Thảo luận:Gia Cát Lượng/Lưu 2
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Bài viết tồi
Đã gọi là wiki, viết về 1 nhân vật lịch sử, mà cứ lôi nhân vật tiểu thuyết ra đánh đồng là sao ? Tào lao quá, tôi đề nghị xóa trắng, để ai có thời gian thì viết, thà để trống còn hơn để thế này. Thanhliencusi (thảo luận) 15:49, ngày 2 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Chư Cát Lượng
Hình như ông này còn gọi là Chư Cát Lượng( Zhūge Liàng ,Zhū vừa là Gia vừa là Chư ), dùng tên đó có hợp lý không ? 위키 백과 04:55, ngày 5 tháng 6 năm 2015 (UTC)
- Theo Từ điển Hán-Việt của Viện Ngôn ngữ học do Phan Văn Các chủ biên, NXB TP.HCM, 2002, trang 1841 thì 诸 là họ Chư còn 诸葛 là họ Gia Cát. Trong phụ lục Bảng tên trăm họ Trung Quốc ở cuối từ điển, trang 1935 cũng ghi tương tự, do đó chỉ có họ Gia Cát chứ không có họ Chư Cát nên không thể gọi là Chư Cát Lượng được. Tranminh360 (thảo luận) 01:57, ngày 25 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Vài lời góp ý với 1 số mem. Gia Cát Lượng và các nhân vật Tàu ko phải là ông nội của người đọc. Nên các ô chỉ nêu tên Gia Cát Lượng và bính âm là đủ. Đừng có giải thích vòng vo làm gì. Wiki tiếng Anh người ta cũng làm như vậy. Mắc mớ gì truy nguyên từng cái vớ vẩn như vậy ? Tôi thấy rất nhiều bài nv Tàu nhu vậy. Rất vớ vẩn. Khoailangvietnam (thảo luận) 02:27, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Sự nghiệp trong lịch sử
Theo Tam quốc chí, Gia Cát Lượng truyện thì sự nghiệp của Gia Cát Lượng bao gồm:
- Trình bày Long Trung đối sách với Lưu Bị
- Hiến kế với Lưu Bị: lệnh cho hết thảy dân di cư trong vùng phải đến chứng thực, để tuyển thêm quân
- Bày kế cho Lưu Kỳ trốn ra ngoài
- Khi Tào Tháo đánh Kinh Châu, cùng Từ Thứ theo Lưu Bị xuống phía nam
- Phụng mệnh Lưu Bị cầu cứu Tôn Quyền, thuyết phục Tôn Quyền liên minh với Lưu Bị để chống Tào Tháo
- Làm quân sư trung lang tướng, cai quản ba quận Linh Lăng, Trường Sa, Quế Dương, điều hoà thuế khoá, bổ sung quân lương
- Cùng Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu khi Lưu Bị mang quân vào Xuyên
- Cùng Trương Phi, Triệu Vân thống suất binh sĩ ngược sông, chia nhau đánh lấy các quận huyện, cùng Lưu Bị hợp sức vây đánh Thành Đô
- Lĩnh chức quân sư tướng quân, tạm coi việc ở phủ Tả tướng quân
- Trấn giữ Thành Đô, quân lương đầy đủ khi Lưu Bị đánh dẹp bên ngoài
- Khuyên Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, được Lưu Bị phong làm thừa tướng kiêm lục thượng thư sự, ban cho giả tiết, lĩnh thêm chức tư lệ hiệu uý
- Nhận mệnh thác cô của Lưu Bị, thề phò tá Lưu Thiện
- Được Lưu Thiện phong làm Vũ Hương hầu, được mở phủ sự, lĩnh thêm chức Ích Châu mục, quyết định việc chính sự chẳng kể lớn nhỏ
- Sai sứ sang Ngô, kết tình hoà hiếu, cùng làm nước đồng minh
- Cự tuyệt lời dụ hàng Nguỵ của Hoa Hâm, Vương Lãng, Trần Quần, Hứa Chi, Gia Cát Chương
- Xuất quân Nam chinh, bảy lần bắt bảy lần tha Mạnh Hoạch, bình định Nam Trung; cho sửa sang khí giới, thao luyện binh sĩ, chờ thời khởi sự, được Lưu Thiện ban cho phủ việt, lọng cán, mũ lông chim, trống, sáo, quân hổ bôn 60 người
- Dâng Tiền Xuất sư biểu lên Lưu Thiện, cất quân ra bắc đóng ở Hán Trung, đem quân ra đóng ở Miện Dương
- Tung tin theo lối Tà Cốc ra lấy My Thành, sai Triệu Vân, Đặng Chi làm nghi binh, chiếm giữ Cơ Cốc; cầm quân ra Kỳ Sơn, quân nhung chỉnh tề, thưởng phạt đầy đủ, hiệu lệnh nghiêm minh, được ba quận Nam An, Thiên Thuỷ, An Định hưởng ứng, Quan Trung rung động
- Cử Mã Tốc đốc suất ba quân ở trước trận cùng Trương Cáp đại chiến ở Nhai Đình, dời hơn một ngàn hộ dân từ Tây Thành vào Hán Trung
- Giết Mã Tốc rồi phanh thây để tạ tội với ba quân, viết sớ tâu lên Lưu Thiện xin tự biếm quan ba bậc, bị Lưu Thiện giáng làm Hữu tướng quân, coi việc thừa tướng, vẫn nắm quyền thống soái như trước
- Xét kỹ từng việc nhỏ, nêu rõ những điểm mạnh, chỉ ra những lỗi lầm, cáo rõ với thiên hạ, luyện quân giảng võ, mưu toan việc về sau, kén chọn binh sĩ để rèn luyện, để dân chúng quên đi thất bại ở Nhai Đình
- Dâng Hậu Xuất sư biểu lên Lưu Thiện, ra Tản Quan, vây Trần Thương, hết lương phải quay về, giao chiến với Vương Song, phá được, chém chết Vương Song
- Sai Trần Thức tiến công Vũ Đô, Âm Bình; tự mình dẫn quân ra Kiến Uy, lấy được hai quận Vũ Đô, Âm Bình, được Lưu Thiện phục chức thừa tướng
- Sai Trần Chấn chúc mừng Tôn Quyền lên ngôi hoàng đế
- Ra Kỳ Sơn, lấy trâu gỗ vận chuyển lương thảo, cho mời vua Tiên Ty là Kha Bỉ Năng, được Kha Bỉ Năng hưởng ứng; chia vây đánh, thân chinh đón đánh Tư Mã Ý ở Thượng Nhai, đánh tan Quách Hoài, Phí Diệu, gặt hết lúa mạch ở ngoài đồng, gặp Tư Mã Ý ở Thượng Nhai, hai bên không giao chiến, đành dẫn quân quay về; sai Nguỵ Diên, Cao Tường, Ngô Ban đến đánh Tư Mã Ý, thắng lớn một trận, thu được ba ngàn thủ cấp cùng áo dày, giáp đen năm ngàn bộ, cung cứng ba ngàn chiếc
- Hết lương phải lui quân, cùng Trương Cáp giao chiến, bắn chết Trương Cáp
- Đem hết ba quân theo lối Tà Cốc tiến ra, lấy ngựa máy để vận chuyển, chiếm núi Võ Công trên Ngũ Trượng nguyên, cùng Tư Mã Ý đối trận ở bờ nam sông Vị, chia binh lập đồn điền, muốn làm kế ở lâu dài; sai sứ sang khiêu chiến, cầm giữ nhau hơn trăm ngày, ốm nặng, mất ở trong quân
- Di mệnh được được táng tại Định Quân sơn thuộc Hán Trung, mộ phần tựa vào núi, chỉ đủ chứa quan tài, liệm bằng quần áo bình thường, không chôn theo tài vật; được Lưu Thiện truy tặng ấn thụ Thừa tướng Vũ Hương hầu, thuỵ hiệu Trung Vũ hầu
- Cải tiến nỏ liên châu, gọi là nguyên nhung, lấy sắt làm tên, tên dài tám tấc, một nỏ mười tên cùng bắn, chế tạo trâu gỗ ngựa máy, làm bát trận đồ, các phép bát vụ, thất giới, lục khủng, ngũ cụ để dạy các bề tôi
- Được lập miếu thờ ở Miện Dương
- Gia Cát thị tập, do Trần Thọ soạn, dâng lên Tấn Vũ Đế, bao gồm 24 thiên: Khai phủ tác mục, Quyền chế, Nam chinh, Bắc xuất, Kế toán, Huấn lệ, Tống hạch thượng, Tống hạch hạ, Tạp ngôn thượng, Tạp ngôn hạ, Quý hòa, Binh yếu, Truyền vận, Dữ Tôn Quyền thư, Dữ Gia Cát Cẩn thư, Dữ Mạnh Đạt thư, Phế Lý Bình, Pháp kiểm thượng, Pháp kiểm hạ, Khoa lệnh thượng, Khoa lệnh hạ, Quân lệnh thượng, Quân lệnh trung, Quân lệnh hạ. Tổng cộng 14112 chữ.
- Trần Thọ đánh giá rằng Gia Cát Lượng chỉ có tài năng chính trị, cai trị quốc gia như Quản Trọng, Tiêu Hà mà thôi, chứ không có sở trường về quân sự. Trần Thọ viết: “Nhưng tài của Lượng, trị quân thì giỏi, mưu mẹo thì kém, cai trị dân giỏi hơn làm tướng” (然亮才,於治戎為長,奇謀為短,理民之干,優於將略), “động binh nhiều năm, không thể thành công, đủ thấy ứng biến mưu lược, không phải là sở trường” (然連年動眾,未能成功,蓋應變將略,非其所長歟)
Theo Tam quốc chí, Tiên chủ truyện thì:
- Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị đánh Lưu Tông để chiếm Kinh Châu nhưng Lưu Bị không nghe
- Gia Cát Lượng chỉnh lý các sách Thân, Hàn, Quản, Lục Thao
Theo Tam quốc chí, Hậu chủ truyện thì khi Tư Mã Ý, Trương Cáp, Tào Chân muốn đánh Hán Trung, Gia Cát Lượng phòng bị bằng cách bền thành và làm kế thanh dã ở các dốc núi. Tranminh360 (thảo luận) 08:13, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Bài viết
Bài viết về nhân vật quan trọng trong văn hóa Tàu và Việt, nhưng viết sơ sài quá. Sự nghiệp của ông ấy chia làm 2 phần. 1. là với sự thành lập nước Thục 2. là sau khi Lưu Bị chết.
Thì cần phải làm rõ, đối với việc thành lập nước Thục, ông ấy có:
- vai trò gì ? Có phải là những nhân vật quan trọng nhất để hình thành nước Thục không, đóng góp chính về quân sự hay hậu cần, kinh tế ?
- quan hệ của ông với Lưu Bị, Lưu Bị có tham khảo ông không, có nghe ông không, có chuyện Lưu Bị xem xong thư ông rồi vứt xuống đất không, có mang ông đi trong các chiến dịch quân sự không ? Thì cần phải viết rõ.
Rõ ràng là Lưu Bị chả dùng Gia Cát Lượng với vai trò quân sư trong các chiến dịch quân sự, ví như khi vào Hán Trung, khi đánh Đông Ngô
và lời khuyên của GCL với Lưu Bịthì Bị chả nghe, thậm chí coi thường.
2001:EE0:520D:FD50:EDBF:41EE:BB5C:8A92 (thảo luận) 11:13, ngày 2 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Mang con nhà người ta đi oánh nhau liên miên 6 lần, người này nói về chữ Nhân nghĩa thì phải xem lại. Tào Tháo oánh nhau để thống nhất thiên hạ. Ko ăn đc thì lui, chứ tay này ăn xong chỉ mang thanh niên đi oánh nhau để lưu danh thiên cổ.
Xóa các đoạn chêm vào về Tiểu thuyết TQDN
- Trong bài có các đoạn chêm vào bên dưới, về TQDN, bên dưới có phần riêng rồi, nên tôi sẽ xóa nó đi. 1 bài viết nghiêm túc, không thể có ngoại lệ thêm vào phần tiểu thuyết được.
Admin vào xem cho kĩ rồi hẵng thay đổi nhé.
03:33, ngày 17 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Tiểu sử
Tiểu sử tức là 1 bản tóm tắt về cuộc đời 1 ai đó, nên phần đầu xưa nay wiki ta cứ ghi tiểu sử là không đúng. Phải gọi là nguồn gốc, hay tuổi trẻ, đại loại vậy mới đúng. Bên nước ngoài họ hay dùng nguồn gốc và giáo dục, orginal and education cũng rất logi.
Viết bài tôi thấy rất vu vơ vút vít, đọc Tam quốc chí của Trần Thọ, giới thiệu rất kĩ về nguồn gốc, gia thế, nhưng wiki lại dùng sách của T Văn Đức, rất sơ sài, mơ hồ.
2001:EE0:5207:1E70:8D61:F621:BC1B:371E (thảo luận) 03:35, ngày 17 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Gia thế
Wiki cũ và các tư liệu khác nhập nhèm, có lẽ họ muốn giấu nguồn gốc của ông. Vì lều tranh, cày ruộng có vẻ gần gũi với quần chúng hơn, tức là làm mấy anh nông dân thích. Nhưng thật ra, GCL là con nhà danh gia, gia thế rất lớn. 3 anh em đều là dân học hành cả. Cha ông rất hiển hách.
2001:EE0:5207:1E70:8D61:F621:BC1B:371E (thảo luận) 06:12, ngày 17 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Gia Cát ko phải nhân tài quân sự
Gia Cát theo Lưu Bị ở Tân Dã, lúc ấy chưa có Bàng Thống Pháp Chính. Oánh nhau trực diện với quân Tào ở Tân Dã.
GCL ko giúp gì được cho Lưu Bị, trái lại còn tổn thất nặng nề..
Đó là lí do suốt đời Lưu Bị ko đánh giá cao GCL ở khả năng cầm quân, mà chỉ cho làm hậu cần.
ko ăn thua.
Có 1 cái tên là Gia Cát Lượng là đủ, người xem hiểu đây là nhân vật thời Tam quốc, có nhầm lẫn với ai đâu mà nhiều ông cứ luyên thuyên tên gọi, đủ các thứ tên trên đời. Vấn đề này nêu ra làm rối rắm, ko cần thiết.
2001:EE0:5208:4B40:D487:304D:22B8:7343 (thảo luận) 14:47, ngày 17 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Bát trận đồ
Trận đồ này được miêu tả trong Tam quốc chí, là của Pháp Chính. 1 bậc kì tài thiên hạ, người khiến cho Tào Tháo phải khen. Tào Tháo ít khen ai, và khen rất chuẩn. Chỉ có vài người đối lại được Tào Tháo, trong đó có Chu Du và Pháp Chính.
Gia Cát Lượng phò Lưu Bị sớm ở Tân Dã, nhưng khi gặp quân Tào, không bày được mưu giúp Lưu Bị. Khiến cho Bị bị bắt 2 người con gái. Có lẽ qua vụ này Lưu Bị chả coi trọng GCL về kha năng quân sự. Đơn giản là ông không quyền biến nhanh được.
Pháp Chính mới là đại cao thủ, người xưa như Trần Thọ nhận ra ngay, tài ngang Quách Gia.
2001:EE0:5208:4B40:5D77:1A08:428B:363A (thảo luận) 01:50, ngày 18 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Góp ý với vài mem
Gần đây tôi có tu sửa bài này ở phần đầu, có người sửa lại. Nhưg tôi nghĩ, nếu đã làm thì có tâm, sửa bài thì sửa cả bài, cho đàng hoàng. Làm việc cứ lắt nha lắt nhắt rất khó chịu.
- có sử liệu information
- có quan tâm consider
- có biết method
> nhưng lại không làm. Ăn rồi quay đi quay lại có vài chủ đề, tên họ, Gia Cát Lượng, thì người ta hiểu là nhân vật làm Thừa tướng nhà Thục thời Tam quốc, có phải là tranh chấp, hay nhầm lẫn với ai mà cứ viết rối rắm, nào Chư, Trư,...Rồi tìm hiểu về vợ người này, đền thờ người kia.
2001:EE0:5208:4B40:29DB:1694:E6CC:7055 (thảo luận) 15:39, ngày 18 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Sách của Trần Văn Đức
Thật ra là sách cóp nhặt, lượm lặt vớ vẩn, rồi ghi tên mình vào đó. Chứ như Tam quốc chí, tôi thấy Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú giải rất kĩ về các nguồn rồi.
2001:EE0:5203:B640:818F:DF44:84EA:30B9 (thảo luận) 02:47, ngày 19 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Tiêu đề phò tá Lưu Bị lập nên Thục Hán
Thật ra tiêu đề này sẽ làm người đọc hiểu sai vai trò của GCL. Ông có đóng góp lớn, và giữ vai trò lớn, nhưng chỉ ở mặt hậu cần thôi. Viết thế này người đọc cảm giác là mọi chuyện GCL lo hết. 2001:EE0:5203:B640:818F:DF44:84EA:30B9 (thảo luận) 02:50, ngày 19 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Gia Cát Lượng
Người mà sống trong đời sống, kiếm ăn nuôi vợ con đã khó, đằng này làm tới Thừa tướng, là khai quốc công thần 1 nước, lịch sử lưu danh. Như thế chỉ còn thua thần thánh nữa thôi.
Nên việc gì mà phải thêm thắt vào làm gì. Đấy là căn bệnh của mấy anh châu Á ta. Được như GCL đã là tột đỉnh đời người rồi.
2001:EE0:5205:1020:C5ED:8AFB:788B:DAB5 (thảo luận) 14:21, ngày 19 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Các phần sau rườm rà
Thật ra, cái gì mà nói nhiều quá, làm người ta càng khinh nhòn, thiếu coi trọng chứ chẳng đánh giá cao đâu. Càng viết nhiều, khen ai nhiều thì người ta càng nghi ngờ.
Nên viết ngắn gọn, ít thôi. Rồi phần người kế nghiệp, đó là chuyện khác rồi, có phần vua nước Thục hay các tiểu truyện khác ko liên quan tới GCL nữa. Nên xóa bỏ.
- 1 đoạn lớn tôi xóa bỏ là phần Người kế nghiệp. Phần này nó chả liên quan gì tới cái mà chúng ta đang viết, nhân vật GCL.
- Ip nào mà nói tôi viết sai gì, tệ hại so với phần trước thì cứ viết ra đây, có gì đâu. Rất đơn giản.
2001:EE0:5205:1020:C5ED:8AFB:788B:DAB5 (thảo luận) 14:33, ngày 19 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- Tôi tạm thời khóa bài lại và lùi về bản của Baccaihp trước đó. Các bạn thảo luận tiếp nhé. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 03:54, ngày 20 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Dường như IP chỉ thích dẫn Tam Quốc chí mà bỏ qua tất cả những nội dung từ các nguồn khác. Hiển nhiên Tam quốc chí là bộ chính sử quan trọng, nhưng nó không ghi lại mọi thứ mà còn có những ghi chép trong những bộ sử khác, sao có thể bỏ đượcDuongqua56 (thảo luận) 03:59, ngày 20 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Cái sườn chính là nó thôi, các ông biên soạn không dùng nó chả khác gì ở VN viết bài cổ sử mà không dùng ĐV sử kí toàn thư cả. Các sách khác đều tham chiếu nó, như Trần Văn Đức, viết nhăng cuội chứ sách ấy ai dùng, ai mua. Ngay việc bài hiện tại không dùng Tam quốc chí tôi cho là sai lầm cơ bản.
Từ cái sườn ấy mới bổ sung mấy nguồn khác vào cho phong phú, chứ nghiên cứu đời sau chủ yếu phỏng đoán. Sao bằng ông Trần Thọ sống cùng thời đó được.
- Nhưng vấn đề cơ bản tôi thấy là bạn không có tâm để viết bài, hầu hết người tham gia trên này đều như thế, có yếu tố Trung Quốc và làm việc không phải đóng góp cho wiki là cốt lõi chi wiki tiếng Việt của chúng tôi.
Ví như bạn hồi sửa lại của tôi, chứ bạn có viết gì đâu. Trong khi nếu 1 member thì cần gì phải đi làm những chuyện này.
2001:EE0:5207:8CD0:10BA:9FB0:1DAF:2D8D (thảo luận) 04:39, ngày 20 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- Tôi thì lại thấy bạn viết thêm thì ít mà xóa đi thì nhiều. Tóm lại, muốn xóa đoạn nào thì bạn phải có căn cứ chứng minh chỗ đó sai (ví dụ như Tam quốc chí viết ngược lại những thông tin đó chẳng hạn), chứ không phải vì đó là nghiên cứu đời sau nên bạn không tin và đòi phải bỏ đi, thế nhéDuongqua56 (thảo luận) 08:39, ngày 20 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Tất nhiên, bạn làm vc của bạn, tôi làm vc tôi cho là đúng. Chả liên quan gì tới nhau cả. 2001:EE0:5208:10D0:C891:EE9:1501:E4B1 (thảo luận) 09:35, ngày 20 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Xấu hổ
Thật xấu hổ khi có những bài như này trên wiki, thời ấy, ông Trần Thọ đã biết nói rõ về cha anh, tổ tiên, GCL, nhưng thời giờ, viết cũng không ra, loay hoa loay hoay vào mấy cái tiểu tiết như tên, rồi tự,...
Nhiều tay làm lâu nhưng ko thấy viết được 1 bài cho ra hồn, già đầu rồi không biết xấu hổ.
2001:EE0:520D:E100:44A1:C681:F7A4:3E5E (thảo luận) 01:16, ngày 23 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Câu ở mục đầu tiên
Thục được rồng (Trong đó có cả ông và em ông Gia Cát Quân), Ngô được hổ, Ngụy được chó",
Không biết anh nào lấy câu này ở đâu ra, phàm con người đều đáng trọng như nhau, nhưng câu này lại ví người với chó, huống hồ là 1 vị quan, phục vụ cho Tào Tháo, thời ấy mấy ai biết chữ, giờ lại chép như thế đúng là hoang đường.
Người có học vấn không ai chép như thế cả.
Tôi vẫn để đó, không xóa, nhưng quả thực khó coi thật. Là con người với nhau, viết được câu ấy ra thì đúng là khủng khiếp thật. Rồi anh soạn câu này vào thì cũng tài. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 07:56, ngày 25 tháng 4 năm 2019 (UTC)
3 lần Lưu Bị không nghe GCL
-lần 1, GCL khuyên LB tấn công Kinh Châu, nơi con Lưu Biểu trấn giữ, LB mang ơn Biểu nên từ chối. -lần 2, GCL lại khuyên LB ko sang Đông Ngô, nhưng 1 lần nữa LB lại không nghe -lầ 3, đánh Đông Ngô, lại không nghe, không mang GCL đi theo. => như vậy ta thấy Lưu Bị coi thường khả năng của GCL, thường ít khi nghe theo. Không hiểu sao ông ấy lại trao quyền của GCL cuối đời. Khiến cho GCL mù quáng mang quân đánh nhau liên miên+ 1 ông đồ đệ K Duy nữa, đúng là tội cho dân Thục.
2001:EE0:5200:F8A0:C1B7:B58D:FE1F:4B51 (thảo luận) 07:41, ngày 5 tháng 5 năm 2019 (UTC)
Tiểu thuyết tam quốc
Không nên dùng từ "hư cấu" vào những mưu kế chưa rõ ràng rằng gia cát lượng đã làm hay không. Tuy sử sách không có ghi nhưng không thể nắm rõ rằng có hay không, lịch sử có thể sai với ghi chép. Nên chưa chắc chắn hoàn toàn thì không nên dùng vì gây xúc phạm.
về những tình tiết hư cấu
bài viết về nhân vật, sự kiện lịch sử nhưng quá nửa là mang tình tiết hư cấu từ tam quốc diễn nghĩa vào khiến bài viết thiếu khách quan, làm người không biết làm tưởng về thông tin sai lệch. những chi tiết hư cấu nên lược bỏ hoặc chú thích riêng là trong tam quốc diễn nghĩa 58.138.154.110 (thảo luận) 02:07, ngày 11 tháng 4 năm 2020 (UTC)phuong