Thảo luận:Điện ảnh Việt Nam
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Điện ảnh Việt Nam. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Điện ảnh | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Điện ảnh Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
“Điện ảnh Việt Nam”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6 năm 2007. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Điện ảnh Việt Nam đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 1 tháng 4 năm 2007. Nội dung như sau: "Bạn có biết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Điện ảnh Việt Nam | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Thiếu sót
sửaĐề tài này còn thiếu phần nói về phim ảnh tại miền Nam trong thời chiến tranh. Các diễn viên như Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng, v.v. đã thành công trong những phim như Người đẹp Bình Dương, Người tình không chân dung. Vì những phim này bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho nên ít người trong nước biết đến. Trong bài chỉ nhắc đến mấy phim Mỹ nói về Việt Nam. Nguyễn Hữu Dụng 15:44, ngày 28 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Mùa hè chiều thẳng đứng
sửaMùa hè chiều thẳng đứng chứ không phải Mùa hè chiếu thẳng đứng đâu.--Sparrow 03:55, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Oh, my bad. Nguyễn Hữu Dụng 04:02, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Vượt sóng
sửa"Phim được trình chiếu rộng rãi tại Hoa Kỳ và đã đoạt được doanh thu kỷ lục cho mỗi rạp"
- Kỷ lục này gì đây?--Sparrow 21:38, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Tuần đầu (24 tháng 3) nó được trình chiếu tại 4 rạp, nó thu được $87.442, là số doanh thu cao nhất cho mỗi rạp cho tất cả những phim được trình chiếu tại Bắc Mỹ vào tuần đó ($21.861, [1]). Khi được chiếu mở rộng vào những tuần sau đó, doanh thu được tăng cao hơn ([2])Nguyễn Hữu Dụng 21:51, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Mấy tuần trước tôi cùng cả gia đình có đi xem phim. Lúc đó là tuần thứ nhì phim được chiếu, nhưng rạp vẫn đông nghẹt. Hầu như mọi người Việt tôi gặp đều đã xem phim này hay dự định sẽ xem. Một số còn chờ ra DVD để mua để "ủng hộ nhà làm phim". Nguyễn Hữu Dụng 22:30, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Tuần đầu (24 tháng 3) nó được trình chiếu tại 4 rạp, nó thu được $87.442, là số doanh thu cao nhất cho mỗi rạp cho tất cả những phim được trình chiếu tại Bắc Mỹ vào tuần đó ($21.861, [1]). Khi được chiếu mở rộng vào những tuần sau đó, doanh thu được tăng cao hơn ([2])Nguyễn Hữu Dụng 21:51, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Chọn lọc
sửaTôi nghĩ bài này có thể trở thành chọn lọc sau khi chỉnh sửa chính tả và ghi rõ nguồn tham khảo và dẫn chứng (nhất là các ý kiến phản ứng của khán giả đối với phim và các con số doanh thu). Nguyễn Hữu Dụng 15:35, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Hầu hết thông tin trong bài đều lấy ở phần tham khảo phía dưới, một vài thông tin nơi khác tôi cũng đã ghi chú. Phần đương đại thì thông tin dải rác trên các báo điện tử. Chỉ riêng Điện ảnh miền Nam 1954-1975, tôi lấy thông tin từ một bài viết, được đăng lại ở đây. Vì là forum nên tôi không đưa link vào bài. Bài này được đăng trên một tờ báo trong nước, tôi không nhớ tên báo và tên tác giả. Ai biết bổ xung giúp!
- Nguyễn Hữu Dụng thấy chi tiết nào cần dẫn chứng, tôi sẽ bổ xung.
- --Sparrow 21:05, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Có thể là tài liệu này không ? Phí dưới có ghi tác giả là [3] LÊ QUANG THANH TÂM (BÀI NÀY ĐÃ ĐĂNG BÁO ĐIỆN ẢNH- TP HỒ CHÍ MINH), hay là tòm lược từ cuốn sách Lịch sử điện ảnh Việt Nam ? . Bài viết hay quá, cảm ơn Sparrow, nhờ bài viết này tôi hiểu thêm về nền điện ảnh nước nhà. Một câu hỏi nhỏ, thấy Sparrow sửa hết chữ dành trong bài thành giành, tôi nghĩ là trong nước bây giờ, chữ dành được viết nhiều hơn đấy. Và thấy Sparrow có tấm hình kịch sĩ Kim Cương đẹp quá, hay là thêm vào trong bài ? Temely 23:45, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Theo từ điển, có hai chữ "dành/giành" có hai nghĩa khác nhau.
- dành: Giữ lại để dùng về sau. Dành tiền mua xe. Dành thóc gạo phòng lúc giáp hạt. 2 Để riêng cho ai hoặc cho việc gì. Chỗ dành riêng. Dành nhiều thì giờ đọc sách.
- giành: Chiếm lấy bằng sức mạnh: Kháng chiến để giành độc lập.
- Nguyễn Hữu Dụng 23:49, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Rất cám ơn Temely đã cũng cấp thông tin về tài liệu. Nó rất quan trọng vì (hơi buồn cười) rằng trên các trang hải ngoại tôi không thể tìm được một bài nào đầy đủ về điện ảnh miền Nam thời kỳ này. Temely đã lùi lại một sửa đổi của tôi, tôi sẽ giải thích từng chi tiết về sửa đổi đó, cả mấy câu hỏi của bạn luôn.
- Về chữ "giành" và "dành": tôi quen viết "dành", nhưng sau đó kiểm tra trên internet và theo số đông tôi sửa lại thành "giành". Tôi không có từ điển tiếng Việt, còn các từ điển tiếng Việt trên internet tôi không tin tưởng lắm, vì đã gặp phải nhiều chỗ sai. Nguyễn Hữu Dụng đưa ra không biết dùng từ điển nào, nhưng thấy hợp lý. (Gần đây tôi viết thường xuyên bị sai chính tả, có lẽ do thói quen viết ẩu từ khi dùng máy tính).
- Ảnh bà Kim Cương tôi cũng đã định cho vào, vì miền Nam hồi đó thấy có 4 tên tuổi nổi danh hơn cả là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga, Kim Cương. Nhưng khi cho vào thấy hơi phá vỡ cân đối của bài. Tôi sẽ thử lại. Thực ra trong bài viết này phần từ sau 1954 ảnh dễ tìm nên khá đầy đủ rồi. Mà trong tương lai chúng ta sẽ có những bài phụ nữa, khi đó sẽ nhiều đất để sử dụng ảnh hơn.
Tôi viết chủ yếu dựa vào những tài liệu tham khảo phía dưới, sau đó có kiểm tra lại và sửa một vài chỗ:
- Điện ảnh khai sinh ở tầng hầm quán cà phê Grand Café. Xem ở fr:Cinéma. Chi tiết này cũng không quan trọng lắm!
- Bài thơ của La Fontaine là La Laitière et le pot au lait. Xem ở đây hoặc đây.
Tôi sẽ sửa lại cùng một vài chi tiết nhỏ nữa.
Ý kiến của Vũ Quang Chính
sửaĐề nghị bạn Sparrow sửa lại.
- Trong mục "Miền Bắc" (giai đoạn 1954 - 1975)đoạn viết về tiểu phẩm Võ Thi Sáu, cần viết thêm: " Để chuẩn bị cho việc làm phim truyện, Xưởng phim Việt Nam đã làm thử một số tiểu phẩm. Tiểu phẩm về Võ Thi Sáu là tiểu phẩm thứ nhất".
- Đoạn viết về 18 bộ phim truyện làm trong giai đoạn 1959 - 1964: 11 bộ làm về chiến tranh Việt - Pháp. TRong câu " Ngoài ra, đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc..." Cần bỏ từ "xã hội chủ nghĩa" thay bằng từ" cuộc sống mới", vì lúc đó ở miền Bắc chưa xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đến giai đoạn chiến tranh 1965 - 1975 mới dùng từ này.
- Trong câu "Cho tới tận 1964 thì Chung một dòng sông vẫn là phim duy nhất về đề tài chiến tranh Việt Nam" thì không phải. Vì đoạn trên đã viết trong 18 phim thì có 11 phim làm về chiến tranh rồi. Tốt nhất toàn bộ câu này bỏ đi. Hơn nữa Chung một dòng sông không làm về chiến tranh mà làm về đề tài đấu tranh thống nhất đất nước. Sẽ tiếp tục góp thêm.
--Thành viên Vũ Quang Chính-- 13:10,ngày 22 tháng 5 năm 2007.Vũ Quang Chính 06:08, ngày 22 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Hoan nghênh bạn Vũ Quang Chính đến với Wikipedia! Về bài viết tôi xin trả lời. Tất cả thông tôi đều lấy ở các bài tham khảo ghi ở dưới. Nếu bạn đúng là tác giả Vũ Quang Chính thì ý kiến của bạn là nặng ký, tuy nhiên thông tin đưa vào phải có dẫn chứng. Bạn có thể nêu nguồn những thông tin trên rồi sửa lại bài viết. Ngoài ra, có lẽ vì bạn chưa quen với Wiki nên hiểu sai một vài điểm. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến Miền Bắc - Miền Nam và Mỹ. Theo các bài viết tôi đọc thì 11 phim kia làm về chiến tranh Việt - Pháp. Chung một dòng sông với nội dung như thế tôi thấy hoàn toàn có thể coi là phim về chiến tranh Việt Nam. Cuối cùng, mong bạn đóng góp cho Wiki về đề tài điện ảnh, Wiki còn thiếu rất nhiều. Bạn hãy đọc kỹ các hướng dẫn soạn bài ở phần hoan nghênh, nếu có khó khăn nào về kỹ thuật thì có thể yêu cầu thành viên khác giúp đỡ (như nhắn vào trang thảo luận của tôi). Hiện nay tôi không viết các bài về điện ảnh Việt Nam nữa.--Sparrow 06:37, ngày 22 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Chọn lọc (2)
sửaTôi định đưa bài này vào chọn lọc trong một tuần nào đó gần đây trong tương lai. Có ai phản đối không? Nguyễn Hữu Dụng 23:58, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Nên chọn hình nào để bó ở trang chính khi chọn lọc?
- Hình Thẩm Thúy Hằng, đại diện điện ảnh miền Nam mà ở miền Bắc không mấy người biết tới. Ảnh đó cũng đẹp, nhìn cũng hơi giống Liz Taylor.
- --Sparrow 01:04, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Hay lấy hình này được không? Nguyễn Hữu Dụng 01:12, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Đồng ý, hình kia dù sao cũng cá nhân.--Sparrow 01:18, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Hay lấy hình này được không? Nguyễn Hữu Dụng 01:12, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Mùi đu đủ xanh
sửaTheo tôi nên đưa Mùi đu đủ xanh vào phần "Điện ảnh tại hải ngoại" vì phim được quay trong trường quay tại Paris. Nguyễn Hữu Dụng 17:23, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Tôi nghĩ không quan trọng lắm vì nó là điện ảnh hải ngoại, đưa vào "Điện ảnh tại hải ngoại" chỉ chính xác hơn thôi. Và để như hiện nay, một đoạn trong phần Điện ảnh hải ngoại nói về Trần Anh Hùng, như vậy tiện cho người đọc. Tách riêng cũng khó.--Sparrow 17:45, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- OK, tôi thêm "tại Pháp" để tránh hiểu lầm. Nguyễn Hữu Dụng 17:52, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Chúng tôi muốn sống
sửaTheo ông Bùi Diễm, giám-đốc hãng phim Tân Việt thì phim Chúng tôi muốn sống là của hãng Tân Việt. Hãng này được ông Phan Huy Quát thành-lập, mướn đạo-diễn người Phi Manuel Conde điều-khiển. Phiên-bản tiếng Việt thì do Vĩnh Noãn đạo-diễn. Phim quay năm 1956. Những chi-tiết này có ghi trong cuốn hồi-ký chính-trị Gọng Kìm Lịch Sử của ông Bùi Diễm. Bản tiếng Anh là In the Jaws of History (1987). Không biết tài-liệu nào lài khiến bài này ghi Mai Trâm Phim là hãng sản-xuất cuốn phim chống Cộng này. Duyệt-phố 02:48, ngày 3 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Mai Trâm là diễn viên. Mời bạn đọc cả câu. Nếu thấy cách viết không chính xác, bạn có thể sửa.--Sparrow 02:53, ngày 3 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Chúc mừng
sửaChúc mừng tất cả các bạn đã tham gia và xây dựng bài này trở thành bài hay. Tôi xin thưởng bia, mời uống thoải mái, có tôi bao :-). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:30, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Vị đắng tình yêu
sửaVề phim này trước tôi viết có bị nhầm lẫn. Một thành viên vô danh vừa sửa lại đạo diễn phim là Lê Xuân Hoàng chứ không phải Lê Hoàng. Nhưng phim này được sản xuất năm bao nhiêu thì tôi không rõ. Có thể là 1990, 1991, 1992. Và cả phần hai của nó nữa. Ai biết bổ sung thông tin giúp.--Sparrow 18:27, ngày 22 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Phimanh.net
sửaBáo này đăng bài của Wikipedia mà để nguồn là theo Culturalprofiles, tác giả Minh Quân nào nữa. Xấu hổ thật. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:32, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Tôi và Mekong Blueman đã thảo luận về việc này ở Thảo luận Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí. Vì chủ yếu nói về bài này, nên xin mang lại sang đây.--Sparrow 12:09, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Bài Điện ảnh Việt Nam được trang PhimAnh.Net - Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress đăng lại với tên Buổi bình minh của điện ảnh Việt Nam (không ghi nguồn và ký tên Minh Quân).
- Thái dộ văn minh và lịch sự, có vẻ, không còn nữa -- dù đó chỉ là môt thái độ nhỏ gồm 4 chữ: "Nguồn: Wikipedia tiếng Việt" hay 5 chữ "Dựa vào Wikipedia tiếng Việt".
- Ôi con người!
- Có phải sự sụp đổ của giáo dục thời cận đại đã tạo ra tình trạng vi phạm bản quyền như đã thấy rất nhiều lần tại đây và sự không cám ơn, tôn trọng người sáng tạo bằng cách không dẫn chứng nguồn như thí dụ trên???
- Mekong Bluesman 17:33, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Trong danh sách Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí hiện nay rất nhiều bài được copy mà không ghi nguồn gốc. Nhưng copy và rồi ký tên thì quả thực tôi mới thấy lần đầu. Tôi cũng đã gửi thư đến cho trang PhimAnh.Net, nhưng họ không trả lời và cũng không có thay đổi gì.
- Không chỉ copy, PhimAnh.Net còn bịa thông tin sai lệch. Ví dụ bức ảnh Phố Hàng Quạt được chú thích là "Quang cảnh một buổi chiếu bóng ở rạp Tonkinois tại Hàng Bài, Hà Nội", trong khi thực tế là tôi tìm bức ảnh này trong một web các hình xưa cũ về Việt Nam, không liên quan gì tới điện ảnh. Mục đích tôi cho vào bài là để người đọc hình dung được một chút hình ảnh Hà Nội đầu thế kỷ 20, không gian và thời điểm điện ảnh Việt Nam ra đời, cũng là để bài viết được trình bày có thẩm mỹ hơn. Không hiểu sao họ lại sửa thành như vậy. Hai hình minh họa còn lại của họ, tôi không biết từ nguồn nào, nhưng tính xác thực cũng rất đáng ngờ.
- Quả thực tôi rất thất vọng!
- --Sparrow 18:42, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Được dùng làm nguồn
sửaTrang web của công ty VDC và Hội Điện ảnh Việt Nam dùng rất nhiều bài viết của Wiki. Trong đó bài này được cắt nhỏ thành nhiều phần. Tất cả đều không ghi nguồn Wikipedia. Nên vui hay buồn khi Hội Điện ảnh Việt Nam cũng phải dùng bài của Wiki? Chẳng nhẽ họ không đủ tư liệu để tự viết thành các tài liệu đầy đủ, giá trị hơn?--V (thảo luận) 17:06, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)
- Nên buồn vì họ phải dùng bài của Wikipedia tiếng Việt, nơi mà chất lượng chưa là một sự nổi tiếng.
- Nhưng nên vui vì bài này là một bài có chất lượng cao của chúng ta.
- Nhưng lại nên buồn vì, như nhiều lần, việc không ghi nguồn và sự cố tình tạo sản phẩm của người khác thành sản phẩm của mình vẫn còn sống mạnh!!!
- Mekong Bluesman (thảo luận) 17:16, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Hình ảnh
sửaBài này sử dụng quá nhiều hình ảnh hợp lý một cách bất hợp lý.--115.75.139.107 (thảo luận) 16:10, ngày 1 tháng 3 năm 2011 (UTC)
- Đồng ý, có một số hình không tự do được sử dụng nhưng chủ đề của nó không được đề cập sâu hoặc thậm chí không đề cập:
- Hình nghệ sĩ Kim Xuân trong mục 1945-1954, nhân vật được đề cập ngắn
- Hình Chúng tôi muốn sống trong mục Điện ảnh miền Nam giai đoạn 54-60, không được đề cập
- Hình nữ diễn viên Thẩm Thúy Hằng trong mục Miền Nam 60-70, nhân vật được đề cập ngắn
- Hình Lê Công Tuấn Anh trong mục Thời kỳ mở cửa, được đề cập ngắn
- Tân (thảo luận) 07:01, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)
Nhiều hình tự do của Nghệ sĩ có giá trị
sửaThông tin ảnh về hoạt động diễn giả
sửa-
Diễn giả Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam
-
Diễn giả Nguyễn Tuấn Anh và chủ tịch tập đoàn AVG Phạm Nhật Vũ
-
Diễn giả Nguyễn Tuấn Anh và nghệ sĩ Đức Hải
-
Diễn giả Nguyễn Tuấn Anh và Giáo sư Cù Trọng Xoay
-
Diễn giả Nguyễn Tuấn Anh và diễn viên Việt Anh
Từ bài Nguyễn Tuấn Anh (chắc sắp bị xóa). Ai cần cắt hình ra để minh họa cho bài tương ứng (ví dụ bài Cù Trọng Xoay)