Đại học Columbia

Viện Đại học tinh hoa Ivy League nằm tại quận Manhattan, thành phố New York

Viện Đại học Columbia (tiếng Anh: Columbia University in the City of New York), còn gọi là Đại học Columbia, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ.[2] Một thành viên của Ivy League, Columbia là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất tại tiểu bang New York, lâu đời thứ năm tại Hoa Kỳ, và là một trong chín đại học thuộc địa được thành lập trước Cách mạng Hoa Kỳ. Trường được thành lập vào năm 1754 với tên King's College dưới hiến chương hoàng gia của vua George đệ Nhị của Vương quốc Anh, và là một trong ba trường đại học duy nhất tại Hoa Kỳ được thành lập dưới đặc quyền này.

Viện Đại học Columbia
Columbia University in the City of New York
Huy hiệu Đại học Columbia
Vị trí
Map
,
New York
,
Hoa Kỳ
Thông tin
LoạiĐại học tư thục
Khẩu hiệuIn lumine Tuo videbimus lumen (tiếng Latinh) (Thánh Vịnh 36:9)
Trong ánh sáng của Ngài chúng con sẽ thấy ánh sáng
Thành lập1754
Hiệu trưởngLee Bollinger
Nhân viên3.224
Khuôn viên(tổng cộng) 1,23 km²
Biệt danhSư tử Columbia
Tài trợ$6,5 tỉ[1]
Thể thao29 đội thể thao
Websitewww.columbia.edu
Thống kê
Sinh viên đại học5.530
Sinh viên sau đại học14.692

Columbia là trường đại học tốt thứ 22 thế giới, theo QS.[3] Trường từng được US News & World Report xếp hạng thứ 2 tại Mỹ vào năm 2021[4][5] nhưng đã bị loại khỏi bảng xếp hạng năm 2022 do bê bối gian lận và làm giả số liệu của trường.[6][7][8] Sau khi xác thực lại thông tin của trường, US News & World Report đã đẩy Columbia từ hạng 2 xuống hạng thứ 18.[9][10] Columbia cũng là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội Viện Đại học Mỹ. Columbia có số lượng sinh viên và giảng viên đạt giải Nobel nhiều hơn bất kỳ học viện nào khác trên thế giới. Columbia hàng năm điều hành giải thưởng văn học Mỹ Pulitzer. Quỹ tài trợ và tài chính dành cho nghiên cứu hàng năm của Columbia thuộc vào loại lớn nhất trong các viện đại học tại Hoa Kỳ. Viện Đại học Columbia hiện tại có bốn trung tâm toàn cầu tại Amman (Jordan), Bắc Kinh (Trung Quốc), Paris (Pháp) và Mumbai (Ấn Độ).

Cựu học sinh và các thành viên nổi bật có liên kết với Columbia bao gồm: năm nhà Khai Quốc Hoa Kỳ (Founding Fathers of the United States); bốn Tổng thống Hoa Kỳ; chín Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ; 15 Nguyên thủ Quốc gia (ngoài Mỹ); 97 chủ nhân giải Nobel, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; 101 chủ nhân giải Pulitzer, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; 25 chủ nhân giải Oscar, với tổng số giải Oscar giành được là 30 giải, nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác; và hàng loạt chủ nhân của các giải thưởng danh giá trong nhiều lĩnh vực. Columbia hiện là nơi công tác và giảng dạy của chín chủ nhân giải Nobel, 30 chủ nhân giải MacArthur Genius, bốn chủ nhân của Huy chương Khoa học Quốc gia Mỹ, 143 thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, 38 thành viên của Viện Y tế thuộc nhóm các Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ, 20 thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoa Kỳ, và 43 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.

Thư viện Tưởng niệm Low

Lịch sử

sửa

Columbia là học viện cấp cao lâu đời nhất tại tiểu bang New York. Được thành lập và ban đặc quyền dưới tên King's College vào năm 1754, Columbia là trường lâu đời thứ sáu tại Hoa Kỳ căn cứ theo năm thành lập, và thứ năm căn cứ theo năm được trao hiến chương. Viện Đại học hiện tại hoạt động dưới hiến chương trao năm 1787, nghĩa là dưới sự quản lý của một hội đồng tín nhiệm tư. Trong vòng hơn 250 năm, trải qua nhiều biến cố và phải thay đổi địa điểm giảng dạy, Columbia đã phát triển từ một đại học nhỏ, trở thành một viện đại học bao gồm 20 đại học và học viện liên kết khác nhau.

King’s College

sửa
 
Hiệu trưởng đầu tiên của King's College, Samuel Johnson

Thảo luận xung quanh việc thành lập một đại học cấp cao tại tỉnh New York (bấy giờ còn là thuộc địa của Anh) bắt đầu từ năm 1704. Tuy nhiên, những dự kiến đưa ra chỉ nhận được sự cân nhắc nghiêm túc sau khi một số cựu học sinh Đại học Yale sinh sống tại thành phố New York tỏ ra lo ngại trước việc Đại học New Jersey (nay là Viện Đại học Princeton) được thành lập vào năm 1746. Lo ngại này xuất phát từ khác biệt về tôn giáo giữa New York trực thuộc Giáo hội Anh và New Jersey vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Giáo hội Trưởng Lão; bên cạnh đó, cư dân địa phương sợ rằng New York sẽ trở nên kém cạnh về văn hóa và tri thức so với bờ bên kia sông Hudson. Do vậy, họ thành lập học viện riêng của New York như là một trường cạnh tranh với Đại học New Jersey. Các lớp học bắt đầu vào ngày 17 tháng 7 năm 1754 tại sân của nhà thờ Trinity với Samuel Johnson là hiệu trưởng và cũng là người giảng dạy duy nhất. Ngày 31 tháng 10 năm 1754, trường chính thức nhận hiến chương thành lập từ vua George đệ Nhị với tên King’s College (nghĩa đen: Đại học của Nhà Vua). Năm 1760, King’s College chuyển về Park Place, khu vực gần Tòa thị chính thành phố hiện nay. Từ đó, trường phát triển nhanh chóng, trở thành trường Y đầu tiên tại thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ vào năm 1767.

Tuy vậy, ngay từ ban đầu đã có nhiều tranh cãi về việc thành lập một học viện cấp cao tại thuộc địa mà trực thuộc Giáo hội Anh, chưa kể bộ máy quản lý chịu nhiều ảnh hưởng của Hoàng gia Anh. Sự vượt trội về tài chính của King’s College so với các đại học thuộc địa khác càng tạo cơ sở cho mối e ngại này.

 
Alexander Hamilton, một trong những cựu học sinh nổi tiếng nhất của King's College

Cách mạng Hoa Kỳ và cuộc chiến kéo theo ngay sau đó giữa các thuộc địa và quân đội Anh khiến cho King’s College suy sụp trong một thời gian dài, từ 1776 khi Lục quân Lục địa tấn công New York đến 1783 khi binh lính Anh rút lui. Trong tám năm này, trường đã phải ngừng hoạt động, trong khi thư viện chính bị cải tạo thành bệnh viện phục vụ chiến tranh.

Dù bị coi là một hiện thân của Hoàng gia Anh, song King’s College lại là nơi sản sinh ra không ít nhân vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng giành độc lập của các thuộc địa. Tiêu biểu trong số những học sinh đầu tiên của trường bao gồm: John Jay, người đàm phán Hiệp định Paris (1783) kết thúc chiến tranh với Anh và cũng là người sau này trở thành Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đầu tiên; Alexander Hamilton, quân sư của George Washington, tác giả của phần lớn các bài luận Người Liên Bang (ủng hộ một Chính phủ liên bang mạnh), Bộ trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ đầu tiên; Gouverneur Morris, tác giả của bản Hiến pháp Hoa Kỳ hoàn thiện; Robert R. Livingston, một trong năm người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập Mỹ; và Egbert Benson, đại biểu Quốc hội Lục địa và một trong những người ký thông qua Hiến pháp Hoa Kỳ.

Đại học Columbia: thời kỳ đầu (1784–1857)

sửa

Khuôn viên

sửa

Theo Tạp chí New York, Đại học Columbia là chủ sở hữu đất lớn thứ hai ở Thành phố New York, chỉ sau Nhà thờ Công giáo.[11]

 
Thư viện Butler

Khuôn viên chính

sửa

Phần lớn các phân khoa của Columbia tọa lạc tại Morningside Heights. Khuôn viên trường được thiết kế theo nguyên tắc quy hoạch Beaux-Arts và trải khắp sáu khu phố rộng 32 mẫu Anh (13 ha) ở quận Manhattan, New York. Trường cũng sở hữu hơn 7.800 căn hộ và hai chục ký túc xá ở Morningside Heights làm nơi ở cho giảng viên, sinh viên và nhân viên. Đại học Columbia cũng có một hệ thống đường hầm tuổi đời hơn một thế kỷ.[12]

Thư viện Nicholas Murray Butler là thư viện đơn lẻ lớn nhất trong Hệ thống Thư viện Đại học Columbia, và là một trong những tòa nhà lớn nhất trong khuôn viên trường. Thư viện được thiết kế theo kiến trúc Tân cổ điển. Mặt tiền của thư viên có một hàng cột trụ theo phong cách thức cột Ionic và phía trên mỗi cột có ghi tên các nhà văn, triết gia và nhà tư tưởng vĩ đại.[13] Tính đến năm 2012, Columbia sở hữu hơn 11,9 triệu đầu sách và là hệ thống thư viện lớn thứ tám ở Hoa Kỳ.[14][15]

Nhiều tòa nhà tại Columbia cũng được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Thư viện Low Memorial, một Danh lam Lịch sử Quốc gia, là trung tâm của khuôn viên trường. Hội trường Triết học được liệt kê là nơi phát minh ra đài FM.[16] Sảnh Pupin, một Địa danh Lịch sử Quốc gia khác, là nơi có các khoa vật lý và thiên văn học của Trường Kỹ thuật. Tại đây, các thí nghiệm đầu tiên về sự phân hạch của uranium đã được thực hiện bởi Enrico Fermi.[17][18] Các tòa nhà nổi tiếng khác bao gồm Sảnh Casa Italiana, Hội trường St. Anthony và Sảnh Earl.[19][20][21]

 
Chủng viện Thần học Union

Một bức tượng của nhà điêu khắc người Pháp Daniel Chester được gọi là Alma Mater (mẫu hiệu) được đặt chính giữa các bậc thang phía trước của Thư viện Tưởng niệm Low. Khoác lên mình bộ váy hàn lâm, nhân vật nữ của bức tượng Alma Mater đội vương miện và ngồi trên ngai vàng. Một cuốn sách biểu thị kiến thức được đặt cân bằng trên đùi của bức tượng, Một con cú tượng trưng cho sự khôn ngoan được giấu trong các nếp gấp của áo choàng nhân vật. Tay phải của nhân vật cầm một vương trượng bao gồm bốn bông lúa mì và vương miện của Đại học Columbia như một sự nhắc nhở về nguồn gốc của trường là một tổ chức được thành lập bởi hiến chương hoàng gia vào năm 1754. Trong cuộc biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Đại học Columbia vào năm 1968, một quả bom đã làm hỏng tác phẩm điêu khắc, nhưng sau đó nó đã được sửa chữa.[22]

The Steps (Những Bậc thang), còn được gọi là "Low Steps" hoặc "Urban Beach", là một khu vực họp mặt phổ biến của sinh viên Columbia. Thuật ngữ này đề cập đến một loạt các bậc thang dài làm bằng đá hoa cương dẫn từ phần dưới của khuôn viên (South Field) đến sân thượng của nó. Với thiết kế lấy cảm hứng từ phong trào City Beautiful, các bậc thang của Thư viện Low cung cấp cho sinh viên, giảng viên và nhân viên của Đại học Columbia và Cao đẳng Barnard (một trường cao đẳng khai phóng độc lập dành cho nữ giới nhưng có liên hệ mật thiết với Columbia) một khoảng sân ngoài trời thoáng đãng cho các buổi họp mặt, sự kiện và buổi lễ thân mật.

 
Thư viện Mỹ thuật và Kiến trúc Avery

Các khuôn viên khác

sửa

Bệnh viện New York-Presbyterian tại thành phố New York có liên kết với cả Đại học Columbia và Đại học Cornell. Theo US News & World Report, nó được xếp hạng thứ năm tổng thể và thứ ba trong số các bệnh viện trường đại học. Trường Y khoa Columbia có quan hệ đối tác chiến lược với Viện Tâm thần Bang New York và liên kết với 19 bệnh viện khác ở Mỹ và 4 bệnh viện ở nước ngoài.

Columbia cũng sở hữu Trung tâm Y tế Đại học Columbia với khuôn viên rộng 20 mẫu Anh (8,1 ha) nằm trong khu phố Washington Heights ở quận Manhattan. Các bệnh viện giảng dạy khác liên kết với Columbia thông qua mạng lưới New York-Presbyterian bao gồm Phòng khám Payne Whitney ở Manhattan, và Payne Whitney Westchester, một viện tâm thần nằm ở White Plains, New York.[23]

Trên mũi phía bắc của bán đảo Manhattan, Columbia sở hữu Sân Baker rộng 26 mẫu Anh (11 ha), bao gồm Sân vận động Lawrence A. Wien cũng như các cơ sở khác cho các môn thể thao ngoài trời, điền kinh và quần vợt.

Trường cũng sở hữu một khuôn ở bờ tây của sông Hudson rộng 157 mẫu Anh (64 ha) và là nơi đặt Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty và Viện Trái đất ở Palisades, New York. Columbia cũng có một khu đất rộng 60 mẫu Anh (24 ha), nơi tọa lạc của Phòng thí nghiệm NevisIrvington, New York chuyên nghiên cứu vật lýchuyển động hạt.

 
Van Am Quad

Columbia cũng sở hữu một khuôn viên vệ tinh ở trung tâm thành phố Paris, Pháp tổ chức các lớp học tại Hội trường Reid Hall.[24] Trường hiện tại có bốn trung tâm toàn cầu tại Amman (Jordan), Bắc Kinh (Trung Quốc), Paris (Pháp) và Mumbai (Ấn Độ).

Học thuật

sửa

Xét tuyển

sửa

Đại học Columbia đã nhận được 60.551 hồ sơ đăng ký vào kỳ nhập học năm 2021, trong đó trường chỉ có 2.218 ứng viên trúng tuyển.[25] Với tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 3,7%, Columbia là trường đại học khó vào thứ hai trong nhóm Ivy League, sau Harvard.[26][27] Columbia là một trường đa dạng về chủng tộc, với khoảng 52% tổng số học sinh là người da màu hoặc là sinh viên quốc tế.[28]

Trường Phổ quát học (School of General Studies)

sửa

Ngoài các chương trình khoa học và nghệ thuật truyền thống như trên, Columbia cũng cho phép các sinh viên phi truyền thống, bao gồm cựu chiến binh và sinh viên từ các trường cao đẳng cộng đồng,[29] tiếp tục theo đuổi và hoàn thành chương trình cử nhân tại Trường Phổ quát học Columbia (Columbia University School of General Studies). Ngoài ra, một số sinh viên từ bậc cấp 3 cũng có thể nộp đơn vào các chương trình bằng kép của Trường Phổ quát học với nhiều cơ sở giáo dục bên ngoài như Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (Sciences Po),[30] Đại học Thành phố Hồng Kông (CityU),[31] Đại học Trinity Dublin (TCD),[32] Chủng viện Thần học Union (UTS).[33] Tương tự như sinh viên của Cao đẳng Barnard, các sinh viên của Trường Phổ quát học sẽ được cấp bắng do Chủ tịch Đại học Columbia ký tên nhưng sẽ được viết bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Latin như chương trình chính quy của Đại học Columbia.[34] Tỉ lệ xét tuyển vào Trường Phổ quát học là 35%[35] trong khi các chương trình truyền thống có tỉ lệ đậu chỉ 3.7%.[26] Trường Phổ quát học Columbia có nhiều điểm tương đồng với Trường Mở rộng Harvard, vốn có điều kiện trúng tuyển thấp hơn nhiều so với trường chính quy Harvard.[36][37]

Trường liên kết (Affiliated schools)

sửa

Trường Sư phạm (Teachers College hay TC) và Cao đẳng Barnard (BC) là hai trường độc lập với Viện Đại học Columbia về tuyển sinh, tài chính và học thuật nhưng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ và được xem là trường chị em của Columbia. Hiệu trưởng cả hai trường này đều mang hàm trưởng khoa của Columbia.[38] TC và BC cũng được đại diện trong hội đồng học sinh và giảng viên của Columbia. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hai trường này được cấp bằng có chữ ký của Chủ tịch Đại học Columbia.[39]

Xếp hạng

sửa

Đại học Columbia từng được US News & World Report xếp hạng thứ 2 trong số các trường tại Hoa Kỳ vào năm 2021.[40] Tuy nhiên, Columbia đã bị loại khỏi bảng xếp hạng năm 2022 do cáo buộc gian lận và không trung thực về số liệu.[6][7] Sau khi xác thực lại thông tin của trường, US News & World Report đã đẩy Columbia từ hạng 2 xuống hạng thứ 18.[9][10]

Bảng xếp hạng 2022 của QS đã liệt kê Columbia đứng thứ 22 trên thế giới.[41][3] Trường cũng được xếp hạng thứ 6 trên thế giới theo Bảng xếp hạng chất lượng đại học ARWU của Đại học Giao thông Thượng Hải và thứ 17 toàn cầu theo Times Higher Education (THE) vào năm 2021. Trường mỏ địa chất Paris cũng đã xếp hạng Columbia là trường đại học tốt nhất thứ 12 về đào tạo CEO vào năm 2011.

Các phân khoa của Columbia cũng được U.S. News & World Report xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng chuyên ngành. Trường Luật Columbia được xếp hạng thứ 4, Trường Y tế Công cộng Mailman hạng 4, Trường Công tác Xã hội hạng 3, Trường Kinh doanh Columbia hạng 8, Trường Phẫu thuật hạng 6 về nghiên cứu, Trường Điều dưỡng đạt hạng 1 về đào tạo bác sĩ, và Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Fu Foundation được xếp hạng thứ 14 về khoa học kỹ thuật.[42]

Nhân vật nổi tiếng

sửa

Columbia có nhiều cựu sinh viên đáng chú ý, trong đó có 5 nhà Khai Quốc Hoa Kỳ và tác giả của Hiến pháp Hoa Kỳ, 4 tổng thống Hoa Kỳ, 125 người đoạt giải Pulitzer, 39 người đoạt giải Oscar,[43] 101 thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.[44] Trường cũng đã đào tạo 26 nguyên thủ quốc gia (ngoài Mỹ).

Columbia xếp thứ hai trên thế giới, sau Harvard, về số lượng cựu sinh viên là tỷ phú.[45][46] Các cựu sinh viên của Columbia đã nắm các vị trí hàng đầu ở Phố Wall và giới doanh nghiệp toàn cầu với những nhân vật đáng chú ý như nhà đầu tư Warren Buffett,[47] Gia đình Astor,[48][49] CEO PBSNBC Larry Grossman,[50] Chủ tịch Walmart S. Robson Walton,[51] Giám đốc Bain Capital Jonathan Lavine.[52][53] Lãnh đạo của công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 từng theo học tại Columbia bao gồm James P. Gorman của Morgan Stanley,[54] Robert J. Stevens của Lockheed Martin,[55] Philippe Dauman của Viacom,[56] Ursula Burns của Xerox,[57]Vikram Pandit của Citigroup.[58]

Về khoa học và công nghệ, các cựu sinh viên Columbia bao gồm người sáng lập IBM Herman Hollerith,[59] người phát minh đài FM Edwin Armstrong,[60] nhà phát triển tàu ngầm hạt nhân Hyman Rickover Francis Mechner,[61] người sáng lập Google Kai-Fu Lee,[62] nhà khoa học Stephen Jay Gould,[63] Robert Millikan,[64] người phát minh laser Heli-neon Ali JavanMihajlo Pupin,[65] kỹ sư trưởng của tàu điện ngầm Thành phố New York William Barclay Parsons,[66] nhà triết học Irwin Edman [67]Robert Nozick,[68] nhà kinh tế học Milton Friedman,[69] nhà tâm lý học Harriet Babcock,[70] và nhà xã hội học Lewis A. CoserRose Laub Coser.[71][72]

Trong số những người Việt nổi tiếng có Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng học thạc sĩ tôn giáo tại Chủng viện Thần học Union (thuộc Đại học Columbia) và sau đó giảng dạy tại đây trong thập niên 1960.[73] Người sáng lập Zalo Vương Quang Khải cũng từng học tại trường Columbia theo học bổng VEF của chính phủ Hoa Kỳ.[74]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Columbia's Endowment Posts 17% Return” (html). New York Times. 16/9 2010. Truy cập 13/11. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|year= (trợ giúp)
  2. ^ “History of the University”. Columbia University in the City of New York. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ a b “The world's top 100 universities”. Top Universities (bằng tiếng Anh). QS. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Columbia ranked #3 in US News and World Report's Best Colleges Guide”. Columbia College (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “2021 Best National University Rankings”. US News & World Report. 2020.
  6. ^ a b Hartocollis, Anemona (17 tháng 3 năm 2022). “U.S. News Ranked Columbia No. 2, but a Math Professor Has His Doubts”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ a b Hartocollis, Anemona (8 tháng 7 năm 2022). “Columbia Loses Its No. 2 Spot in the U.S. News Rankings”. The New York Times.
  8. ^ Doãn Hùng. “Bê bối khiến đại học hàng đầu nước Mỹ bị đá bay khỏi bảng xếp hạng”. VietNamNet. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ a b Drozdowski, Mark J. (13 tháng 9 năm 2022). “Columbia Drops to No. 18 in Latest College Ranking”. Best Colleges (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ a b Hartocollis, Anemona (12 tháng 9 năm 2022). “U.S. News Dropped Columbia's Ranking, but Its Own Methods Are Now Questioned”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ Soler, Alina. “Columbia University”. New York. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  12. ^ “Unearthing the Underground”. Columbia Spectator (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2021.
  13. ^ “Butler Library: Self-Guided Tour” (PDF). Columbia University. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
  14. ^ “Libraries and Collections: Fast Facts”. Columbia University. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  15. ^ “The Nation's Largest Libraries: A Listing By Volumes Held”. American Library Association. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  16. ^ Robert D. Colburn (July 2002) http://focus.nps.gov/pdfhost/docs/NHLS/Text/{{{1}}}.pdf, National Park Service and http://focus.nps.gov/pdfhost/docs/NHLS/Text/{{{1}}}.pdf
  17. ^ Carolyn Pitts (1987). “National Register of Historic Places Inventory-Nomination: Low Memorial Library, Columbia” (PDF). National Park Service. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ “National Register of Historic Places Inventory-Nomination: Pupin Physics Laboratories, Columbia University—Accompanying photos” (PDF). National Park Service. 1983.
  19. ^ Bản mẫu:Cite nycland
  20. ^ Department of the Interior. National Park Service. (3/2/1934–) (1996). New York SP Delta Psi, Alpha Chapter. File Unit: National Register of Historic Places and National Historic Landmarks Program Records: New York, 1964 - 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  21. ^ “Earl Hall at Columbia University Listed on National Register of Historic Places”. NYC LGBT Historic Sites Project (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2021.
  22. ^ Smithsonian American Art Museum's Inventories of American Painting and Sculpture. “Alma Mater (sculpture)”. The Smithsonian Institution. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2011.
  23. ^ “NYP: Weschster”. NewYork-Presbyterian Hospital. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2011.
  24. ^ “A Brief History of Columbia”. Columbia University. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2011.
  25. ^ Sentner, Irie (ngày 6 tháng 4 năm 2021). “Columbia acceptance rate drops to record low 3.7 percent after 51 percent spike in applications”. Columbia Daily Spectator.
  26. ^ a b Korn, Melissa (ngày 27 tháng 3 năm 2020). “Acceptance Rates at Harvard, Other Ivy League Schools Edge Up”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020.
  27. ^ Picchi, Aimee (ngày 8 tháng 4 năm 2021). “Ivy League acceptance rates hit "shocking" lows amid pandemic upheaval”. CBS News.
  28. ^ “Financial Aid Statistics”. Columbia University.
  29. ^ “Continue Your Story | Columbia University School of General Studies | School of General Studies”. gs.columbia.edu. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  30. ^ “Dual BA Program Between Columbia University and Sciences Po”. Gs.columbia.edu. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  31. ^ “Joint Bachelor's Degree Program between City University of Hong Kong and Columbia University”. Gs.columbia.edu. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2016.
  32. ^ “Dual BA Program | Trinity College Dublin”. Gs.columbia.edu (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2018.
  33. ^ “Masters of Divinity and Social Work Joint Degree Programs”. Union Theological Seminary.
  34. ^ “We Didn't Save Latin”. Bwog Columbia Student News. 10 tháng 3 năm 2020.
  35. ^ “Columbia University School of General Studies - Tuition and Acceptance Rate”. petersons.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  36. ^ “General Studies School 'for Adults' Poses Some Problems”. The Harvard Crimson. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  37. ^ Brenna, Susan (23 tháng 4 năm 2006). “Rejected? At This Age?”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  38. ^ “Charters and Statutes” (PDF). Secretary.columbia.edu. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  39. ^ “Charters and Statutes” (PDF). 2017. tr. 97. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  40. ^ “2020 Best National University Rankings”. U.S. News & World Reports. 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  41. ^ “QS USA Rankings 2020”. Top Universities (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  42. ^ “U.S. News Best Graduate Schools”. 2021. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2021.
  43. ^ “Columbia Arts Alumni”. Columbia University. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2011.
  44. ^ “Members By Parent Institution”. National Academy of Engineering. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  45. ^ “The Universities Churning Out The Most Billionaires”. Forbes. ngày 29 tháng 11 năm 2016.
  46. ^ Marie Thibault. “In Pictures: Billionaire University”. Forbes. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2011.
  47. ^ “World's Billionaires: Warren Buffett”. Forbes Magazine. ngày 1 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2011.
  48. ^ “Letters To The Editor; The Interesting Career Of John Jacob Astor Ii. A Man Of Broad And Generous Sympathies Who Appreciated The Responsibilities Of Wealth”. The New York Times. ngày 24 tháng 8 năm 1890. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2011.
  49. ^ Reynolds, Cuyler (1914). Genealogical and family history of southern New York and the Hudson River Valley. Lewis Historical Pub. Co. tr. 1263. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011. William Waldorf Astor columbia law school.
  50. ^ Murray, Michael (1999). Encyclopedia of Television News. Greenwood Publishing. ISBN 978-1-57356-108-2.
  51. ^ Serwer, Andy (ngày 15 tháng 11 năm 2004). “The Waltons: Inside America's Richest Family”. Fortune.com. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2011.
  52. ^ “Bain to Manage Harvard Endowment's $3.4 Billion of Real Estate”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  53. ^ “Columbia College awards highest honor to Jonathan S. Lavine, CC '88 – Columbia Daily Spectator”. Columbiaspectator.com. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  54. ^ The Age (2009).
  55. ^ “Robert J. Stevens”. Lockheed Martin. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  56. ^ “Business Profile: Philippe P. Dauman”. Bloomberg Business. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  57. ^ “Xerox's next CEO: Ursula Burns”. Fortune Magazine. ngày 22 tháng 5 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  58. ^ “Office of the Secretary of The University”. Columbia University. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2011.
  59. ^ “Herman Hollerith”. IBM. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
  60. ^ Tsividis, Yannis (Spring 2002). “Edwin Armstrong: Pioneer of the Airwaves”. Columbia Alumni Magazine. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2011.
  61. ^ Allen, Thomas (2007). Rickover: Father of the Nuclear Navy. Brassey's. tr. 12. ISBN 978-1-57488-704-4.
  62. ^ Richmond Ezer Escolar (ngày 11 tháng 6 năm 2008). “Google Conquers China: An Interview with Kai-Fu Lee”. Columbia Business School Chazen Web Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  63. ^ Green, Michelle (1986).
  64. ^ David Goodstein. “In the Case of Robert Andrews Millikan” (PDF). American Scientist: 54–60.
  65. ^ “Michael Pupin”. Columbia University: Department of Physics. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  66. ^ “William Barclay Parsons”. Columbia University. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  67. ^ “Irwin Edman”. Columbia University. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  68. ^ Ryan, Alan (ngày 30 tháng 1 năm 2001). “Obituary: Professor Robert Nozick”. The Independent. London. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  69. ^ “Columbia University 250: Milton Friedman”. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  70. ^ Ogilvie, Marilyn; Harvey, Joy biên tập (2000). The biographical dictionary of women in science: pioneering lives from ancient times to the mid-20th century. New York, NY [u.a.]: Routledge. tr. 65. ISBN 978-0-415-92039-1.
  71. ^ Saxon, Wolfgang. “Rose L. Coser, 78; Taught Sociology At Stony Brook”. The New York Times.
  72. ^ Vromen, Suzanne. “Rose Laub Coser”. Jwa.org.
  73. ^ a b “Thich Nhat Hanh '63—Zen Buddhist Monk, Teacher, Author and Peace Activist—Will Receive Union Medal on September 6th”. Union Theological Seminary. 22 tháng 8 năm 2017.
  74. ^ laodong.vn https://laodong.vn/the-gioi/gieo-hat-giong-cho-tuong-lai-quan-he-viet-my-1447335.ldo. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2025. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa