Thảo luận:Chiến dịch Sao Thiên Vương

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Violetbonmua trong đề tài Thắc mắc
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Nên dịch từ Fuhrer

sửa

Từ Fuhrer trong bài vẫn để nguyên. Nên dịch bằng một từ tiếng Việt. Xem thêm Thảo luận ở bài Hitler. Ngoài ra Fuhrer mà đổi hướng đến Hitler là không chính xác. Gia Nạp nhân (thảo luận) 09:16, ngày 10 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thắc mắc

sửa

Làm sao mà nhu cầu của quân Đức bị vây trong thành phố Stalingrad lại lên đến 680.000 tấn mỗi ngày được? Đó là một con số quá lớn! Tôi sẽ sửa lại theo thông tin từ bài Trận Stalingrad Volga (thảo luận) 05:57, ngày 10 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái này chắc là do copy - past đây, 680,000 (680) biến thành 680.000 (680 nghìn). Đủ thì cùng lắm cũng chỉ đến trên 700 tấn/ngày, 680 tấn/ngày là con số trung bình. Volga cứ sửa đi. --Двина-C75MT 09:12, ngày 12 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Các bài viết có sao dùng các nguồn này

sửa

Xin lỗi nối tiếp để tìm cách giải quyết hậu quả, tuy tốn công nhưng cũng làm để nâng cao chất lượng:

Tôi chỉ tìm 2 bài có sao dính 2 nguồn này. Bây giờ kính mong các bạn cho ý kiến hoặc gợi ý để tập thể chúng ta giải quyết ra sao, rút sao bài hay biên tập lại cho phù hợp? Như đã nói ở thảo luận đầu tiên, cá nhân tôi thì dùng các nguồn này ở liên kết ngoài hoặc 1 ít trong bài thì không thành vấn đề, tuy nhiên các bài có sao trên lại dính khá đậm.  TemplateExpert  Thảo luận 14:03, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Túm lại là các người muốn cái gì ? Loại bỏ lib.ru ra khỏi wikipedia đúng không ? Chúng tôi đã nói khan cả cổ là nguồn này lưu trữ tài liệu, có ghi rõ tài liệu đó là sách gì, ai xuất bản, ai viết, năm nào, hoàn toàn có cơ sở để kiểm chứng sự đúng sai trong nguồn đó. Vấn đề bản quyền đã ghi rõ ở trên, và chuyện tranh chấp bản quyền cho thấy là tổ chức này hoàn toàn có thể chịu sự kiểm soát của luật bản quyền Nga và có thể chịu sự chế tài khắt khe của pháp luật nếu vi phạm. Các người còn muốn gì nữa ? Lấy từ gốc là gốc thế nào ? Muốn lấy từ "gốc" à ? Để tôi nói cho các người biết chú thích "lấy từ gốc" theo mấy người nghĩ là gì. Là các người cầm cuốn sách giấy lên đọc, sau đó chú thích bằng cách ghi số trang, NXB, tên sách, người viết,... vào wiki. Nhưng có thể các người không thể tìm thấy trang sách được scan đăng trên mạng hay Google Book (ví dụ vì lý do bản quyền, các người cũng biết là sách của Google Book có thể không đăng toàn bộ số trang) và không thể đưa link cho người đọc, và người ta có thể nói rằng "mày chả cho tao cái link nào, tao không có sách, tao không kiếm được sách, tức là mày xạo, mày bịa sách, bịa số trang, tao bỏ nguồn của mày". Các người muốn "gốc" là như thế đúng không ? Các người bảo trang đó có thể đăng sai à ? Nhưng kiểu chú thích "gốc" của các người sẽ dẫn đến trường hợp bất đắc dĩ là các người không thể cho cái link nào và tôi hoàn toàn có thể nói là các vị bịa nguồn, mạo nguồn, vậy được không ? Rốt cục cái lưỡi không xương, muốn vặn kiểu nào cũng được, thật đáng sợ. Nói thật có những người cố sống cố chết đòi bứng những nguồn này ra khỏi wikipedia để làm gì ? Các người có dụng ý gì ? Nói toạc móng heo ra đi cho nó dễ giải quyết. Đừng có đưa cái mác "vì wiki" ra tôi hãi lắm, trò này xưa rồi, đừng dùng nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:31, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Khov bình tĩnh. Chuyện đâu còn có đó. Khov thấy sự khó chịu khi bị thành viên khác đặt vấn đề về nguồn rồi phải không ? Chẳng ai muốn loại bỏ lib.ru ra khỏi wikipedia cả. Chỉ là nguồn này tuy chấp nhận được nhưng độ tin cậy không cao bằng nguồn sách nguyên gốc hay sách đăng lại từ các tổ chức có uy tín. Việc một bài viết có sao dùng quá nhiều nguồn loại này là không nên. Có vậy thôi. Felo (thảo luận) 14:36, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Theo tôi lib.ru thì ta có thể dùng 1 ít trong bài rồi ráng kiếm nguồn gốc thay thế trong 2 bài trên như vậy có ổn? Còn bdsa.ru thì loại hoàn toàn trong chú thích bài rồi dùng 1 ít ở liên kết ngoài, bdsa.ru là trang kiểu blog hay nguồn tự xuất bản mà? Mấy bài bình thường tôi có ý kiến gì đâu Khov, 2 bài này là 2 bài viết chất lượng mà? BVCL của Wiki nó phải thật sự có chất lượng chứ?  TemplateExpert  Thảo luận 15:18, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

  • Những bài về chiến tranh thì về lý thuyết nếu đa số chỉ dùng một nguồn nào đó, không phân biệt nguồn nào, thì mình nghĩ khó giữ được tính trung thực. Cho nên bạn Alphama nêu ra đây là rất đúng. Tuy nhiên mình nghĩ không có lý do gì mà để lấy cái sao đó đi. Nếu quả thực có ai đó bỏ công, tra các nguồn khác để bổ túc, thì cũng là để tăng thêm giá trị của bài viết thôi. DanGong (thảo luận) 16:41, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
 N Sai không gian, nếu có yêu cầu mời qua Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao. ~ Violet (talk) ~ 16:47, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Chiến dịch Sao Thiên Vương”.