Cù Trọng Xoay

Người dẫn chương trình truyền hình Việt Nam
(Đổi hướng từ Giáo sư Cù Trọng Xoay)

Giáo sư Cù Trọng Xoay là một nhân vật truyền hình trong chuyên mục "Hỏi xoáy đáp xoay" của chương trình Thư giãn cuối tuần do Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam (VFC) sản xuất và phát sóng trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. Nhân vật Cù Trọng Xoay trong chương trình có nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi do Tiến sĩ Trần Xoáy (do nghệ sĩ Xuân Bắc nhập vai) đưa ra. Các câu hỏi này được giới thiệu là do các khán giả truyền hình gửi về. Không rõ về năm sinh, tiểu sử của nhân vật Cù Trọng Xoay, nhân vật được giới thiệu từng tốt nghiệp Trường Đại học Bôn Ba và có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Nhân vật được thể hiện là một giáo sư kiến thức uyên bác và hài hước với những câu trả lời dí dỏm đem lại nụ cười cho mọi người.

Cù Trọng Xoay
Nhân vật trong "Hỏi xoáy đáp xoay"
Cù Trọng Xoay vào năm 2018
Xuất hiện lần đầu2010
Xuất hiện lần cuối2012
Sáng tạo bởiTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam
Diễn xuất bởiĐinh Tiến Dũng
Thông tin
Giới tínhNam
Danh hiệuGiáo sư
Nghề nghiệpNgười dẫn chương trình
Quốc tịch Việt Nam

Nhân vật này do Đinh Tiến Dũng thủ vai trong một thời gian rồi rút lui, người tiếp theo là học sỹ Xoày Trọng Chấm (do Phạm Dũng thủ vai).

Diễn viên

sửa

Đinh Tiến Dũng sinh ngày 5 tháng 10 năm 1981[1][2][3] tại Hà Nam Ninh (nay là Nam Định). Thời sinh viên, anh từng theo học và tốt nghiệp Khóa 44 ngành Cây trồng trường Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tại đây anh đã từng trải qua các chức vụ như Chủ tịch Hội sinh viên khoa Nông học, Chủ tịch Hội sinh viên trường Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.[4] Sau khi tốt nghiệp, anh đi theo ngành công tác thanh niên, công tác tại Trung ương đoàn.[4].

Tên gọi

sửa

Trong một chương trình truyền hình, Đinh Tiến Dũng từng giải thích về tên gọi "Cù Trọng Xoay" như sau:[5]

Nguyên do khiến anh trực tiếp thủ vai nhân vật Cù Trọng Xoay do chính mình sáng tạo ra là bởi, nhân vật này cần có một ngoại hình "ngơ ngơ" kiểu học nhiều "ngộ chữ", "thật may (hoặc không may) vẻ bề ngoài của tôi đáp ứng được điều này". Hơn nữa, phần lời thoại của vai diễn này dài cộng với nhiều dữ kiện phải nhớ khiến diễn viên tập rất mất thời gian.[4]

Một số chương trình truyền hình tham gia

sửa

Anh đảm nhận dẫn dắt chương trình này thay thế vị trí của nhà báo Phan Đăng từ số phát sóng đầu năm 2021 cho đến nay.

Nhà sáng chế

sửa

Anh dẫn dắt chương trình ở mùa đầu tiên.

Cơ hội cho ai

sửa

Anh dẫn dắt chương trình ở mùa thứ 5.

23 giờ

sửa

Trong khoảng thời gian lên sóng, anh luôn là người dẫn dắt chương trình.

Anh dẫn dắt chương trình cùng Diễm Quỳnh ở dịp Tết Quý Tỵ 2013.

Giải thưởng chim xanh

sửa

Trong khoảng thời gian phát sóng vào năm 2015, anh luôn là người dẫn dắt chương trình.

Anh tham gia chương trình với tư cách là tổ bình luận cùng nhà báo Trương Anh Ngọc vào mùa giải năm 2013.

Nhập gia tuỳ tục

sửa

Anh dẫn dắt chương trình cùng với Dustin Nguyễn ở mùa đầu tiên và dẫn cùng với ca sĩ Hari Won ở mùa thứ 2.

Anh dẫn dắt chương trình vào dip Tết Nhâm Dần 2022 và dịp Tết Quý Mão 2023.

Quyền lực ghế nóng

sửa

Anh dẫn dắt chương trình ở mùa đầu tiên.

Lối ra

sửa

Anh dẫn dắt chương trình trong suốt thời gian lên sóng.

Người chơi - Khách mời

sửa

Ảnh hưởng

sửa

Kể từ lần xuất hiện đầu tiên năm 2010, vai "giáo sư" Cù Trọng Xoay với nét nôm na, gần gũi cùng với phong cách "tưng tửng" không giống ai đã nhanh chóng trở thành một "hiện tượng" gây sốt của làng hài Việt Nam vốn rất ít món ăn tinh thần cho khán giả. Tuy nhiên, càng nổi tiếng, vị "giáo sư" kỳ khôi cũng bắt đầu vướng phải lùm xùm. Không ít ý kiến trên mạng cho rằng không nên gọi nhân vật này là "giáo sư", bởi đây chỉ là danh hiệu trong một chương trình hài, gọi như vậy sẽ khiến mọi người nhầm lẫn về chức danh cao quý này. Có ý kiến cũng cho rằng càng "nực cười" hơn khi đặt nhân vật này ngang hàng với giáo sư Ngô Bảo Châu - người làm vang danh nền toán học Việt Nam bằng giải thưởng Fields thời điểm đó.[6]

Càng nhiều luồng ý kiến trái chiều, cư dân mạng càng thêm tò mò về vị "giáo sư Đại học Bôn ba". Khi ấy, báo chí cũng bắt đầu để tâm kỹ càng hơn đến nhân vật này. Hàng loạt bài viết với những tiêu đề như "GS Cù Trọng Xoay là ai?", "GS Xoay, anh là ai?" hay "Những tiết lộ đầu tiên về GS Cù Trọng Xoay" dần được lên trang để thỏa mãn trí tò mò và nhu cầu tìm hiểu thông tin của độc giả.[6] Vì đóng vai xuyên suốt chương trình trong nhiều số phát sóng nên không ít người lầm tưởng ngoài đời, Đinh Tiến Dũng tên Cù Trọng Xoay và là giáo sư thật.

Sau khi "giáo sư Xoay" tham gia chương trình Cặp đôi hoàn hảo, trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện hàng loạt hội nhóm ủng hộ "giáo sư" như: "Hội những người phát cuồng vì Giáo sư Xoay", "Sự ngây ngô đến chết người của Giáo sư Xoay", "Hội những người thích cặp đôi Xoáy Xoay" hay "Hội những người phát cuồng vì cặp đôi giáo sư Xoay và ca sỹ Phương Linh"…[6] Nhiều bức ảnh chế được cắt ra hoặc lấy ý tưởng từ Hỏi xoáy đáp xoay, với hai nhân vật chính Trần Xoáy và Cù Trọng Xoay đã xuất hiện với tần suất dày đặc.

Dù đang rất nổi tiếng với vai "giáo sư Xoay", năm 2012 Đinh Tiến Dũng bất ngờ tuyên bố rút khỏi chương trình Hỏi xoáy đáp xoay trong sự bất ngờ và tiếc nuối của người hâm mộ. Trên nhiều diễn đàn xã hội, không ít câu hỏi được đặt ra về lý do Cù Trọng Xoay nói lời chia tay với chương trình đã làm nên thương hiệu của chính anh.[7]

Việc tôi dừng thực hiện chương trình Hỏi xoáy đáp xoay là do ý tưởng đã cạn kiệt. Nếu cứ cố tiếp tục thì sẽ mang đến những sản phẩm không vừa ý với cả chính tôi và khán giả. Thế nên, tôi quyết định dừng để tập trung vào công việc ở tập đoàn, làm MC và viết kịch bản các chương trình hài, truyền hình.[8]

Chú thích

sửa
  1. ^ "Cù Trọng Xoay"-kỹ sư nông nghiệp bén duyên hài”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ "Giáo sư Xoay" sau chuyến đi Trường Sa
  3. ^ "Hỏi xoáy"... Cù Trọng Xoay!
  4. ^ a b c “Giáo sư Cù Trọng Xoay, anh là ai?”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ Quỳnh An (13 tháng 2 năm 2021). “MC Diệp Chi: Đinh Tiến Dũng hơi kiêu khi được mời dẫn 'Ai là triệu phú'. Vietnamnet.
  6. ^ a b c Hồng Anh (21 tháng 2 năm 2012). “Từ trên trời rơi xuống... 'giáo sư Xoay'. Giáo dục Việt Nam.
  7. ^ Quỳnh Như (22 tháng 2 năm 2012). 'Giáo sư Xoay' chia sẻ lý do rời 'Hỏi xoáy đáp xoay'. Tiền Phong Online.
  8. ^ 'Giáo sư Cù Trọng Xoay' sống thế nào trong 4 năm 'mất tích'?”. VTC News. 2 tháng 12 năm 2016.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa