Thảo luận:Biến cố Phật giáo 1963/Lưu 1
![]() | Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 | Lưu 3 |
Không hiểu nổi
Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã thi hành các chính sách nhằm xoá bỏ dần các lực lượng và ảnh hưởng của Phật giáo và tiến hành công giáo hoá miền Nam Việt Nam: chính phủ bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí chính quyền và quân đội toàn những người theo Công giáo, dùng tuyên truyền công khai nói xấu Phật giáo, ca ngợi Công giáo, giành cho các xứ đạo Công giáo các điều kiện kinh tế tài chính xã hội thuận lợi nhất trong khi đó hạn chế tài sản, kinh tài của các tôn giáo khác, khuyến khích và cưỡng ép nhân dân, công chức cải đạo sang Công giáo.
- Chính sách gì mà lạ thế? Chủ trương của cá nhân nhà lãnh đạo hay chính sách? Có lý thuyết, có phổ biến cho cán bộ học tập hay không? Đừng nhầm lẫn lạm quyền với chính sách.
- Phật giáo là một lực lượng? Có chỉ huy trưởng lực lượng, chỉ huy phó lực lượng và nhiều lực lượng viên? Có ngân sách, có chủ trương chung để thực hiện thống nhất trong lực lượng? Có nhầm với các giáo phái khác không?
- Tiến hành công giáo hóa toàn miền Nam: ra nghị quyết cho các linh mục thực hiện, ai muốn vào Thiên chúa giáo thì chỉ cần làm đơn xin thì phải cho ngay, không cần người giới thiệu, không cần học giáo lý, không cần đi lễ? Chính quyền nào to thế? Mà mấy ông linh mục nào mà dễ bảo thế? Chỉ giúp một chỗ cho tôi vào đạo với?
- "chính phủ bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí chính quyền và quân đội toàn những người theo Công giáo": làm cái gì cũng phải có chút suy nghĩ chứ, cứ bắt ép mấy ông tướng sáng sớm thì tụng kinh, rồi đi nhà thờ cầu nguyện nên mấy ông tức mình làm đảo chính?
- cưỡng ép công chức cải đạo, dụ dỗ hay cưỡng ép? vô đạo thì được lên lương, lên chức thì gọi là dụ dỗ, còn không vô đạo thì đuổi việc gọi là cưỡng ép.
Chính quyền Nam Việt Nam tuy cho thành lập uỷ ban liên bộ để họp bàn với uỷ ban liên phái của Phật giáo nhưng thực tế không có thiện chí giải quyết các mâu thuẫn vốn đã rất căng thẳng. Đồng thời cuối tháng 5, 1963 chính quyền đã có những hành động khiêu khích đánh vào lòng tự trọng của Phật giáo: cho lính cảnh sát, mật vụ cạo trọc đầu giả làm nhà sư đi ra đường trêu ghẹo phụ nữ, ăn uống tục tĩu, quỵt tiền và làm các việc bất minh để lấy cớ để phát động tuyên truyền bôi nhọ Phật giáo.
- Bài này đâu có nhắc đến miền Bắc đâu mà ưa dùng từ Chính quyền Nam Việt Nam tác giả không theo đúng luật chơi, đã vào trang Wiki này mà còn tìm cách viết không trung lập thông qua từ ngữ, rồi lúc thì chính quyền, lúc thì chính phủ, nếu có các cá nhân làm bậy thì nêu đích danh cá nhân lãnh đạo, không phải trường hợp nào gắn cá nhân cho cả chính quyền cũng đúng cả, quân đội nó nằm trong chính quyền đó thôi.
- Xem chừng cảnh sát thời đó cũng dại nhỉ? cứ ra đường tìm 10 ông áo vàng khất thực thì có đến 9 ông là giả, hỏi không biết 1 câu kinh, mắt lơ láo thì theo dõi là được rồi. Sáng sáng họ đi xe ôm vô thành phố thay áo quần, chiều về nhậu vĩa hè (chuyện này cách đây vài năm khi các sư còn đi khất thực). Cảnh sát cứ thế chụp ảnh đăng báo, mắc gì mà lại cạo đầu giả làm nhà sư cho người ta biết.
Vuonglenghi 04:50, ngày 8 tháng 2 năm 2006
Trả lời bạn "Không hiểu nổi"
Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã thi hành các chính sách nhằm xoá bỏ dần các lực lượng và ảnh hưởng của Phật giáo và tiến hành công giáo hoá miền Nam Việt Nam: chính phủ bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí chính quyền và quân đội toàn những người theo Công giáo, dùng tuyên truyền công khai nói xấu Phật giáo, ca ngợi Công giáo, giành cho các xứ đạo Công giáo các điều kiện kinh tế tài chính xã hội thuận lợi nhất trong khi đó hạn chế tài sản, kinh tài của các tôn giáo khác, khuyến khích và cưỡng ép nhân dân, công chức cải đạo sang Công giáo. Tôi xin trả lời bạn theo từng đề mục bạn đánh số
- Việc duy trì một đạo dụ số 10 rõ ràng phân biệt đối xử tôn giáo cả 9 năm có phải là chính sách không? hay chỉ là sự "lạm quyền" của 1 vài người cầm quyền?. Có thể nói một quá trình nhất quán gần 10 năm thi hành kỳ thị tôn giáo không phải là chính sách mà chỉ là "lạm quyền" hay không? Việc đến cùng quyết tâm đàn áp Phật giáo để đến nỗi bị lật đổ mà chỉ là sự "lạm quyền"?. Việc chính quyền của TT Diệm thi hành chính sách này thì ngay cả các nhân viên chính quyền của ông cũng công nhận vì thời gian có hạn tôi không trích dẫn ra (không phải là của Cộng sản đâu mà là của phía Việt Nam Cộng hoà). Xin hãy nhìn thẳng vào sự thật.
- Phật giáo có là lực lượng không? Bạn tranh luận kiểu này là không đi vào thực chất mà là đi vào câu chữ: Phật giáo tất nhiên là một lực lượng chứ mà còn là một lực lượng chính trị hùng hậu cần phải tính đến: Giáo hội Phật giáo không phải là lực lượng à? Sức mạnh niềm tin không phải là lực lượng à? Không phải lực lượng mà huy động được Phật tử đứng lên làm đổ được một chính quyền à? Hay lực lượng là phải có tư lệnh trưởng, tư lệnh phó, lực lượng viên...như bạn hình dung. Ở đây có gì để Không hiểu nổi đâu.
- Công giáo hoá miền Nam: Những điều bạn đặt câu hỏi và viết ra với sự mỉa mai "chỉ cho tôi vào đạo với" là bạn tự suy diễn ra chứ tác giả bài có viết thế đâu, và nội dung Công giáo hoá thì có rất nhiều. Nội dung công giáo hoá có phải thô sơ như bạn suy diễn đâu. Khi khác tôi xin liệt kê các nội dung công giáo hoá (cũng bằng các nguồn tư liệu của bên chống Cộng sản). Tranh luận thì tranh luận theo logic trực tiếp chứ suy diễn theo kiểu chủ quan của mình ra cái điều người ta không viết rồi mỉa mai thì không phải là tranh luận nghiêm chỉnh.
- Trả lời mục 4: Trời!!! tại sao bạn luôn có kiểu suy diễn rất lạ:... bắt các ông tướng sớm còn đang tụng kinh phải đi nhà thờ cầu nguyện...Đâu cần phải bắt ai sớm tụng kinh chiều đi nhà thờ mà khi bổ nhiệm chức vụ người ta chú ý chỉ bổ nhiệm người có đạo của mình. Có gì là khó hiểu ở đây nhỉ.
- Cưỡng ép cải đạo hay dụ dỗ: Có cả cưỡng ép cả dụ dỗ: ví dụ nhỏ: liên gia trưởng của chính quyền xã đến nhà hỏi: Nhà này có người theo Cộng sản hả. Hãy theo đạo của Tổng thống thì không truy cứu... ví dụ như thế thì trường hợp này là cưỡng ép hay dụ dỗ? Theo tôi có lẽ là cưỡng ép.
Chính quyền Nam Việt Nam tuy cho thành lập uỷ ban liên bộ để họp bàn với uỷ ban liên phái của Phật giáo nhưng thực tế không có thiện chí giải quyết các mâu thuẫn vốn đã rất căng thẳng. Đồng thời cuối tháng 5, 1963 chính quyền đã có những hành động khiêu khích đánh vào lòng tự trọng của Phật giáo: cho lính cảnh sát, mật vụ cạo trọc đầu giả làm nhà sư đi ra đường trêu ghẹo phụ nữ, ăn uống tục tĩu, quỵt tiền và làm các việc bất minh để lấy cớ để phát động tuyên truyền bôi nhọ Phật giáo.. Tôi cũng xin trả lới tuần tự theo từng mục.
- Tôi cho rằng dùng từ Nam Việt Nam thay vì Việt Nam Cộng hoà vẫn không có gì là không trung lập. Trung lập hay không mà chỉ ở chỗ đấy thôi ư?. Nếu trong bài tôi có nói đến "Bắc Việt Nam" thì sẽ trở thành Trung lập à? Tôi sẽ xin lưu ý đến. Tại sao phải nhất quán là chính phủ NĐ Diệm đàn áp tôn giáo chứ không phải chính quyền NĐ Diệm đàn áp?: Chính phủ là cơ cấu điều hành của cả bộ máy chính quyền chính phủ làm sai trái thì cũng có nghĩa là chính quyền đó làm sai. Quân đội cũng nằm trong chính quyền đó chịu sự chỉ đạo của chính phủ đó và quân đội đó cũng phải tham gia vào những việc sai trái đó chứ (cũng như nhiều cơ cấu chính quyền khác nữa), không phải quân đội, cảnh sát trấn áp Phật giáo thì là ai là Ông Diệm, ông Nhu, các ông bộ trưởng tự đi tấn công chùa chiền à?. Quân đội thuộc chính quyền đó nhưng trong quân đội và trong cả chính quyền và chính phủ đó (thuộc chính quyền đó) có những lực lượng bất mãn với chính sách đó thì họ lật đổ chính phủ đó rất dễ hiểu thế thôi. Điều đó không có nghĩa là theo như suy luân cái kiểu như sau: Chính phủ TT Diệm sai trái, Quân đội lật đổ CP Diệm vậy chính quyền có quân đội đó không sai trái. logic thế nào vậy.
- Vấn đề cuối cùng: Tôi khuyên bạn hãy đọc lại những tư liệu hơn là suy diễn. Hoàn cảnh đã quá xa bạn và tôi cũng chẳng có đủ yếu tố hiểu biết và dữ liệu về thời kỳ đó để mà suy diễn một cách đơn giản như vậy. Thôi để tôi trích dẫn cho bạn ông Đỗ Mậu một thời là cánh tay phải cực trung thành của TT Diệm (không phải Cộng sản đâu nhé) người đã khóc to thành tiếng khi nghe tin ông Diệm bị giết dù ông ta có tham gia đảo chính: "Nhưng dù có văn thư chính thức của Uỷ ban liên bộ, những hành động chống phá Phật giáo vẫn tiếp tục sảy ra tại các địa phương và ngay giữa thủ đô Sài Gòn. Độc hại hơn nữa chính quyền đã cho một số công an và cảnh sát cạo đầu, giả vờ mặc áo nâu hay áo lam của tăng sĩ để ra chợ chọc gái, ăn thịt, uống rượu, mua hàng không chịu trả tiền...nhằm mục đích bôi lọ các nhà sư và xuyên tạc cuộc đấu tranh của Phật giáo." (Hết trích dẫn) trang 527- 10 dòng cuối- Hồi Ký ĐỖ MẬU-- Xin lưu ý khi đó ông Đỗ Mậu là giám đốc nha An ninh Quân đội người theo dõi trực tiếp diễn biến vụ việc.
Xin tạm dừng tại đây--Tô Linh Giang 15:12, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- tiến hành công giáo hoá miền Nam Việt Nam: chính phủ bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí chính quyền và quân đội toàn những người theo Công giáo: xin hỏi biện pháp này có đủ sức công giáo hóa miền Nam? mỗi năm bổ nhiệm nhân sự được bao nhiêu người? cho dù là toàn bộ họ là người theo công giáo (khó tin có chuyện này) thì bổ nhiệm cả trăm năm cũng chỉ đạt mức công giáo hóa chính quyền thôi. Xin hỏi lại Tô Linh Giang có chính sách công giáo hóa miền Nam hay không?
- "khuyến khích và cưỡng ép nhân dân, công chức cải đạo sang Công giáo": số lượng nhân dân và công chức bị cưỡng ép có theo từng đợt, "từng chiến dịch", mỗi đợt đạt kết quả khoảng trên 1000 người không ? tổng cộng có khoảng chừng trên 10 đợt hay không? nếu không đạt thì khó gọi là chính sách công giáo hóa miền Nam được.
- Phật giáo là lực lượng chính trị hùng hậu. Ngày nay Phật giáo là một tôn giáo như các tôn giáo khác, các thầy vui sống tốt đời và góp phần nhắc nhở Phật tử đẹp đạo. Ngày xưa có thể có một vài thầy nào đó ham thích chính trị, lập ra lực lượng trưởng , lực lượng phó và các lực lượng viên, đóng góp tiền bạc, như vậy là các thầy đó đã vi phạm pháp luật, việc đó tôi không quan tâm.
- việc cho cảnh sát cạo đầu giả làm nhà sư có hay không tôi không biết, nhưng tôi cho là họ dại quá, thế thôi, còn như ông Đỗ Mậu có nói gì thì tôi cũng phải suy xét rồi mới tin. Mà tôi nghĩ người nào cũng thế cả.
- Vuonglenghi 03:02, ngày 13 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Góp ý
Sự kiện Phật Đản 1963 chỉ là sự bùng nổ của mâu thuẫn tôn giáo ...
- Từ mâu thuẫn tôn giáo không rõ ràng: mâu thuẫn tôn giáo có nghĩa là giáo lý, niềm tin của hai tôn giáo đối chọi nhau, sự tồn tại của tôn giáo này ảnh hưởng đến sự phát triển của của tôn giáo kia, sự tồn tại của đấng tối cao này là sự phủ định đấng tối cao của tôn giáo kia, giáo hội hai bên chống đối và kêu gọi giáo dân hai bên làm các cuộc thánh chiến chống lại nhau. Đề nghị sửa lại thành "mâu thuẫn vì lý do tôn giáo". Mâu thuẫn vì lý do tôn giáo có nghĩa là các cá nhân khác tôn giáo đánh nhau vì nhiều lý do nhưng họ không phá nhà thờ của nhau, không giết các chức sắc tôn giáo, không ngăn cản việc truyền đạo hoặc bôi bác giáo lý của nhau.
- Mục Chính sách kỳ thị Phật giáo đề nghị đổi thành Chính sách thiên vị Công giáo và sửa lại cả đoạn như sau:
Sự kiện Phật Đản 1963 chỉ là sự bùng nổ của mâu thuẫn vì lý do tôn giáo chứa chất trong lòng xã hội, hậu quả của chính sách thiên vị Thiên chúa giáo của chính quyền Thực dân Pháp trước đây và đặc biệt bị đẩy lên mức độ cực đoan trong thời kỳ của chính phủ Ngô Đình Diệm, từ 1954 đến 1963.
Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại ban hành đạo dụ số 10 điều chỉnh các tổ chức hội đoàn trong đó các tôn giáo được xem như các hiệp hội. Đạo dụ này đặt ra những hạn chế đối với các hội đoàn, tôn giáo như chỉ cho phép các hội đoàn, tôn giáo có nguồn thu nhập là các lệ phí hội viên (hình thức đặt thùng lạc quyên, công đức là bất hợp pháp); hạn chế bất động sản của các hội, tôn giáo: chính quyền có thể buộc đấu giá các bất động sản của các hiệp hội, tôn giáo; chính quyền vì lý do trị an có thể không cấp phép hoặc thu hồi giấy phép lập hội... Đặc biệt trong đạo dụ này có điều khoản 44 có quy định chế độ "ưu tiên đặc biệt" cho các hội truyền giáo Thiên chúa giáo, đặt Công giáo ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ này. Thực chất đây là một chính sách thiên vị về tôn giáo của nhà cầm quyền bảo hộ Pháp. Ngô Đình Diệm sau khi trở thành Tổng thống đã cho bãi bỏ hầu hết các sắc lệnh của chính quyền thực dân trước đây nhưng vẫn giữ nguyên đạo dụ số 10 duy trì tình trạng thiên vị về tôn giáo.
Dưới các năm cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, việc đặt Thiên chúa giáo vượt ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ số 10 đã làm các thế lực thân Thiên chúa giáo, "lực lượng Công giáo" lộng hành và tha hóa. Từ chỗ đặt mục tiêu số 1 là dùng hữu thần chống vô thần cộng sản để giúp sức và hỗ trợ chính quyền như kỳ vọng của đạo dụ số 10 thông qua biện pháp phát triển giáo hội, giáo dân, họ đã chuyển mục tiêu chính sang ưu tiên 1 là phát triển nhanh giáo hội, đưa các giáo dân vào nắm các cương vị cao trong chính quyền (kể cả các giáo dân là cộng sản mới cải đạo hoặc bị tình nghi là cộng sản) thông qua biện pháp chèn ép và phân biệt đối xử đối với Phật giáo. Các thế lực chính trị thân Thiên chúa giáo, cũng như "lực lượng Công giáo" trong chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã giảm bớt dần ảnh hưởng của Phật giáo, hạn chế ảnh hưởng của các thế lực chính trị thân Phật giáo cũng như xóa bỏ ảnh hưởng của các "lực lượng Phật giáo" thông qua việc nhanh chóng phát triển số lượng giáo dân Công giáo ở miền Nam Việt Nam: họ ưu tiên bổ nhiệm những người theo Công giáo vào các vị trí chính quyền và quân đội, dùng tuyên truyền công khai nói xấu Phật giáo, ca ngợi Công giáo, giành cho các xứ đạo Công giáo các điều kiện kinh tế tài chính xã hội thuận lợi nhất trong khi đó hạn chế tài sản, kinh tài của các tôn giáo khác. Khuyến khích, dụ dỗ và để người dân, công chức cải đạo sang Công giáo, cưỡng ép khi có cơ hội những gia đình có thân nhân theo cộng sản hoặc những người có tư tưởng thân Cộng cải đạo để được chở che.
Đặc biệt trong quá trình đấu tranh chống cộng sản và xây dựng ấp chiến lược thì đa số nạn nhân là người theo Phật giáo, các chiến dịch chống cộng vừa chống cộng sản vừa kết hợp chống Phật giáo: có một số không nhỏ Phật tử bị quy kết là thân cộng và bị truy bức; nhiều người, để yên ổn tránh liên đới, phải cải đạo sang Công giáo; quy mô cải đạo ở các tỉnh miền Trung được mở rộng vì đó là khu vực cai quản rất khắc nghiệt của Ngô Đình Cẩn (em trai út của Ngô Đình Diệm – cố vấn Trung phần và, trên thực tế, là người cai quản toàn quyền miền Trung). Trong các ấp chiến lược chính quyền chỉ cho dựng nhà thờ Công giáo mà không cho lập chùa, cũng như trong quân đội chỉ có nha tuyên uý công giáo chứ không có nha tuyên uý phật giáo, chính phủ biến các sự kiện trong đời sống Công giáo thành các lễ hội quốc gia...
Giám mục Ngô Đình Thục, anh trai Tổng thống Diệm, có tham vọng trở thành Hồng y Giáo chủ nên cố gắng tuyên truyền tại Toà thánh La Mã rằng ở miền Nam Việt Nam đã có 60% dân số theo Công giáo và Phật giáo đã suy tàn không còn hoạt động... các anh em của Tổng thống là Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn lạm dụng các ảnh hưởng của chính quyền càng làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử tôn giáo.
Đến năm 1963 tình hình kỳ thị Phật giáo của các thế lực chính trị thân Thiên chúa giáo đã lên đến cực điểm và sự kiện Phật đản 1963 chỉ là sự bùng nổ của các mâu thuẫn đã chứa chất lâu năm trong lòng xã hội miền Nam Việt Nam.
Vuonglenghi 03:02, ngày 13 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Xin mời bạn Vuonglenghi vào trang web: http://www.giaodiem.com/doithoaiIII/63_duso10_IV.htm. Đặc biệt là nhớ đọc qua Điều 44 và 45. Đọc song rồi mà còn vẩn còn chưa muốn hiểu thì tôi chỉ có thề giúp bạn đọc - AMIT. Cái bắt đầu của sự đàng áp nhửng người Việt yêu nước qua Kito giáo. http://www.sachhiem.net/CHARLIE/CN_TTDTG/Hoithuasai.php
Tự do tôn giáo
Theo pháp luật hiện nay, con người được tự do tín ngưỡng, có quyền theo hoặc không theo bất cứ tôn giáo nào, cấm kích động hằn thù tôn giáo.
Ngày xưa, nghe nói có nhiều nước hạn chế đạo Phật vì vua các nước đó cho rằng việc đi tu làm giảm dân số do các nhà sư không lấy vợ sinh con, giảm nhân lực vì các nhà sư không lao động, giảm quân số vì các nhà sư không thích đánh nhau và nhà chùa là nơi nương tựa của bọn trốn lính hoặc nơi xảy ra tiêu cực bán chứng nhận cho bọn con nhà giàu trốn lính, hiện tượng không công bằng xảy ra do một số kẻ lợi dụng, vừa cày ruộng vừa đi tu tại gia để trốn thuế, hoặc lập đền thờ Phật tại một số nơi linh thiêng để thu tiền cúng dường của Phật tử để chi tiêu vô tội vạ cho bản thân, các vị vua đó đã có chính sách dùng Pháp lưật để điều chỉnh Phật giáo cũng như các tôn giáo khác từ lâu đời rồi. Không nghe nói đó là kỳ thị tôn giáo gì cả.
Ngày nay, nghe nói ở các nước tiên tiến trên thế giới xu hướng tự do tôn giáo ngày càng tăng cao. Họ hướng đến dùng luật pháp để điều chỉnh cho mọi người được tùy ý tin và theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Họ chống lại việc độc quyền tự nhiên về tôn giáo, họ cho rằng việc cha mẹ theo tôn giáo nào là chuyện của bậc cha mẹ, còn con cái tức theo quan niệm là công dân tương lai có mọi quyền được nhà nước bảo hộ không được tuyên tuyền, ép bức, "nhồi sọ" về tôn giáo khi các em còn chưa đến tuổi trưởng thành, chưa đủ trình độ lý luận để hiểu về tự nhiên, chưa đủ thông tin về tất cả tôn giáo, lịch sử hình thành và phát triển tôn giáo, triết học để có thể lựa chọn cho mình một niềm tin tôn giáo. Ngoài ra nhà nước còn bảo hộ cho việc chuyển đổi niềm tin của cá nhân để mọi công dân có quyền tự do chuyển đổi tôn giáo mà không bị ràng buộc, đe dọa về mặt tinh thần của người thân, cộng đồng hoặc cấm ngặt việc ép bức chuyển đổi tôn giáo vì việc làm, hôn nhân, chỗ ở. Nói một cách dân gian, chồng có quyền dùng Vinaphone, vợ dùng Mobilphone và con thì lúc còn nhỏ cấm ngặt mọi tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện tiếp cận bất kỳ mạng nào khi trí óc nó chưa đủ khả năng, thông tin để tiếp cận và lựa chọn. Việc quản lý và điều chỉnh thu nhập từ nguồn đóng góp của giáo dân cũng được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển, nhu cầu của giáo xứ cũng như đặc thù của từng giáo lý.
Nói về ông Diệm, không rõ ông ta nghĩ gì khi không đưa Thiên chúa giáo vào trong đạo dụ số 10 ? ông ta cho rằng Thiên chúa giáo càng phát triển thì việc chống cộng của ông ta càng dễ? Mà cách quản lý tôn giáo hồi đó cũng lạ, tại sao lại để các chức sắc tôn giáo làm chính trị, lập ra các lực lượng hùng hậu? May mà thời ông Thiệu đã xóa bỏ các lực lượng này. Theo tôi, ông Diệm chết là do chính sách sai lầm: việc cho phép giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam vượt ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ số 10 đã làm cho các thế lực chính trị thân Thiên chúa giáo tha hóa, làm bọn nịnh bợ ông Thục ra sức mở rộng giáo hội bằng mọi giá kể cả tranh giành thô bạo giáo dân của Phật giáo trong khi nương nhẹ với cộng sản, đã làm xáo trộn mọi mặt đời sống xã hội, chính trị, ông ta không chết mới là chuyện lạ.
Vuonglenghi 03:54, ngày 13 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Tôi đọc sách Mỹ thấy nói ông Diệm cấm treo cờ phật giáo hồi đó, và những thầy chùa chống đối ông Diệm. Ông Diệm không có đàn áp phật giáo, nhưng chỉ đàn áp một số thầy chùa. Điều đó làm cho phật tử giận dữ chống lại ông Diệm. Thời đầu thì ông ta cũng lấy tiền quỹ ra xây chùa Xá Lợi và hàng năm cũng cho tiền các chùa. Nhưng ông ta tin tưởng vào công giáo là tôn giáo của ông ta chống cộng bảo đảm hơn. Điều này thì rõ ràng. Ông ta chỉ vì lo chống cộng nên đã không tin tưởng vào phật giáo. Nhưng phật giáo không phải là một thiểu số các thầy chùa. Phật giáo là một tôn giáo không liên can tới chính trị. Các ông thượng tọa hoạt động chính trị như thích Trí Quang là những trường hợp cá nhân. Bây giờ chạy sang Mỹ, ông Thích Tâm Châu đã nói tất cả là tại thượng tọa Thích Trí Quang cả. Sau khi ông Diệm chết, có những chùa đã nuôi giấu cả tướng cách mạng trong thành phố HCM là vì các phật tử dù là phật tử nhưng họ cũng vẫn là người việt nam. Đã là người việt nam thì phải yêu nước việt nam. Chứa ông tướng cách mạng trong chùa là một hành vi từ bi hỷ sả chứ không phải một hành vi chính trị. Lúc quân giải phóng tiến vào sài gòn, phật tử cũng ăn mừng hớn hở ra đón quân giải phóng là vì đất nước được hòa bình và thống nhất chứ không phải vì phật giáo muốn liên hệ đến chính trị. Chuyện ông Diệm thì hoàn toàn không có liên can tới phật giáo, còn chuyện phật tử vui mừng ngày giải phóng là vì họ là người việt nam. Đã là người việt nam thì ai lại không vui mừng trong ngày giải phóng đó. Hồng Gấm72.130.64.56 03:22, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Vuonglenghi cần cho biết đạo dụ số 10 là như thế nào, nguyên văn ra sao?
Còn ông Diệm cho rằng Thiên Chúa Giáo càng phát triển thì việc chống cộng của ông ta càng dễ, tôi thấy điều này cũng có lý (1) và tôi sẽ chứng minh sau. Nhưng không có nghĩa là ông Diệm muốn tiêu diệt Phật giáo, vì khi vừa lên cầm quyền, ông đã bỏ tiền quỹ ra để xây chùa Xá Lợi ở đường Yên Đổ SG.
"tại sao lại để các chức sắc tôn giáo làm chính trị, lập ra các lực lượng hùng hậu?" Điều này ông Diệm không làm như vậy, Trước khi ông Diệm lên nắm chính quyền, công giáo di cư ở miền Bắc vào họ có lực lượng thiệt, đó là lực lượng chống cộng của giám mục Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh ở Bùi Chu và Phát Diệm. Nhưng tất cả lực lượng lính cộng giáo được biên chế vào quân lực VNCH sau khi họ di cư vào Nam. Ngược lại ông Diệm chống lại việc các tôn giáo lập ra các lực lượng riêng cho nên ông mới đòi hỏi Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài phải sát nhập lực lượng vào quân đội Quốc gia, điều này đã gây ra chiến tranh với quân Hòa Hảo.
Còn nói rằng ông Diệm nâng đỡ công giáo trong chính quyền và chèn ép phật tử không cho làm chức vụ cao thì hoàn toàn bịa đặt. Thực chất trong chính quyền ông Diệm chỉ có thủ lãnh Lực Lượng Phòng Vệ Phủ Tổng Thống là người Công giáo gốc Quảng Bình và tướng Huỳnh văn Cao cũng là công giáo làm tư lệnh vùng 4 Chiến Thuật. Còn những tướng tá cao cấp khác hầu hết là phật tử. Minh, Khánh, Khiêm, Đôn, Đính, Kim, Xuân, là những tướng lãnh cao nhất trong quân đội VNCH lúc đó, ngoài ra còn có tướng già như đại tướng Lê Văn Tỵ cũng là Phật tử. Bên Hành Chính thì những người đầu não trong chế độ như nhà văn Nhất Linh, hay ông Nguyễn Tôn Hoàn,... và ngay cả tùy viên của ông Diệm là Đỗ Thọ cũng là phật tử.
Thực tế là dân công giáo giai đoạn đó rất ít người tốt nghiệp đại học, ngoại trừ họ được đào tạo từ các chủng viện hay được bảo trợ bởi các tổ chức công giáo. Lý do là vì dưới thời Pháp thuộc, hệ thống quan lại của triều đình Huế vẫn là những người Nho Giáo hay Phật giáo, ngoài trừ một thiểu số họ cải đạo sang Công giáo để hy vọng tiến thân nhanh hơn. Nhưng giáo dân công giáo thì đa số nguồn gốc là dân nghèo ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình, dưới thời Pháp họ cũng chỉ được tự do tôn giáo nhưng chưa thể giầu có để có cơ hội học lên cao và tiến thân làm quan nhiều. Đa số quan lại và thành phần trí thức dưới thời Pháp vẫn là tín đồ Nho Giáo và Phật giáo. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thái Học..., đều là trí thức từ trường Tây và họ là phật tử hoặc theo Nho Giáo. Các nhà văn thơ và nhạc sĩ tiền chiến đa số là phật tử, giai cấp quý tộc và trung lưu thời Pháp hầu hết cũng là phật tử hoặc theo đạo ông bà. Bởi vì dân Thiên Chúa Giáo bị chu diệt dưới thời nhà Nguyễn và đến thời Pháp thì hệ thống quan lại của nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại và họ chính là những kẻ tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Đọc những tác phẩm văn học tiền chiến của Ngô Tất Tố và Nam Cao... sẽ thấy thực dân Pháp bóc lột dân ta một thì bọn phong kiến tay sai bóc lột gấp mười. Đêm đêm chúng mang bã rượu đổ xuống ruộng dân rồi đến sáng chúng vu oan và báo cho Thực Dân Pháp đến bắt dân, để dân phải bán ruộng rẻ cho chúng lấy tiền chạy tội... Chúng ghét ai hoặc muốn lấy một cô gái người ta làm vợ bé mà không được thì chúng cho lính đem vũ khí giấu trong vườn nhà người ta rồi sáng mai báo cho quân Pháp đến bắt người ta để chúng dễ dàng ép buộc cô gái nhà người ta làm vợ bé cho chúng.
Tôi nghĩ ông Diệm là dân công giáo quý tộc cũng có lẽ đúng, nhưng thái độ từ quan của ông ta cho thấy ông ta khác hẳn với những quan lại Triều Nguyễn kia. Còn vấn đề rắc rối tôn giáo ở miền Nam chắc chắn không do ông Diệm gây ra, và chính ông Diệm cũng cố gắng tránh né và giải quyết những rắc rối đó. Rắc rối đó có lẽ là do anh ông Diệm là ông giám mục Ngô Đình Thục. Nhưng nếu chỉ có thế thì không đến nỗi rắc rối nhiều, mà chính vì có bàn tay của CIA Mỹ nhúng vào nội bộ chính quyền VNCH nên mới gây ra nhiều rắc rối tôn giáo như thế.
Thiên Chúa Giáo mở rộng giáo hội, điều đó nằm trong nhiệm vụ của họ đối với tôn giáo họ. Họ có nhiệm vụ loan truyền "tin mừng" đến cho mọi người trong khắp vũ trụ, cho nên các ông thừa sai công giáo mới phải lặn lội sang VN truyền đạo trước khi Thực Dân Pháp sang VN. Ngày nay ở đâu cũng có tự do tôn giáo thì việc làm của họ chỉ là thể hiện quyền tự do tôn giáo mà thôi. Ai cũng có quyền theo tôn giáo của mình và truyền bá tôn giáo của mình.
Còn nói rằng "tranh giành thô bạo giáo dân của Phật giáo trong khi nương nhẹ với cộng sản..." thì tôi không hiểu. Họ tranh giành thô bạo là làm sao? Cá nhân ông Diệm tranh giành thô bạo như thế nào? Ông ta cấm treo cờ tôn giáo và chỉ muốn treo cờ Quốc gia chứ đâu có cho phép VC treo cờ trong miền Nam bao giờ? Xin quý vị giải thích dùm tôi ông Diệm nương nhẹ với CS hơn là Phật giáo ở chỗ nào? Ông ta xây chùa Xá Lợi chứ có bao giờ mang sắt vào chiến khu cho VC xây dựng mật khu trong đó như thương gia Tạ Vinh (bị ông Kỳ xử bắn trước cổng chợ Bến Thành).
Nếu nói rằng ông Diệm dựa vào công giáo để chống cộng thì tôi đồng ý đúng. Các ông đảng phái hồi năm 1945 có chống nổi CS đâu, các ông Quốc Dân Đảng và Đại Việt chỉ lo tranh giành chia rẽ nhau nên đã thua CS; vậy làm sao ông Diệm có thể tin cậy các ông đảng phái đó được. Được ông nào tài giỏi thì Việt Minh nó đã thủ tiêu hết rồi, chỉ còn toàn bọn xôi thịt. Những gì mà mấy ông đảng phái đã gây ra cho chế độ VNCH sau khi TT Diệm chết đã đủ chứng minh khả năng chính trị của mấy ông đảng phái đó. Trước đây khi tôi chưa biết rõ nhà văn Nhất Linh thì tôi rất thắc mắc sự kiện ông ta tự tử chết để chống ông Diệm, bây giờ tôi biết được Nhất Linh cũng là đảng viên của Đại Việt thì tôi không còn gì khó hiểu nữa. Thời ông Diệm, mấy ông Đại Việt còn lập chiến khu ở Quảng Nam để chống chính quyền VNCH, sau khi ông ta chết, các thầy đó bỏ chiến khu cho VC chiếm để về SG tranh giành chức vụ.
Người dân nếu có ý thức và hiểu rõ chính trị thì ai cũng muốn chống cộng du` ho.cha’n ca? Quốc gia, nhưng mấy ông Quốc gia chỉ lo chia rẽ nhau, có được một lãnh tụ tương đối vững vàng thì họ lại bôi nhọ và tìm cách để giết hầu những kẻ nịnh bợ và bon chen dễ dàng leo lên chức vụ. Cho nên, chính trị ở hải ngoại bây giờ nó cũng rối bời bởi bản lãnh thiếu đạo đức của một số chính khách Quốc gia như thế.
NGUY.207.233.67.146 17:16, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)207.233.67.146 17:31, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Nghiên cứu thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm, tôi thấy có vài mâu thuẫn giữa chế độ và những đảng phái Quốc gia khác; đó mới chính là những sự kiện cơ bản làm ung nhọt nền chính trị của VNCH. Sự kiện Phật giáo chỉ là cái cớ, nói đúng hơn nó là một cái bẫy để cả chính phủ Mỹ và các chính khách Quốc gia loại rơm rác dùng để tiêu diệt chế độ.
Nhưng nếu tôi làm tổng thống như ông Diệm thì tôi cũng không dám để cho các ông đảng phái đó lộng hành như sau khi ông Diệm bị giết. Lịch sử VN đã bị trả giá bằng xương máu với CS từ những biến cố 1945. Các đảng phái quốc gia không đủ uy tín để thu hút đại đa số quần chúng cho nên họ đã thua Việt Minh. Họ không đủ thủ đoạn chính trị để đối phó với Việt Minh, thêm vào đó họ chia rẽ chống phá nhau cho nên dần dần họ bị Việt Minh cô lập, thủ tiêu và phải chạy sang Tàu. Đó là bài học lịch sử. Nói rằng ông Diệm giam nhốt tù VC, tra tấn và hành hạ họ một cách dã man thì tôi không có ý kiến gì cả. Tôi nghĩ rằng "vỏ quít dầy thì phải có móng tay nhọn". Nếu không giam nhốt và điều tra các cán bộ nằm vùng CS như thế thì đó mới là điều đáng nói. Trước 75, tôi cũng tin vào những lời tuyên truyền của những kẻ biểu tình chống chính phủ VNCH rằng họ bị bắt oan và vu khống là CS để bị tra tấn để khai thác tin tức tình báo. Tưởng rằng họ bị oan, ai ngờ sau giải phóng cũng chính họ đã hớn hở xuất hiện và khoe rằng họ nằm vùng cho VC lâu rồi. Có điều là VC thì nó giam giữ, tra tấn, và bách hại bất cứ ai nó ghét chứ không phải chỉ riêng những kẻ địch của nó. Bất cứ người dân lương thiện nào nếu không ủng hộ nó cũng đều bị nó ghép tội là phản động, hay gián điệp để giam giữ và tra tấn cả. Sau Giải Phóng tôi mới hiểu rằng VNCH nó bắt oan rất ít, vì nó đã tóm cổ người nào thì đều là đối tượng đã bị theo dõi và có hành tung rõ ràng. Trước 75 tôi cứ tưởng "cụ" sinh viên Huỳnh Tấn Mẫn là bị cảnh sát bắt oan, nhưng sau giải phóng thì VC nó mới cho bà con thấy rõ lý lịch của đương sự là VC cấp gộc, từng chui vào chiến khu nhận chỉ thị của VC nhiều lần. Cho nên không có gì để phê bình những thủ đoạn của ông Diệm và ông Nhu đối với VC nằm vùng cả. Còn đối với các đảng phái quốc gia khác thì bộ mặt tranh giành của họ sau năm 63 đã quá đủ để tôi tin rằng ông Diệm phải độc tài với họ là cần thiết. Độc tài với những kẻ phá hoại không có nghĩa là độc tài với nhân dân.
Nghiên cứu biến cố năm 63, tôi thấy sau khi xẩy ra vụ cấm treo cờ phật giáo, thì có biểu tình rồi khi ông Diệm chưa giải quyết xong, trong khi ông ra lệnh cho cảnh sát phải thận trọng đừng gây hiểu lầm rằng chính quyền đàn áp phật giáo thì lúc đó tướng Trần Văn Đôn nắm quyền về vấn đề an ninh đó đã ra lệnh cho cảnh sát lục soát và khám xét các chùa ở Huế... Sau này tôi mới biết được Trần Văn Đôn là cái ống lưu thông giữa tòa đại sứ Mỹ và phe Đảo Chính. Trần Văn Đôn cuối cùng mới xuất hiện là một tướng lãnh trong Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng và cũng là một phật tử. Tại sao một phật tử lại lạm quyền và ra lệnh cho cấp dưới khám xét chùa chiền như vậy? Cái đó chỉ có Đôn và Trần Thiện Khiêm hoặc CIA Mỹ mới biết rõ. Tất nhiên ông Diệm là đại diện của cả nước thì ông phải chịu trách nhiệm là đã để cho một đám tướng tá phật tử lạm quyền gây chia rẽ trong hàng ngũ phật giáo như thế! Chính đám tướng tá đó đã giết ông Diệm, điều đó có nghĩa là ông Diệm không chấp nhận những hành vi của họ. Các tướng tá đó thì ngụy biện rằng: "Chúng tôi phải đảo chánh, nếu không thì VN sẽ lâm nguy" (bị Mỹ hăm dọa cúp viện trợ quân sự). Còn vụ nổ ở Đài Phát Thanh Huế cho tới giờ này vẫn chưa ai chứng minh được rõ ràng. Bởi các nhân chứng đã lần lượt bị giết hết sau khi ông Diệm bị giết. Ngay cả người giết ông Diệm là đại úy Nhung cũng bị chết, tin tức cho biết là ông này dùng chiếc dây giầy để thắt cổ tự tử.
"Có cả cưỡng ép cả dụ dỗ: ví dụ nhỏ: liên gia trưởng của chính quyền xã đến nhà hỏi: Nhà này có người theo Cộng sản hả. Hãy theo đạo của Tổng thống thì không truy cứu... ví dụ như thế thì trường hợp này là cưỡng ép hay dụ dỗ? Theo tôi có lẽ là cưỡng ép..."
Nói y chang như dưới thời CS. Giầu tưởng tượng quá, dưới thời ông Diệm làm gì có Liên Gia Trưởng... Chẳng lẽ đến 99% dân miền Nam là phật tử mà lại có nhiều người dụ dỗ cho người ta theo công giáo thế sao? Chắc mấy ông phật tử Liên Gia Trưởng đó cũng giống như tướng Trần Văn Đôn...
Đôi khi "dụ dỗ" theo công giáo thì cũng có, và cũng có cả những người "dụ dỗ" người ta theo phật giáo nữa. Nhưng dưới thời VNCH không bao giờ có chuyện ép buộc kẻ khác phải theo đạo nào cả. You muốn lấy vợ người công giáo thì you theo đạo người ta đó là quyền của you, chẳng ai ép buộc được you cả. You đói, người ta mang gạo đến cho you ăn rồi người ta khuyên you theo công giáo... đó là quyền của người ta. Không bao giờ người ta ép buộc you, vì công giáo không có vũ khí và dùng áp lực như thế quyền. Nó chỉ hứa hẹn cho you sẽ được lên thiên đàng sau khi chết. Còn những vụ cưỡng ép mà you tưởng tượng, nếu có, thì có lẽ những kẻ đó cũng chỉ là những kẻ nịnh bợ chế độ giống như tướng phật tử Trần Văn Đôn. Ông ta cố tình ra lệnh khám xét chùa để lấy điểm với ông Diệm (gây ra bất mãn mà ông Diệm không muốn xẩy ra) và nhất là ông Đôn muốn thực hiện ý đồ gài bẫy chế độ ông Diệm của bọn CIA Mỹ.
"Nhưng dù có văn thư chính thức của Uỷ ban liên bộ, những hành động chống phá Phật giáo vẫn tiếp tục sảy ra tại các địa phương và ngay giữa thủ đô Sài Gòn. Độc hại hơn nữa chính quyền đã cho một số công an và cảnh sát cạo đầu, giả vờ mặc áo nâu hay áo lam của tăng sĩ để ra chợ chọc gái, ăn thịt, uống rượu, mua hàng không chịu trả tiền...nhằm mục đích bôi lọ các nhà sư và xuyên tạc cuộc đấu tranh của Phật giáo." (Hết trích dẫn) trang 527- 10 dòng cuối- Hồi Ký ĐỖ MẬU /*Cái vụ này sao giống trong chế độ CS thế? Đừng suy bụng ta ra bụng người nhé! Đỗ Mậu là người bỏ về VN theo CS thì ông ta có thể có những lý luận giống CS!
"họ ưu tiên bổ nhiệm những người theo Công giáo vào các vị trí chính quyền và quân đội , dùng tuyên truyền công khai nói xấu Phật giáo, ca ngợi Công giáo, giành cho các xứ đạo Công giáo các điều kiện kinh tế tài chính xã hội thuận lợi nhất trong khi đó hạn chế tài sản, kinh tài của các tôn giáo khác. Khuyến khích, dụ dỗ và để người dân, công chức cải đạo sang Công giáo, cưỡng ép khi có cơ hội những gia đình có thân nhân theo cộng sản hoặc những người có tư tưởng thân Cộng cải đạo để được chở che..." Điều này mâu thuẫn với nội dung ở trên của trang web này: ông Diệm là người dứt khoát chống cộng.
' "khuyến khích và cưỡng ép nhân dân, công chức cải đạo sang Công giáo": số lượng nhân dân và công chức bị cưỡng ép có theo từng đợt, "từng chiến dịch", mỗi đợt đạt kết quả khoảng trên 1000 người không ? tổng cộng có khoảng chừng trên 10 đợt hay không? nếu không đạt thì khó gọi là chính sách công giáo hóa miền Nam được. ' Chắc tài liệu của VC nó tuyên truyền như vậy. Bao nhiêu xứ đạo được công giáo được lập nên trong những vùng kinh tế mới, chẳng lẽ chế độ CS cũng cưỡng ép người ta theo đạo công giáo sao mà lại có những chuyện đó? Quý vị toàn là bị đặt theo kiểu tuyên truyền của VC. Việc truyền đạo là bổn phận của tất cả mọi người dân công giáo, quý vị có kết án hành động này thì hãy kết án người công giáo nói chung chứ đừng đổ lỗi cho cá nhân ông Diệm hay chế độ của ông ta. Nếu ông ta ép buộc phật tử theo công giáo thì tại sao ông ta lại lấy tiền quỹ ra xây chùa Xá Lợi?
"Đặc biệt trong quá trình đấu tranh chống cộng sản và xây dựng ấp chiến lược thì đa số nạn nhân là người theo Phật giáo, các chiến dịch chống cộng vừa chống cộng sản vừa kết hợp chống Phật giáo: có một số không nhỏ Phật tử bị quy kết là thân cộng và bị truy bức; nhiều người, để yên ổn tránh liên đới, phải cải đạo sang Công giáo; quy mô cải đạo ở các tỉnh miền Trung được mở rộng vì đó là khu vực cai quản rất khắc nghiệt của Ngô Đình Cẩn (em trai út của Ngô Đình Diệm - cố vấn Trung phần và, trên thực tế, là người cai quản toàn quyền miền Trung). Trong các ấp chiến lược chính quyền chỉ cho dựng nhà thờ Công giáo mà không cho lập chùa, cũng như trong quân đội chỉ có nha tuyên uý công giáo chứ không có nha tuyên uý phật giáo, chính phủ biến các sự kiện trong đời sống Công giáo thành các lễ hội quốc gia..." Nói y chang như VC. Tôi nghe thấy cả hai nha tuyên úy công giáo và phật giáo lên phát thanh trên đài tiếng nói Quân đội VNCH.
Còn nạn nhân của Ấp Chiến Lược là các phật tử là vì các ông đó đợi đến đêm sau giờ giới nghiêm mới "đi chùa". Chùa ở trong ấp chiến lược thì không đi mà lại thích đi "chùa" trong mật khu VC...Khi đi "chùa" ban đêm như vậy, các ông đó không đi đường lộ đàng hoàng mà lại chui qua hàng rào Ấp Chiến Lược. Cũng như ông thượng tọa Thích Trí Quang bị quy kết là thân cộng là vì ông ta đã bị thực dân Pháp truy nã từ miền Bắc về tội hoạt động cho Việt Minh rồi. Sau năm 75, các ông đó cầm cờ ra đón quân VC tiến vào SG là đủ hiểu rồi.
Tôi có một nhận xét, sau 75 tôi thấy VC không bao giờ cho những người có lý lịch công giáo vào đảng viên, ngay cả đoàn viên CS thì người công giáo cũng rất khó vào. Sống dưới chế độ VC tôi thấy rõ, phật tử là công dân bình thường trong chế độ đó; trái lại người công giáo bị một lý lịch xấu rất khó tiến thân trong xã hội. Quý vị có thể trả lời dùm tôi tại sao như thế không? Tại sao sáng ngày 30/04/75 chỉ có phật giáo cầm cờ ra đón quân VC tiến vào SG mà không có công giáo, cao đài, hòa hảo? Một người chống cộng như ông Diệm mà không biết rõ điều đó thì làm sao có thể chống cộng nổi.