Thảo luận:Urani

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Tranletuhan trong đề tài Hình ảnh
Dự án Nguyên tố hóa học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nguyên tố hóa học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nguyên tố hóa học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án Hóa học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hóa học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hóa học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án Vật lý học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Vật lý học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Vật lý học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Thực trạng ô nhiễm phóng xạ Urani

sửa

Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl v.v hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể.

Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị dạng, bệnh tật,… cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng theo điều tra của uỷ ban này, thực chất, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí, không gây nguy hiểm nhiều cho con người bằng lượng phóng xạ vào nguồn nước. Bởi vì, trong không khí – các tia phóng xạ chỉ có một không gian tác động rất hạn chế và giảm dần theo thời gian; còn trong nước, nó có thể đi xa hơn và gây độc cho những vùng lân cận. Không những thế ảnh hưởng của chúng ngày càng tăng theo thời gian do sự tích tụ phóng xạ trong nước ngày càng lớn hơn. Vì vậy, khi HiroshimaChernobyl bị ảnh hưởng trực tiếp của phóng xạ hạt nhân nhưng những vùng rất xa ở xung quanh cũng bị tác động theo, do nguồn nước ngầm liên thông giữa các vùng. Người ta đã phát hiện những triệu chứng nhiễm độc phóng xạ trên cơ thể con người sống ở những vùng rất xa hai trung tâm phóng xạ này, dù theo lý thuyết thì những vùng đó không thể bị ảnh hưởng vì nằm quá tầm hoạt động của các tia phóng xạ sau các vụ nổ. Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy chúng vẫn bị ảnh hưởng….

Xử lý ô nhiễm phóng xạ urani bằng vi khuẩn

sửa

Trong hơn một thập niên qua, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Columbia (Hoa Kỳ) nghiên cứu đã tìm ra loại siêu vi khuẩn có khả năng giúp con người xử lý được các phân tử urani phóng xạ. Tên khoa học của loài vi khuẩn đó là Tshewanella oneidensis thuộc chi Tshewanella. Trong đời sống tự nhiên, chúng liên kết thành các tập đoàn không bền vững có cấu trúc giống như những chuỗi hạt ngọc trai mà mỗi hạt ngọc trai là một vi khuẩn. Mỗi chuỗi như vậy dài 5 mm, các chuỗi được liên kết lại với nhau tạo nên một mạng lưới chằng chịt.

Đây là một chủng kị khí không bắt buộc khi không có ôxy, chúng sẽ sử dụng nguồn năng lượng cung cấp từ các phân tử phóng xạ. Theo đó chúng sẽ tiến hành tách lấy các điện tử của phân tử urani có khả năng gây độc cực mạnh cho nguồn nước vì chúng tan vô hạn trong nước thì uranit trở thành phân tử lành tính. Chúng còn được gọi là điôxít urani (UO2), không tan trong nước và khá trơ về mặt hoá học. Vì vậy, người ta có thể thu hồi chúng bằng các phương pháp lọc truyền thống hay bằng các cột trao đổi iôn. Khi hoạt động Tshewanella oneidensis sẽ tiết ra một loại chất nhờn khô đi, nó sẽ tạo thành một lớp vỏ cứng ngăn cản sự rò rỉ của urani hoà tan ở bên trong ra bên ngoài, điều này cũng giống như Tshewanella oneidensis cũng tạo ra một nhà tù để nhốt urani lại vậy.

Lỗi dịch thuật

sửa

Tôi xin chỉ ra ở đây một số lỗi dịch thuật, tôi xin để đây để các bạn tiện tham khảo luôn chứ sửa luôn vào bài nhiều khi khó so sánh:

  • "Uranium-235 has the distinction of being the only naturally occurring fissile isotope" cần dịch thành "U-235 là đồng vị duy nhất có khả năng phân hạch một cách tự nhiên"
  • "fission cross-section" cần dịch là "tiết diện hiệu dụng phân hạch"
  • "Kinetic energy penetrator" có thể dịch là "mũi tên xuyên" hoặc "đầu đạn đâm xuyên"
  • "The 1789 discovery of uranium in the mineral pitchblende is credited to Martin Heinrich Klaproth" cần dịch là "Martin Heinrich Klaproth được công nhận là người đã phát hiện ra urani trong khoáng vật ptichblend năm 1789"
  • "sustained nuclear fission chain reaction" là "phản ứng dây chuyền duy trì phân hạch hạt nhân"
  • "The capacity of the surrounding sediment to contain the nuclear waste products" có thể dịch là "Khả năng lưu giữ các sản phẩm chất thải hạt nhân bởi lớp bao bọc trầm tích"
  • "Conservatoire National des Arts et Métiers" là Trường Kỹ Nghệ Quốc gia Pháp
  • "A team led by Enrico Fermi in 1934 observed that bombarding uranium with neutrons produces the emission of beta rays" cần dịch là "Năm 1934 một nhóm nghiên cứu do Fermi lãnh đạo đã phát hiện thấy việc bắn phá urani bằng neutron sẽ sản sinh ra các tia beta"
  • "Chicago Pile-1" là "lò phản ứng" chứ không phải "phản ứng"
  • " but within a decade" cần dịch là "chỉ trong vòng 1 thập kỉ" (chứ không phải trong 1 thập kỉ qua)
  • "It is estimated that 5.5 million tonnes of uranium ore reserves are economically viable at US$59/lb,[48] while 35 million tonnes are classed as mineral resources" cần dịch là "Ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn quặng urani dự trữ có thể khai thác một cách kinh tế ở mức giá 59 USD/lb (nên đổi số này ra kg cho quen thuộc hơn với người đọc Việt Nam) trong khi 35 triệu tấn được phân loại là tài nguyên khoáng sản"
  • " thanks to growing prices on uranium market" là "nhờ vào việc giá urani tăng trên thị trường"
  • Cần dịch từ pyrophoricity

Ngoài ra bài còn một số thiếu sót sau (bài này được chọn lọc ở wikipedia tiếng Anh từ năm 2007):

  • Phần giới thiệu đầu tiên nên giới thiệu thêm một câu về điện hạt nhân (cho tương xứng với 1 đoạn rất dài về bom hạt nhân)
  • Phần sau Chiến Tranh Lạnh cần nhắc thêm vai trò của IAEA trong việc kiểm soát urani và việc đẩy mạnh phát triển urani dùng trong lò phản ứng. Có thể tham khảo thêm mục từ Nuclear proliferation, nuclear power (bài hiện giờ quá tập trung vào vũ khí và ô nhiễm)
  • Cần nhắc đến việc các nước đang chú trọng việc làm giàu, tái chế, tận dụng urani vì trữ lượng cũng không còn quá dồi dào (có thể tham khảo thêm mục từ Nuclear fuel cycle - chu trình nhiên liệu hạt nhân, Fast-breeder reactor - Lò tái sinh nhanh).
  • Phần Liên kết ngoài quá dài, chỉ nên hạn chế một số link nhất định, vì đây là wikipedia tiếng Việt nên ta không nên khuyến khích việc đưa link tham khảo bằng tiếng Anh.

Trên đây là một số ý kiến của tôi, chưa được đầy đủ vì tôi không đủ thời gian đọc kĩ toàn bộ bài, rất hy vọng Tranletuhan tiếp tục nâng cao được chất lượng của bài này, tuy rằng bài hiện nay được dịch theo tôi cũng là khá ổn rồi. GV (thảo luận) 15:04, ngày 16 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đã đưa tất cả góp ý dịch của bạn vào vị trí tương ứng trong bài. Nhưng chưa đổi đơn vị lb (vì còn nhiều nơi khác nữa, nếu dổi đổi 1 lượt sau). Từ "pyrophoricity" từ điển định nghĩa là "tính tự bốc cháy" tôi đã tạm thêm vào, không biết có từ nào chuyên hơn nữa không? Những thiếu sót cần bổ sung mà bạn nêu xin nhường người khác thêm vào sau. Cảm ơn bạn đã bỏ thời gian xem qua và cho ý kiến. Nếu được xin mời ý kiến thêm. ~ Жить не по лжи (talk2me) ~ 16:29, ngày 16 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cảm ơn GV đã đọc qua. Đúng là chưa đề cập đến tái chế, tiết kiệm nhiên liệu nhiều nhỉ, tôi không chắc là có thể bổ sung liền phần này được. (tìm đọc, chắt lọc để đưa vào bài...đang bận).:D--Tranletuhan (thảo luận) 17:30, ngày 16 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Làm giàu, tái chế

sửa

Do trữ lượng urani là có hạn và nhu cầu sử dụng nó ngày càng nhiều nên việc tận dụng và tìm nguồn thay thế là một vấn đề đang được quan tâm. Các lò phản ứng tái sinh hoặc tái sinh nhanh tạo ra ít chất thải hơn các lò bình thường khác trong khi sản xuất ra cùng một năng lượng.[1] Hàm lượng thori gấp 5 lần urani trong vỏ Trái Đất và đây được xem là một nguồn có thể được sử dụng thay cho urani chỉ với những cải tiến nhỏ trong các lò phản ứng hiện đại, đặc biệt là ở Ấn Độ.[2][3]

Hình ảnh

sửa

Có nên thay hình ở trang chính bằng hình ảnh về bản gốc của mẫu phôi urani được làm giàu cao tại infobox không? Đây là một hình ảnh chọn lọc tại dự án WP khác. Vả lại trang này được tạo lúc infobox cũ chưa được thay (không có hình) nên tấm oxit khi đó là đặc trưng nhất. ~ Жить не по лжи (talk2me) ~

Tôi thấy cũng hay, vì hình hiện tại ko rõ lắm.--Tranletuhan (thảo luận) 04:15, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
  1. ^ OECD: "Uranium 2005: Resources, Production and Demand"
  2. ^ Dr. Chidambaram R. (1997). “Towards an Energy Independent India”. Nu-Power. Nuclear Power Corporation of India Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ Home | India Defence
Quay lại trang “Urani”.