Phạm Nhật Vũ
Phạm Nhật Vũ là một doanh nhân Việt Nam, em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.[1]
Ngày 13 tháng 4 năm 2019, ông bị bắt vì tội đưa hối lộ cho Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn trong vụ án MobiFone mua AVG.[2] Khi ra tòa, Phạm Nhật Vũ bị xử 3 năm tù vì tội đưa hối lộ. Tuy nhiên, trước khi bị bắt 1 tháng ông đã kịp mua quốc tịch cho mình ở đảo Síp với giá ít nhất 2.5 triệu USD tiền đầu tư[3]
Tiểu sử
sửaPhạm Nhật Vũ sinh năm 1972 tại Hải Phòng, quê cha ở Hà Tĩnh và lớn lên ở Hà Nội.[1][4] Ông đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.
Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 10/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại.
Năm 2012, Phạm Nhật Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm. Sau đó, bầu Kiên đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG).[5]
Quá trình công tác
sửaÔng đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.
Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, CTCP Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại.
Năm 2012, Phạm Nhật Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm. Sau đó, bầu Kiên đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG).
Xét xử
sửaNgày 16 tháng 12 năm 2019, Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 đồng phạm trong vụ án MobiFone mua AVG.
Phạm Nhật Vũ đóng vai trò người đưa hối lộ cho hai cựu bộ trưởng và các quan chức khác. Cáo trạng còn cho hay Phạm Nhật Vũ đã gọi cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son 85 cuộc điện thoại và gửi 206 tin nhắn, đề nghị Nguyễn Bắc Son chỉ đạo cấp dưới sớm thực hiện việc mua bán giữa MobiFone với AVG.[6]
Phát biểu trước tòa, vợ ông Phạm Nhật Vũ cho rằng ông là người duy nhất trong lịch sử các vụ án ở Việt Nam đã khắc phục hậu quả với số tiền lớn - gần 8.800 tỷ đồng. "Chồng tôi đã đứng lại chịu trách nhiệm, không trốn chạy, không trốn tránh dù có cơ hội ở lại nước ngoài".[7]
Dù Phạm Nhật Vũ và đồng bọn bỏ túi số tiền rất lớn là 5200 tỷ VNĐ nhờ đẩy giá mua bán AVG nhưng Tòa sơ thẩm chỉ tuyên phạt Phạm Nhật Vũ án 3 năm tù vì tội “đưa hối lộ”.[8]
Đời tư
sửaTrong một lần tiếp xúc với báo chí, Phạm Nhật Vũ giới thiệu mình là một cư sĩ ở ẩn, tu tại gia và theo đạo Phật. Ông là Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học.[5]
Nhiều năm nay, ông đã âm thầm đầu tư xây và sửa nhiều ngôi chùa trên nhiều địa phương trong cả nước.[5]
Tham khảo
sửa- ^ a b Bí ẩn lối sống của em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vietnamnet, 15/10/2014
- ^ “Bắt giam ông Phạm Nhật Vũ liên quan vụ AVG”. Báo Thanh Niên. 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập 14 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Exclusive: Cyprus sold passports to criminals and fugitives”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). 23 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2020. Truy cập 25 tháng 8 năm 2020.
|tên=
thiếu|tên=
(trợ giúp) - ^ “Điều chưa biết về cư sĩ Phạm Nhật Vũ”. Vietnamnet.vn. 22 tháng 9 năm 2014.
- ^ a b c Điều chưa biết về cư sĩ Phạm Nhật Vũ
- ^ “Vụ MobiFone mua AVG: 'Chất xúc tác' giúp bán AVG với giá cao Pháp luật Vietnam+ (VietnamPlus)”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 24 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Vợ ông Phạm Nhật Vũ khai gia đình phải gánh nợ 1.000 tỷ đồng - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 17 tháng 12 năm 2019. Truy cập 24 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Ông Nguyễn Bắc Son nhận án chung thân”. Zing. 28 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2019.