luận) 02:43, ngày 29 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Anh cố gắng đừng cấm IP liên quan khi cấm thành viên

sửa

Chào anh. Việt Nam hiện vẫn dùng IP động, nên khi cấm một thành viên nào đó, nếu thấy không cần phải cấm các IP liên quan thì anh nên bỏ chọn nó, sợ một thành viên nào đó bị cấm oan. Tân (thảo luận) 12:25, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc và Bạn có biết tuần tới

sửa

Cuối tuần này tôi sẽ không ở nhà nên không chắc có lên mạng được không. Vì vậy nhờ Trungda cập nhật giúp hai mục Bài chọn lọc và Bạn có biết. Bài chọn lọc tuần sau có lẽ sẽ chọn bài Paris Saint-Germain, tôi đã đưa nội dung lên trang thảo luận. Nhờ Trungda kết luận đề cử và thực hiện theo các bước hướng dẫn đã có. Mục Bạn có biết tôi cũng đã chọn trước ảnh và thông tin đầu tiên, nhờ bạn thêm những điểm còn lại. Xin cám ơn bạn trước!--Paris (thảo luận) 07:00, ngày 18 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiện tôi đã đặt bài PSG trở lại phần UCVCL và dùng lại bài Watchmen cho tuần sau. PSG chắc chắn cũng sẽ trở thành bài chọn lọc nhưng với thời hạn mới được 6 ngày như hôm qua thì quả thực khó mà không "cứng nhắc" (theo lời Paris) lùi lại các sửa đổi được.  Nad   9X  11:48, ngày 19 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

re: Đồng nghiệp ông Tấn

sửa

Thế à. Chết thật. Tôi sẽ sửa lại. --Bình Giang (thảo luận) 15:11, ngày 19 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông, vua Lý Thánh Tông (???), tuần du thiên hạ, gặp Trung Văn Đạ, lạy tạ thật sâu, ông đừng cắm râu, cằm vợ tôi nhé:)) 222.252.126.215 (thảo luận) 16:00, ngày 19 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
vụ "cắm râu" nhầm nào vậy? Tôi ko hiểu.--Trungda (thảo luận) 18:01, ngày 19 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Thái Tổ

sửa

Nếu bạn đồng ý, ngay tức khắc tôi sẽ đổi tên bài thành Lê Lợi.Ti2008 (thảo luận) 02:21, ngày 20 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng vạy! Người đổi là Peopledom of Vietnam, 1 thành viên đã bị cấm sửa đổi vĩnh viễn trên Wikipedia.Ti2008 (thảo luận) 02:36, ngày 20 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nốt

sửa

Tôi đem cát, vữa, xi măng, gạch, thép đến hết rồi. Trungda xây trát nốt cho ngon lành nhé. --Bình Giang (thảo luận) 03:13, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trungda thấy thế nào hợp lý thì cứ làm vậy. Tại tôi thấy Trungda bảo lần 2 quân Nguyên đánh hăng quá lên tôn thất nhà Trần ra hàng nhiều đâm ra mới đề xuất một mục như thế. Riêng về nguyên nhân, tôi thấy nguyên nhân thất bại cả lần 1 lẫn lần 2 của quân Nguyên đều lạ lạ. Đổ cho thời tiết như bên Nguyên nhận thì rõ ràng là vô lý. Bảo quân Trần đánh đấm giỏi quá thì tôi không tin, vì rõ ràng là lần nào cũng vậy, có giai đoạn đầu quân Trần chạy như vịt, tướng lĩnh bị bắt bị giết tại trận nhiều. Bảo là quân Trần phản công là bảo cho oách thôi, chứ rõ ràng đọc sách của ông Tấn bà Tâm thì thấy là quân Nguyên lục tục rút về thì quân Trần đuổi theo đánh. Tôi thấy đến lúc nên viết lại bài tổng, với phần nguyên nhân được trình bày riêng (nói nghiêm túc là tại tôi đọc bài tổng thấy hơi lủng củng và có mấy bài tướng Nguyên được viết nên tôi mới liều tìm sách viết vừa rồi đấy). Phần những người Việt đầu hàng thì thôi vậy, cho đỡ mất thể diện dân tộc:D. Lần nào ngoại xâm đến mà chả đầy người Việt theo ngoại xâm. --Bình Giang (thảo luận) 06:45, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trungda có biết tài liệu nào nói về số thương vong của hai bên hay không ? Đọc sử về những trận đánh giữa Đại Việt và Tầu sao chả thấy thương vong thế nào cả, hoặc nếu có thì toàn thấy bên này bên kia nói là "ta diệt được mấy vạn quân" hoặc "thây chất thành đống", "chết không kể xiết"... gì đó (oạch, quân đâu mà diệt lắm thế nhỉ ?) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:13, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về việc điều tra dân số thì biết có ông Nguyễn Trãi có viết về số dân trong cái Dư địa chí của ổng, dưng cơ mà chả biết ông í lấy ở nguồn nào.^^ Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:35, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Huỷ sửa đổi

sửa

Trungda à, em không hiểu sao anh lại huỷ sửa đổi của IP trong bài 72 giờ - Thách thức sức bền. Em thấy IP đâu có phá hoại. EsVie (thảo luận) 14:55, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC).Trả lời

Cảm ơn Trungda đã chú ý đến bài của em. Về phần thông tin, em đã viết tất cả những thông tin do báo chí công bố cũng như thông tin xuất hiện trong chuogn7 trình. Phần thông tin do IP bổ sung đa phần là thông tin chưa được công bố nên em nghi ngờ tính chính xác của nó. Nhưng không biết có nên bỏ hay nên giữ. EsVie (thảo luận) 12:28, ngày 24 tháng 4 năm 2009 (UTC).Trả lời
Em thấy IP này (203.162.3.165) hình như là người có bản chất hai mặt, vừa phá lại vừa giúp. IP này giúp em rất tích cực trong việc biên dịch bài ANTM 12, và đôi lúc cũng có phá. Chả biết đây thực là con người thế nào. EsVie (thảo luận) 15:31, ngày 24 tháng 4 năm 2009 (UTC).Trả lời
Cảm ơn anh đã giúp em hiểu vấn đề. EsVie (thảo luận) 11:22, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC).Trả lời

Xin Trungda bỏ cấm cho IP này, theo tập vừa phát sóng hôm qua thì những thông tin IP bổ sung vào bài là chính xác. Vì vậy không nên bắt oan người vô tội. EsVie (thảo luận) 03:44, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC).Trả lời

Mọi chuyện đã rõ vậy, thì IP phải chờ thôi. EsVie (thảo luận) 11:51, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC).Trả lời

Lê Long Đĩnh

sửa

Từ Minh sang Trần, bây giờ từ Trần sang Tiền Lê. Trungda xem có sách nào bào chữa cho Lê Long Đĩnh cái. Tôi được nhà vua báo mộng, ủy quyền viết đơn kháng án đấy. --Bình Giang (thảo luận) 15:30, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không có tư liệu thì đành chịu thôi. Sách bị Tàu đốt, rồi các cụ ngày xưa cũng không có phương pháp nghiên cứu đúng đắn (:D). Qua mấy tuần dấn thân vào mảng lịch sử mới thấy sử Việt Nam thật đúng là khó biết đúng được, cũng có nghĩa là sau này không biết phải dạy con thế nào. Bí quá, bảo nó sang nghe chú Trungda giải thích vậy. --Bình Giang (thảo luận) 16:59, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế hóa ra là bị trĩ chứ không phải như sách sử nào đó nói Do vua ăn chơi trụy lạc quá nên không ngồi được --> ngọa triều à? Mà vua này không ngồi được, sao không làm cái ghế bô nhỉ, ngồi vẫn uy nghi hơn chứ, đúng là người thời xưa không sáng tạo:D Công nhân áo hồng (thảo luận) 17:02, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tái bút, hai bạn BG và TD dạo này khăng khít với nhau ghê, cẩn thận kẻo vợ con nghi ngờ nhá, phiền:)) Công nhân áo hồng (thảo luận) 17:03, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Điểm quần vợt

sửa

Cách tính điểm có nhiều nguồn gốc giải thích, hiện giờ đêm khuya tôi chỉ nhớ mang máng câu chuyện nên hẹn bạn đến mai kia tôi tìm lại được rồi giải thích cho bạn sau, thân! Toa Lạp Ba Oa (thảo luận) 17:37, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn có thể tham khảo ngay ở wiki en.wiki về điểm quần vợt, ở đó có đề cập cách tính điểm bắt nguồn từ Pháp.
Một cách giải thích khác: Ngày xưa thì đúng là 45/30 nhưng mà người ta thấy chỉ có 3 điểm đã kết thúc 1 game thì quá ngắn cho nên người ta mới chen thêm 1 điểm 40 vào giữa, sau đó điểm thứ 4 mới là 45. Lâu dần người ta cũng quen điểm cuối kết thúc luôn nên không đếm 45 nữa.
Còn đây là một câu trả lời trên Yahoo hỏi đáp: Điểm mỗi jeu trong tennis được tính từ 0 tới 3 điểm là 15, 30, 40. Nguồn gốc của ba điểm này được cho là có từ thời trung cổ và bắt nguồn từ Pháp.Đó là trên mặt đồng hồ được sử dụng ở sân đấu, cứ mỗi góc một phần tư để chỉ việc ghi được một điểm, như vậy là 15, 30 và 45. Khi đến 60 thì jeu kết thúc. Sau đó có lẽ 45 chuyển thành 40 cho đọc ngắn hơn chăng? Một cách giải thích khác là hệ thống tính điểm trong tennis được sao chép từ trò chơi tên là sphairistike,thường được các sĩ quan người Anh chơi ở Ấn Độ vào thế kỷ 19. Hệ thống tính điểm của trò chơi này dựa trên sự khác biệt cỡ pháo của tàu hải quân Anh. Mỗi khi ghi điểm thì có bắn pháo chào mừng, tàu sẽ bắn pháo nặng 15 pound ở mũi tàu trước, sau đó là pháo 30 pound ở thân tàu, cuối cùng là pháo nặng 40 pound ở đáy tàu. (câu trả lời này cũng lấy từ en.wiki nhưng hiện thời nó đã bị xóa ở bên đó)

Toa Lạp Ba Oa (thảo luận) 17:45, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Thái Tổ

sửa

Tôi có bổ sung (luật pháp và giáo dục) vào phần trị vì. Bổ sung này được lấy từ VNSL, nhờ bạn chú thích trang, sách, tác giả, v.v... cho 2 bổ sung này.Ti2008 (thảo luận) 02:23, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hình như bạn có cuốn Thập đại tùng thư: 10 đại hoàng đế thế giới. Nếu vậy, nhờ bạn bổ sung phần đánh Châu Âu cho bài Mehmed II.Ti2008 (thảo luận) 02:31, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Trungda

sửa

Chắc có lẽ lúc đó em hoa mắt nên nhìn từ Turkish mà nghĩ là tiếng Tây Ban Nha. EsVie (thảo luận) 11:29, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC).Trả lời

Lê Đại Hành

sửa

Tôi nghĩ nên xếp ông vào thể loại anh hùng dân tộc VN. Có khá nhiều web ghi ông là anh hùng dân tộc, đồng thời cũng có địa danh mang tên ông, như trường THPT Lê Hoàn.Ti2008 (thảo luận) 02:46, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp

sửa

Nhờ Trungda sửa giúp hộ tôi tại đây được không[1],tôi không biết nó sai từ tiêu bản nào cả.Bạn có thể sửa giúp cho nó trở thành 3 hàng được không,(bố trí giống thế này)[2].Cảm ơn!--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 17:58, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Trungda nhiều.--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 18:50, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trungda xem giúp lại tôi cái,sao thành viên kia bị khóa rồi mà vẫn viết được vậy,tôi không hiểu đó?--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 18:49, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Haha

sửa

Có cần ai hoan nghênh đâu,tự đây hoan nghênh đấy chứ.Tên nào mà không được,đến tị để đây xin đổi tên thêm chữ ghét nữa.Haha--Khi người ta trẻ (thảo luận) 08:59, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi yêu cầu rồi đấy,nhờ trungda đổi hộ tên nhé.Thanh jiu.--Khi người ta trẻ (thảo luận) 09:12, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hại cho lắm thành viên vào,hôm nay mệt chưa.Haha--Khi người ta trẻ (thảo luận) 09:30, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

PHá hoại

sửa

Magnifier III đang phá hoại đề nghị bạn can thiệp.Doanmanhtung.sc (thảo luận) 09:05, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

đóng góp:--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 15:19, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái kiểu chửi "đu đủ" có lẽ là của Phúc Du, tài khoản tên MagABC CeasarXYZ này nọ chắc không phải của Magnifier. Ngoài ra còn một chú chuyên chửi chế độ chắc là tên khác. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:18, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Đại Hành

sửa

Trungda coi có tài liệu quý hiếm nào có nói đến chuyện Lê Hoàn lập âm mưu ám hại cha con Đinh Tiên Hoàng - Đinh Liễn rồi vu cho Đỗ Thích để lập nên nhà Tiền Lê không?, 118.71.81.124 (thảo luận) 13:33, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sách Nhìn lại lịch sử của Đinh Công Vĩ, Lã Duy Lan, Phan Duy Kha có nhắc đến bài viết của Hoàng Đạo Thúy và có cùng quan điểm. Nhưng Đỗ Thích không phải là người bị vu cáo mà giả thiết cho rằng ông này vô tình thí mạng cho trò chơi chính trị của người khác.--Trungda (thảo luận) 17:42, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nhờ trungda xem lại bài Hoàng Thùy Linh,tại sao kết quả biểu quyết ghi là xóa nhưng tại thảo luận lại ghi là quyết định giữ?Vậy là giữ hay xóa.Nhờ trungda xem lại(mời giải thích tại trang thảo luận bài này).--58.187.175.107 (thảo luận) 06:10, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Lại mời Trungda 1 lần nữa:-) 123.22.102.205 (thảo luận) 07:15, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đánh Tống lần 1

sửa

Trungda vào xử lý giúp tôi vụ này. Các sách nói khác nhau nhiều quá, không biết nên tin ai nữa. Mà cứ có ý kiến khác nhau nào cũng liệt kê hết vào thì chỉ e bài thành thùng rác thôi. --Bình Giang (thảo luận) 02:37, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này phần tôi đã xong. Trungda bổ sung, biên tập lại nhé. --Bình Giang (thảo luận) 12:53, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phạm Cự Lạng

sửa

Ông này chỉ huy secret service bảo vệ vua Đinh Tiên Hoàng mà lại để vua bị ám sát. Sau đó lại được Lê Đại Hành cho làm Thái úy. Khả nghi há?:D Cần tìm thêm tư liệu xem sao. --Bình Giang (thảo luận) 02:59, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việt - Chiêm

sửa

Tôi ghi thế thôi chứ không có ý định viết đâu. Sử ta ghi sơ sài, mâu thuẫn. Sử Tàu thì chắc không để ý vụ này. Sử Chiêm thì ta đốt hết rồi. Lấy tài liệu đâu ra hả Trungda? thảo luận quên ký tên này là của Bình Giang (thảo luận • đóng góp).

Tống - Việt lần 2

sửa

Trungda có tư liệu gì về cuộc chiến 1075-1077 không? Liệu có thể viết bài tổng quát về cuộc này? Tôi thấy nên mở rộng bài lượt đi thành bài gồm cả lượt đi lẫn lượt về. Chắc thầy K sẽ không phản đối. --Bình Giang (thảo luận) 06:48, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhất trí. Vậy tôi sẽ trả lại tên cho bài lượt đi nhé. --Bình Giang (thảo luận) 09:04, ngày 9 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076 có 3 phần đầu Trungda viết rất chi tiết. Nên chăng chuyển 3 phần đó sang bài tổng quan? Các bài bộ phận nên tập trung vào diễn biến thì hơn. --Bình Giang (thảo luận) 11:11, ngày 11 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sử dụng trang con cho bài viết bách khoa

sửa

Đang có thảo luận về việc Sử dụng trang con cho bài viết bách khoa, mời bạn tham gia. -- (thảo luận) 01:06, ngày 10 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phùng Hưng

sửa

Mấy bài đánh Minh, Nguyên, Tống thế là tàm tạm rồi nhỉ? Giờ tiếp tục quay lại thời Bắc thuộc lần 3. Phùng Hưng sinh năm 761. Bố ông này vào năm 722 tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Giả sử ông cụ sớm có tinh thần yêu nước, 16 tuổi đi đầu quân, thì đến khi đẻ Phùng Hưng đã là gần 60. Phải nói các cụ ngày xưa siêu thật. Tôi tìm đọc sách cũ, thấy cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng ít tư liệu quá. Hầu hết đều chỉ nói 791 nổi dậy đánh thành Tống Bình. Trungda có biết có tư liệu nào mới, chi tiết và đáng tin cậy không? --Bình Giang (thảo luận) 16:09, ngày 11 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức

sửa

Nhờ bạn xem/sửa chữa lại cho phần Gia quyến, vì các vua nhà Nguyễn ko lập Hoàng hậu.Ti2008 (thảo luận) 02:13, ngày 12 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Pháp thuộc

sửa

Cho hỏi tại sao quân Tây Ban Nha đánh mà không bảo hộ Việt Nam ?Ti2008 (thảo luận) 09:43, ngày 13 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhắc nhở

sửa

Tối là thời điểm đi chơi

Có ai lại bám cái nơi... chán phèo. thảo luận quên ký tên này là của Hồng Kông nhân (thảo luận • đóng góp).

Minh-Đại Ngu

sửa

Trungda xem có thể viết riêng một bài về cuộc chiến tranh giữa nhà Hồ với quân Minh được không? Tôi mới đọc bài nhà Hồ, thấy cuộc chiến kéo dài tới 8-9 tháng và có rất nhiều trận đánh nhưng chỉ được viết trong mấy đoạn. Cần phải có một bài chi tiết thì mới hiểu nhà Hồ đã chống cự quyết liệt hay lẹt đẹt chứ. Tất nhiên là nếu không có tài liệu đáng tin cậy thì đành chịu. --Bình Giang (thảo luận) 15:33, ngày 13 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài Trịnh Ngô Dụng

sửa

Trungda chữa đoạn đầu mình thấy không biết có nên không, nếu chữa vậy thì phải bỏ chú thích. Ý mình là định dịch nguyên văn bia ở Văn miếu để giới thiệu về Ngô Dụng sẽ thuyết phục hơn người đọc. Cám ơn Trungda đã xem và sửa giúp

Bùi Thế Tâm (thảo luận) 02:09, ngày 14 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp

sửa

Đọc trang thì thấy có tiếng Hoa, nhưng khi nhấp vào ô sửa đổi, thì thứ tiếng này mất tiêu, và đem dán vào word thì nó ra cái ô vuông. Vậy, Nguyên cài thiếu font chữ nào, vì Nguyên đã cài font chữ Hoa và cả font thư pháp rồi. Nếu có thể anh cho xin font chữ nhé. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 08:11, ngày 14 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời xem Thảo luận:Kháng chiến chống Nguyên Mông. GV (thảo luận) 09:04, ngày 14 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Vũ Đế

sửa

Bài này, không những thiếu nguồn chú thích, lại còn có vẻ “chửi” ông nữa. Nhờ bạn chỉnh sưa/viết lại bài này (cùng với mình). Cám ơn trước.Ti2008 (thảo luận) 02:01, ngày 17 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc

sửa

Mời bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đôrêmon (phim hoạt hình), cảm ơn bạn.pq (thảo luận) 09:32, ngày 17 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ dịch

sửa

10,000 infantry

several gunboats around

3,000 Black Flag soldiers

6,000 Vietnamese soldiers

17 men drowned, no battle casualties

not known, certainly far higher than French casualties

Anh dịch ra tiếng Việt giúp Nguyên. Thân quí. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:54, ngày 18 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa. GV (thảo luận) 09:55, ngày 19 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Tự Đức

sửa

Đúng là nực cười. Nhưng có lẽ nực cười nhất phải là việc đã đi phê bình sử mà vẫn không hiểu Tàu khựa thế nào đến mức mời nó đem quân vào. Đến chịu lão này. Nhí nhố hết mức. Nhỉ:D Bình Giang (thảo luận) 10:41, ngày 19 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chẳng hiểu ổng ăn phải cái gì nhỉ ?Ti2008 (thảo luận) 10:23, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tần Tử Anh

sửa

Thân thế ông này không rõ do các nguồn ngay trong cùng Sử ký cũng đã nói khác nhau. Ông Phan Ngọc dịch không sai. Các học giả TQ cũng có ít nhất 4 quan điểm về thân thế ông này (con Phù Tô, em Tần Thủy Hoàng, anh Tần Nhị Thế, con của Doanh Thành Giao, Giao là em Tần Thủy Hoàng). Tốt nhất anh nên viết theo hướng đưa ra các quan điểm khác nhau về thân thế của Tử Anh (Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản kỷ (quyển 6), Sử ký - Lý Tư liệt truyện (quyển 87), Sử ký - Lục quốc niên biểu (quyển 15) v.v.).Meotrangden (thảo luận) 17:02, ngày 19 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Mạng

sửa

Nhờ ban bổ sung thêm cho phần thư mục của bài này.Ti2008 (thảo luận)

Chiến tranh Việt-Chiêm 1471

sửa

Tôi vừa mới tạo bài này, nhưng chưa xong. Khi nào bạn rảnh mời bạn hợp tác với mình hoàn chỉnh bài này.Ti2008 (thảo luận) 03:38, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trung Quốc nghiên cứu lịch sử Việt Nam

sửa

Biết Trungda giỏi về lịch sử nên mời bạn viết về bài Trung Quốc nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

  • Quy mô và tầm cỡ:
    • Đi sâu nghiên cứu lịch sử Việt Nam với tư cách là một nước lớn có kế hoạch lâu dài, tầm cỡ.
    • Đã có một đội ngũ nghiên cứu có bề dày và chuẩn bị khá đầy đủ tư liệu.
    • Có sự chăm lo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc, từ ngân sách nghiên cứu đến đời sống các giáo sư!? (So sánh với giáo sư sử Việt Nam thì sao?)
  • Thời gian:
    • Ngay từ sau năm 1950 đến giữa những năm 60, Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã chuẩn bị một đội ngũ cán bộ có năng lực cả về phương pháp nghiên cứu lẫn ngoại ngữ để nghiên cứu các nước, đặc biệt về Việt Nam.
  • Khai thác tư liệu cổ đồ sộ của Trung Quốc và của Việt Nam
    • Đã tập hợp biên soạn và chú giải hiệu đính trở lại từ năm 1978 (để làm gì ?! Lịch sử hai nước dạy rằng đánh nhau không phải là cách đô hộ tốt kia mà). Biên dịch rất công phu, đến nỗi phần chú thích dẫn giải dài gấp hai lần nguyên bản. Riêng cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời được chú thích, khảo cứu đến nhiều địa danh huyện, thôn dày gấp ba lần sách Việt Nam và phong phú hơn nhiều lần (Cuốn này nói gì về địa danh Hoàng Sa và Trường Sa hoặc Tây Sa và Nam Sa vậy Trungda?).
    • In: sách chữ Hán của Trung Quốc xưa như Chân Lạp phong thổ ký, Đảo di chí lược, Đông Tây dương khảo, Doanh nhai thắng lãm, Tinh sà thắng lãm, Tây dương phiên quốc chi, Tây dương triều cống điền cục, Hải ngoại ký sự, v.v… và ngắt câu, chú giải, hiệu đính rất công phu (Có bao gồm cả làm xóa và thêm thắt kiểu gov.cn trong trang Web lừng danh "Hợp tác Thương mại Lịch sử Việt Nam và Trung Quốc"); sách chữ Hán của Việt Nam như An Nam chí lược, Linh Nam chích quái, Gia Định thông chí, Mạc thị gia phả và chú giải rất kỹ, in lại rất chuẩn đính chính các lỗi in, và cả kiến thức sai (sai với ai).
    • Dùng cả tư liệu của Pháp, Nhật và Bộ Quốc phòng Mỹ.
  • Ưu thế:
    • Ngôn ngữ: chữ Hán.
    • Tư liệu gốc và quyền được sửa, hủy tư liệu gốc.
    • Nhân sự: đào tạo chính quy, 3 thế hệ 70 - 80 tuổi; 50 - 60 tuổi; 20 - 30 tuổi (thống kê tính theo năm 1993), đông tới hàng trăm người, có cả học và hợp tác ở nước ngoài, thậm chí sử dụng luôn cả Hoa Kiều yêu nước.
    • Kinh phí nghiên cứu: dồi dào.
    • Đông lực nghiên cứu: lòng yêu nước và hùng tâm cao ngút.
    • Được nhân dân ủng hộ, biết ơn ---> nghiên cứu một cách tự tin.
    • Có Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc che chở, lãnh đạo.
  • Kết quả nghiên cứu
    • Được phổ biến rộng rãi: qua phát hành, dịch ra tiếng Anh, qua các cuộc hội thảo với các nước bạn.
  • Đánh giá: thành công của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về Việt Nam là có cơ sở.

Rồi nhờ Trungda cho thêm cái mục Linh tinh viết về các nhà nghiên cứu sử Việt Nam viết về Hoàng đế Càn Long, phim Tể tướng Lưu Gù, Xuất bản sách nghiên cứu về danh nhân "Đặng Tiểu Bình ra vào mãi", hoặc Ma chiến bại...

Nếu được, Trungda cho biết thông tin về động cơ nghiên cứu của cả hai đội ngũ nghiên cứu Sử học hai nước (với nguồn vốn từ ngân sách to nhỏ khác nhau)... về nước bạn.

Xem bài này của ông Nguyễn Văn Hồng có giúp cho Trungda thêm tư liệu viết bài không nhé. Luật sư Nhân (thảo luận) 13:17, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

1823?

sửa

Tôi thấy số năm bạn viết ở bài Vua Chăm Pa có lý lắm. Bởi vì vua cuối cùng trị vì đến năm 1822, vậy mà các bài viết là mãi đến năm 1832 mới bị sáp nhập. Tại sao lại có khoảng trống 10 năm vậy, chuyện gì xảy ra trong thời gian này. Không biết có phải mọi người ghi lộn 1823 thành 1832 không. Bạn nghĩ sao? 198.188.96.4 (thảo luận) 23:24, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chắc là lộn. Tôi đã sửa. Các đời vua Chăm ko đầy đủ.--Trungda (thảo luận) 02:18, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Loạt bài liên quan tới nguyên nhân cái chết của Nguyễn Trãi

sửa

Trong các bài như Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, Lê Thánh Tông, Vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi v.v, những bài có thể có liên quan tới họa tru di tam tộc đối với Nguyễn Trãi, anh nên đưa nguồn dẫn rõ ràng cho phần nguyên nhân của họa này và cần lưu ý rằng đó mới chỉ là nghiên cứu của một nhóm sử gia, không phải ai cũng cho là đúng như các tác giả này suy đoán (dựa vào một số bài thơ được cho là của Đinh Liệt+ ngoại suy từ chiếu lên ngôi của Nghi Dân v.v), do đó cần loại bỏ các từ như nhiều sử gia thống nhất cho rằng Nguyễn Thị Anh là chủ mưu vì nó rất thiên lệch, thay bằng một số sử gia, như ông A, bà B v.v [nguồn dẫn], cho rằng Nguyễn Thị Anh là chủ mưu. Dẫu sao, cũng xin chân thành cảm ơn anh vì đã góp phần làm sáng tỏ thêm một khía cạnh còn chưa được làm rõ trong mối họa nổi tiếng này.Meotrangden (thảo luận) 01:38, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trungda có em

sửa

Gặp Trungda xin chúc mừng

Có em tên tuổi lẫy lừng - Caoda. Công nhân áo hồng (thảo luận) 06:46, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Nhân Tông

sửa

Tôi sẽ xóa cái đoạn: “Trái với...Khắc Xương” bởi vì 2 lý do: Đoạn đó ko có nguồn chú giải và đồng thời ko có tính xác thực. Tôi thấy ÔNG này rõ là giống Lê Hiến TôngLê Túc Tông sau này -> NHÂN TÔNG KHÔNG PHẢI LÀ VỊ VUA HIẾM CÓ CỦA NHÀ LÊ SƠ.Ti2008 (thảo luận) 02:58, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Duy Phường

sửa

Ông này chết năm bao nhiêu vậy (1732 hay 1735) ?Ti2008 (thảo luận) 11:32, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy là khi đó vua Lê Thuần Tông đã chết rồi ?Ti2008 (thảo luận) 15:47, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

THANK YOU!!!!!!!!!!!

sửa

For blocking that guy!!!! Why is there so much evil on this wiki? And can you PLEASE upload the Fox and the Hound poster? I LOVE THAT MOVIE!!!!!!! BEST MOVIE EVER ON PLANET EARTH!!!!! Oitsnoisy (thảo luận) 14:10, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Please see my contributions and delete all his rubbish pages! And upload the poster! See en:The Fox and the Hound, otherwise known as the best movie on planet earth! Oitsnoisy (thảo luận) 14:54, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hello? Oitsnoisy (thảo luận) 15:22, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xóa

sửa

Thay bằng xóa phá hoại,sao bạn không cấm những kẻ phá hoại cho nhanh.Vẫn còn kẻ phá hoại đáy.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 14:17, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

  1. lại có phá hoại.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 17:04, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giang Văn Minh

sửa

Do thuộc tính của wikipedia là không phải nơi xác định sự thật nên thông tin từ nguồn của Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 tập 2 dù sai hoặc đúng sự thật lịch sử vẫn phải được ghi vào bài. Nếu có sách lịch sử cũ có thông tin đáng tin cậy hơn về việc Giang Văn Minh không phải là người có công "lập mưu khóc lóc lừa vua nhà Minh bãi bỏ lệ cống người vàng Liễu Thăng" thì thông tin này cần đưa vào bài để người đọc tự đánh giá và tự điều chỉnh cái thông tin đã thành giai thoại kia. Việc người đọc điều chỉnh được thông tin sai do sách giáo khoa sẽ giúp wikipedia được tham khảo nhiều hơn. Người đọc wikipedia cũng vui hơn khi có thông tin đa chiều về nhân vật lịch sử hơn là chỉ mãi tin vào Sách giáo khoa chính thống của Nhà nước với quy trình biên soạn, kiểm định hết sức chặt chẽ nhưng thực chất là chỉ dành cho một nhóm nhỏ cá nhân san sẻ đặc quyền theo cách rải mành mành và viết sách giáo khoa với mục tiêu phục vụ.Luật sư Nhân (thảo luận) 02:19, ngày 29 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trịnh Tráng

sửa

Có một điều lạ mà tôi thường xuyên thắc mắc:

Ông này cũng rất giống Lê Duy KỳNguyễn Ánh:
Năm 1637 Tráng đã cầu viện Công ty Đông Ấn Hà Lan cho quân đánh chúa Nguyễn Phúc Lan. Và, quân CTDAHL bị đập tan tác tại cảng Eo. Vậy mà sao ông này không bị xem là “cõng rắn về cắn gà nhà” nhỉ?

Ti2008 (thảo luận) 16:10, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự Đức

sửa

Khi nào rảnh, nhờ bạn (cùng với tôi) phục hồi cho bài này.Ti2008 (thảo luận) 02:57, ngày 31 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng thời nhờ bạn đưa những chú thích từ Việt Nam sử lược vào bài.Ti2008 (thảo luận) 01:50, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trước khi tôi treo TB đang viết, bài 0 có câu nào lấy từ VNSL, tôi chỉ cần bạn thêm chú thích VNSL vào những đoạn nào mà VNSL có ghi.Ti2008 (thảo luận) 10:24, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

!

sửa

Hồi này thấy bác tâm sự mảng lịch sử với em Ti hơi nhìu đấy, trai chưa vợ & gái chưa chồng hay quá còn chi, (xin lỗi Ti2008 nếu ko phải):))))). Mà bữa trước bác vô Sài Gòn mần chi vậy, Dongsonvh (thảo luận) 17:06, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Em đang ở Sài Gòn, còn các tài liệu vùng ĐNA thì vất ngoài Hà Nội. Khoảng tuần nữa ra sắp xếp thời gian mới mần được, đang muốn thêm cái phần Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa vào bài Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ mà khó quá, tài liệu thì chỉ có Phủ biên tạp lục của LQD hơi khó viết, Dongsonvh (thảo luận) 17:15, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hồi này kinh tế khó khăn nên mọi người ko có thời gian vào Wiki, số lượt truy cập giảm đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái bác ạ, Dongsonvh (thảo luận) 17:20, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Em có bi quan gì đâu, đến cả em đây thời gian truy cập và đóng góp so với cùng kỳ năm ngoái giảm cả vài trăm %, hy vọng kinh tế khởi sắc mọi người lại truy cập Wiki ầm ầm. Dongsonvh (thảo luận) 17:28, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ

sửa

Bạn có biết ai ở đây biết tiếng Nga không?Nhờ lấy hộ tôi một bức ảnh bên wiki tiếng Nga.Cảm ơn.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 09:41, ngày 3 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thể loại

sửa

Trong các bài con của Thảo luận Thể loại:Người bị Việt Minh giết vẫn còn thể loại. Tôi thấy một thành viên xóa đi và một thành viên khác lại lùi lại, như vậy vẫn chưa tận gốc được. --Y Kpia Mlo (thảo luận) 17:00, ngày 3 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự Đức 2

sửa

Tôi còn đang suy nghĩ xem có cách tóm tắt các cuộc loạn của ông Phụng và ông Trưng không.Ti2008 (thảo luận) 08:51, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Thái Tổ

sửa

Nhờ bạn them chú thích & tham khảo cho bài này, bài này hiện nay hoàn toàn 0 có chú thích & tham khảo.Ti2008 (thảo luận) 08:22, ngày 5 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Chiêu Đế

sửa

Đề nghị tương tự như đề nghị về bài Minh Thái Tổ.Ti2008 (thảo luận) 16:28, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng thời cho tôi hỏi rằng hai ông Hoắc QuangHoắc Khứ Bệnh có họ hàng hay không?Ti2008 (thảo luận) 16:53, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự Đức 4

sửa

Tôi nghĩ phần ông có hiếu, tính siêng năng và tự học, sở thích màu vàng, ít thích trang sức, hèn nhát/thiếu quyết đoán nên đưa vào phần Đời tư (các bài en:Alexander the Greaten:Akbar the Great có phần Personality). Bạn có đồng ý không?Ti2008 (thảo luận) 15:02, ngày 8 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Mạng

sửa

Ở bài này thì lại khác, bởi vì tính cách của ông ấy (siêng năng, quyết đoán, cương kỷ v.v...) có liên quan đến sự cai trị.Ti2008 (thảo luận) 02:45, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý Thái Tông - Tự Đức

sửa

Đọc KDVSTGCM mà thấy tức cười. LTT, một vị vua tài ba kính Phật yên dân, thậm chí còn mở mang lãnh thổ đất nước (1044) lại bị TD, một ông vua lạc hậu hèn nhát, lúc đánh lúc hàng với quân Pháp chê trách te tua luôn. Không thể hiểu nổi.Ti2008 (thảo luận) 09:56, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thử đặt trường hợp (hoàn toàn không thật) TD có trước, và LTT có sau làm một bộ sử (trong đó có đề cập tới TD) thì không biết sao nhỉ ?Ti2008 (thảo luận) 09:56, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vì vậy, tôi muốn bổ sung sự chê bai người khác một cách (không biết dùng từ gì để nói nữa!) của TD vào trong bài viết nói về ông ta.Ti2008 (thảo luận) 09:56, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng thời, tôi xem cách đánh giá của Việt Cộng đối với nhà Nguyễn là một sự công bằng trong lịch sử.Ti2008 (thảo luận) 10:03, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Mạng 1

sửa

Nếu bạn có sách Việt sử toàn thư, nhờ bạn chú thích thêm phần số trang cho đoạn có An Hòa. Nếu ko có sách thì nếu bạn biết người nào có sách ấy thì nhờ người đó. Cám ơn trước!Ti2008 (thảo luận) 15:00, ngày 11 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Boris Godunov

sửa

Tôi chuẩn bị tạo bài về ông vua Nga này. Bạn xem Boris Godunov có fải là tên gốc của ông ta ko, hay chỉ là tên Anh ngữ.Ti2008 (thảo luận) 02:00, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trung Quốc nghiên cứu lịch sử Nhật Bản

sửa

Mời bạn đọc 3 bài: bài Nhật Bản trên wikipedia tiếng Việt, bài Thư tịch chữ Hán tại Nhật Bản của giáo sư tiến sỹ Nghiêm Thiệu Sương, Khoa Ngôn ngữ văn học Trung Quốc, Giám đốc Sở nghiên cứu văn học và văn hoá so sánh đại học Bắc Kinh, và bài Lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thế kỷ XIX Thể chế triều cống, Thực và hư của giáo sư Yu Insun Đại học Quốc gia Seoul. Bạn sẽ hiểu ra vấn đề "Người Tàu không phải là tổ tiên của Người Nhật, người Triều Tiên". Hy vọng bạn sẽ giúp người đọc wikipedia tiếng Việt hiểu ra người Tàu không phải là tổ tiên của người Việt bằng cách... bạn và giới nghiên cứu sử Việt Nam chịu khó đi học chữ Hán khi chưa quá trễ.Luật sư Nhân (thảo luận) 10:24, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thật là tiếc vì bạn không có thời gian để học chữ Hán. Nhưng hy vọng 3 bài trên giúp được bạn điều gì đó khi tham gia wikipedia.Luật sư Nhân (thảo luận) 02:30, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Gửi hộ

sửa

Bài Nguyễn Huệ,phần bang giao với nhà Thanh không để như thế được, sai cơ bản hãy đọc bản của tôi đã sửa để so sánh Duyphuong (thảo luận) 13:01, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Liên quân tấn công ĐN

sửa

Mong bạn xem lại, hình như tôi đâu có ghi danh mục tham khảo nào, nó có sẵn đấy chứTho de (thảo luận) 17:40, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiện tôi đang tính viết 1 số bài về chiến tranh Thái Bình Dương, nếu có thời gian tôi sẽ cố gắng tham gia phần sử Việt nhiều hơn, cảm ơn lời nhắn của bạn. Tôi sẽ chỉnh lý lại trong danh mục tham khảo của các bài đó sau.Tho de (thảo luận) 17:42, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái kia thì đúng nhưng cái danh mục tham khảo của bài tấn công ĐN thì không. Tôi đâu có ghi chú thích nào có danh mục tham khảo, chắc chắn mà. Phần tôi sử lại Việt sử VN thay bằng Lịch sử VN là rút ra từ phần tài liệu tham khảo của bài đó. Tôi tin rằng có ai đó đã ghi nhầm.Tho de (thảo luận) 17:48, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nghỉ ngơi

sửa

Bác rảnh ko, vác laplop qua Thái Hà ngồi nhâm nhi cafe và viết Wiki đi, Dongsonvh (thảo luận) 07:20, ngày 13 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hôm rồi các bạn off vui chứ, tiếc là em út của tớ không chịu qua cà phê, chán thật! Hôm nào ọp ẹp tiếp đê! Công nhân áo hồng (thảo luận) 16:07, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vui nhưng tiếc là hôm đó dương thịnh âm suy, không có Hà Nội nhân chân dài nào đến ọp cả. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:10, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bạn Trungda chỉ có gở miệng, nói thế nhỡ về sau thành sự thật thì... tớ chết:)) Từ trước đến giờ Hà Nội nhân có mỗi một chân dài, các anh hào không giữ được nên "quy ẩn" rồi:D Công nhân áo hồng (thảo luận) 16:18, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tam Hoàng Ngũ Đế

sửa

Tôi ko hiểu tại sao sử sách ghi ông Tần Doanh ChínhHoàng đế đầu tiên của Trung Hoa, trong khi Tam Hoàng Ngũ Đế có trước Chính hàng ngàn năm mà được xem là hoàng, đế ?Ti2008 (thảo luận) 05:30, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quân chủ nước Tống

sửa

Bảng này liệt kê số năm trị vì theo Sử ký, từ năm tới năm chỉ là ước đoán, do lấy mốc năm 831 TCN làm chuẩn và về tổng thể Sử ký cũng không ghi rõ là chết vào mùa nào.

Thụy hiệu Họ tên Thời gian tại vị Số năm Quan hệ
Tống Vi Tử Khải Tử Khải      
Tống Vi Trọng Tử Diễn     con Tử Khải
Tống Công Kê (không có thụy hiệu) Tử Kê     con Vi Trọng
Tống Đinh công Tử Thân     con Công Kê
Tống Mẫn công Tử Cộng     con Đinh công
Tống Dương công Tử Hi     em Mẫn công
Tống Lệ công Tử Phụ Tự     con Mẫn công
Tống Li công Tử Cử 858 TCN - 831 TCN 28 con Lệ công
Tống Huệ công Tử Kiến/Hiện (覵) 830 TCN - 800 TCN 30 con Li công
Tống Ai công   800 TCN 1 con Huệ công
Tống Đái công 799 TCN - 766 TCN 34 con Ai công
Tống Vũ công Tử Tư Không 765 TCN - 748 TCN 18 con Đái công
Tống Tuyên công Tử Lực 747 TCN - 729 TCN 19 con Vũ công
Tống Mục công Tử Hòa 728 TCN - 720 TCN 9 em Tuyên công
Tống Thương công Tử Dữ Di 719 TCN - 711 TCN 9 con Tuyên công
Tống Trang công Tử Phùng (Bằng) 710 TCN - 692 TCN 19 con Mục công
Tống Mẫn công Tử Tiệp 691 TCN - 681 TCN 11 con Trang công
Tống Tiền Phế công Tử Du 681 TCN 1 ?
Tống Hoàn công Tử Ngữ Thuyết 681 TCN - 651 TCN 31 em Mẫn công
Tống Tương công Tử Tư (玆) Phủ 650 TCN - 637 TCN 14 con Hoàn công
Tống Thành công Tử Vương Thần 636 TCN - 620 TCN 17 ?
Tống Hậu Phế công Tử Ngữ 620 TCN 1 em Thành công
Tống Chiêu công Tử Xử Cữu 619 TCN - 611 TCN 9 con Thành công
Tống Văn công Tử Bảo Cách 610 TCN - 589 TCN 22 em Chiêu công
Tống Cộng công Tử Hà 588 TCN - 576 TCN 13 con Văn công
Tống Bình công Tử Thành 575 TCN - 532 TCN 44 con Cộng công
Tống Nguyên công Tử Tá 531 TCN - 517 TCN 15 con Bình công
Tống Cảnh công Tử Đầu Mạn 516 TCN - 453 TCN 64 con Nguyên công
Tống Chiêu công Tử Đặc 453 TCN - 406 TCN 47 Chắt chi thứ của Nguyên công, gọi Nguyên công là cụ (Nguyên công sinh Tử Đang Tần, Tử Đang Tần sinh Củ, Củ sinh Tử Đặc)
Tống Điệu công Tử Cấu Do 406 TCN - 399 TCN 8 con Chiêu công
Tống Hưu công Tử Điền 399 TCN - 377 TCN 23 con Điệu công
Tống Hoàn công hoặc Tống Hoàn hầu Tử Tích Binh 377 TCN - 375 TCN 3 con Hưu công
Tống Dịch Thành quân Tử (Đái?) Dịch Thành 375 TCN - 335 TCN 41 con Hoàn công (Trúc thư kỉ niên viết là hậu duệ của Tử Văn, Tử Văn là con Tống Đái công.)
Tống Khang vương hoặc Tống vương Yển Tử (Đái?) Yển 334 TCN - 287 TCN 47 em Dịch Thành, năm thứ 11 tự lập làm vương.

Meotrangden (thảo luận) 05:39, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ xem

sửa

Nhờ Trungda đọc Chiến dịch giải phóng Phú Xuân của quân Tây Sơn xem nội dung đúng được mấy phần. Thanks. --ドラえもん (thảo luận) 10:09, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mẫn công

sửa

Hai ông Mẫn công khác nhau này đều viết bằng cùng một chữ (湣). Tôi cũng không rõ do Sử ký không diễn giải gì về việc tại sao lại như vậy (có 58 đoạn ngắn, mà chỉ từ đoạn 23 trở đi mới liệt kê các vị Tống công sau Vi Tử Khải). Bên cạnh đó còn 2 ông Hoàn công và 2 ông Chiêu công viết bằng các chữ Hoàn/Chiêu y như nhau. Meotrangden (thảo luận) 10:17, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong danh sách lập ra tôi cũng đã chú thêm rồi (ví dụ Tống Mẫn công (Tây Chu)Tống Mẫn công (Xuân Thu) hay Tống Hoàn công (Xuân Thu)Tống Hoàn công (Chiến Quốc). Meotrangden (thảo luận) 10:27, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cha truyền con nối

sửa

Tôi nghĩ việc vua Hạ Khải kế tục vua cha Hạ Vũ chỉ là sự cha truyền con nối đầu tiên Trung Quốc. Sở dĩ là vì các pharaông của Ai Cập cổ đại (có trước [nhưng kết thúc sau cực kì lâu] cả Tam Hoàng Ngũ Đế) đã thực thi CTCN từ lâu rồi.Ti2008 (thảo luận) 10:13, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về lời phê về tội ác của Lý Thái Tông trong Cương Mục

sửa

Tôi thấy Lý Thái Tông thật là dũng cảm, một bậc vua ngồi trên ngai cao mà dám thân chinh cầm quân đi mở mang bờ cõi, còn chuyện cướp bóc phụ nữ, trẻ con là chuyện thường so với những tay vua này. Nhảm! So sánh tay vua cướp bóc Thái Tông với người trinh tiết Mỵ Ê thì nói là Thái Tông nhục (ừ thì cũng được đi), mà chẳng biết so sánh Mỵ Ê trinh tiết với cái ông chàng Phúc Thì lúc đánh lúc hành Pháp thì sao nữa.Ti2008 (thảo luận) 11:13, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Long mão

sửa

Bạn thấy cái này có giống mão vua VN ko ?Ti2008 (thảo luận) 14:14, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã tham khảo qua Hình:LýTháiTông.jpg, Hình:Trần Nhân Tông.jpg và Hình:Tượng đài Lê Thái Tổ HN.JPG. Tôi có võ đoán rằng cái mũ mà mấy vị đây đội (gọi là gì nhì?) là mão các vị vua từ Lý - Lê.Ti2008 (thảo luận) 08:28, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chỉ ko biết các vua Mạc và Ng Quang Toản đội cái gì?Ti2008 (thảo luận) 14:53, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh quân háo sắc

sửa

Đây! Đại Việt Sử ký Toàn thư đã ca ngợi điểm tốt và chê điểm xấu của cậu chàng này một cách rất đúng đắn. Nhưng tôi cần chú thích đoạn...xác đáng...yêu mẹ thì bế con...Ti2008 (thảo luận) 14:37, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chu Triệu hay Chu Thiệu cộng hòa

sửa

Trungda cho biết nguồn nào viết là Chu Thiệu cộng hòa, trong khi hai ông chấp chính thời kỳ đó là Chu Định công (周定公) và Triệu Mục công (召穆公) và các tài liệu tiếng Trung đều ghi là 周召共和 (nghĩa là Chu Triệu cộng hòa) từ chữ ghép Chu + Triệu. Meotrangden (thảo luận) 06:19, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiểu quốc Đông Chu/Tây Chu

sửa

Theo Sử ký, Chu Khảo Vương phong cho em làm Hoàn công ở đất Hà Nam. Sau Hoàn công là Uy công, Huệ công v.v đến Vũ công. Đây là tiểu quốc Tây Chu. Tây Chu Huệ công phong cho con là Cơ Ban/Căn ở đất Củng (nay là huyện Củng, tỉnh Hà Nam, chứ không phải con ông tên là Vu Củng). Đây là Đông Chu Huệ công (Sử ký).

Đến thời Chu Noản Vương (khoảng 314 TCN - 256 TCN) của triều đại Đông Chu thì tiểu quốc Tây Chu bị phân chia (thành 2 tiểu quốc Đông Chu + Tây Chu) và từng đánh lẫn nhau. Trong Sử ký gọi các vị công tước cai quản các tiểu quốc Đông/Tây Chu này là Đông/Tây Chu quân. Đông Chu Noản vương dời đô tới tiểu quốc Tây Chu. Năm 256 TCN Noản Vương chết và 7 năm sau (249 TCN) Tần diệt Đông Chu. Vị Đông Chu quân này có phải là hậu duệ của Đông Chu Huệ công hay không (có thuyết nói ông này là Đông Chu Văn quân/Đông Chu Văn công, Đông Chu Vũ quân/Đông Chu Vũ công hoặc Đông Chu Tĩnh công) và có phải là Đông Chu Huệ vương hay không thì không rõ. Meotrangden (thảo luận) 11:10, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài hát

sửa

Nếu chép nguyên một bài hát,rồi cho vào bài viết,bài hát phổ biến mà tác giả chưa đồng ý có bị coi là vi phạm bản quyền không nhỉ,bài hát phổ biến mà.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 08:40, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

PS:bạn nên khóa thành viên Thành viên:Nanglatoi,xem lịch sử đóng góp toàn là phá hoại.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 08:51, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Việt-Chiêm

sửa

Mời Trungda cùng tôi hoàn thiện bài này.Ti2008 (thảo luận) 16:08, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này tôi viết lấy ý tưởng từ bài chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.Ti2008 (thảo luận) 02:26, ngày 18 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trần Thánh Tông

sửa

Mời bạn hoàn thiện cho phần Ngoại giao với Mông Cổ' bài này. Đồng thời nhờ bạn thêm chú thích cho đoạn cuối phần trị vìnhường ngôi. Cám ơn trước!Ti2008 (thảo luận) 11:25, ngày 18 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trợ giúp

sửa

Xin được trợ giúp dịch bài này

Ming Dynasty Founded by Hongwu Having overthrown the oppressive Mongol rulers, Zhu Yuanzhang founded the dynasty he called "enlightened" (Ming) and ruled (1368-98) as Emperor Hongwu. His general Xu Da invaded and secured Shanxi and Shaanxi in 1369. Then the Ming army attacked the fleeing Mongols. Yuan emperor Toghon Temur died in 1370 and was succeeded by his son Ayushiridara; but as he fled to Outer Mongolia, 50,000 Mongol warriors were captured along with the Empress and his son Maidiribala. After putting a Ming commander in chains for a defeat, Xu Da overcame Koko's army, which lost a reported 84,000 soldiers as Koko fled. Emperor Hongwu gave hereditary titles to 34 generals, nine of whom were enemy generals who had surrendered. His oldest son was heir apparent, and his next nine sons were given princely estates. Sichuan refused to surrender in 1369 and was conquered in 1371. However, the next year Koko Temur's army ambushed Xu Da's large cavalry force of 100,000, inflicting a disastrous defeat. Tribute came from Korea, Annam, Champa, Japan, Cambodia, and Siam by 1371 and even as far away as from Borneo, Java, Sumatra, the Malay peninsula, and the southeast coast of India in the next few years. Ming armies invaded Mongolia, took over northwestern and southwestern territory, fighting Koko until he died in 1375.

In 1370 civil service examinations began again; discourses and political analysis were added along with tests on archery, horsemanship, calligraphy, arithmetic, and the law code. Grain was distributed to the impoverished region of Shanxi. During a drought the Emperor exposed himself to the sun, and five days later it rained. Although and perhaps because secret Buddhist societies, like the White Lotus, had enabled him to overthrow the previous regime, Hongwu banned them by decree. Only the Emperor was permitted to make sacrifices to Heaven and Earth; but religion was encouraged. In 1373 he ruled that those ordained as Buddhist priests had to pass an examination on the scriptures, and 96,328 Buddhist and Daoist monks and nuns were ordained. The Emperor restricted the roles of the empress and other palace women. To educate his heir he had officials give their memorials to him for decisions; but Hongwu disliked the results and soon canceled the policy. In 1373 he abolished the examination system and had officials appointed based on recommendations. Hongwu promulgated the Ancestral Injunctions outlining the powers and responsibilities of the princes; although nobles were not punished for taking land unfairly the first time, by the fourth violation the penalty was death. An imperial school system was established in 1375 for qualified students. During the 30-year reign of Hongwu 871 degrees were awarded, 472 of them in 1385.

Emperor Hongwu wrote a commentary on Lao-zi's Dao De Jing in 1375, and he thought maybe he should not put to death so many people; but the next year he had hundreds of officials executed for pre-stamping fiscal documents as a convenience. The minister Yeh Bozhu, who criticized the enfeoffment of princes, harsh punishments, and arbitrary rule, was imprisoned and died of starvation. Yet Yeh's prediction that the Prince of Yan would usurp power eventually came true. Maidiribala had been sent back to the Mongol court in 1374; but when Ayushiridara died in 1378, he was succeeded by his younger son Toghus Temur. The Ming army had invaded Tibet in 1377, killing thousands and capturing more than a hundred thousand animals. Two years later Mu Ying led the Ming army into Tibet, capturing 30,000 people and 200,000 domestic animals. Hongwu named five more of his sons princes in 1378, and he would name ten more in 1391.

Hu Weiyong was prime minister from 1373; but when he failed to inform the Emperor about tributary envoys from Champa arriving at the capital of Nanjing in late 1379, Hongwu took power into his own hands by putting Hu Weiyong on trial for treason in 1380. Hu Weiyong and 15,000 people were executed, and the position of prime minister was eliminated. Eight years later Hongwu published his account of the conspiracy he believed threatened to overthrow him with military power and Japanese assistance. The Ming emperor threatened to invade Japan in letters he sent in 1374, 1376, 1380, and 1381. In 1381 the Emperor sent Fu Yude with 300,000 troops to conquer Yunnan in the southwest, killing or capturing 100,000 men before they capitulated the next year.

In 1380 Hongwu abolished the office of prime minister and created a grand secretariat that distributed and departmentalized power under the direct control of the Emperor into the six ministries of Personnel, Revenue, Rites, War, Justice, and Works. Rites included regulation of Buddhist and Daoist priests as well as imperial entertainment. The Works ministry had bureaus of construction, forestry and crafts, irrigation and transportation, and state farms. Additional service agencies were the directorates of astronomy (overseeing the calendar and weather forecasts), imperial parks, and education. Counties were the basic units of administration with magistrates responsible for tax collection, labor services, care of the aged and indigent, local ceremonies, keeping peace, and administering justice. Taxes were low and only took about three percent of the total produce and usually were collected in grain. The administrative community (lijia) system was promulgated in 1381. A li contained 110 households-ten jia of ten households plus the ten leading (usually the wealthiest) families, who provided the headmen responsible for collecting the taxes and service labor while providing services such as education. The first land survey was done in 1387.

In 1382 the central authority of Emperor Hongwu organized a secret police force. Censors were organized into new agencies in each of the twelve provinces and investigated. This surveillance bureau was the only department that was given unified central control. Also in 1382 the examinations were held again after being suspended for a decade. An edict was issued defining three kinds of Buddhist monks as devoted to meditation, scriptural exposition, and ritual Buddhism, which meant teaching or yoga. When Li Shilu complained that Hongwu favored Buddhism and Daoism, the Emperor had him beaten to death on the palace steps.

Hongwu banned eunuchs from politics in 1384 though they still served in the bureaucracy. Scholars criticized the Emperor for harsh methods; but in 1385 Hongwu had his vice-minister of revenue and hundreds of others executed for embezzling, and the minister of personnel was accused of slandering the head of the National University and was put to death. In 1387 the Emperor had a change of heart and ordered his bodyguards to burn their instruments of torture. That year Feng Shang was sent with an army of 100,000 to suppress the Lolo revolt in Yunnan. The Eastern Mongol leader Naghachu surrendered to him; but Feng Shang was dismissed and lost his estate in Henan. In 1388 General Lan Yu led an army of 150,000 across the Gobi Desert to attack the Mongols; 77,000 people were captured including 3,000 princes and one hundred from the ruling family and its entourage along with 150,000 animals. Hongwu had reunified all of China.

From 1385 to 1387 Hongwu promulgated three Grand Pronouncements. In the first village elders were given the right to appeal to the Emperor when local officials were corrupt or incompetent. Bribery was the biggest problem, and both parties were to be punished severely. Schools were to teach the laws, and defendants who could recite them were to get reduced punishments. The second proclamation concerned corruption of security forces and government officials; the Emperor lamented that if he is lenient, the law is ruined; but if he is harsh, he is called a tyrant. In the third proclamation he gave the death penalty to 68 metropolitan degree holders and 53 students and said he would put to death any talented man who refused to serve the government. This put scholars in a terrible dilemma and led to further purges.

In 1390 Prince Zhu Zi committed suicide as the Hu Weiyong purge claimed more victims from trumped-up charges. The Emperor's heir Zhu Biao died of illness in 1392. Koreans let Emperor Hongwu choose the old Chinese name of Choson for its new state. Hongwu merged the tributary gifts with the trading system and required government supervision of trade. After Lan Yu's victory over Orlug Temur, the Emperor assigned him, Feng Sheng, and Fu Yude to the staff of the young crown prince Zhu Jianwen, Zhu Biao's son. Hongwu had established the succession principle of primogeniture. In 1393 four more princes were given fiefs in the north. Lan Yu was tried for mutiny and publicly dismembered. The Emperor granted an amnesty in September 1393 but acknowledged that 15,000 had been executed in this purge. Ten princes were called to the capital for consultation, and the generals Fu Yude, Wang Bi, and Feng Sheng died in the next two years. The Emperor tried to restrict the princes' recruiting, but they gained control of their military forces. Contrary to Confucian tradition, Hongwu began the custom of inflicting corporal punishment on government officials; some were beaten to death, though this did discourage bribery and corruption. Between 1378 and 1395 Hongwu sent seventeen of his sons to princely fiefs.

The Ming code of laws of Hongwu was developed over thirty years and was completed in 1397. The young scholar Xie Jin criticized the Emperor for changing the laws too often. He wrote that this causes doubt and cynicism, and he recommended ending extralegal punishments and collective responsibility for criminal acts. Punishment had five levels of severity-beating with a light stick (10 to 50 strokes), beating with a heavy stick (60-100 strokes), penal servitude (1-3 years with 60-100 blows), banishment (to varying distances with 100 blows), and death (by strangulation or decapitation). The Ming code allowed for the paying of fines in place of any of these punishments, especially for nominal capital crimes. Women were remanded to the custody of their husbands, except in sexual and capital crimes, because of the danger of rape in prison. Killing for adultery was justified if done by the husband when the couple was caught in the act. If the wife survived, the husband could sell her as a concubine. In the Ming code the man's family was no longer exempt from punishment for breaking a marriage agreement. Driving a person to commit suicide was punished by a hundred blows or by death if aggravated by other crimes. Economic reconstruction of land, dikes, and canals revived the economy. A rational and comprehensive system of taxation and labor service was instituted. Paper money was issued; but after it was no longer convertible to metal currency, it had to be abandoned by the mid-15th century.

In 1392 families in Anhui were directed to plant 200 mulberry trees, 200 jujube trees, and 200 persimmon trees. Scholars estimate that in this decade about one billion trees were planted in China. In 1395 they repaired or built 40,987 reservoirs in China. That year Emperor Hongwu issued a list of regions not to be invaded by the Ming, and tributary relations were limited to Ryuku Island (Japan), Cambodia, and Siam. Imperial commands posted in all villages urged the "six injunctions" which were to be filial to parents, respect elders and superiors, maintain harmonious relations with neighbors, teach and discipline their sons, peacefully pursue their livelihoods, and do not commit wrongful actions. Tax captains were responsible for registering property and collecting taxes and labor services. Crimes were prosecuted locally, but serious offenders were sent to the capital. In 1395 the Emperor decreed that all Buddhist and Daoist monks must go to the capital and pass an examination, and those failing were to return to a lay life. After learning that no one from the north had passed the examinations in 1397, Hongwu read the papers himself and awarded degrees to 61 northerners.

Although the Emperor hated Mongol customs that violated Chinese ethics, after his death on June 24, 1398 all but two of his forty concubines took their lives in the traditional Mongol way. The empress of his successor complied in 1405, encouraging self-immolation, and thirty concubines committed suicide at Yongle's death in 1424. Also ten concubines were buried with Emperor Xuande in 1436. However, the practice of suicide by imperial concubines was curtailed after 1464. During the Ming era widows were encouraged to be faithful and not marry a second husband.

Ming Empire 1398-1464 The second Ming emperor Zhu Jianwen was twenty years old when he succeeded his grandfather Hongwu. He proclaimed a general amnesty, put three Confucian tutors in influential positions, and tried to make Ming government more benevolent. The six chief ministers were elevated in rank over the military commissioners. Hanlin scholars instructed the princes in Confucian policies, and the princes were also ordered not to interfere in civil and military matters. Jianwen canceled many of the harsh pronouncements and notices that had been made by Hongwu. Excessive land taxes in the Jiangnan region were reduced, and restrictions were put on the tax-exempt lands of the Buddhists and Daoists. Failing to control the princes, Jianwen decided to abolish their fiefdoms, and five of them were eliminated.

Zhu Di of Yan was Hongwu's fourth son; his mother was probably a lesser consort, but he later claimed he was the son of Empress Ma. He was born on May 2, 1360 and married the daughter of General Xu Da in 1376. He did not take up his Yan fiefdom at Beijing until 1380. Zhu Di was ordered to patrol Daning in 1396 and captured Bolin Temur. By 1398 he had become the dominant power in the north. After the five strategic princedoms were abolished, Zhu Di feared he was the next target; but his three sons were hostages at the court in Nanjing until Jianwen consented to their return in June 1399. After two of his officials were executed for sedition the next month, Zhu Di attacked neighboring counties. The Prince of Yan claimed that he was upholding the laws of Hongwu and blamed the three Confucian advisors for persecuting the princes.

In the civil war Emperor Jianwen began with larger forces, but his army of 130,000 sent to attack Beijing was defeated. A siege of Beijing also failed. In May 1400 about 600,000 men fought near Baoding. The southern army used explosive weapons but suffered heavy losses and retreated. Prince Zhu Di was nearly captured but was relieved by reinforcements. He attacked again at Dezhou; but in 1401 after losing tens of thousands of troops, he decided to use guerrilla tactics in a war of attrition. By 1402 the Prince of Yan was able to attack the capital at Nanjing. He refused to negotiate, and Jianwen's generals opened the city gates. The imperial palace was set on fire, and burned bodies were claimed to be those of Jianwen, Empress Ma, and Jianwen's eldest son. On July 17, 1402 Zhu Di claimed that he was succeeding Hongwu and proclaimed himself Emperor Yongle. The three Confucian advisors refused to serve the new Emperor and were executed with many others. Eventually tens of thousands were executed, incarcerated, or banished. Military power of an autocratic prince had overcome the civil government of Confucian liberalism. Legends were passed on that Jianwen had escaped and continued to live as a monk, and this tragic hero became a popular literary motif.

Emperor Yongle (r. 1403-24) awarded noble titles to officers who helped him, establishing a hereditary military aristocracy; but he also appointed seven scholars to the Hanlin Academy and used them as his principal advisors, even taking some of them on his military expeditions. Examinations were revived but were postponed for five years during Yongle's Mongolian campaigns. After 1412 they were held regularly, and 1,833 metropolitan degrees were awarded during his reign. The Emperor made use of eunuchs, who served him with complete loyalty, and they were given a palace school. Yongle's first academic project was to have scholars revise the historical records to his advantage while portraying Jianwen as a corrupt usurper. By 1407 the Yongle Encyclopedia of 11,095 volumes on all subjects was compiled by 2,169 scholars, but it was too long to be printed. In 1409 the Emperor published a treatise on how mind and heart learn according to the wisdom of the Neo-Confucian sages. The ruler should exemplify and encourage the learning of virtues such as conforming to principle, restraining desires, practicing reverence, and rectifying the mind. Ministers were to advise the Emperor, but loyalty was most important. The Song dynasty commentaries on the five classics and four Confucian books were published in 1415, and the examinations were based on these.

Yongle's empress Xu (1362-1407) had received a sutra in a visionary dream in 1398 that instructed her to chant in times of trouble which helped her during the civil war. The sutra declared that the mind and nature of the Buddha is possessed by all sentient beings and that purity could be found in true emptiness. The number of Buddhist and Daoist clergy that could be ordained was limited to twenty per district in 1418. Two years later a visionary claiming to be the mother of the Buddha led an insurrection in Shandong.

During a struggle for power in Annam (northern Vietnam) a Ming army of 215,000 invaded in 1406, and it was declared a Chinese province; but a liberation movement began in 1408, accelerated in 1418, and was a problem Yongle left to his successors. Korea sent horses and oxen occasionally as tribute starting in 1403, but the heaviest burden was the 150 ounces of gold and 700 ounces of silver sent annually. Breeding and purchases as well as tribute made the number of horses in China go from only 38,000 in 1403 to more than 1,500,000 in 1423. China reopened trade relations in 1403 with Japan's Shogun Yoshimitsu; his successor Yoshimochi refused to have official trade relations with the Ming court, though private trade continued.

Yongle sent an army against the Mongols in 1409 to retaliate for Eastern Mongol khan Bunyashiri killing a Chinese envoy. After the Mongol chief minister Arughtai defeated the Ming army, Yongle led 300,000 (some say 500,000) men in 1410 and drove Arughtai east and defeated him. The Oirat Mongol chief Mahmud had been invested as a Ming prince in 1409 and killed Bunyashiri in 1412 while retreating from the Chinese. The Ming made Arughtai prince of Honing, but he warned them Mahmud's forces were coming. Emperor Yongle launched his second campaign in 1414, using cannons to force Mahmud to flee, and his death two years later ended the Oirat Mongol threat. Arughtai stopped sending tribute in 1421 and let Mongols raid across the border. Two officials, who argued against Yongle's next campaign, were imprisoned and committed suicide. Arughtai retreated in 1422; but Yongle launched campaigns in 1423 and 1424, and he died of illness while returning from the north. These northern campaigns strained the economy of the Chinese empire and damaged military morale.

In 1405 the Muslim eunuch Zheng He (Cheng Ho) commanded a fleet of 62 ships and 27,870 men on an expedition to seek treasure that visited Champa, Java, Sumatra, Malacca, Sri Lanka, and even reached Calicut on the west coast of India; at Palembang on Sumatra they killed 5,000 men of the pirate Chen Ziyi, who was taken back to Nanjing and executed. On the second voyage in 1408 Zheng He intervened in a war between Siam and Java. On his third voyage they were attacked by the Sinhalese of Sri Lanka in 1411, and Zheng He brought back their king Alaghkkonara (Vira Alakasvera) as a prisoner. The fourth expedition reached the Persian Gulf in 1414, and the fifth visited east Africa before returning in 1419. The fleet divided up to explore many areas (some possibly in America) on the sixth voyage that returned in 1422. After Yongle died, Zheng He became garrison commander at Nanjing for seven years. These voyages brought back many spices and exotic animals to the capital and for a time demonstrated the glory of Chinese culture; but long-term trade links were not established.

Preparations for moving the Ming capital from Nanjing to Beijing went on for years but little was accomplished until completion of the Grand Canal in 1415 allowed large shipments of grain and building supplies. Yongle left Nanjing for the last time in 1417, and Beijing was officially designated the Ming capital in 1420. After a fire destroyed three halls in the forbidden city, the Emperor had to listen to criticism; but this evaporated after a secretary complaining about the move was executed. The costs of moving the capital had increased land taxes about ten percent. Knowing how he came to power, Yongle disbanded princely guards and removed the military commands from his sons. A large military establishment of more than two million was maintained and put a strain on the imperial economy. Firearms were improved after they captured an Annamese expert on muskets and artillery. Yongle suffered ill health and took an elixir that contained arsenic, lead, and other metals, which may partially account for erratic behavior and his death in 1424.

Yongle's eldest son Zhu Gaozhi was born August 16, 1378 and was educated by prominent Confucian tutors. He often acted as regent at Nanjing or at Beijing during his father's northern military campaigns. As soon as he became Emperor Hongxi in September 1424, he canceled Zheng He's maritime expeditions and abolished frontier trade of tea for horses as well as missions for gold and pearls to Yunnan and Annam. He restored disgraced Confucian officials and reorganized the administration to give high ranks to his close advisors. Hanlin academicians became grand secretaries, and they dismantled his father's unpopular militaristic policies to restore civil government. Hongxi improved finances by canceling requisitions for lumber, gold, and silver. Taxes were remitted so that vagrant farmers could return home, especially in the overburdened Yangzi delta. Hongxi appointed a commission to investigate taxes. He overruled his secretaries by ordering grain sent immediately to relieve areas of disaster. He ordered the capital be moved back to Nanjing; but Emperor Hongxi died, probably of a heart attack, a month later in May 1425. His son had been declared heir apparent and became Emperor Xuande at age 26. Although Hongxi had a short reign, he is credited with reforms that made lasting improvements, and his liberal policies were carried on by his son.

Emperor Xuande (r. 1426-35) decided to keep Beijing as the capital. His uncle Zhu Gaoxu had been a favorite of Yongle for his military successes; but he disobeyed imperial instructions and in 1417 had been exiled to the small fief of Loan in Shandong. When Zhu Gaoxu revolted, the new emperor Xuande took 20,000 soldiers and attacked him at Loan. Zhu Gaoxu was reduced to a commoner and died from torture. Six hundred rebelling officials were executed, and 2200 were banished.

Emperor Xuande wanted to withdraw his troops from Annam, but some of his advisors disagreed. After Chinese garrisons suffered heavy casualties, the Emperor sent Liu Sheng with an army; but they were badly defeated by the Annamese, losing 70,000 men in 1427. The Chinese forces withdrew, and Xuande eventually recognized the independence of Annam. In the north Xuande was inspecting the border with 3,000 cavalry in 1428 and was able to punish a raid by Uriyangkhad Mongols. The Chinese let Arughtai's Eastern Mongols battle with Toghon's Oirat tribes of the west. Beijing received horses annually from Arughtai; but he was defeated by the Oirats in 1431 and was killed in 1434 when Toghon took over eastern Mongolia. The Ming court then maintained friendly relations with the Oirats. China's diplomatic relations with Japan improved in 1432. Relations with Korea were good except they resented having to send virgins occasionally to the Ming court's harem. Xuande allowed Zheng He to make one more voyage; but such maritime expeditions by eunuch captains ended in 1434.

A privy council of eunuchs strengthened centralized power by controlling the secret police, and their influence would continue to grow. In 1428 the notorious censor Liu Guan was sentenced to penal servitude and replaced by the incorruptible Gu Zuo (d. 1446), who dismissed 43 members of the Beijing and Nanjing censorates for incompetence. Some censors were demoted, imprisoned, and banished, but none were executed. Replacements were put on probation as the censorate investigated the entire Ming administration including the military. The same year the Emperor reformed the rules governing military conscription and the treatment of deserters. Yet the hereditary military continued to be inefficient with poor morale. Huge inequalities in tax burdens had caused most in some areas to leave their farms in the past forty years. In 1430 Emperor Xuande ordered tax reductions on all imperial lands and sent out "touring pacifiers" to coordinate provincial administration, exercising civilian control over the military. They attempted to eliminate the irregularities and the corruption of the revenue collectors. Xuande often ordered retrials that allowed thousands of innocent people to be released. Xuande died of illness after ruling ten years; but his reign has been considered the Ming dynasty's golden era.

Since Xuande's successor Yingzong (r. 1435-49) was only eight years old, the government was supervised by the grand Empress dowager Lady Zhang. After she died in 1442, the young Emperor's eunuch tutor Wang Zhen dominated him and the government; he intimidated the highest officials by jailing some and executing others. Numerous famines and epidemics caused by droughts and floods from 1434 to 1448 stimulated a rebellion led by former regional official Ye Zongliu supported by silver miners resenting rich landowners in Fujian and Zhejiang which began in 1444 and broke into open insurrection three years later. Non-Chinese people, such as the Thais, Tibeto-Burmese, Miao, and Yao, had rebelled occasionally in the southwest, and a big rebellion of Maoqi joined the miners; but they were severely defeated at Jianyang in 1449, though some mining reforms were achieved in the next few years. Rural people were exempted from corvée labor for three years; output quotas were lowered, and the death penalty for stealing silver was abolished. In the southwest General Wang Zhi made a treaty with the Shan chiefs making the Irrawaddy River the border. Wang Zhen has been criticized by some historians for instigating the war in the southwest for his own personal aggrandizement.

Great walls had been built in the north between 1403 and 1435, but gaps remained. After Oirat chief Toghon died, his son Esen began invading Ming territory; by 1448 he controlled Hami. Increasing numbers of Mongols came to the border markets to barter horses for tea, grain, iron, and other goods. In 1448 they demanded too much, and Wang Zhen refused to pay. So Esen invaded China with three armies the next summer. Because of desertions and corruption, Ming armies had deteriorated to half their size, though the empire still had about 1,250,000 soldiers. Because of the incursions the buffer zone on the frontier had been abandoned; but the walls around Beijing had been completed in 1445. Wang Zhen persuaded Emperor Yingzong to lead the Ming army to Datong about 270 kilometers west of Beijing; but on their return Mongol cavalry wiped out their rearguard, and at Tumu the Ming army was surrounded. A Mongol attack on September 3, 1449 panicked the Chinese troops, and the army was destroyed, losing half its men and most of its arms and equipment. Wang Zhen, whose advice had allowed the trap, was reported killed by his own men, and Emperor Yingzong was captured.

The Emperor's mother and wife sent jewels for his ransom. His younger brother Zhu Qiyu, the Prince of Cheng, was made regent, and officials beat some of Wang Zhen's associates to death. Esen planned to marry Yingzong to his sister and put him on the throne in Beijing. So the Prince of Cheng was proclaimed Emperor Jingtai on September 23, 1449. War minister Yuqian defended Beijing with cannons and 220,000 troops, and Esen's army of 70,000 had to withdraw. The next year when Esen sent his Chinese advisor Xi Ning as an envoy, he was executed for treason. Esen agreed to release Yingzong for the resumption of trade, and Yingzong returned to Beijing in September 1450; but Jingtai remained Emperor. Esen proclaimed himself khan of the Mongols in 1453 but was opposed and killed two years later.

Damage from the great flood of 1448 was repaired, and new sections were added to the Grand Canal so that by 1456 a major flood did little damage. During the reign (1449-57) of Jingtai several uprisings around the empire had to be suppressed. Jingtai appointed his son heir apparent; but he died. Some officials suggested the previous heir apparent be named, but Jingtai had them flogged. When Emperor Jingtai fell ill in 1457, a conspiracy of eunuchs and high officials "forced the palace gate" and restored Yingzong to the throne. Jingtai died; some reports indicated he was strangled by a palace eunuch. The leadership of the previous reign was purged; even Yuqian, who had saved the capital, was beheaded along with four chief eunuchs and several top officials. Even the leaders of the coup had been replaced by 1461 as Emperor Yingzong worked to establish a stable administration of the empire. Yingzong died in 1464 and was succeeded by his son.

The Chinese had been manufacturing guns since the 13th century, about fifty years before the Europeans did. The Chinese had also been casting iron many centuries before Europe, and they invented cannons. Gun carriages were made to make the cannons mobile, and in 1462 the Ming made 1200 carriages. In 1465 they manufactured 300 cannons and 500 gun carriages. At this time a Chinese battalion was supplied with forty cannon batteries, 160 general cannons, 528 continuous bullet cannons, 624 hand guns, 300 grenades, seven tons of gunpowder, and more than a million bullets.

Ming Empire 1464-1566 Emperor Xianzong (r. 1464-87) was born on December 9, 1447. He was dominated by his favorite consort Lady Wan, who was 35 years old when he became Emperor. He married Empress Wu, and she had Lady Wan flogged; but within a month Xianzong deposed Empress Wu. Empress Wang was installed but deferred to Lady Wan, who gave favors and bypassed the usual administration. Lady Wan's son died within a year, and she did not become pregnant again. She sent eunuchs to make sure other pregnancies by Xianzong were aborted; but Empress Wu helped the son born in 1470 to the aborigine Lady Zhi to survive, and in 1475 Xianzong learned he had a son. Lady Wan caused lands to be confiscated and farmers to become tenants on imperial estates. She also had officers appointed without the usual procedures; many offices, ranks, and privileges were gained by bribery. About 10,000 eunuchs served in the bureaucracy, though officially they could not hold the highest ranks. Officials futilely submitted memorials to punish abetting castration, often imposed by parents hoping for tax exemptions and money from the palace jobs.

In 1464 special examinations for selecting military officers were devised. Rewards and advancements in the army were often based on how many men were killed, and heads were collected as proof. Confucians criticized this policy because innocent civilians were killed to increase the numbers. Heads of enemies usually had more value than those of Chinese bandits and rebels. A large uprising of Guangxi rebels was suppressed by a Ming army in 1467; thousands of Miao were killed. They rebelled again in 1475, and thousands more were killed in 1476. The junior minister of rites, Zhou Hongmo, suggested that they establish native chiefs to govern their own tribes under Chinese authority. He argued that great resentment had been caused when 270 native chiefs had been treacherously executed in 1473. His advice was ignored. The next year Zhou Hongmo commented on the largest rebellion of the era when he suggested that refugees be given land in the Jing-Xiang region. In fact in 1476 Yuan Qie had allowed 113,000 households to claim vacant lands with tax reductions until the land produced. Additions were made to the Great Wall to keep the Ordos in the north and to protect the Shaanxi and Shanxi borders in the northwest.

Corruption entered Buddhist ordinations when 10,000 blank certificates were sold for grain in 1484 to relieve a famine, and two months later 60,000 ordination certificates were sold for silver in all thirteen provinces. Emperor Xianzong ignored his secretaries and relied on the eunuchs Wang Zhi and Liang Fang and others patronized by Lady Wan. She died in 1487, and Emperor Xianzong passed away from illness six months later.

When Xianzong's son Xiaozong (r. 1487-1505) became Emperor, Lady Wan's eunuch collaborators were dismissed from office; but only a few of the worst criminals were executed. Two thousand improperly appointed officials were dismissed along with nearly a thousand Buddhist and Daoist clerics. Xiaozong married Lady Zhang and was the only Ming Emperor who was monogamous without any other consorts. He was dedicated to Confucian ethics and sponsored work on the law code and precedents. He reduced court luxuries and eliminated eunuch procurements. However, many Zhang relatives were given court opportunities for corruption. In 1493 Liu Daxia was appointed to oversee the work of 120,000 men, who altered the course of the Yellow River south of the Shandong peninsula into the Huai River, a change that lasted until the 19th century. Liu Daxia was the Emperor's closest advisor and became minister of war in 1501. The Chinese used an embargo of the silk road in 1497 to restrain the Turfanese. Most foreign trade was usually managed by the eunuchs for their private benefit. A Lolo rebellion on the border of Yunnan lasted three years and was led by a woman but was suppressed by an imperial army from four provinces in 1502. The Li tribe on the island of Hainan also rebelled for three years, and Chinese and Mongol soldiers killed many of them in 1503.

Xiaozong was succeeded by his 13-year-old son, who became Emperor Zhengde or Wuzong (r. 1505-21). He had been raised by eunuchs and liked to cavort with them, often getting drunk. Zhengde ignored the elderly grand secretaries and let the eunuch Liu Qin raise money for his personal extravagances. In 1506 the revenue minister Han Wen submitted a petition that the eight powerful eunuchs be executed, instead of just Liu Qin; but they persuaded the Emperor to get rid of their enemies instead, and all the grand secretaries but one resigned. Complaining officials were beaten and reduced to commoners. In 1507 Liu Qin spent 350,000 ounces of silver on the Emperor's favorite lantern festival. Zhengde also ordered expensive building for a private palace and an imperial park. In 1508 silver mine quotas were increased even though the ore was diminishing; Liu Qin's agents sold salt beyond the quotas of the government monopoly; Liu Qin began selling military commissions for grain; and heavy fines were imposed on officials displeasing Liu Qin. Resisting eunuchs were investigated and banished to Nanjing. Hundreds of border officials were fined in 1509 as were salt administrators.

In 1510 the Prince of Anhua revolted against Liu Qin and was taken to the capital by supreme commander Yang Yiqing and the eunuch army inspector Zhang Yong. Yang had been previously forced out of office by Liu Qin and persuaded Zhang that Liu Qin was plotting to assassinate the Emperor. The drunk Zhengde found Liu Qin's hoard of gold and silver and had Liu Qin killed by slicing over three days. His partisans were executed or dismissed, and confiscation of his wealth temporarily supplied the Emperor's treasury. Liu Qin's vile policies had caused desertions and banditry. By 1511 they were numerous enough to be attacking administrative cities, and more than a thousand imperial grain barges were burned that year; but in 1512 they were surrounded by imperial armies and slaughtered. A heroic archer named Jiang Bin became Emperor Zhengde's boon companion and was put in charge of the capital garrisons. During an extravagant lantern festival in 1514 gunpowder accidentally exploded and burned the palaces and audience halls. Rebuilding would cost a million ounces of silver, and a 20% surtax was charged for five years. Imperial business was carried on by eunuchs. A costly trip to bring back a "living Buddha" from Tibet ended in disaster. The Portuguese reached the China coast in 1514; but after the Emperor died in 1521, they were ordered to leave China.

Emperor Zhengde began traveling in 1517, neglecting his ceremonial duties. He loved hunting and military adventures, and he fought against the Mongol chief Batu Mongke while demanding more silver than was in the treasury. In 1518 officials were not allowed to leave Beijing except when they had to wait for him in the mud. The Emperor called himself General Zhu Shou and issued orders as military commands. When he intended to visit Nanjing, protesting officials were beaten; twelve died. Then the Emperor changed his mind. Zhu Chenhao, the Prince of Ning, had been plotting to increase his power and maybe take over the throne since 1514. He protected brigands and used them for his own purposes while driving others to become outlaws because of his expropriating property and interfering in commerce. In 1517 the Prince of Ning sent spies to Beijing, and the next year bandits attacked the Prince's nemesis Fei Hong. The Prince of Ning got Qian Ning to let the Prince's son participate in the sacrifices at the Ancestral Temple. Qian Ning was a rival of Jiang Bin, who finally in 1519 made Emperor Zhengde aware of the danger. The actual uprising by the Prince of Ning only lasted 43 days, as the philosopher Wang Yangming (Wang Shouren) led an imperial army that ambushed the rebels and defeated them at Nanchang in August 1519.

This gave Zhengde an excuse to tour the south the next month, and the Emperor spent eight months at Nanjing in 1520. For three years the Emperor had been outraging many by taking women from private households for his harem and redeeming some for high prices or accepting bribes to leave them alone. Hundreds of women ended up at the palace laundry in Beijing, where women from the palace were disciplined or retired. So many were there now that officials complained they were dying of starvation. Jiang Bin wanted to let the Emperor pretend to capture the Prince of Ning in a mock battle; but Wang Yangming, who had captured the Prince, refused to agree to this and brought him to Nanjing. Wang warned that border troops would make the situation in Jiangxi worse; but Jiang Bin invaded with imperial troops anyway to wipe out the rest of the Prince's rebels. Wang returned to Jiangxi as governor and gained such respect that Jiang Bin soon returned to Nanjing. Yet the Emperor forced Wang to report that Jiang Bin had captured the Prince. Wang Yangming destroyed evidence so that not so many would be purged by the Emperor. Qian Ning was executed by slicing, but the Prince of Ning was allowed to commit suicide.

After nearly drowning in a boating accident, Emperor Zhengde became very ill but did not name an heir. When he died in April 1521, the chief grand secretary Yang Tinghe got the Empress dowager to approve an edict naming the grandson of Emperor Xianzong to succeed. Yang Tinghe governed for 35 days removing from court those appointed by the late Emperor.

The new Emperor had been born on September 16, 1507 but had succeeded his father as prince at Anlu in 1519. A delegation hailed him as Emperor, and he traveled to Beijing and entered the palace as Emperor Jiajing or Shizong (r. 1521-66). He sent for his mother and refused to refer to her as his aunt to please his adopting mother, the Empress dowager, who issued an edict giving imperial titles to his natural parents. Yang Tinghe tried to correct the recent abuses by returning property to the tax registers that had been seized as imperial estates, dismissing unnecessary imperial bodyguards, suppressing unorthodox teaching from imperial schools, and curbing the influence of eunuchs. However, the Emperor brought his own eunuchs and disagreed with Yang on rituals and respect for his grandmother when she died in December 1522. Emperor Jiajing gained support for his position from a governor's memorial and philosopher Wang Yangming. Having lost influence, Yang Tinghe retired in May 1524. A bitter debate ensued over whether Emperor Jiajing owed his primary reverence to the late Emperor or his natural parents. He ordered protesting officials put in prison, and 180 leaders were beaten at court; 17 died, and those recovering were banished. The next day the Emperor gave his father an imperial title.

Emperor Jiajing had approved a hostile policy toward Mansur, the Mongol sultan of Turfan, killing his agent Sayyid Husain in 1521 and detaining his envoys in Beijing. Raids and battles with the Ming army went on from 1524 until the Ming court acknowledged Mansur's control of Hami in 1528. In August 1524 garrison soldiers, rejecting a transfer of troops, murdered the Datong governor and set fire to official buildings. When imperial troops in the area were suspected of a punitive expedition, the mutineers took over the city. Rebel leaders were trapped and executed the next year; but soldiers were placated with a pardon and three ounces of silver. A force of 60,000 Mongol cavalry raided the region in 1531, and two years later the Datong garrison revolted again. In 1535 several garrisons in the northeast rebelled. Once again leaders were executed, and the rest were pardoned.

A treason case in 1527 was used to purge the officials associated with Yang Tinghe and his Hanlin Academy clique. Zhang Cong replaced Fei Hong as grand secretary. A group of officials was dismissed for falsely claiming that Mansur had been killed, and Guei O, who accused them, became a grand secretary in 1529. He and Zhang Cong were dismissed but won a struggle for power against Yang Yiching. In 1531 Zhang refused to carry out the changes the Emperor demanded in court ceremony and lost influence to Xia Yan. Like his English contemporary Henry VIII, Emperor Jiajing had trouble producing an heir and had a series of wives; in 1531 he chose nine special consorts. Only two of the Emperor's sons reached maturity. After the influential philosopher Wang Yangming died in 1529, his teachings spread as new academies were founded. In 1534 a lecture hall was built in honor of Wang Yangming. Xia Yan and Yan Song were opposed to this faction, and in 1537 many academies were prohibited.

After 1534 the Emperor rarely had court audiences but relied on close advisors. In 1540 Jiajing announced he was going into seclusion to pursue immortality with Daoist aphrodisiacs and elixirs; an official who warned that they were dangerous was tortured to death. In 1542 the drunk Jiajing was nearly strangled to death by women in his harem; but he survived and had all the women involved executed. That year Xia Yan refused to wear a Daoist cap and gown and was pushed into retirement as Yan Song gained control of the grand secretariat. He got a censor beaten to death who had previously accused him of taking bribes. Building programs and military expenditures strained the treasury, but in 1543 the Emperor agreed to give up some of his private revenues to pay for defense.

During a famine in 1541 Mongol Prince Altan was denied trading because of annual raiding, and grain was sent to the garrisons at Datong and Xuanfu. After Altan learned that a Ming subject he sent as an envoy had been executed as a traitor, he invaded Shanxi. About 30,000 Ming cavalry could not stop them. In one month in 1542 Altan's Mongols killed or captured 200,000 men and took a million head of cattle and horses, burning thousands of dwellings and devastating farmland. Under Weng Wanda from 1542 to 1550 the Datong region was well defended by the building of walls, military discipline, and spying among the Mongols to gain intelligence, though there was raiding. In 1548 the Mongols attacked and defeated the imperial army at Xuanfu, and that year in a controversy on whether to invade the Ordos region Yan Song got Xia Yan put to death for insubordination.

In October 1550 Altan's Mongols besieged Beijing and looted the suburbs. Emperor Jiajing held his first audience since 1539, and the minister of war was executed. In April 1551 Prince Altan sent his adopted son Toghto, and they agreed to stop raiding for two annual horse fairs; but later when they were not allowed to trade cattle and sheep for beans and grain, the raiding resumed. Chinese rebels helped Altan take part of Shanxi in 1552. Construction of a wall to protect the suburbs of Beijing was begun in 1553. For the next two decades raids were made annually along the northern border. Altan Khan invaded Zinghai in 1559, but he made a peace treaty with the Ming court in 1570 that was effective after 1573. Altan conquered the Kirghis and Kazakhs in 1572, and he invaded Tibet for five years beginning in 1573. The third Grand Lama of the Yellow Sect visited Altan Khan in 1578 and called upon the Mongols to give up their shamanism for Lamaism, and Altan Khan was the one who gave him the title Dalai Lama from the Mongol word dalai meaning "ocean."

In 1549 influence had been concentrated in the director of ceremonial, and in 1552 a palace army was established under his jurisdiction. The Emperor's Daoist advisor, Tao Zhongwen, kept him from dismissing Yan Song. In 1552 Emperor Jiajing had 800 girls under the age of fourteen selected so that he could have intercourse with them at the first instance of menses in order to absorb the yang (male energy) from their yin (female energy). In 1555 he selected another 180 under the age of ten to experiment with the elixir. These experiments were practiced by other wealthy men, especially in the south, but not on this scale.

The Ming court officially allowed Japanese tribute (trade) only once per decade; but after Wang Zhi led a major mission to Japan in 1545, illicit private trade became common. In 1547 Zhu Wan was sent to stop overseas trade as the cause of piracy, and in 1549 he attacked a large merchant fleet off Fujian and executed 96 captives but was dismissed that year. In 1551 even fishing boats were forbidden to go out to sea. The next year Shandong governor Wang Yu was put in charge and released Zhu Wan's imprisoned commanders; but his army was often defeated as raiders took over twenty cities and garrisons. In 1555 Hangzhou was attacked, and thousands were massacred in the countryside while Nanjing minister of war Zhang Jing was raising an army of aborigines. That May, Zhang's imperial army took 1900 heads of marauders. Zhao Wenhua opposed this policy, and Yan Song got the Emperor to behead Zhang Jing in November 1555.

Wang Zhi offered to wipe out the pirates in exchange for a pardon and permission to trade; but he was ignored. The aborigines, which Zhang had recruited, pillaged and attacked imperial troops. Hu Zongxian was given supreme command and promised the rebel Xu Hai a pardon for surrendering, and Xu Hai's forces began campaigning against pirates. Zhao Wenhua repudiated Hu's policy of appeasement and forced Xu Hai to surrender; Xu Hai escaped but drowned in a battle. Yan Song got Zhao dismissed but could not get Wang Zhi pardoned even after Wang surrendered to Hu. The Emperor had Wang executed in 1559. The war against the pirates receded when their last base on the Fujian coast was taken in 1563.

A fiscal deficit caused Emperor Jiajing in 1552 to impose a surtax of two million ounces of silver on the wealthy prefectures of the Yangzi delta. The next year drought and flooding caused thousands of people to flock to Beijing for food; but the price of rice had doubled, and decaying bodies of starved people in the streets caused an epidemic in 1554. When ceremonial buildings in the Forbidden City burned down in 1557, much money was used to rebuild them. This construction had not yet been completed when the drunken Emperor carelessly caused his own palace to burn down in 1561. The price of rice had risen so high in Nanjing that soldiers learning their supplemental rations had been cut in 1560 rioted. Stipends for imperial clansmen fell behind, and in 1564 the Emperor solved the problem by reducing them all to commoners. Yan Song turned eighty in 1560 and became so feeble that he was dismissed in 1562. Emperor Jiajing suffered insomnia and varying moods because of the poisons in the elixirs he took. His mental abilities decreased in 1565, and after a long decline he finally died in January 1567. His banning of maritime trade had caused piracy and rebellions, and the failure to obtain revenue from commercial taxes strained the economy of the empire, placing extra burdens on the farmers and resulting in famines.

Ming Decline 1567-1644 Emperor Longqing (r. 1567-72) presided over a tranquil period and was more concerned with spectacular ceremonies than politics. His young son Emperor Wanli or Shenzong (r. 1572-1620) was influenced by his Buddhist mother not to inflict the death penalty except in extreme cases. For a decade his tutor and grand secretary, Zhang Juzheng, governed with great skill, increasing the imperial treasury and maintaining an armed peace on the borders. Unnecessary government programs were suspended, and provincial officials were ordered to reduce greatly their labor service requirements. Back taxes were collected as tax delinquents were prosecuted. A variety of separate taxes were combined together into a single tax. Magistrates, wanting to be promoted, had to make sure taxes were collected and bandits were caught.

When Zhang Juzheng's father died in 1577, Confucian tradition called for him to take off 27 months for mourning; but he got the 14-year-old Emperor to give him leave from this mourning. This caused a storm of protest over this religious issue. Zhang hated philosophical discussions; in 1579 after a local prefect collected money wrongfully for an independent academy, he had many academies closed down. In the next two years 64 academies in the south had been reported changed or abolished, but five remained. In 1580 Zhang ordered an imperial land survey, but he died before it was completed. After his death, Zhang was accused of living in luxury, taking bribes, granting his sons favors, silencing public opinion, deceiving the Emperor, and even conspiring with eunuch Feng Bao to take over the throne. All this made Wanli become cynical about politicians' hypocrisy.

The Ming court did end the ban on foreign trade in 1567. The Portuguese had been at Macao since 1557; China tried to keep them insulated by building a wall there in 1574. The Portuguese were allowed to buy goods at Guangzhou (Canton) after 1578. In 1582 Liu Ting led a punitive campaign into Burma and defeated them again two years later; but in the next decade the Burmans would invade Yunnan. In 1592 a small revolt led by the Mongol Pubei and his son, a Chinese officer, resulted in their deaths. The Jesuit missionary Matteo Ricci (1552-1610) arrived at Zhaoqing in the Guangdong province in 1583, made it to Nanjing by 1595, and in 1601 settled at Beijing. He learned Chinese and dressed like a Buddhist monk but then changed to the habit of a Confucian scholar. In his journal Ricci observed that upper class Chinese sought enlightenment rather than faith, while the peasants worshiped idols and were superstitious. Ricci taught the Chinese the latest discoveries in world geography and astronomy. He wrote books in Chinese, and in 1603 he published his Christian explanation of God as The True Meaning of the Lord of Heaven. He became the Chinese tutelary deity for the clocks the Jesuits introduced. Ricci opposed the Buddhist theory of reincarnation and disagreed with Zhuhong's vegetarianism, arguing that animals were created for the benefit of humans.

In 1592 the Japanese invaded the Korean peninsula and marching north took Seoul and Pyongyang. A small Chinese force of 5,000 was sent and was defeated but gained a truce. The next year a Ming army of 43,000 crossed the Yalu River and drove the Japanese army out of Pyongyang but was defeated outside of Seoul. They agreed upon another truce, and the Chinese left a force of 16,000 men. In 1597 the Japanese army pushed forward, and China sent a force of perhaps 100,000. Once again the battlefront stabilized before the Japanese retreated south for the winter. The Koreans and Chinese had raised powerful navies, and in 1598 the Japanese withdrew except for some fierce Satsuma warriors. When Emperor Wanli learned that Shogun Hideyoshi Toyotomi had died, both sides withdrew from the war that cost China 10,000,000 taels (tael = 1.75 ounces of silver). In 1603 eunuch envoys went searching for gold in the Philippines; but after they left, fears of an invasion led to armed conflict in which Spaniards and Filipino natives massacred 23,000 Chinese. Silver taken by the Spaniards from mines in America had become so plentiful in China that it became the main currency.

Criticized after 1585 for his negligence and impropriety, Emperor Wanli had the protesting and informing officials beaten. About 2,000 eunuchs and 3,000 women served on the palace staff, and the imperial civil service had about 16,000 eunuchs. In 1587 some 3,000 peasants in Shandong had become bandits. Bureaucrats were further alienated when Wanli sent out eunuchs in 1596 as tax collectors and mining commissioners. Rioters killed a eunuch superintendent of mining in Yunnan province in 1606; though they lost good will, the mining revenues supplied the treasury. The Emperor usually responded to criticism by not cooperating. He left many departments understaffed, except those for collecting revenue. By 1604 about half the magistracies and ministerial positions were vacant. Wanli also managed to increase his private treasury at the expense of the government. He spent 12,000,000 taels supporting princes and 9,000,000 taels rebuilding palaces. Wanli's marriage ceremony alone cost 90,000 taels. Wanli's tomb took six years to build and was completed in 1590, costing about 3,000,000 taels. The Jia canal project was begun in 1593 but was not completed until 1609. Eunuch tax collectors used hoodlums to shake down people in Suzhou so badly that the silk workers formed two groups and went around beating tax collectors to death in July 1601. Ge Xian volunteered to take responsibility for starting the riot and after a trial was sent to prison.

The disregard of the Emperor allowed factionalism to increase in the Ming court. A group of former officials and scholars not in offices concerned about moral Confucian traditions founded the Donglin Academy in 1604. They believed that the techniques of bureaucratic tinkering could no longer bring the needed improvements that they hoped fresh moral evaluations could. Evaluations of officials took place every six years, and by 1611 many of the anti-Donglin advocates were being removed.

The Buddhist Yuan Liaofan (1533-1606) popularized the Daoist idea of merits and demerits in his book Record of Silent Recompense, published in 1602. Based on the principle of karma, this was intended to encourage people to be loving, respectful, sympathetic, helpful, charitable, self-sacrificing to help others, and to set a good example. The Buddhist monk Zhuhong (1535-1615) analyzed all deeds with a system of merits and demerits into categories with points. For example, under altruistic and compassionate deeds rescuing a person from the death penalty was worth 100 merits; helping a sick person on the road return home or saving the life of a domesticated animal was 20; rescuing one from bambooing was 15; helping one recover from a serious illness was 10, from a slight illness 5; and offering medicine or saving a small animal was one merit. Not helping a sick person was 2 demerits, and killing a person was 100 demerits. The idea that the children would suffer if a person's demerits were more than their merits was a Daoist concept, because the Buddhist idea of karma only affects oneself. Some believed that if their merits reached 10,000, their wishes would be fulfilled. Other Buddhists criticized that this mechanical system went against the bodhisattva ideal of helping for its own sake.

Zhuhong was also a leader in harmonizing the different Buddhist schools, especially the popular Pure Land and Chan (Zen), and he helped to develop the lay movement in Buddhism that encouraged many people to practice Buddhist teachings without becoming priests or monks. During the Ming era many Confucians were influenced by Buddhism and Daoism as people became more eclectic in their spirituality. Zhuhong was the friend and teacher of the poet Yuan Hongdao and his brothers. Their clubs for releasing life would purchase animals from butchers and free them to gain merit.

The population of China was counted at about 60 million in 1393 but grew to about 230 million in 1600 as prosperity gradually increased. More families had joined the middle class as industry and commerce developed along with agriculture. Their sons could be educated and hope to pass examinations for civil service employment, which became the usual path to a political career. One could work up from the lower ranks of the civil service; but this became less likely as education spread after 1440. Yet this growing landed class tended to manipulate the complicated tax system to their advantage, leaving the heaviest burdens on the poor peasants, who became increasingly subservient to the landlords. Often people just moved to avoid the heavy taxes, and much of the population shifted from the south to the north, which became so deforested that wood had to be imported from other regions. The north was also dependent on the south for food transported up the Grand Canal. Large industries developed in cotton and silk weaving and in iron and steel production. The Ming dynasty is famous for the high quality of its porcelain. By the end of the 16th century Jiangxi alone had thirty paper factories with 50,000 workers. Tea was another important export that helped the balance of trade.


The Manchu leader Nurhaci was born in 1559 in the Jianzhou tribe among the Jurchens. His father and grandfather secretly cooperated with the Chinese before the invasion of Atai in 1582, but they were mistakenly killed during the assault. To gain revenge Nurhaci championed the Manchu cause and was attacked by the Liaodong governor in 1587. Nurhaci made alliances with other Jurchens by marrying two of their princesses. After he rescued some kidnapped Chinese and returned them in 1589, Emperor Wanli granted him a title. He took tribute to Beijing four times. Nurhaci gained a monopoly over the Chinese trade of pearls, sable, and ginseng. By the time of the campaign against Japan in 1592, he led an army of about 35,000 cavalry and 45,000 infantry. In 1599 he had scholars replace the Mongolian script with the Jurchen alphabet. Nurhaci organized the Jurchen people into companies of three hundred households and four banners of fifty companies. Eventually there would be eight Manchu banners, eight Mongol banners, and eight Chinese banners. He made an agreement with Ming generals in Liaodong on their boundaries in 1603, and Manchu territory was closed to Chinese immigration. Nurhaci executed his brother Surhaci in 1611 and his son Cuyen in 1613.

Nurhaci sent his last tribute payment to Beijing in 1615. He annexed all the Manchu tribes except the Yehe and Haixi, and in 1618 he announced his seven grievances, which included his father's death, Ming aid to his tribal rivals, and encroachment by Chinese settlers. He demanded that territory be ceded and annual tribute be paid in gold, silver, and silk. The Ming court could not accept this and appointed Yang Hao as supreme commander of a campaign in 1619. The Chinese army was larger but was divided into four parts. Du Song led 25,000 men through the Fushun Pass, but they were ambushed and defeated by 30,000 Mongols. Nurhaci won a series of victories, captured Kaiyuan, and killed Ma Lin. He entered Tieling and annexed the remaining Jurchen tribes. By 1621 he was ruling a million Chinese, but two years later they started fires, tried to poison Manchu water and food, and then revolted. This caused the Manchus to stop treating the Chinese as equals. The Chinese got cannons from the Portuguese to defend their garrisons outside the Great Wall, while the Manchus lacked firearms. In 1625 the Chinese revolted again, and the Manchus raised taxes on the Chinese from 13 percent of the harvest to 20 percent. Manchus were required to carry weapons, and the Chinese were forbidden to do so. Using cannons, the Ming army inflicted a major defeat on the Manchus in 1626; Nurhaci was wounded in battle and died at Shenyang, which he had renamed Mukden and made his capital. Economic hardship resulted in famine for the next two years.

In 1620 thousands deserted the Chinese army, and the Ming court raised taxes. The influx of silver from Japan and the Philippines' trade with Mexico and Peru had enabled them to collect taxes in silver instead of by land taxes and labor service, but Ming spending increased even more. While the Manchus were raiding Chinese settlements in Liaodong, Wanli died in August 1620. Zhu Changle became emperor for the brief Taichang era and released two million taels for border defense. In September he appointed several reformers from the Donglin Academy movement, but he soon fell ill and died from suspicious medical treatment.

In October 1620 Zhu Yuzhao became Emperor Tianqi, though his reign did not officially begin until January. This young Emperor was obsessed by his hobby of carpentry and let others run the government. His nurse, the Lady Ko, got the eunuch Wei Zhongxian appointed to the office of rites, and in 1621 censor Wang Xini protested the gifts and honors the Emperor conferred upon these two. That summer the eunuch Wang An, a Donglin supporter, was murdered, and others close to him were dismissed. Wei Zhongxian needed to pay gambling debts and accepted bribes. He extorted taxes from the provinces and dismissed patriotic generals. In 1622 the Emperor closed the Donglin Academy; even the moderate Zuo Yuanbiao had to resign because he had promoted philosophical discussions. This led to conflicts between the extremes of both factions. In 1624 Donglin leader Yang Lian accused Wei of murders, usurping imperial authority, intriguing against ministers, and forcing the Empress to have an abortion. Wei reacted by proscribing seven hundred in the Donglin movement, and some were imprisoned, tortured, and executed, including Yang Lian and five others who became known as heroic martyrs.

A decrease in silver imports from America reduced Chinese trade with Manila and depressed Fujian's economy. A White Lotus uprising began in 1622 and was led by Xu Hongru. He blocked the Grand Canal and captured fifty imperial grain barges headed toward Beijing, but by November the imperial forces had regained the cities taken by the rebels; Xu Hongru and other leaders were executed. Also in 1622 a Dutch fleet of eight ships attacked the Portuguese colony at Macao and then withdrew to the Pescadores Islands in the Taiwan Strait. The Dutch sent an envoy to ask for trading privileges and threatened to disrupt Chinese trade with the Spaniards and Portuguese, but the Fujian governor ordered them to dismantle their fort and leave. The Chinese attacked them in 1624, and the Dutch retreated to Taiwan.

After Tianqi died in 1627, his 16-year-old brother became Emperor Chongzhen. The eunuch Wei Zhongxian was denounced and demoted. Learning he was to be arrested and investigated, Wei hanged himself. Two dozen people, including Lady Ko and her relatives, were executed or committed suicide. Han Kuang returned as chief grand secretary, and other Donglin ministers published a blacklist of Wei's associates. In 1628 the leading smuggler, Zheng Zhilong surrendered and helped rid the Fujian and Zhejiang coasts of pirates. Trade resumed, and in 1632 the silver coming into China from Manila surpassed two million pesos. In the northwest the Shaanxi province suffered famine in 1628, and three years later Li Zicheng joined the bandits and began raiding the Henan and Sichuan provinces.

Surhaci's son Amin led the Manchu invasion of Korea in 1627 and allowed his forces to pillage the countryside despite the decision of the other leaders. Nurhaci was succeeded by his eighth son, Abahai (Hong Taiji), in December 1629, and the next month the Manchus took over Guan near Beijing. Amin disobeyed the khan by massacring the population of Yongping, for which he was imprisoned. In 1631 Abahai's forces surrounded the Dalinghe fort, which was starved into surrendering. Abahai imitated Ming administration and recruited Chinese officials, and in 1632 he abolished the law that required people to report misconduct by their own family. After the Wuqiao revolt, Kong Youde's regiment surrendered to the Manchus, who gained the firearms and experts that they turned to their advantage. In 1633 Abahai allowed Chinese, Manchus, and Mongols to take civil service examinations in their own languages. By 1635 the Manchus had made the tribes of Inner Mongolia their vassals under Mongol banners.

Ming military defeats caused turmoil at court, and Zhou Yenru and Wen Tiren removed some of the Donglin partisans. Once again unpopular eunuchs were sent out to inspect the provinces. Drought and famine led to rebellions in northern and central China. Increased military costs brought higher taxes, and many farmers could not pay in silver. Spain sharply reduced the silver exports from America. The influence of Wen Tiren grew until 1637 when he tried to arrest Qian Qiani on false charges; but the Donglin faction got him dismissed. Ming commander Yang He had been removed in 1631 and died four years later. After the mourning period, in 1637 his son Yang Sichang became minister of war. In 1636 Abahai had overcome his political rivals and at Mukden named the Manchu dynasty Qing, meaning "pure." He invaded Korea, which capitulated to the Manchus in early 1637. The next year the Manchu armies ravaged Bei Zhili and Shandong, attacking sixty cities and returning with 400,000 captives. Abahai founded Office of Border Affairs for dealing with other nations. Chinese troops in the Manchu army were organized under their first banner in 1630; by 1639 they had four banners and reached eight in 1642 when one out of three Chinese was a soldier. Devastating war destroyed grain and prevented Korea from being able to send its tribute; by 1640 it could only pay one-tenth its quota.

After the Henan drought in 1639, scholars helped Li Zicheng spread songs and stories, distribute food to the hungry, and appoint officials to run a government. Li's rival Zhang Xianzhong had been raiding in northern China since 1630, and in 1638 he negotiated with the Ming commander Xiong Wencan; but the next year Zhang repudiated his agreement and defeated imperial forces. Famine brought more recruits to Li Zicheng, who captured Luoyang in 1641. Meanwhile Zhang defeated Yang Sichang, who committed suicide. Factions at court agreed on the return of Zhou Yenru as chief grand secretary. In the 1640s China's trade with the Philippines stopped, and 20,000 Chinese died in violent conflicts there. Rice was for sale in southeastern China; but many starved because it was too expensive. Li Zicheng besieged Kaifeng three times, and in 1642 starvation, disease, and a flood killed several hundred thousand people. That year Ming defenses north of the Great Wall collapsed. In 1643 Li made Xiangyang his capital and governed much of Hubei, Henan, and Shaanxi. After Abahai died in 1643, a Manchu succession struggle resulted in his five-year-old son becoming emperor with the boy's uncles Dorgon and Jirgalang as regents.

Zhou Yenru left Beijing and claimed he drove away the Manchus, who had withdrawn north of the Great Wall; Zhou Yenru was arrested, charged with corruption, and committed suicide in January 1644. Li Zicheng invaded Shanxi and in April occupied Beijing, as the last Ming emperor Chongzhen hanged himself. The Ming army had not been paid for five months, and the granaries were nearly empty. Li disciplined his troops by executing looters. However, Ming officials were tortured until Li stopped this. Eventually his soldiers went after the merchants and looted shops and homes. The Chinese general Wu Sangui joined the Manchus and helped them defeat the forces of Li on May 29. Li proclaimed himself Shun emperor on June 3 but left before Dorgon's Manchu army entered Beijing two days later. The new Qing dynasty immediately announced a general amnesty for former officials and scholars. Li Zicheng fled and was killed by peasants a year later. In 1644 Zhang Xianzhong invaded Sichuan with about 100,000 men, taking Zhongging and Chengdu and establishing a government under military authority. His plundering caused a slave uprising. However, his army slaughtered so many people that they lost support, and the Manchus killed Zhang in 1647.

--123.23.246.206 (thảo luận) 01:28, ngày 19 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ

sửa

Nhờ anh làm giúp Nguyên cái tiêu bản gồm mấy mục sau, để Nguyên dán vào các trang giới thiệu thắng cảnh. Cảm ơn trước. Thông tin thắng cảnh

|tên = 
|hình = 
|tên hình
|cỡ hình = 
|địa điểm =

Kèm theo hướng dẫn cách làm tiêu bản, để sau Nguyên tự làm. Cảm ơn trước. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 07:48, ngày 19 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phan Bá Vành

sửa

Tôi có thắc mắc về cuộc đời và sự nghiệp của ông “giặc” này: Cuộc loạn của ông có khác gì cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài không, mà sao không được gọi là Khởi nghĩa Phan Bá Vành như trong SGK.Ti2008 (thảo luận) 15:59, ngày 19 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy sao loạn ND Đàng Ngoài lại được gọi là khởi nghĩa (theo tên bài), bạn đọc từ nguồn tài liệu nào vậy?Ti2008 (thảo luận) 03:27, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Minh-Đại Ngu

sửa

Bác khởi động bài này đi để em còn thêm thắt vào tý, vừa vồ được quyển viết về Hồ Quý Ly.:). Còn cái Java, Mã Lai đánh VN thì em thêm vào sau, Dongsonvh (thảo luận) 17:57, ngày 19 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thêm vào nhanh lên, tôi chưa từng bọn người đó đánh VN khi nào.Ti2008 (thảo luận) 03:26, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trungda có thể chua rõ hơn vị trí và quy mô của phòng tuyến Đa Bang được không?--โดราเอมอน 18:16, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Re: Phim buồn

sửa

Lời Việt của bài này có phải có đoạn "đời ơi sao chiếu, sao chiếu những phim buồn?", đúng không nhỉ. Hồi còn đang dở thằng dở ông, tôi có chép truyền tay được bài này. Giờ quên mất rồi. Để search trên mạng xem. Chỉ e ko có nguồn "đáng tin cậy". --โดราเอมอน 01:41, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Tìm được bài này. Lời không giống bài của tôi ngày xưa. Không biết bài của Trungda có giống thế ko.--โดราเอมอน 01:44, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Thế mới vừa tài vừa tình chứ. --โดราเอมอน 09:07, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Còn viết tiếp thì tôi chịu rồi. Hết vốn rồi. --โดราเอมอน 09:10, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Đế Thuấn

sửa

Nhờ bạn dịch hộ cái hình hiếu cảm động trời xuống chỗ Trong văn học Việt Nam, cảm ơn trước.Ti2008 (thảo luận) 02:24, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sở dĩ nhờ bạn là vì tôi không biết ghi chữ Hán.Ti2008 (thảo luận) 03:43, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý Thái Tông

sửa

Nhờ bạn thêm chú thích trang vào cho chú thích 2 của bài.Ti2008 (thảo luận) 03:43, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ xem dùm

sửa

Nhờ anh xem dùm lịch sử đóng góp của thành viên 203.162.3.162. Có rất nhiều đóng góp tào lao, lặp đi lặp lại. Tôi cho đó là hành vi phá hoại. --Knight Wolf (thảo luận) 15:06, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bản điện tử

sửa

Trung Đa có biết bản điện tử nào của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có số trang không? Cho tôi link của bản ấy. Cám ơn trướcTi2008 (thảo luận) 15:41, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã có cách: Link trang web ấy vào chú giải.Ti2008 (thảo luận) 02:04, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này kết luận xử lý ra sao đây? --โดราเอมอน 00:26, ngày 21 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Hán Văn Đế

sửa

Có hai điều tôi thắc mắc về minh quân tiết kiệm này:

Re: “Đi du lịch”

sửa

Ngòa ra, nhờ bạn du lịch đến các thời vua này, vì tôi không có đủ tài liệu. Tôi sẽ thêm Infobox Royalty vào bài viết về các ông trên cũng như các ông mà bạn chỉ cho tôi.Ti2008 (thảo luận) 09:51, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hai bạn "phối kết hợp" tốt đấy nhỉ, tớ chúc hai bạn có nhiều sản phẩm chung chất lượng nhé.:D Công nhân áo hồng (thảo luận) 10:01, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lùi nhầm

sửa

Tôi đã lùi nhầm lại khoảng 500 sửa đổi mới nhất của anh. Tôi đang revert mấy sửa đổi đó, nhưng có thể sót vài cái. Mong anh thông cảm. NHD (thảo luận) 19:35, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời anh cài công cụ Specialadmin để lùi hết mọi sửa đổi của những vandal bằng cách dùng chỉ một nút và giấu những sửa đổi này từ trang thay đổi gần đây. NHD (thảo luận) 19:42, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Tàu

sửa

Tôi quên mất, tự nhiên lại thảo luận vào trang thảo luận của chính tôi.Ti2008 (thảo luận) 03:25, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nên thống nhất các danh sách con về vua Tàu lại, rồi làm một bài Danh sách vua Trung Quốc thật đẹp, hệt như bài Vua Việt NamDanh sách quân chủ Pháp vậy đó.Ti2008 (thảo luận) 03:25, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu không làm được, hãy nhờ thành viên Paris làm giùm, có điều anh này hiện đang rất bận.Ti2008 (thảo luận) 03:52, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Pháp xâm lược Đại Nam

sửa

Xin Trungda góp ý về {{Pháp xâm lược Đại Nam}}. Đồng thời nhà anh xóa giúp các tiêu bản {{Pháp xâm lược Việt Nam}}, {{Pháp xâm lược Việt Nam, 1858-1863}}, {{Pháp xâm lược Việt Nam, 1883-1886}}. Cảm ơn. --โดราเอมอน 11:56, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Anh này thánh thật, tôi đang biên thư nhờ anh chưa xong thì đã thấy anh góp ý cho. Sửa luôn giúp tôi đi. Mà không biết trận đó xếp vào lần thứ mấy? 1,5?:D --โดราเอมอน 11:57, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)

À mà Việt Nam suốt thời kỳ 1858-1886 có quốc hiệu là Đại Nam đúng không nhỉ? --โดราเอมอน 12:31, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Tôi còn tính làm riêng một tiêu bản nữa cho các cuộc nổi dậy của người Việt chống lại Pháp nhưng đang phân vân không biết là lấy cuộc nào làm cuộc cuối? Theo Trungda thì nên lấy cuôc của cụ Thám hay lấy cuộc của cụ Học? Xô Viết xứ Nghệ thì sao? --โดราเอมอน 12:35, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Xin ý kiến Trungda về danh sách này. --โดราเอมอน 15:10, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Chống Pháp thì chắc là nhiều lắm và đủ kiểu. Có lẽ chỉ chọn các phong trào có các tiêu chuẩn đáng quan tâm như gây khó khăn cho Pháp, nhiều người theo, nhân vật lãnh đạo là người nổi tiếng. Tôi sửa lại cấu trúc tiêu bản dự đinh, Trungda xem thế nào nhé. Bên en cũng có tiêu bản tương tự nhưng cấu trúc khác; tôi để đường dẫn ở cuối đó. --โดราเอมอน 06:07, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Tôi đã sửa lại. Trungda thấy có tiến bộ hơn chút nào không? Mà xem ra nhiều link đỏ đấy. Chưa kể là có những link xanh là link đến nhân vật chứ không phải cuộc khởi nghĩa do nhân vật đó lãnh đạo. --โดราเอมอน 15:21, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Nên chứ. Thắng lợi quan trọng của Pháp còn gì. Trungda bổ sung thẳng vào tiêu bản đi! --โดราเอมอน 17:18, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Re: Hán Minh Đế

sửa

OK! Chắc bạn cũng thấy en.wiki có đề cập tới một giấc mộng của ông, tôi sẽ tìm tài liệu về điều này trong các trang web Phật giáo.Ti2008 (thảo luận) 02:47, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ready!Ti2008 (thảo luận) 02:50, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Xa xưa

sửa

Về cái hình ấy, đã có người không hiểu nghĩa của những dòng chữ đó. Cả tôi cũng vậy, và tôi nghĩ chắc nhân vật nào không có hình thì xài hình đó. Vì vậy, mặc dù Thiệu Trị không có hình nhưng tôi vẫn cài hình đó vào bài.Ti2008 (thảo luận) 04:27, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đóng góp của Tuvanmuavemaybay

sửa

Đề nghị xem xét nhắc nhở thành viên:Tuvanmuavemaybay vì một loạt các "đóng góp" chỉ cùng một nội dung quảng cáo đại lý bán vé máy bay. Meotrangden (thảo luận) 09:34, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mâu thuẫn

sửa

Theo bài vụ án Lệ Chi Viên, Thái hậu Anh đã có thai Bang Cơ với Nguyên Sơn trước khi vào cung của Lê Thái Tông. Vậy mà bài Lê Nhân Tông ghi là Bang Sơn. Cả hai bài đều có chú giải NLLS. Bạn còn nhớ quyển ấy ghi là Lê Bang Sơn hay Lê Nguyên Sơn.Ti2008 (thảo luận) 15:52, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sách đấy có ghi lão ta có quan hệ như thế nào với Thái Tông không?Ti2008 (thảo luận) 16:04, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy, nếu thực sự Bang Cơ không thuộc dòng máu Nguyên Long, thì ông ta vẫn hoàn toàn không giống Vương Mãng, Triệu Quang PhụcDương Tam Kha.Ti2008 (thảo luận) 16:12, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tam Đại

sửa

Cho hỏi Hạ Khải, Hạ Thiếu Khang, Hạ Tiết, Hạ Kiệt v.v... là kiểu tên gì? Có phải là tên húy không?Ti2008 (thảo luận) 16:15, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nghiêu

sửa

Nhờ bạn cho chú thích & tham khảo vào bài. Đồng thời, hãy giải thích rõ Giao Đường Thị, Đường Nghiêu là tên kiểu gì.Ti2008 (thảo luận) 16:44, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Rốt cuộc tên đầy đủ/húy của ông ta là gì?Ti2008 (thảo luận) 16:51, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguyễn Ánh

sửa

Tôi thấy ông này cũng có điểm giống Lưu Bang. Chỉ khác vì ông ta đã cầu viện ngoại bang, còn tôi không biết có ông nào noi gương Kỷ Tín giúp Ánh không?Ti2008 (thảo luận) 10:48, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy là Lợi vẫn giống Bang hơn Ánh. Bây giờ người VN khen Lợi, chửi Ánh. Còn người Tàu cũng khen Bang.Ti2008 (thảo luận) 01:48, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo tôi Ánh còn thua cả “ông vua nghĩa quân” Trần Quý Khoáng.Ti2008 (thảo luận) 02:35, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trungda xem giúp bài này. Tôi cảm thấy bài như một bài luận với cách dùng từ ngữ khá buồn cười. --โดราเอมอน 02:17, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Người tiền nhiệm của các vị vua khai quốc, người kế nhiệm của các ông vua mất nước

sửa

Tôi cứ phân vân chẳng biết nên điền thế nào phần tiền nhiệm trong Infobox Royalty của các vị vua khai quốc, và tương tự đối với các ông vua mất nước. Nhờ TrungĐa chỉ giúp.Ti2008 (thảo luận) 01:50, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn cho thí dụ.Ti2008 (thảo luận) 02:21, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Như bài Lê Long Đĩnh đã phù hợp chưa. Tôi nghĩ trong các chiếu chỉ, Lý Công Uẩn ko bao giờ nói Đĩnh là: “tiên quân ta...”Ti2008 (thảo luận) 02:39, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn bài Lê Thái Tổ thì sao? Tôi đã xóa Bắc thuộc lần 4 trong bảng, vì tôi nghĩ Lợi càng không bao giờ nói BTL 4 là: “Tiên triều ta”, Phụ là Tiên quân ta.Ti2008 (thảo luận) 02:47, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Thái Tổ

sửa

Nhờ bạn thêm chú thích cho bài, đặc biệt là phần Nhận định.Ti2008 (thảo luận) 03:30, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên xúc phạm

sửa

Mấy tên thành viên có ý xúc phạm các thành viên hay cá nhân khác sẽ bị đổi, cho nên Trungda không nên tạo trang thành viên cho họ trước khi tên họ bị đổi (sẽ tốn công xóa và tên đó lại hiện trên nhật trình nhiều lần). NHD (thảo luận) 09:44, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các tiêu bản cảnh báo thành viên

sửa

Mời anh Trungda sử dụng một "trò" mà tôi đã cọp từ wiki tiếng Anh giúp dễ đưa các tiêu bản thông báo cho thành viên. Ví dụ, khi anh sửa trang thảo luận của thành viên nào đó, thì chỗ mấy cái tab sẽ xuất hiện thêm tab {{thông báo}}, rà chuột lên, chọn đúng chức năng, a lê hấp, nó tự điền tiêu bản lẫn chữ ký vào trang thảo luận, như vậy sẽ tiện hơn cho anh khi chào mừng, thông báo cấm vì nhiều lý do,... Mong anh phản hồi và góp ý cho nó. Để giúp anh dễ sử dụng, tôi tự ý sửa trang User:Trungda/monobook.js, nếu anh cảm thấy không muốn sử dụng, anh cứ lùi lại. Chúc vui. Tân (thảo luận) 07:02, ngày 27 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

2 vua Tống

sửa

Bạn có sách nào nói về Tống Thái Tổem trai ko? Hãy cho chú thích & tham khảo vào bài Thái Tổ, và cho chú thích đoạn Thái Tông “tránh húy” vua anh?Ti2008 (thảo luận) 01:52, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phá hoại

sửa

Lại có phá hoại..--DMT (thảo luận) 14:50, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngoặc kép lớn

sửa

Vậy các lời trong phần Nhận định có nên đưa vào ngoặc kép lớn ko?Ti2008 (thảo luận) 02:14, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Và mời bạn xem cách để ngoặc, chữ nghiêng cho các bài Lê Thái Tông, Lê Thánh TôngMinh Mạng đã hợp lý chưa.Ti2008 (thảo luận) 02:21, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việt Nam Cộng hòa

sửa

Tự Đức, Đồng Khánh mà cũng có tên trường sao? Bó tay với mấy cha “phản động” này luôn.Ti2008 (thảo luận) 03:25, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngoặc kép lớn 2

sửa

Mời Trung Đa ghi vào tài liệu tiêu bản:cquote để tôi hiểu hơn nên dùng tiêu bản này trong trường hợp nào. Đồng thời bạn (có thể) cho (vào trang thảo luận) tôi một danh sách các loại câu nên để chữ nghiêng.Ti2008 (thảo luận) 10:37, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế còn đối với những bài thơ thì sao?Ti2008 (thảo luận) 01:59, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Văn Đế

sửa

Tôi cho rằng lời nói của ông về luật pháp không xứng để ngoặc lớn.Ti2008 (thảo luận) 02:36, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguyễn Huệ

sửa

Tôi nghĩ câu Ba quân hãy cùng quan sát...có điều trắc trở cũng ko xứng để ngoặc lớn.Ti2008 (thảo luận) 02:36, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ba vua Thánh Tông

sửa

Mời bạn xem hộ bài này. Tôi thấy hầu hết câu nói của ông ta đều có vẻ quan trọng.Ti2008 (thảo luận) 03:00, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhưng tôi thấy tuyên bố giữ đất của Thánh Tông có thể cho ngoặc.Ti2008 (thảo luận) 03:09, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý Thánh Tông là một minh quân thương dân. Vì vậy, theo tôi, câu nói về tù nhân của ông quan trọng. Theo bạn thì sao?Ti2008 (thảo luận) 03:09, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trần Thánh Tông là vua đối xử tử tế với anh em, vì vậy, tôi nghĩ câu nói của ông nên đẻ ngoặc lớn, còn câu nói về Dẫn tiến sứ chắc khỏi cần.Ti2008 (thảo luận) 17:01, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thụy hiệu

sửa

Thật kỳ lạ khi minh quân Lê Thánh Tông lại cùng thụy hiệu với... vua làm vì Đồng Khánh. Tôi nghĩ đáng lẽ vua Lê phải có thụy hiệu Vũ hoàng đế mới xứng, còn Lê Duy Huyên có thụy hiệu Thuần hoàng đế xứng hơn.Ti2008 (thảo luận) 17:00, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thỉnh cầu

sửa

Bạn (cùng một số bạn khác) viết bài về Thoát Hoan đi. Hôm nay tớ xem về A Lý Hải Nha mới thấy Toa Đô, Ô Mã Nhi có bài mà chủ tướng Thoát Hoan link lại đỏ rực (vô lí nhể). Giúp tớ với nhá, cảm ơn bạn trước (hôm nay đầu tháng chưa có lương nên chưa có e-rượu gửi bạn được):D Công nhân áo hồng (thảo luận) 02:54, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

 
Vermouth tặng Trungda
Cảm ơn bạn đã giúp đỡ để Thoát Hoan có tên trên vi.wiki, tớ xin gửi bạn một chai Vermouth dùng thử xem sao. Về lời mời tham gia viết bài tớ xin kiếu vì tớ không rành mấy khoản viết bài, hì. Công nhân áo hồng (thảo luận) 11:32, ngày 5 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trong Nguyên sử, quyển có lẽ có nhiều thông tin hơn cả về Trấn Nam vương Thoát Hoan (镇南王脱欢/鎮南王脫歡) là quyển 108 thì hiện tại lại chưa có bản điện tử trên mạng nên tôi không thể tra cứu được nhiều chi tiết. Tuy nhiên, rải rác trong các quyển khác (từ quyển 13 tới quyển 17 và quyển 117) có nhắc tới Thoát Hoan. Cụ thể như sau:
  • Quyển 13 (từ 1284-1285): 3/6/1284 (âm lịch) được phong Trấn Nam vương, đóng tại Ngạc Châu. Tháng 7 được lệnh đánh Chiêm Thành (qua Đại Việt). Tháng 12 tới Đại Việt. Trong quyển này có nhắc tới các sự kiện tại Đại Việt với kiểu viết của bề trên (thiên triều).
  • Quyển 14-15 (1286-1289): Các sự kiện tại Đại Việt cũng với kiểu viết của bề trên.
  • Quyển 16 (1290-1291): Ngày 16/2/1291 (âm lịch) bị điều tới Dương Châu trấn thủ.
  • Quyển 117 có các phần (ở cuối quyển) nói về Khoan Triệt Phổ Hóa và Thiếp Mộc Nhi Bất Hoa. Tại các phần này cho thấy Thoát Hoan có ít nhất là 4 con trai, gồm Lão Chương, Thoát Bất Hoa và 2 người vừa đề cập (cũng tại phần về Thiếp Mộc Nhi Bất Hoa cho biết thêm rằng Thoát Hoan là con trai thứ 9 của Hốt Tất Liệt, thực chất bị Hốt Tất Liệt đuổi ra khỏi kinh đô cho khuất mắt và không cho vào chầu cho tới tận lúc chết vì 2 lần chinh phạt An Nam không thành công).
Phả hệ cụ thể như sau:
  • Thoát Hoan (?-1301?)
    • Lão Chương (?-1310?): Thoát Hoan chết được tập phong Trấn Nam vương.
    • Thoát Bất Hoa (?-12/1322): Lão Chương chết được tập phong Trấn Nam vương.
      • Bột La Bất Hoa (?-1356?): Khi Thoát Bất Hoa chết còn nhỏ tuổi nên tới tận năm 1329 mới được tập phong tước này.
        • Đại Thánh Nô? (?-1359?). Bột La Bất Hoa chết được tập phong Trấn Nam vương.
    • Khoan Triệt Phổ Hóa (Minh sử chép là Khoan Triệt Bất Hoa) (?-1365). Năm 1323 phong Uy Thận vương.
      • Biệt Thiếp Mộc Nhi
      • Đáp Thiếp Mộc Nhi
      • Báo Ân Nô
      • Tiếp Đãi Nô
      • Phật Gia Nô
      • Hòa Thượng: Sau được Nguyên Thuận Đế phong Nghĩa vương và cùng chạy lên phía bắc năm 1368. Không có thông tin gì thêm.
    • Thiếp Mộc Nhi Bất Hoa (1286-1368): Được tập phong Trấn Nam vương sau khi Thoát Bất Hoa chết. Năm 1329 trả lại tước này cho Bột La Bất Hoa, đổi thành Tuyên Nhượng vương.
Một số tài liệu khác trên mạng viết là Thoát Hoan có 6 con trai (nhưng cũng chỉ đề cập tên của 4 người) và mất năm 1301. Nhưng trong Nguyên sử quyển 20 (có đoạn về năm Đại Đức thứ 5 hay năm 1301) lại không thấy đề cập gì. (Lưu ý các dấu ? hoặc là không rõ hoặc là theo các tài liệu khác có trên mạng). Meotrangden (thảo luận) 02:37, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không có tư liệu về nhân vật này. Có lẽ hắn chỉ nổi bật vì là con vua thôi nên sử cũng chỉ chép về xuất thân của hắn và con cái hắn, chứ tài năng và công trạng thì chắc hắn không có gì nên không được sử sách chép về các điều này.--โดราเอมอน 03:29, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)

Tài khoản con rối?

sửa

Trungda có thể cho biết các căn cứ cho việc nghi ngờ Ngọc Liên 011 (thảo luận · đóng góp) là tài khoản con rối của Kayani không? Cảm ơn.Tmct (thảo luận) 09:32, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các thảo luận, sửa bài cho thấy rất có thể series các tài khoản này là của cùng một người (tạm gọi là Duyanh92 - người tôi xem kĩ nhất).
Tuy nhiên, tôi không thấy giống Kayani về văn phong cũng như chủ đề quan tâm. Tôi chỉ thấy có 1 điểm giống nhau: cả hai cùng "nói rằng" muốn kéo lại "cho cân" các nội dung mà bản thân cho là tự khen quá mức. Tuy nhiên đặc điểm này thì đến tôi cũng có.
Trungda có thể chỉ ra cụ thể hơn về sự giống nhau giữa Kayani và Duyanh92? Thật sự tôi không nhìn ra.
Tmct (thảo luận) 10:03, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời


Kayani không phải người phá ngầm. Mục tiêu hoạt động của người này là bằng mọi cách đưa vào bài quan điểm cá nhân của mình và nhấn mạnh nó hết mức có thể.
Trong khi đó, nhóm Duyanh92 toàn sửa tiểu tiết, và nếu sửa sai thì đúng là phá ngầm như Trungda nói.
Tmct (thảo luận) 10:05, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị tháo biển con rối đối với các tài khoản phá tiểu tiết. Các đặc điểm của các tài khoản này mà Trungda cho rằng giống Kayani hoặc không phải là đặc điểm nổi bật của Kayani, hoặc là phong cách của nhiều người khác.

  • "Dễ hiểu là sau khi nhóm Tây Sơn bị khóa thì cách sửa ít còn "máu lửa" vì dường như Tây Sơn mới là đối tượng.". Suy diễn này có thể đúng nhưng rất thiếu cơ sở (trùng lặp ngẫu nhiên về thời điểm thì sao? trước nay thi thoảng vẫn có người quan tâm Trần Lê, tại sao lần này lại nên gắn với Tây Sơn?) nên không nên sử dụng.
  • "không hề trả lời "như ko nghe thấy" mà tiếp tục sửa theo phong cách cũ;". phong cách này tôi đã gặp ở rất nhiều thành viên mới ở những bài mà tôi thấy có vấn đề về nội dung cần tranh luận.
  • "đặc điểm "quên" ký khi thảo luận". Cái đặc điểm này thể hiện ở đa số nếu không nói là hầu hết các thành viên mới, và không ít thành viên cũ. Nhưng nó không phải của Kayani.

Tôi đề nghị tháo biển con rối ở tất cả các thành viên sửa vặt (trong số này không có Duyanh92) và thay bằng {{cb-cấm-phá hoại}} chẳng hạn. Tmct (thảo luận) 10:30, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đây là danh sách:

Đặc điểm chung của nhóm này:

  1. toàn viết các nội dung linh tinh liên quan đến đời tư và tên tuổi tước vị vua chúa mà nhìn qua thì người không biết sẽ tưởng là đúng. (xem ví dụ Meotrangden nhận xét tại Thảo luận:Hoàng hậu Thuận Thiên)
  2. đa số không thảo luận (*),
  3. còn lại thảo luận ít và không kí (+).

Những người này không hề có đặc điểm chung với Kayani. Điểm 1 trái hoàn toàn với Kayani. Điểm 2 và 3 là điển hình của thành viên mới. Những tài khoản này khả năng lớn là của 1 người. Nhưng tôi không thấy có cơ sở nào khẳng định đây là Kayani. Trái lại, đặc điểm 1 (nội dung các sửa đổi) là căn cứ để khẳng định điều ngược lại.

PS. Tôi đồng ý giữ biển với Duyanh92. Nếu là tôi, tôi chỉ làm khác là quan sát thêm 2-3 ngày nữa. Tmct (thảo luận) 11:15, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về nhóm tài khoản phá linh tinh trên, tuy có thể nghi ngờ con rối thật, nhưng theo tôi nên dùng {{cb-cấm-tk chỉ phá}}. Lý do là: biển "con rối" có ích cho việc checkuser - việc tôi cho là không cần thiết trong vụ này. Trong khi đó, biển con rối bao hàm hiệu ứng lưu trữ và lưu danh đối với tên tài khoản, mà người thích nghịch linh tinh như nhóm này dễ có khả năng cũng thích được lưu danh trên Wikipedia.
Tmct (thảo luận) 11:24, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

" là cái gạch nối giữa nhóm cũ và nhóm mới." ầy... Kayani vốn không có mục đích phá linh tinh, nếu bỗng dưng Kayani đổi tính nết thì các tài khoản sau cũng không được cho là con rối nữa. Wikipedia:Tài khoản con rối cho phép làm tại từ đầu. Nếu sau này Kayani mở một tài khoản mới nhưng hoạt động không POV, không VPBQ, không vặn nguồn..... tóm lại như một thành viên bình thường khác, thì không ai được khóa tài khoản mới này đâu.

Tuy nhiên, Friedland (đồng ý là con rối của Kayani) hoàn toàn không có gì giống với nhóm trên. Tài khoản này bắt đầu bằng việc đặt tiêu bản yêu nguồn gốc và chú thích - việc mà không ai trong nhóm trên làm. Sau đó bập vào cả loạt các bài ruột của Kayani - việc nhóm trên cũng không làm.

Nguyên tắc Wikipedia:Giữ thiện ý khuyên không khẳng định các điểm tiêu cực của thành viên chỉ dựa vào các suy diễn xa xôi ("các biện pháp chống phá hoại của chúng ta (như hủy sửa đổi hay cấm tài khoản/ địa chỉ IP...) là dựa trên các hành vi hơn là ý định."). Tmct (thảo luận) 12:22, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thôi được, thế cũng được, mặc dù tôi không thấy ý nghĩa thực tế của việc đặt tiêu bản "con rối của Lý Nhật Nguyệt" cho các tài khoản sau này mà chỉ thấy nguy cơ (như đã giải thích ở trên). Dù sao vậy vẫn còn hơn là "con rối của Kayani".
Tmct (thảo luận) 09:32, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vũ đế

sửa

Nhà Nguyễn đã rất đúng đắn khi truy tôn thụy hiệu này cho Nguyễn Phúc Khoát. Ông Khoát có nét giống Hán Vũ Đế: Thích mở mang đất nước, nhưng về cuối đời sa vào hưởng lạc.Ti2008 (thảo luận) 13:44, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quân chủ nước Yên và khác

sửa

Danh mục mà Trungda cần khá dài, không thể có ngay được. Tạm thời mỗi ngày một ít thôi.

Danh mục các vị quân chủ nước Yên chủ yếu theo 《Sử kí •Yên thế gia》, có bổ sung và đối chiếu theo 《Chiến Quốc sử》 của Dương Khoan, 《Yên quốc sử cảo》 của Bành Hoa và Trúc thư kỉ niên.

STT Tước hiệu Họ tên Số năm tại vị Thời gian Xuất thân, quan hệ Nguồn tư liệu
  Triệu Khang công Cơ Thích 78 (Trúc thư kỉ niên) Chu Vũ vương năm thứ nhất -Chu Khang vương năm thứ 24 người của vương tộc nhà Chu 《Sử kí•Yên thế gia》, 《Kim bản trúc thư kỉ niên》
1 Yên hầu Khắc Cơ Khắc     Con trưởng của Triệu Khang công 《Yên quốc sử cảo》
2 Yên hầu Chỉ Cơ Chỉ     Em trai thứ ba của Yên hầu Khắc 《Yên quốc sử cảo》
3 Yên hầu Vũ Cơ Vũ     Con của Yên hầu Chỉ 《Yên quốc sử cảo》
4 Yên hầu Hiến Cơ Hiến     Con của Yên hầu Vũ, có thuyết cho là Triệu bá 《Yên quốc sử cảo》
5 Yên hầu Hòa Cơ Hòa     Con của Yên hầu Hiến, có thuyết cho là Triệu bá 《Yên quốc sử cảo》
Còn 4 đời không/chưa rõ
10 Yên Huệ hầu   38 864 TCN827 TCN Cháu 9 đời của Triệu Khang công 《Sử kí•Yên thế gia》
11 Yên Li hầu Cơ Trang 36 826 TCN791 TCN Con của Yên Huệ hầu 《Sử kí•Yên thế gia》, niên biểu 12 chư hầu
12 Yên Khoảnh hầu   24 790 TCN767 TCN Con của Yên Li hầu 《Sử kí•Yên thế gia》
13 Yên Ai hầu   2 766 TCN765 TCN Con của Yên Khoảnh hầu 《Sử kí•Yên thế gia》
14 Yên Trịnh hầu Có thuyết cho là Cơ Trịnh 36 764 TCN729 TCN Con của Yên Ai hầu 《Sử kí•Yên thế gia》
15 Yên Mục hầu   18 728 TCN711 TCN Con của Yên Trịnh hầu 《Sử kí•Yên thế gia》
16 Yên Tuyên hầu   13 710 TCN698 TCN Con của Yên Mục hầu 《Sử kí•Yên thế gia》
17 Yên Hoàn hầu   7 697 TCN691 TCN 《Thế gia》 cho là con của Yên Tuyên hầu 《Sử kí•Yên thế gia》
18 Yên Trang công   33 690 TCN658 TCN 《Thế gia》 cho là con của Yên Hoàn hầu 《Sử kí•Yên thế gia》
19 Yên Tương công   40 657 TCN618 TCN 《Thế gia》 cho là con của Yên Trang công 《Sử kí•Yên thế gia》
20 Yên Hoàn công   16 617 TCN602 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
21 Yên Tuyên công   15 601 TCN587 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
22 Yên Chiêu công   13 586 TCN574 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
23 Yên Vũ công   19 573 TCN555 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
24 Yên Văn công   6 554 TCN549 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
25 Yên Ý công   4 548 TCN545 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
26 Yên Huệ công
《Tả truyện》 ghi là Yên Giản công
Cơ Khoản 9 544 TCN536 TCN 《Thế gia》 coi là con của Yên Ý công 《Sử kí•Yên thế gia》, 《Tả truyện•Chiêu công tam niên》
27 Yên Điệu công   7 535 TCN529 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
28 Yên Cộng công   5 528 TCN524 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
29 Yên Bình công   18 523 TCN505 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
30 Yên Giản công   12 504 TCN493 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
31 Yên Hiếu công 38 492 TCN455 TCN, trước tính là 464 TCN450 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》 đối chiếu với 《Trúc thư kỉ niên》, 《Chiến Quốc sử》
32 Yên Thành công Cơ Tái 16 454 TCN439 TCN, trước tính là 449 TCN434 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》 đối chiếu với 《Trúc thư kỉ niên》, 《Chiến Quốc sử》
33 Yên Mẫn công   24 438 TCN415 TCN, trước tính là 433 TCN403 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》 đối chiếu với 《Trúc thư kỉ niên》, 《Chiến Quốc sử》
34 Yên Giản công hay Yên Li công 《Trúc thư kỉ niên》 gọi là Cơ Tái 42 414 TCN373 TCN, trước tính là 402 TCN373 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》 đối chiếu với 《Trúc thư kỉ niên》, 《Chiến Quốc sử》
35 Yên Hoàn công   11 372 TCN362 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
36 Yên Văn công   29 361 TCN333 TCN   《Sử kí•Yên thế gia》
37 Yên Dịch vương   12 332 TCN321 TCN Con của Yên Văn công 《Sử kí•Yên thế gia》
38 Yên vương Khoái Cơ Khoái 9 320 TCN312 TCN Con của Yên Dịch vương 《Sử kí•Yên thế gia》
Tử Chi Tử Chi 4 317 TCN314 TCN Đại thần của Yên vương Khoái 《Sử kí•Yên thế gia》
39 Yên Chiêu vương Cơ Chức, trước gọi là thái tử Bình 33 311 TCN279 TCN Công tử nước Yên 《Sử kí•Yên thế gia》 đối chiếu với 《Triệu thế gia》, 《Chiến Quốc sử》
40 Yên Huệ vương 8 278 TCN271 TCN, trước tính là 278 TCN272 TCN Con của Yên Chiêu vương 《Sử kí•Yên thế gia》 đối chiếu với 《Triệu thế gia》, 《Chiến Quốc sử》
41 Yên Vũ Thành vương 14 271 TCN258 TCN Từ Quảng cho là con của Yên Huệ vương 《Sử kí•Yên thế gia》
42 Yên Hiếu vương   3 257 TCN255 TCN Con của Yên Vũ Thành vương 《Sử kí•Yên thế gia》
43 Yên vương Hỉ Cơ Hỉ 33 254 TCN222 TCN Con của Yên Hiếu vương 《Sử kí•Yên thế gia》

Meotrangden (thảo luận) 10:40, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cơ Thích có thực ấp ở đất Triệu (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây) nên được gọi là Chu Triệu công, Triệu Khang công hay Triệu bá. Sau khi cùng Chu Vũ Vương diệt Thương, được phong thêm đất Yên (Hà Bắc, Bắc Kinh). Thời Chu Thành Vương, ông này cùng Cơ Đán là những nhân vật chính trị hàng đầu của nhà Chu. Ông cử con trai trưởng là Cơ Khắc tới cai quản vùng đất mới được phong còn tự mình thì vẫn ở lại Hạo Kinh (Trường An, Thiểm Tây). Như thế Cơ Khắc mới được coi là thủy tổ của các vị quân chủ nước Yên. Triệu Mục công Cơ Hổ cũng là hậu duệ của ông (Cơ Thích) nhưng là đời thứ mấy thì hiện tại vẫn chưa rõ. Các vị quân chủ nước Triệu (召国/召國) thời Tây Chu/Xuân Thu này cũng là hậu duệ của Cơ Thích. Nhưng Triệu diệt vong ra sao cũng chưa rõ và niên biểu các vị Triệu [ABC] công này cũng rất rời rạc (chỉ rõ các vị như Triệu Khang công, U bá, Mục công, bá Liêu, Vũ công, Chiêu công, Hoàn công, Đái công, Tương công, Trang công, Giản công (khoảng 1045 TCN - 513 TCN) còn xen giữa là những ai thì không rõ. Nước Triệu (赵国/趙國) của họ Triệu thời Chiến Quốc thì tôi không thấy có quan hệ gì với nước Triệu của họ Cơ thời Xuân Thu.Meotrangden (thảo luận) 11:43, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bổ sung thêm là đất Triệu (召) còn có tên gọi khác là Thiệu (邵). Họ Thiệu (邵姓: Thiệu tính) được cho là xuất phát từ vùng đất này. Tuy nhiên, các tài liệu khi viết về các vị công tước đất Triệu/Thiệu thời Xuân Thu chỉ dùng chữ Triệu. Ví dụ: 召邵康公 (Triệu Khang công) hay 召穆公 (Triệu Mục công) mà không thấy dùng chữ Thiệu trong các ngữ cảnh đó. Tôi nghĩ rằng các dịch giả Việt Nam khi dịch 召穆公 thành Thiệu Mục công thực ra cũng không sai và có lẽ họ muốn làm vậy để phân biệt với nước Triệu (赵国/趙國) thời Chiến Quốc cùng các vị quân chủ của nó (do trong tiếng Việt thì không có cách nào phân biệt hai chữ Triệu đó cả). Nhưng có lẽ điều đó không cần thiết, do như tôi thấy thì các vị quân chủ của nước Triệu thời Chiến Quốc có tước hiệu từ tử tới hầu rồi xưng vương mà không có ông nào có tước công cả. Meotrangden (thảo luận) 01:25, ngày 5 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Vũ Đế

sửa

Phần chính sách quá dài, tôi muốn chia thành nhiều đề mục nhỏ mà chẳng biết nên đặt tên như thế nào. Nhờ bạn giúp với.Ti2008 (thảo luận) 16:08, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tất nhiên là chúa Nguyễn Phúc Khoát vẫn thua Hán Vũ Đế. Ông ta chỉ là 1...HVD thu nhỏ thôi.Ti2008 (thảo luận) 16:10, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn có sách nói về việc kiêng chữ Triệt nên chuyển thành chữ Thông ko? Hãy chú cho bài HVD.Ti2008 (thảo luận) 15:33, ngày 5 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nghiêu Thuấn

sửa

Trúc thư kỉ niên cho là Thuấn cướp ngôi của Nghiêu, và có nói gì về thân thế của Thuấn ko nhỉ?Ti2008 (thảo luận) 05:52, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cầu thủ Liên Xô

sửa

Tôi đã dịch 2 bài về Kulkov và Mostovoi. Thêm Kanchelskis. Những cầu thủ này tôi quan tâm, nên nhớ đúng tên và dễ tìm tư liệu. Mấy ông khác mà Trungda đề nghị thì tôi không nhớ được người nào nữa. Còn nhiều cầu thủ Liên Xô và Nga nổi tiếng cùng thời, chẳng hiểu sao tôi chỉ thích có mấy người. Hồi ấy, tôi tự xây đội hình cho Liên Xô như sau. Đội hình 1-5-4-1. Trung phong là Uran hoặc Kiriakov. Tiền vệ công trái là Dobrovolski, tiền vệ công phải là Kanchelskis, lùi sau trung phong là Mostovoi. Hai tiền vệ phòng ngự là Mikhailichenko và Shalimov. Hai trung vệ là Kuznetsov và Tsveiba. Hậu vệ phải là Onovko. Hậu vệ trái là Kulkov. Thủ môn thì chưa nghĩ, thằng nào cũng được:D. Có lẽ nếu có thời gian, tôi sẽ dịch về mấy anh còn lại trong đội tuyển trong mơ của tôi. --โดราเอมอน 10:17, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)

Thủ môn sau thời của Đa xa ép thì chỉ có Kha rin (cũng từng bắt cho Chen xi thuở câu lạc bộ này còn chưa nổi) hoặc Chéc che xốp. Công nhân áo hồng (thảo luận) 07:52, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đa xa ép thì đã có bài, còn mấy bác kia thì để khi nào thư thư viết sau, tớ đang bận dở với mấy cái dự án khác:D Công nhân áo hồng (thảo luận) 08:55, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chillin

sửa

Nhờ anh phục hồi lại bài này, hôm trước bài bị xóa vì không đủ tiêu chuẩn; nay bài đã đủ tiêu chuẩn en:Chillin, cảm ơn anh.pq (thảo luận) 00:49, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngũ Đế

sửa

Theo en.wiki và cả các wiki tiếng Tàu, xen giữa Đế KhốcĐế NghiêuĐế Chí. Đồng thời, Cao Đài từ điển cũng đề cập đến ông này. Bạn có sách nào nói về ông ta ko?Ti2008 (thảo luận) 04:35, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Liu Bo

sửa

劉髆 là Lưu Bác. Meotrangden (thảo luận) 09:04, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lưu Bang

sửa

Có nên đưa ông này vào thể loại vua tử trận ko nhỉ? Ông ta đã bị trúng tên chết.Ti2008 (thảo luận) 10:22, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Infobox còn ghi miếu hiệu ông là Thái Tổ, Cao Tổ. Như vậy, nên ghi thế nào vào đoạn qua đời?Ti2008 (thảo luận) 16:37, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Hòa Đế

sửa

Ô hay! Trước đây tôi cứ tưởng ông ta là kẻ gây ra sự suy yếu của Đông Hán chứ!Ti2008 (thảo luận) 09:11, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vâng! Tôi nghĩ nên gọi ông này là Vua giỏi giữ cơ nghiệp thái bình thì đúng!Ti2008 (thảo luận) 09:52, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn xem: Akbar, đại đế của đế quốc Môgôn, lên ngôi khi còn nhỏ (15 tuổi), có thời thắng ngoại xâm, dẹp quyền thần Bairam, thế mà cuối cùng, do thiếu kinh nghiệm, vẫn phải khoanh tay rủ áo đến khi trưởng thành.Ti2008 (thảo luận) 09:55, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trả lời

sửa

Thật tiếc là tới bây giờ tôi mới đọc được tin nhắn của bạn. Về việc đổi tên bài thành Trận Phú Xuân, 1786 thì tôi không biết cách, nếu được bạn hướng dẫn giúp tôi với. Thứ nữa là làm sao để tạo ra 1 cái bảng số liệu cho những bài về các trận đánh nhỉ, bạn có biết cách không, tôi đang mò mẫm nhưng bị lỗi mãiTho de (thảo luận) 11:59, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Toàn thư

sửa

Sách này hay khen các vị vua Lê khoanh tay rủ áo nhỉ?Ti2008 (thảo luận) 10:31, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mấy nhời

sửa

Thoát Hoan đã có mấy nhời

Còn anh Ô Mã xin mời giúp thêm

Để học sinh biết trắng đen

Ô Mã chết đuối chứ hem bay đầu.

Công nhân áo hồng (thảo luận) 14:36, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phế Đế

sửa

Tôi thấy nhà Hán chẳng có ông nào là Phế đế cả. Lưu Cung, Lưu Hồng, Lưu Ý và Lưu Biện đều gọi là Thiếu Đế (Emperor Shao).Ti2008 (thảo luận) 03:15, ngày 16 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp

sửa

Anh Trungda có thể cho biết truyện "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" tên tiếng Hoa hay tên gốc của nó là gì, và có trên wiki không ạ, cám ơn anh. Eternal Dragon (thảo luận) 16:32, ngày 18 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tại ED mới lần mò đọc được truyện này, thấy hay quá nên nảy ra ý định viết bài nhưng hok bik tựa gốc nó là gì:). Để em hỏi người khác xem sao, cám ơn anh. Eternal Dragon (thảo luận) 03:49, ngày 19 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiêu bản và template

sửa

Bác nghĩ thế nào về hai từ này, hồi xưa iem từng hỏi một bác "sít sót" thì bác í bẩu nà từ này nà dịch sai đấy, dưng mà hổng ai có ý kiến ý cò gì nên cứ để thía:D Tích Lan nhân (thảo luận) 15:37, ngày 19 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn đã nghe và dùng quen nên không cảm thếi có vấn đề gì lớn. Nhưng với những thành viên mới, đặc biệt là với những người có chút hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin thì quả thật là từ này... có vấn đề đếi. United States of America? Nếu gọi tắt từ America là Mĩ thì dịch đúng phải là Liên bang Mĩ. Lại còn hợp chủng quốc gì gì đó -- bọn Trung Quốc phiên âm tràn lan hết cả. Rồi lại đến lượt người Việt Nam thi nhau bắt chước. Thật là khó hiểu. Mấy cái từ Hán Việt này có gì hay ho đâu cơ chứ?! Livy the pixie (thảo luận) 18:14, ngày 19 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các vị vua và hoàng đế Trung Hoa

sửa

Có nên tạo hai thể loại: Vua Trung Quốc (từ 3 hoàng 5 đế đến Đông Chu) và Hoàng đế Trung Quốc (từ Tần đến Thanh) không nhỉ? Hay chỉ nên để Vua TQ như hiện nay.Ti2008 (thảo luận) 09:30, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua của Nam Minh

sửa

Mấy vị này chỉ xưng vương thôi mà sao bài nhà Minh (cả vi. lẫn en.) đều ghi họ là hoàng đế nhỉ?Ti2008 (thảo luận) 09:30, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời


Miếu hiệu của Kiến Vương Tân

sửa

Khi tôi đọc Đại Việt Sử ký Toàn Thư hình như miếu hiệu Đức Tông của Kiến Vương Tân do Lê Chiêu Tông đặt còn Lê Tương Dực thì truy tôn thuỵ hiệu dài mà tôi đã nêu thôi.Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn đã giúp tôi bổ sung những chỗ thiếu sót trong bài.Thành viên:Vuhoangsonhn.

Re: Hiếu Cảnh đế

sửa

Cám ơn bạn nhiều!Ti2008 (thảo luận) 02:13, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ông này cũng khá tài ba và có công tích (noi theo vua cha phát triển kinh tế, đưa đất nước thái bình thịnh trị...) mà sao ko được đặt miếu hiệu nhỉ? Đừng nói là vì ông chỉ noi theo cha nhé, noi theo cha mà giữ nước thái bình thịnh trị là giỏi lắm rồi, các hạng vua Tùy Dạng đế, Trần Dụ Tông (đầy đủ miếu thụy luôn à nha!), Lê Uy Mục (dù không kế vị trực tiếp), Selim II, Aurangzeb nữa D: và cả Trịnh Giang v.v... đều kế tục vua cha chứ kế tục ai?Ti2008 (thảo luận) 02:13, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chẳng lẽ Hán Vũ Đế thấy vua cha hiền quá nên không thích (vì Vũ Đế rất độc tài), và ko đặt miếu hiệu.Ti2008 (thảo luận) 02:13, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng có nghi vấn tương tự với Hán Chiêu Đế.Ti2008 (thảo luận) 02:15, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời bạn bổ sung đầy đủ cho bài Hán Cảnh Đế. Bài hiện giờ rất ngắn (chỉ toàn những ý mà tôi biết về nhà vua thôi, ông này có 2 vợ nhưng tôi ko dịch nổi tên bà kia nên chỉ ghi 1 bà, tương tự như thế đối với trên 10 người con của ông ta).Ti2008 (thảo luận)

Re: Danh hiệu

sửa

Tôi sẽ noi theo các infobox của vua Tàu mà chú thích vào đó, bạn đồng ý ko?Ti2008 (thảo luận) 03:14, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không! Ý tôi nói 1 tiêu bản về vua Tàu trong en.wiki và bị lỗi thời tại vi.wiki cơ.Ti2008 (thảo luận) 09:44, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái tiêu bản lỗi thời đó hiện còn tồn tại trong bài Minh Thế Tông, Minh Thần Tông v.v... gọi là Chinese Emperor.Ti2008 (thảo luận) 16:40, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
OK! Nếu bạn quan tâm tới thẩm mỹ, thì mời bạn làm tiêu bản chữ màu vàng để cho biết người đó làm vua.Ti2008 (thảo luận)`

Biểu quyết xoá

sửa

Lại Lưu Bang nữa đây

sửa

Nhờ bạn cho bài thêm chú thích và xóa những từ ông nói về các nhân vật khác (như Kình Bố chẳng hạn).Ti2008 (thảo luận) 01:31, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vấn đề lời bình

sửa

Lời bình của tôi về Kiến Vương lấy từ trang .Nhưng bạn phải gõ vào chỗ tra cứu từ khóa Tác giả Lê Tân. thảo luận quên ký tên này là của Vuhoangsonhn (thảo luận • đóng góp). Tôi không làm được,bạn làm hộ đi. Bản mẫu:Vôdanh

Lưu HồngLưu Ý

sửa

Tôi đã tạo hai bài này, mời bạn bổ sung.Ti2008 (thảo luận) 03:18, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lưu Bang

sửa

Bạn có sách nói tên ông ta là Quý, sau đổi thành Bang không? Hay chỉ nói Quý là tên tự thôi?Ti2008 (thảo luận) 09:36, ngày 24 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sử ký Phan Ngọc dịch và giới thiệu. mục Cao tổ bản kỷ, NxbVH 1988, trang 117 ghi "Cao tổ người làng Trọng Dương, ấp Phong quận Bái, họ Lưu tên Quý" rồi chú thích "Tên thật là Bang nhưng vì húy nên không viết. Tên Quý chứng tỏ Lưu Bang là con thứ ba, theo thứ tự; Bá, Trọng, Quý. Duyphuong (thảo luận) 06:46, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Chú thích

sửa

Tôi đang lục lại sách cũ, đi nghỉ hè nên gom cả vào tủ cho nó đỡ bừa bộn, bây giờ mò lại thật khó khăn, Trungda chờ nhéTho de (thảo luận) 09:57, ngày 24 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chuyên Húc

sửa

Khi tạo bài này, tôi đã cố gắng sửa một số từ, vậy mà bài vẫn có thể vi phạm bản quyền?Ti2008 (thảo luận) 08:17, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn có 5 Đế bản ký thì hãy bổ sung.Ti2008 (thảo luận) 08:49, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Dĩ là nhiên là cả hai bài, nhưng bài Chuyên Húc trước. Ti2008 (thảo luận) 14:40, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngắn thì cứ ghi vô, bài cũng khá dài rồi mà.Ti2008 (thảo luận) 07:02, ngày 27 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dễ ợt, bạn khỏi cần ghi nhiều về mấy ông đấy, chỉ cần chú thích sử ký ông Thiên vào cho bài có ct & tk là được rồi.Ti2008 (thảo luận) 01:54, ngày 28 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Thuận Đế

sửa

Tôi vừa khởi tạo bài này, mời bạn bổ sung.Ti2008 (thảo luận) 01:27, ngày 29 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ vả

sửa

Anh Trungda cho cái IP 117.0.101.115 "nghỉ ngơi" vài giờ được không, nãy giờ toàn nghịch phá theo kiểu vừa viết vừa xóa, cám ơn. Eternal Dragon (thảo luận) 04:37, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn

sửa

Lúc này chắc đầu Nguyên có vấn đề gì rồi, nên lơ đễnh đến nỗi đem râu ông cắm càm bà (việc Cống Chỉnh), may mà có anh nhắc nhở. Cảm ơn anh đã chỉ ra mấy cái nhầm lẫn của Nguyên trong vài bài viết gần đây. Chúc anh luôn vui. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 23:44, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Nguyên Đế

sửa

Tôi đã khởi tạo bài này. Mời bạn viết tiếp!Ti2008 (thảo luận) 10:21, ngày 4 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Màu

sửa

Kiểu để màu chữ trong các bài vua Cao, Văn, Vũ v.v... của nhà Hán được ko?Ti2008 (thảo luận) 13:30, ngày 6 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vâng! Tôi đã cho màu đỏ vào chữ sáng lập triều đại trong các bài vua sáng lập như Hán Cao Tổ, Lê Thái Tổ, Gia Long v.v... vì các ông ấy đã có chiến tranh trước khi lên ngôi.Ti2008 (thảo luận) 01:50, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Chất Đế

sửa

Mời bạn bổ sung bài về “vua yểu mạng” Lưu Toản này, Ti2008 đã khởi tạo.Hakhamanish (thảo luận) 06:23, ngày 8 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ vả

sửa

Nhờ bạn hãy cho cái IP 116.118.34.197 nghỉ đi. Nếu thành viên còn hoạt động thì không biết có bao nhiêu ông vua Trung Quốc phải nghe chửi nữa, trong khi các loại này có rất nhiều trong wiki việt.Ti2008 (thảo luận) 16:24, ngày 8 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại đế

sửa

Nếu theo thảo luận của bạn trong bài Alfred Đại đế, thì đầu chế Pompey cũng là Đại đế chăng?Ti2008 (thảo luận) 02:26, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đế Chí

sửa

Bài này quả thực là rất sơ khai, sao bạn lại xóa tiêu bản. Hakhamanish (thảo luận) 10:36, ngày 12 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua truy tôn

sửa

Trong các bài về miếu hiệu và đọc Đại Việt Sử ký Toàn thư có nhắc đến các triều đại có ông,cha của các vị vua được truy tôn,đặc biệt là nhưng vị ông cha của vua khởi đầu triều đại.Mong bạn tìm kiếm giúp tôi về miếu hiệu của những người may mắn có con làm vua đó.Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 06:15, ngày 13 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Duy Vĩ

sửa

Bài này mong bạn cung cấp thêm thông tin để tôi viết về vị Hoàng Thái Tử chống Trịnh này.Ông này cũng được truy tôn là Hựu Tông Diễn Hoàng Đế

Khí Tật

sửa

Anh đọc đoạn 20 trong quyển 36 (TRần Kỷ thế gia) của Sử ký. Câu cuối cùng của đoạn này chép...使棄疾為陳公 (sử Khí Tật vi Trần công), nghĩa là ...sai Khí Tật làm Trần công. Nội dung của cả đoạn đó là năm thứ 34 đời Trần Ai công phát sinh loạn do vào tháng 3 năm đó khi Ai công ốm thì tư đồ Chiêu giết Điệu thái tử tên Sư để lập con thứ là Lưu làm thái tử (Ai công có 4 con trai là Sư, Yển, Lưu, Thắng. Lưu là con vợ lẽ nhưng được Ai công sủng ái). Ai công tức giận sai giết Chiêu. Chiêu đem quân tấn công Ai công trước. Ai công tự sát. Binh sĩ của Chiêu lập Lưu làm Trần quân. Tháng 4 năm đó Trần sai sứ sang Sở. Linh vương thấy Trần loạn liền giết sứ giả và sai Khí Tật đem quân sang phạt Trần. Lưu chạy sang Trịnh. Tháng 9, Sở vây Trần. Tháng 11 diệt Trần. Sai Khí Tật làm Trần công. Còn đoạn 40 trong quyển 40, Sở thế gia thì chép 八年,使公子棄疾將兵滅陳。十年,召蔡侯,醉而殺之。使棄疾定蔡,因為陳蔡公。 (bát niên, sử công tử Khí Tật tương binh diệt Trần. Thập niên, triệu Sái hầu, túy nhi sát chi. Sử Khí Tật định Sái, nhân vi Trần Sái công) nghĩa là năm thứ 8 sai công tử Khí Tật cầm quân diệt Trần. Năm thứ 10, triệu Sái hầu, nhân say rượu đem giết đi. Sai Khí Tật bình định Sái, nhân đó làm Trần-Sái công. Như vậy trong cả Sở thế gia lẫn Trần-Kỷ thế gia đều khẳng định Khí Tật làm quân chủ cả Trần lẫn Sái. Meotrangden (thảo luận) 01:07, ngày 14 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “Trungda/Lưu 5”.