Thảo luận:Gia Cát Lượng/Lưu 1
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Sự nghiệp của Gia Cát Lượng
Tôi thấy phần viết về sự nghiệp của Gia Cát Lượng có nhiều điểm cần phải xem xét. Nội dung của phần này hoàn toàn giống trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa (một tiểu thuyết nổi tiếng hư cấu khá nhiều về Gia Cát Lượng), ngoài ra lại không đưa ra được bất kỳ nguồn dẫn nào từ bên ngoài, rất có thể ai đó đã đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa rồi lên đấy viết ra theo nội dung của nó.
Tham khảo wikipedia tiếng Anh về Gia Cát Lượng (Zhunge Liang) sẽ thấy ngay phần viết về sự nghiệp Gia Cát Lượng có nhiều điểm khác, ngoài ra phần này của họ cũng có rất nhiều đường dẫn từ bên ngoài, tôi nghĩ rằng wikipedia tiếng Việt của chúng ta cũng nên chỉnh sửa lại như vậy cho hợp lý
Henry 10:06, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Henry Pei
Ai đã nghĩ ra Bánh bao?
Trong 4 bộ tiểu thuyết nổi tiếng và vĩ đại nhất Trung Hoa là Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Thủy Hử của Thi Nại Am- La Quán Trung đều có nhắc đến Bánh bao. Nhưng xuất xứ của nó chính được nêu trong bộ tiểu thuyết vang danh bốn bể là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Người nghĩ ra Bánh bao chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng. [[1]]. Chiếc bánh gắn liền lịch sử hào hùng Trung Hoa mà ý nghĩa của nó mang đậm tính nhân đạo.≥
Hồi này được tóm tắt như sau:
Tuân theo di ngôn của Lưu Bị muốn khôi phục lại thời hưng thịnh của nhà Hán Khổng Minh Gia Cát Lượng lập kế tiêu diệt Bắc Ngụy, nhưng e ngại các bộ tộc phương Nam thừa dịp ông mang quân phạt Bắc-Ngụy sẽ xâm chiếm Tây-Thục Hán. Nên ông quyết định "tiên Bình Nam hậu Bắc phạt" (trước dẹp phương Nam, sau đánh Tào Tháo). Do cuộc viễn chinh về phương nam binh lính hai bên thương vong vô số, máu của họ nhuộm đỏ cả rừng núi, sông suối nơi đây. Nhìn thảm cảnh tang thương, khiến ông đau đớn trong lòng. Ngẩn mặt lên trời mà thốt lời "Gia Cát Lượng ta, vì chuyện này e rằng tổn hại đến dương thọ".
Khi rút quân rời khỏi phương Nam tới bờ Sông Lô (Lô Thủy), gió bên dưới nổi lên kinh hồn bạt vía, mây đen mù mịt kéo đến, cuồng phong nổi lên dữ dội, binh mã không làm sao qua sông quay về Tây Thục,
Khổng Minh quyết định lập một đàn cầu siêu cho các vong hồn tử trận. Máu đổ cho cuộc chiến đã quá nhiều, ông không muốn thấy thêm giọt máu nào phải chảy cho buổi tế lễ nữa. Nên Gia Cát Lượng cho người dùng bột làm thành 49 cái bánh tròn tròn được tượng trưng cho đầu người, cho thịt dê, bò làm nhân bên trong. Một trong những hỏa đầu binh đã tiện tay xoắn xuýt phần chóp của bánh cho giống mũ của các binh sĩ thời đó. (nên Bánh bao có tên khác là Mãn Đầu).
Sau khi khấn nguyện cho các oan hồn về với cõi vĩnh hằng, Khổng Minh ném những chiếc đầu người tượng trưng xuống dòng sông.
Từ đó trong dân gian xuất hiện một loại thực phẩm mới mà chúng ta thường gọi là Bánh bao hay Mãn Đầu.
Ngày nay người ta phân biệt 2 loại Bánh bao: Cái có nhân thì gọi là Bánh bao, cái không nhân chỉ có bột, hoặc bên trong có chút nhân ngọt được gọi là mãn đầu.
Cách làm bánh chỉ có một nhưng nhân Bánh bao thì... muôn hình vạn trạng:
- Nhân ngũ cốc có đậu đỏ, xanh, đen, mè...
- Nhân thịt thì có gà, vịt, heo, bò, tôm, trứng...
- Nhân rau cải có cải thảo, hành, thuốc bắc,...
- Nhân hạt có hạt sen, hạt bạch quả,...
Ngoài Bánh bao hấp truyền thống hiện nay người ta còn nghĩ ra Bánh bao chiên, Bánh bao nướng...
Mặc dù hấp, chiên, nướng... hay nấu kiểu gì đi nữa thì những bước đầu tiên vẫn phải nhồi bột, ủ bột, làm nhân, gói nhân lại. Và cho dù một trăm năm sau hay một ngàn năm sau nữa thì loại bánh gắn liền với lịch sử của một con người thông minh tuyệt đỉnh kiệt xuất bất phàm của đất nước Trung Hoa ấy vẫn không thể mất đi tên gọi vốn có từ xa xưa của nó Bánh bao.
Bánh bao
Thông tin ổng chế ra cái bánh bao ở đâu ra dzậy?! Sao không nói về mìn không hay hơn? Nguyễn Hữu Dụng 19:52, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Uh, sao lại chỉ có bánh bao? Khổng Minh còn chế ra trâu gỗ ngựa máy tự vận hành, dân gian vẫn gọi là ô tô :-) Tac ke 07:05, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Không hề có sự liên quan của Gia Cát Lượng với bánh bao ở đây cả. VUONG PHU 02:15, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)vuongphu
SỰ TÍCH BÁNH BAO Biên soạn: Như Vân Source: Tam Quốc Diễn Nghĩa
Bánh bao, tiếng Hán Việt gọi là "man đầu" 饅頭 , trùng âm với nghĩa của hai chữ "Man đầu" 蠻 頭 (đầu của bọn Man di, "barbarian's head").
Thời Tam Quốc, Thừa tướng Gia Cát Lượng sau bảy lần dùng diệu kế bắt được Nam Man vương Mạnh Hoạch và khiến Mạnh Hoạch tâm phục khẩu phục xong, Gia Cát Lượng bèn giao trả tất cả các đất đai đã thu được lại cho Mạnh Hoạch và các động chủ rồi ban sư về nước.
Bấy giờ đang giữa tháng chín, tiết thu mát mẻ, Mạnh Hoạch và các động chủ, tù trưởng lớn nhỏ đều đến tiễn đưa. Khi vừa tới sông Lô (tức là Lô Thủy), bỗng thấy mây đen mù mịt kéo đến, cuồng phong nổi lên dữ dội, binh mã không thể nào sang đò được. Khổng Minh bèn day lại hỏi, Mạnh Hoạch thưa:
- Sông này xưa nay thường bị "Xướng thần" tác oai gây họa, ai qua lại trên sông phải cúng tế mới yên.
Khổng Minh hỏi:
- Tế bằng vật gì ?
Mạnh Hoạch đáp:
- Trước kia, mỗi khi Xướng thần nổi giận, dân trong nước dùng bảy bảy 49 cái đầu người, với trâu đen dê trắng đem cúng tế, thì tự nhiên sóng sẽ lặng êm.
Khổng Minh lắc đầu bảo:
- Chiến tranh vừa xong, tang tóc vô số, ta làm sao nỡ lòng giết hại thêm người nữa chứ ?
Nói xong, bèn thân hành đến bờ sông Lô xem xét, quả thấy âm phong thổi mạnh, sóng nước tung cao, khí thế hung hản, người ngựa đều sợ. Khổng Minh cho tìm thổ dân tới hỏi, thì họ bẩm:
- Từ ngày Thừa tướng đem binh qua sông, đêm đêm nơi đây cứ nghe tiếng ma gào quỷ khóc, ầm ỉ ghê rợn. Thỉnh thoảng trong đám mây mù, lại còn thấy lờ mờ hình dạng của binh ma tướng quỷ, vì vậy lúc sau này không ai dám qua sông.
Khổng Minh thở dài nói:
- Đây là tội lỗi của ta. Trong lúc giao tranh, quân ta và những người Man bị chết ở đây vô số kể, có lẽ vì oan hồn oán quỷ không được giải thoát nên họ mới tụ tập ở nơi đây để than khóc. Vậy tối nay ta phải đích thân ra cúng tế mới được.
Bọn thổ dân nói:
- Nếu tế, thì phải theo lệ cũ, phải giết 49 người, lấy đầu làm lễ vật, thì họa may các oan hồn mới tan đi.
Khổng Minh nói:
- Chỉ vì người chết uổng mà có oan hồn, ta lẽ nào lại giết oan thêm nữa? Ta đã có kế hay, các ngươi đừng sợ.
Nói xong, bèn truyền lệnh mổ trâu đen, dê trắng, sai nhào bột nặn thành 49 cái đầu người, nhét thịt trâu, thịt dê vào bên trong, gọi là "man đầu", để thay thế cho đầu thật.
Canh ba đêm ấy, Gia Cát Lượng sai bày hương án nơi bờ sông Lô, đốt 49 ngọn đèn cầy, dựng cờ trắng chiêu hồn, bày lễ vật trên án, đặt 49 cái "man đầu" dưới đất, rồi đọc bài văn tế chiêu hồn các tướng sĩ chết trận. Lời văn thống thiết, bi ai, mọi người có mặt đều xúc động, lệ sa ròng ròng. Khổng Minh ngước mắt nhìn lên, thấy trong đám mây đen phảng phất có bóng hàng ngàn hồn ma, ông bèn truyền đem tất cả lễ vật đổ xuống sông.
Hôm sau, Khổng Minh dẫn đại quân ra bờ sông Lô, thì thấy trời quang mây tạnh, sóng lặng gió êm, quân binh qua sông yên ổn, người người vui mừng.
Món bánh bao ra đời từ đó, rồi được biến chế cải cách qua nhiều triều đại. Sau này xuất hiện với nhiều dạng khác nhau, phổ cập nhất là loại bánh bao nhân thịt heo, có xen một ít lạp xưởng, trứng luộc, củ hành, và một vài gia vị khác. Loại bánh bao "man đầu" nguyên thủy, tròn vo như cái đầu người thì chỉ còn dùng trong các dịp cúng tế mà thôi.
— thảo luận quên ký tên này là của 117.3.22.227 (thảo luận • đóng góp).
Các lời dạy của Khổng Minh
Trước đây tổng cục Tâm Lý chiến của chế độ VN Cộng Hòa (miền Nam) có cho xuất bản 1 tập sách mỏng viết về những lời khuyên dạy của Gia Cát về "cách xử thế và đối trị". Rất tiếc, tôi không biết có ai còn giữ được tác phẩm này. Xin trích vào bài một số các ứng xử mà "Khổng Minh" đã dùng để minh họa thì rất hay. (thí dụ như câu "hãy thử cho quyền lợi để biết sự liêm chính của người" ...)
LĐ
Sự lỗi lạc của Gia Cát Lượng
Các đánh giá về Khổng Minh qua các sách Trung Quốc thường là ca ngợi quá đáng. Tất nhiên Gia Cát Lượng có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhà Thục, nhưng cứ xem như sự ngoan cố sáu lần mang quân ra Kỳ Sơn mà đều thất bại thì người này không thể được đánh giá là nhà chính trị - quân sự lỗi lạc được. Hao binh tổn tướng chiến tranh liên miên (do mình chủ động phát động) chẳng phải là họa mất nước Thục sau khi Khổng Minh chết hay sao? Ung dung ứng phó chống quân Thục củng cố thế lực rồi sau này chờ cơ hội diệt Thục, Ngô mấy cha con họ nhà Tư Mã xem ra hơn hẳn Khổng Minh về chiến lược. Nhưng sử sách TQ thì toàn đổ họa lên đầu Lưu Thiện và "số trời" còn trách nhiệm Khổng Minh thì chỉ thấy ca ngợi.--Tô Linh Giang 05:22, ngày 31 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Một khi được ca ngợi nhất là chỉ qua phưong tiện truyền miệng trong dân chúng tức là người đó cũng phải có tài đức thế nào để người đời kính nể nên mới lưu lại được nhiều chi tiết chớ dù là có chi tiết mơ hồ thêm thắt! So với Tào Tháo, Ngô Tôn thì thực lực 2 nước này đã có sẵn và mạnh hơn quá nhiều người giúp Lựu bị dựng được quốc gia từ "gần như từ tay không" thì cũng đáng nể. Hay ỏ chỗ biết người biết ta để lập thế thành công. Trong lịch sử nhận loại, thường người ta Thay chủ đổi ngôi từ 1 quốc gia có sẵn chứ ít ai làm được việc tạo dựng 1 quốc gia từ chỗ không có mảnh đất cắm dùi cui! LĐ
Nói như bạn Tô Linh Giang là hoàn toàn không hiểu tí gì về tài năng của Gia Cát Khổng Minh và hoàn cảnh lịch sử thời Tam Quốc. Tài năng xuất chúng của Khổng Minh là điều không cần phải bàn cãi: ông đã giúp Lưu Bị, từ một sứ quân thua trận liên miên, không có một mảnh đất cắm dùi, vươn lên xây dựng nhà Thục Hán, chia ba thiên hạ. Sau đó ông đã kiên trì bắc phạt nhằm mục tiêu thống nhất đất nước, trung hưng nhà Hán.
Xét về hoàn cảnh lịch sử: nước Thục của Khổng Minh chỉ chiếm 1/10 Trung Quốc, vừa nhỏ vừa yếu, trong khi nước Ngụy chiếm đến 7/10, người nhiều thế mạnh. Lý do Khổng Minh phải kiên trì bắc phạt đã được ông nói rõ trong ‘Xuất sư biểu’ (dâng lên hậu chủ Lưu Thiền): “Hạ thần đánh giặc là lấy yếu đánh mạnh” và “nếu không đánh giặc thì nghiệp vương sẽ mất.” Như vậy, Khổng Minh hoàn toàn không phải là người mù quáng. Ông biết rõ mình đánh giặc là ‘lấy yếu đánh mạnh’, nhưng vẫn phải đánh, vì nếu không đánh thì ‘nghiệp vương sẽ mất’, nghĩa là nước Thục sẽ bị diệt. Trong quá trình đánh Ngụy, Khổng Minh không làm suy yếu nước Thục mà ngược lại, đã nhiều lần đánh cho quân Ngụy đại bại, tiêu diệt lực lượng và nhuệ khí của người Ngụy, khiến họ không dám nghĩ đến việc đánh Thục.
Về sau Khương Duy kế tục chính sách của Khổng Minh, cũng liên tiếp tấn công nước Ngụy, đẩy nước Ngụy hùng mạnh vào thế phòng thủ bị động. Thậm chí mãi đến khi Tư Mã Chiêu quyết định sai Chung Hội và Đặng Ngải sang đánh Thục, đa số triều thần nhà Ngụy đều can ngăn: “Khương Duy năng xâm phạm nước ta, quân ta tổn thiệt rất nhiều. Nay giữ mình còn không xong, sao lại sa vào nơi núi non hiểm trở để rước tai vạ?”
Như vậy, chính sách bắc phạt của Khổng Minh và Khương Duy là hoàn toàn đúng đắn. Chính nó đã giữ được nước Thục, cho phép Lưu Thiền làm vua suốt 42 năm. Nếu Khổng Minh chỉ biết lo giữ nước mình thì nước Ngụy, vốn người nhiều thế mạnh, sẽ càng ngày càng mạnh và có lẽ đã tiêu diệt nước Thục chỉ trong vòng 10 năm, bởi ta nên nhớ rằng mục tiêu của nước Ngụy trước sau như một, là tiêu diệt hai nước kia để nhất thống thiên hạ.
Tôi cũng không đồng ý với việc quy trách nhiệm chính cho Khổng Minh về hai sự kiện lớn: mất Kinh Châu và thua Đông Ngô trong bài viết. Về việc mất Kinh Châu, có thể nói người làm mất chính là Lưu Bị. Chính Lưu Bị đã quyết định giao Kinh Châu cho Quan Vũ giữ để Khổng Minh đem quân tiếp viện vào lấy Tây Xuyên. Tại sao việc viện binh không giao cho Quan Vũ, một dũng tướng, mà lại sai Khổng Minh? Và tại sao việc giữ Kinh Châu quan trọng như vậy lại không giao cho Khổng Minh, một người tài trí, mà giao cho Quan Vũ, một con người tự phụ? Đó là vì tình anh em. Lưu Bị luôn luôn coi trọng Quan Vũ (người nhà) hơn Khổng Minh (người dưng). Ngoài ra Lưu Bị không muốn giao Kinh Châu cho Khổng Minh giữ một phần vì cho rằng Khổng Minh quen biết nhiều với các danh sĩ bên Đông Ngô (trong đó có anh ruột ông là Gia Cát Cẩn) nên sợ ông sẽ nặng tình với Đông Ngô. Còn nói Khổng Minh không căn dặn Quan Vũ là hoàn toàn sai. Trước khi lên đường vào Xuyên, Khổng Minh đã dặn đi dặn lại Quan Vũ: “Bắc chống Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền” nhưng họ Quan không thèm nghe, kiêu căng tự đại, nhiều lần làm nhục Tôn Quyền và cuối cùng phải trả giá đắt. Như vậy có thể kết luận ngoài Quan Vũ, chính Lưu Bị mới phải chịu trách nhiệm trong việc làm mất Kinh Châu chứ không phải Khổng Minh.
Còn việc Lưu Bị sang đánh Đông Ngô đến nỗi thảm bại ở Hào Đình lại càng không thể quy trách nhiệm cho Khổng Minh. Lưu Bị lúc này đã là vua, và đã mờ mắt trước những thành công trong sự nghiệp của mình, tính khí kiêu ngạo nổi lên khiến ông không còn nghe lời khuyên can của ai nữa. Khổng Minh và bá quan năm lần bảy lượt can rằng không nên đánh Ngô, nhưng Lưu Bị nhất định không nghe, tự rước thất bại. Việc này không thể đổ lỗi cho Khổng Minh vì dù sao Khổng Minh cũng sống ở thời phong kiến, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, ông đã can nhưng vua không nghe thì ông biết làm thế nào được?
Tóm lại, hai sai lầm lớn làm suy yếu nước Thục đều là do lỗi của Lưu Bị chứ không phải Khổng Minh.
222.253.110.61 03:30, ngày 28 tháng 3 năm 2007 (UTC)HSA
Bạn Tô Linh Giang không hiểu rõ vai trò của Gia Cát Lượng trong việc sáu lần mang quân ra Kỳ Sơn. Đây là nhiệm vụ của một thừa tướng nước Thục, vì trong ba nước Ngụy - Thục - Ngô thì Thục có diện tích nhỏ nhất, nếu không củng cố thì sao có thể đứng vững được? Ngụy và Ngô là hai nước gần như là "có sẵn" chẳng hạn như vùng Giang Đông trước đây do Tôn Kiên tiếp quản. Còn Tào Tháo thì có được số quân hùng hậu của Viên Thiệu cộng thêm chức thừa tướng Hán Triều nữa. Chỉ có nước Thục là yếu thế nhất thôi. VUONG PHU 02:19, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)vuongphu
PHẢI CÔNG NHẬN RẰNG "GIA CÁT LƯỢNG" LÀ MỘT NHÂN TÀI .NHƯNG TÔI THẤY THÌ VIỆC "CẦU GIÓ ĐÔNG GIÚP CHU DU","GIẢ LÀM THẦN Ở LŨNG THƯỢNG","BÀY BÁT TRẬN ĐỒ O BẾN NGƯ PHÚC"...ĐỀU CHỈ LÀ HƯ CẤU MÀ THÔI .HƠN NỮA TRONG VIỆC THẤT THỦ Ở "NHAI ĐÌNH " NỮA CHỨ VIỆC NÀY TUY LỖI TRỰC TIẾP LÀ CỦA MÃ TỐC DO KHÔNG HIỂU BINH THƯ .NHƯNG CHÍNH KHỔNG MINH CŨNG KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH TRONG TRẬN ĐÓ.ÔNG ĐÃ BIẾT CON NGƯỜI MÃ TỐC NHƯ VẬY MA VẪN DÙNG MÃ TỐC ĐẾN NỖI THUA TRẬN PHẢI "GẠT LỆ CHÉM TƯỚNG NHÀ" .NẾU ĐÃ ĐỌC "TAM QUỐC " CHẮC BẠN VẪN NHỚ ĐẾN LỜI DẶN CỦA LƯU BỊ TRƯỚC KHI CHẾT _ÔNG ĐÃ NÓI VỚI KHỔNG MINH :"NGƯỜI NÀY NÓI THÌ NHIỀU CHỨ LÀM THÌ ÍT THỪA TƯỚNG CÓ DÙNG SAU NÀY THI NÊN CẨN THẬN " VẬY MÀ KHỔNG MINH VẪN ĐỂ MÃ TỐC LÀM HỎNG ĐẠI SỰ _ĐÓ CHẲNG PHẢI LÀ DÙNG NGƯỜI KÉM Ư? CÁI ĐÁNG ĐỂ TÔI KHÂM PHỤC KHỔNG MINH Ở ĐÂY CHỈ LÀ Ý CHÍ TO LỚN ,TẤM LÒNG SON SẮC ĐẾN CHẾT KHÔNG THÔI _CHỨ NÓI VỀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC THÌ TÔI KHÔNG PHỤC KHỔNG MINH MÀ KHÂM PHỤC "TÀO THÁO" _TAY TRẮNG LÀM NÊN SỰ NGHIỆP .CHỈ RIÊNG CHIÊU "MƯỢN DANH THIÊN TỬ KHỐNG CHẾ CHƯ HẦU " CỦA ÔNG ĐÃ ĐỦ NÓI LÊN ĐIỀU ĐÓ RỒI 58.187.68.238 (thảo luận) 09:43, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)dươngnhậtlinh58.187.68.238 (thảo luận) 09:43, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Không biết có phải các bạn chỉ dựa vào mỗi Tam Quốc diễn nghĩa hay không mà ca tụng Khổng Minh, chứ theo một số sách bình luận về thời Tam Quốc mà tôi từng đọc thì đánh giá Khổng Minh là người giỏi trị nước chứ không giỏi cầm quân. Tam Quốc quả thật đã thần thánh hoá Khổng Minh. conbo trả lời 16:16, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Theo ý mình người tao bảo Khổng Minh không giỏi cầm quân là không chính xác.Trong các lần Bắc phạt quân của Khổng Minh luôn yếu thế hơn quân Ngụy chưa kể Tư Mã Ý luôn áp dụng chiến thuật tường cao hào sâu thủ kỹ đợi cho nội bộ Thục có biến hoạc xảy ra bấc trắc trong việc vận lương khiến quân Thục thiếu lương phải rút về.Rõ ràng là sau khi Gia Cát Lượng chết nhà Ngụy hết sức vui mừng vì bớt đi 1 mối lo lớn.Nếu Gia Cát Lượng cầm quân không giỏi thì sao nhà Ngụy lại sợ ông đến vậy 117.5.152.227 (thảo luận) 06:15, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)K
- Theo sách Khổng Minh - Gia Cát Lượng của NXB Đà Nẵng (2004) thì ngoài cuốn binh pháp, Gia Cát Lượng còn để lại một số tác phẩm thơ văn, cuốn Âm phù kinh và nhất là "Mã tiền khoá" được xem là sấm ký dọc chiều dài lịch sử Trung Quốc tới tận thời hiện đại. Như vậy, không có gì phải nghi ngờ, Gia Cát là nhà quân sự và nhà chính trị. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào Tam Quốc Diễn Nghĩa thì cũng khó tránh khỏi khen ngợi thái quá. Tôi nhớ có sách (ko nhớ tên) trích dẫn người (Trung Quốc) đời sau nhận xét về ông, nhắc đến sự "cúc cung tận tuỵ" của ông nhiều hơn là "biến hoá thông thái".--Trungda (thảo luận) 06:29, ngày 26 tháng 4 năm 2008 (UTC)
nếu nói vậy thì tài năng gia cát ko lẽ thua vua nước Ngụy và vua thục khác nhau rất xa vì bấy giờ ngụy vương rất chủ trương chiến đấu còn thục vương lại quá tệ ko nhất quyết chuyenm65 đánh hay không với lại gia cát lượng thua có rất nhiều nguyên nhân mà chủ yếu nằm ở nọi bộ nhà thục nên vì thế xét ra ko dưới ba lần quân thục chiếm thế thượng phong và gần như chuẩn bị kết liễu quân ngụy thì liên tục có sự quấy phá của chính quyền thành đô.Trong 7 lần bắt phạt quân Ngụy đã bao lần thua quân thục,nhất là tư mã ỳ đều thắng Km do biết chớp thời cơ nội bộ quân thục chứ Ý rất ít khi thắng Lượng.Cứ để ý trong cuộc giao tranh lượng luôn dành phần thắng và ý chỉ trong thế phòng thủ cầm cự và đề phòng lượng mà thôi.nói về sự lỗi lạc thì ông thuộc hàng đại quân sư là do tài trí chiến lược của ông trong rất nhiều trận đánh chứ ko chỉ là ở trong lúc bắt phạt 13:40 ngày 3 tháng 9 năm 2011
chị gái của Gia Cát Lượng
Theo sách "Khổng Minh đại truyện" mình đọc được thì Gia Cát Lượng còn có 1 chị gái lấy chồng quyền quý, sao ko thấy được nhắc đến? Cumeo (thảo luận) 16:48, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Tam quốc diễn nghĩa
Nhiều tình tiết lấy ở Tam quốc diễn nghĩa quá, nên không chính xác. - Duyphuong (thảo luận) 11:40, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)Duyphuong
- Bài này cần được đại tu. Những tình tiết hư cấu của Tam quốc diễn nghĩa phần lớn là hư cấu về Gia Cát Lượng.--Trungda (thảo luận) 11:52, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Bát trận đồ
Tôi thấy "Bát trận đồ" dịch là "Hình vẽ tám trận" không thích hợp lắm. Chữ đồ (圖) dịch là mưu mẹo thì hợp lý hơn.Mrq (thảo luận) 22:56, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Khổng Minh
Khổng Minh là con người xuất chúng,lục xuất kỳ sơn thực ra là kế bảo toàn nhà Thục Hán chứ trên thực tế chênh lệch quân lực giữa nhà Thục Hán và Ngô so với Tào Ngụy là rất lớn,đa phần so sánh sai lầm về 6 lần ra Kỳ sơn và 9 lần phạt Trung Nguyên xuất phát từ việc phóng đại quân số mà ra,vào thời này nhà Ngụy có khỏang 4 triệu dân,trong khi nhà Thục chỉ khỏang 1 300 000 dân,trên thực tế việc Tam Quốc Diễn Nghĩa nói rằng mỗi lần xuất quân Khổng Minh hay Lưu Bị(trận Di Lăng) đem hàng chục vạn quân căn bản là điều ko thể,nhưng nhà Ngụy với hơn 4,1 triệu dân thì việc trong tay có 50 vạn quân là điều hoàn toàn thực tế,so sánh binh lực,tài nguyên thì nhà Thục thua kém quá xa,chiến luợc đánh Ngụy của Khổng Minh là nhằm hư trương thanh thế nước Thục thành 1 nước có đủ tiềm lực quân sự để ngang hàng với Ngô (2,3 triệu dân nên có thế có hơn 10% dân cư là quân lính tầm 23 vạn) và Ngụy,Khương Duy học trò của ông cũng hiểu rõ điều này nên tiếp tục sách lược của thầy mình.Trên thực tế,nếu quân Thục có đánh ngụy thì quân số cũng chỉ trên dưới 10 vạn là cùng.Gỉa sử sự kiện hiến kế đi tắt qua hang Tý Ngọ của Ngụy Diên là thực thì liệu chỉ với 10 vạn quân ít ỏi có thể so sánh với hơn 40 vạn hùng binh của nhà Ngụy,hơn nữa kinh đô nhà Ngụy là nơi trọng điểm,chẵng nhẽ lại không có binh mã hàng vạn canh giữ,nếu vượt hang Tý Ngọ,nhỡ quân Ngụy bao vây lại chẵng phải hàng trăm ngàn binh mã bị tiêu diệt ngay sao! Việc mất Kinh Châu tôi xin nêu ý kiến của bản thân là nếu khi xưa Lưu Bị nương nhờ ở Lưu Biểu mà đọat lấy Kinh Châu,trong khỏang thời gian đó nhà Ngụy đang thực hiện bắc tiến đánh Viên Thiệu và những chư hầu khác,thì làm sao có việc tranh chầp giữa Ngô và Thục,theo tôi Lưu Bị có đức không tài,A Đẩu vô năng nên nhà Thục mới càng ngày càng suy yếu (bại trận Di Lăng tổn thất hơn 14 vạn quân [số quân trên thực tế uớc tính tức hơn 10% dân số],hoạn quan lộng quyền[căn bệnh chung của nhà Hán và Thục Hán] xuất phát từ nội trị trong cung không nghiêm,vua không đứng đắng nên mới thế) rồi dẫn đến diệt vong. IP 222.253.227.211
- Đây là nơi phát triển bài viết, ko để bình luận về nhân vật. Mong IP và Duyphuong lưu ý cho! Nếu bình luận các bạn có thể ghi vào trang thảo luận của nhau.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 05:52, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)
IP này nói theo sách đấy, các bạn nên tham khảo. --Duyphuong (thảo luận) 15:38, ngày 6 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Những ý trên là của các sử gia nhận định về những việc Khổng Minh làm (tôi có tài liệu nói tương tự). Ta hoàn toàn có thể phát triển thêm vào mục Nhận định trong bài. --Duyphuong (thảo luận) 09:41, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Không thành kế
Hình nhứ đây là sự kiện có thật. Trong Tam quốc chí có đoạn: Lượng đóng ở Dương Bình, sai Ngụy Diên cùng tướng sĩ dẫn quân đông hạ, chỉ lưu một vạn quân giữ thành. Tấn Tuyên Đế (30) đem hai mươi vạn quân chống Lượng, mà quân Diên lại đi theo đường khác, Tuyên Đế theo lối tắt mà đến, khi cách Lượng sáu mươi dặm, quân do thám báo với Tuyên Đế rằng trong thành ít binh yếu lực. Lượng cũng biết Tuyên Đế sắp tới, tình thế bức bách, muốn sớm tới chỗ Diên, nhưng khoảng cách xa quá, địch theo vết mà truy đuổi, tất chạy không kịp, tướng sĩ đều thất sắc, chẳng biết làm sao. Lượng vẫn khí phách hiên ngang như trước, lệnh cho quân sĩ ngả cờ im trống, không được vọng động, lại sai mở toang bốn cửa thành, quét đất gội rửa. Tuyên Đế thường bảo Lượng là người cẩn trọng, mà nay thấy thế Lượng yếu nhược, nghi có phục binh, bèn dẫn quân theo hướng bắc chạy về núi. Hôm sau lúc ăn cơm, Lượng cười lớn bảo với tả hữu rằng: “Tư Mã Ý tất bảo ta khiếp nhược là có phục binh, nên men núi mà chạy vậy”. Quân do thám về báo lại, quả như lời Lượng nói. Tuyên Đế sau biết việc đó, rất lấy làm tiếc hận. --Tiêu xả Stress 06:53, ngày 22 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Câu chuyện trên là thuyết do Quách Xung nêu ra. Hoàng Sơn đã đọc tới đó thì chắc cũng xem được đoạn dưới có lời phản bác của Bùi Tùng Chi khi chú giải Tam quốc chí. Theo biên niên sử, việc này xảy ra năm 227 (trước khi Khổng Minh chính thức tiến sang địa giới Tào Ngụy để thực hiện Bắc phạt lần đầu). Bùi Tùng Chi chỉ ra rằng khi Khổng Minh đóng quân ở Dương Bình (Hán Trung, Ích châu) thì "Tuyên Đế" (Tư Mã Ý) đang làm đô đốc Kinh châu, đóng ở Uyển Thành (quận Nam Dương), chưa từng tham chiến với Thục, do đó Bùi tiên sinh kết luận điều Quách xung nói là "chuyện hão". Tác giả hiện đại Kỳ Ngạn Thần trong "Người Trung Quốc và những hiểu lầm về lịch sử" cũng xác nhận về sự nhầm lẫn này khi chỉ ra điều tưong tự: năm 227 Tư Mã Ý làm đô đốc Kinh châu đóng ở Nam Dương, chuyện không thành kế của Khổng Minh đuổi Tư Mã là không có thật.--Trungda (thảo luận) 08:16, ngày 22 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Vậy là Trần Thọ sai ạ???--Tiêu xả Stress 10:23, ngày 23 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Đoạn đó không nằm trong chính văn của Trần Thọ mà nằm trong chú thích của Bùi Tùng Chi: s:zh:三國志/卷35, đoạn chữ nhỏ từ "郭沖三事曰" đến "故知此書舉引皆虛". Mục đích của Bùi Tùng Chi là nhằm bác bỏ thuyết do Quách Xung nêu ra chứ không phải khẳng định nó đâu bạn. Tranminh360 (thảo luận) 13:06, ngày 2 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Trong Gia Cát Lượng truyện, Bùi Tùng Chi có dẫn Quách Xung ở Kim Thành cho rằng Lượng quyền trí, mưu lược hơn Quản, Án, công, nghiệp đều nên, kẻ bàn luận còn lấy làm ngờ, Xung liền dẫn ra năm việc của Lượng mà người đời chưa từng nghe, bọn Bảo cũng chẳng thể làm nổi. Phù Phong vương cảm khái về lời của Xung. Năm việc của Gia Cát Lượng mà Quách Xung dẫn ra: việc thứ nhất là dùng hình pháp nghiêm khắc, bóc lột trăm họ, Pháp Chính dâng lời can và lời đáp lại của Gia Cát Lượng; việc thứ hai là Tào Tháo phái thích khách đến gặp Lưu Bị, Bị cho đó là 1 kỳ sĩ, đủ giúp ích cho Lượng, còn Lượng thì nhìn ra đó là thích khách của họ Tào; việc thứ ba là "không thành kế" (nói ở trên); việc thứ tư là Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn, hai quận Lũng Tây, Nam An đầu hàng, vây Thiên Thủy, phá Ký Thành, bắt được Khương Duy, đuổi mấy nghìn thanh niên nam nữ vào Thục, mọi người đều chúc mừng, biết Lượng nuôi chí diệt Ngụy; việc thứ năm là Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn, quân Ngụy đến đánh, Lượng hạ lệnh cho quân lính về nhà theo đúng kỳ hạn, quân lính đều cảm động, xin ở lại đánh quân Ngụy, hăng hái chiến đấu, giết được Trương Cáp, đánh lui Tư Mã Ý, đại thắng một trận. Bùi Tùng Chi bác bỏ cả 5 câu chuyện này của Quách Xung, cho đó đều là chuyện hão, không có thật. [2], [3]. Tranminh360 (thảo luận) 16:32, ngày 3 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Vậy là Trần Thọ sai ạ???--Tiêu xả Stress 10:23, ngày 23 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Gia Cát Lượng của Việt Nam
Một số nhân vật của Việt Nam cũng được ví như Gia Cát Lượng bên TQ như Đào Duy Từ, Tô Hiến Thành...Hamhochoilatoi (thảo luận) 06:53, ngày 15 tháng 4 năm 2013 (UTC)
? Thanhliencusi (thảo luận) 10:44, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)
? Thanhliencusi (thảo luận) 10:45, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Mục này lấy gần như hoàn toàn từ trong tiểu thuyết tưởng tượng tam quốc diễn nghĩa, quá xa vời so với lịch sử và con người thật của Gia Cát Lượng. Nếu như các bạn còn lý trí thì đừng thần thánh hóa một nhân vật lịch sử bằng cách lấy thông tin từ truyện bịa đặt ra để làm kiến thức nữa.— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp).
Còn lý trí nữa ko?
Nhiều bạn ko hiểu lý trí nằm ở đâu mà liên tục mang truyện hư cấu ra để viết về một nhân vật lịch sử? Ko lẽ tệ sùng bái cá nhân đến tận ngày nay vẫn còn ảnh hưởng thô bỉ đến thế?— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp).
- Không cần biết truyện là thật hay hư cấu, nhưng chí ít bạn cũng không được xóa thông tin có nguồn rồi viết cả đoạn dài ngoẵng mà không có lấy một cái nguồn. Tôi sẽ lùi sửa về bản của IP, bạn muốn chứng tỏ cái gì là hư cấu thì có thể viết thêm (nhớ chú thích nguồn)Saruman (thảo luận) 08:07, ngày 19 tháng 8 năm 2014 (UTC)
Tôi đã thêm nguồn cho những thông tin bổ sung của tôi. Sorry vì trước hơi bận nên chưa chú thích nguồn. Còn nguồn của IP tôi thấy hoàn toàn ko đáng tin. Thậm chí ko có lấy một bản tiếng Anh, chỉ là bài viết của một người Phần Lan và ông ta ko hề nghiên cứu gì cả. Sao bạn biết ông ta dựa vào gì để viết? Còn thông tin của tôi, ngay cả khi tôi chưa thêm nguồn, cũng đều là nghiên cứu đã được các sử gia trung quốc phân tích kỹ lưỡng, bạn lấy tư cách gì để bác bỏ?— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp).
- Bạn đang ĐÙA đấy à? Nguồn http://creations.vn/tamquoc/91/0/6/su-that-lich-su-ve-thoi-tam-quoc.html?l=vn hoàn toàn là tự xuất bản. Còn những nguồn khác thì nó đủ tiêu chuẩn theo luật wiki, bạn xóa chỉ vì bạn "nghĩ rằng nó không đáng tin"??? Tôi nghĩ các BQV nên có ý kiến về việc nàySaruman (thảo luận) 10:35, ngày 19 tháng 8 năm 2014 (UTC)
Những nguồn khác là những nguồn nào vậy? Tôi chỉ xóa duy nhất một nguồn của IP vô danh và nguồn đấy là của một người Phần Lan, viết bằng tiếng Phần Lan, nó chỉ là cá nhân chứ ko phải công trình nghiên cứu gì cả, lấy gì mà tin cậy??? Tôi cũng đã thử tìm bản tiếng Anh của sách trên nhưng chưa thấy.— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp).
Còn những cái mà bạn cho rằng "hoàn toàn là tự xuất bản" ấy, nó là thông tin được các nhà sử học Trung Quốc so sánh với tài liệu lịch sử, họ đã có tranh cãi, nghiên cứu chán chê rồi trước khi đưa ra kết luận. Những sách như "100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng"... cũng đều là nghiên cứu của những nhà sử học Trung Quốc. Vậy theo bạn, chúng đáng tin hay ko so với một ông Phần Lan ở đâu chẳng ai biết???— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp).
Tôi cũng lưu ý thêm bạn, là trước khi cái IP vô danh kia thêm vào một nguồn của người Phần Lan, thì cả bài viết Gia Cát Lượng này chỉ có khoảng 3, 4 nguồn, còn lại đều trích từ Tam quốc diễn nghĩa ra. Tam quốc diễn nghĩa nó là tiểu thuyết, ko phải sách sử, vì vậy đừng sồn sồn lên như thế.— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp).
P/s: Tôi copy lại cái nguồn mà IP vô danh trích ra cho bạn coi, nếu bạn tìm được thông tin thuyết phục về nguồn này thì tôi hoàn toàn vui lòng quay lại bài viết cho rằng Khổng minh là vĩ đại nhất, xuất sắc nhất, ngang tôn tử... như Ip đó viết:
"Matti Nojonen, Jymäyttämisen taito. Strategiaoppeja muinaisesta Kiinasta".— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp).
- Tóm lại là có đưa được nguồn dẫn cho cái đoạn dài ngoẵng kia không (mà nói thật, tôi tin là bạn chép nguyên từ báo mạng vì tôi cũng đã đọc mấy bài viết này cách đây tầm 5-6 năm, toàn báo mạng dịch của một cha chuyên "viết ngược" ở bên Tàu, và có rất nhiều chỗ sai (ví dụ: con và cháu Gia Cát đích thực đã tử trận chứ không đầu hàng). Còn cái đoạn nhận định thì tôi đã tra và nó có nguồn dẫn từ wiki Anh, và nó là hợp lệ (học giả người Phần Lan thì không được viết về Trung Quốc sao), nguồn sách tiênh Anh ca ngợi thì có thể tìm dễ dàng, ví dụ như http://books.google.com.vn/books?id=UD8Nvn7Ca18C&pg=PA4&dq=zhuge+liang+greatest&hl=vi&sa=X&ei=6XDzU_exLsHh8AWb3YGICA&ved=0CEEQ6AEwBQ#v=onepage&q=zhuge%20liang%20greatest&f=false hoặc http://books.google.com.vn/books?id=xq51ko-eXlEC&pg=PA89&dq=zhuge+liang+greatest&hl=vi&sa=X&ei=lXHzU4W4Mdbd8AXj24LYCw&ved=0CD8Q6AEwBTgK#v=onepage&q=zhuge%20liang%20greatest&f=falseSaruman (thảo luận) 15:34, ngày 19 tháng 8 năm 2014 (UTC)
- Viết wiki nên căn cứ nguồn sử tin cậy hơn. Mời mọi người xem nội dung [Tam quốc chí Trần Thọ bản Thục thư]. Tuanminh01 (thảo luận) 12:07, ngày 19 tháng 8 năm 2014 (UTC)
@Saruman: Cha chuyên viết ngược bên tàu là ai? Nêu tên ra? Còn những nguồn của tôi sai chỗ nào, dẫn chứng ra, phản biện đi.
Tôi có biết một người chuyên đánh giá các nhân vật lịch sử theo góc nhìn khác, là ông Mai Triệu Vinh, tổng giám đốc nhà xuất bản đại học Vũ Hán, chi nhánh Bắc Kinh. Nhưng những lý luận tôi đưa ra trong bài này từ rất nhiều tác giả, sử gia khác nhau(có cả ông Vinh). Ví dụ cuốn "100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng" của sử gia Lý Điện Nguyên, ông ta cũng chuyên viết ngược à?
Người Phần Lan hay người nước nào muốn viết gì kệ họ, cái quan trọng là họ dựa vào cái gì mà viết? Những cái họ viết nghiên cứu từ đâu, lấy ở đâu ra? Nếu chỉ trên quan điểm cá nhân mà viết thì người vô danh nào đó đọc xong tam quốc diễn nghĩa cũng viết được.— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp).
Vui lòng đừng thêm nội dung sao chép khác vào bài này vì điều đó là vi phạm bản quyền, thay vào đó, nên viết lại theo cách riêng và dẫn nguồn đáng tin cậy chứng minh cho nội dung đó. A l p h a m a Talk - Bot - Page 16:15, ngày 19 tháng 8 năm 2014 (UTC)
Jspeed1310 đã xóa thảo luận này của Gocnhin95 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 16:46, ngày 30 tháng 11 năm 2014 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Tạm thời tôi sẽ xóa hết tất cả những đoạn ko có nguồn trong bài này. Ko có nguồn thì ko thể coi là thông tin được. Thà để người ta ko biết còn hơn phải đọc những thông tin xuyên tạc.— thảo luận quên ký tên này là của Gocnhin95 (thảo luận • đóng góp). Tôi đề nghị các bạn thảo luận và viết lại bài này, với những nội dung như sau. Thứ nhất là vai trò của Gia Cát Lượng trong việc thành lập nước Thục, Pháp Chính là người vạch sách lược và đánh bại Tào Tháo chứ không phải là Gia Cát Lượng. Thứ 2 là cần phân biệt rạch ròi giữa Gia Cát Lượng của Tam quốc diễn nghĩa và Gia Cát Lượng ngoài đời thực. Bài viết quá đề cao nhân vật này quá đáng mà không bám sát vào những gì ông ta đã làm được.— thảo luận quên ký tên này là của 203.205.38.32 (thảo luận • đóng góp).
- Bạn đã xóa 1 đoạn thông tin có nguồn hàn lâm, đây là đánh giá của một [các] học giả theo nguồn? Bạn có quyền kiểm chứng nguồn ghi đúng hay không. Người ta có quyền đánh giá miễn là nguồn đó có uy tín 1 chút vẫn thêm được trong bài? Bạn nếu sửa đổi thì cũng phải thêm những thông tin có nguồn hàn lâm chứng minh Pháp Chính là người vạch ra sách lược, viết Wikipedia không thể nói chơi hay nói lên suy nghĩ cá nhân mình được. Nếu theo cá nhân thì loạn tùng phèo mất? A l p h a m a Talk - Bot - Page 16:19, ngày 30 tháng 11 năm 2014 (UTC) Vâng, cảm ơn Alphama, tôi đã hiểu qui trình của wiki; nhưng dù sao tôi vẫn muốn 1 bài viết chất lượng về nhân vật này. Cảm ơn.
- Các bạn tranh cãi hãy bình tĩnh. Nhìn qua bài viết hiện nay tôi đã thấy cần phải đại tu, vì thực tế phần "thực" đang rất ngắn còn phần "hư" (trong tiểu thuyết) thì rất dài và chiếm phần lớn. Vì vậy, bài viết cần có hiệu chỉnh lớn, có đối chiếu, cải chính giữa sử và truyện (kiểu như Bùi Tùng Chi "chú" của Trần Thọ thì nay ta cần "chú" của La Quán Trung). Việc hiệu chỉnh lớn đã nằm trong kế hoạch của tôi trong thời gian tới, với một trong các mục tiêu chính là nhìn nhận về vai trò của Khổng Minh một cách chính xác nhất, bớt cường điệu như Tam Quốc diễn nghĩa, nhưng cũng cao hơn một số nhận định quá khắt khe ("lấy thành bại suy anh hùng").--Trungda (thảo luận) 17:31, ngày 30 tháng 11 năm 2014 (UTC)