Thái Lan

quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á
(Đổi hướng từ Thái lan)

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย, đã Latinh hoá: Prathet Thai), gọi ngắn là Thái (tiếng Thái: ไทย, đã Latinh hoá: Thai),[8] tên chính thức là Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย, đã Latinh hoá: Racha-anachak Thai), là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp LàoMyanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái LanMalaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan ở phía đông nam tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải IndonesiaẤn Độ qua biển Andaman.

Vương quốc Thái Lan
Tên bản ngữ
  • ราชอาณาจักรไทย (tiếng Thái)
    Ratcha-anachak Thai

Tiêu ngữ"ชาติ ศาสนา พระมหากษัตริย์"(Thái)
Chat, Satsana, Phra Maha Kasat
"Tổ quốc, tôn giáo, nhà vua"

Quốc caPhleng Chat Thai
("Quốc ca Thái")

Hoàng caSansoen Phra Barami
("Tôn vinh uy tín của ngài")
Vị trí Thái Lan (xanh) trên thế giới
Vị trí Thái Lan (xanh) trên thế giới
Vị trí của Thái Lan (xanh) ở Đông Nam Á (xám đậm)  –  [Chú giải]
Vị trí của Thái Lan (xanh)

ở Đông Nam Á (xám đậm)  –  [Chú giải]

Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Băng Cốc (Krungthep Maha Nakhon)
13°45′B 100°29′Đ / 13,75°B 100,483°Đ / 13.750; 100.483
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Thái
Sắc tộc
Tôn giáo chính
Tên dân cưNgười Thái Lan
Chính trị
Chính phủQuân chủ lập hiến đại nghị chế
Vajiralongkorn
Paetongtarn Shinawatra
Mongkol Surasajja
Wan Muhamad Noor Matha
Lập phápQuốc hội
Thượng viện
Viện dân biểu
Lịch sử
Vương quốc
12381448
13511767
17681782
6 tháng 4 năm 1782
24 tháng 6 năm 1932
• Hiến pháp hiện hành
6 tháng 4 năm 2017
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng
513,120 km2 (hạng 50)
198 mi2
• Mặt nước (%)
0,4
Dân số 
• Ước lượng 2024
Tăng 65,975,198[3] (hạng 22)
• Điều tra 2010
64.785.909[4] (hạng 21)
132/km2 (hạng 88)
342/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2024
• Tổng số
Tăng 1,644 nghìn tỷ USD[5] (hạng 23)
Tăng $23.401[5] (hạng 74)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2024
• Tổng số
Tăng $548,890 tỷ USD[5] (hạng 26)
• Bình quân đầu người
7.812 USD[5] (hạng 88)
Đơn vị tiền tệBaht (฿) (THB)
Thông tin khác
Gini? (2021)35[6]
trung bình
HDI? (2022)Tăng 0,803[7]
rất cao · hạng 66
Múi giờUTC+7 (ICT)
• Mùa hè (DST)
UTC+7 (ICT)
Giao thông bêntrái
Mã điện thoại+66
Mã ISO 3166TH
Tên miền Internet

Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến kết hợp với nghị viện, Quốc vương theo hiến pháp là nguyên thủ quốc gia, giữ chức Tổng tư lệnh quân đội kiêm Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo. Vua Thái hiện nay là Rama X, người kế vị ngai vàng từ Hội đồng lập pháp năm 2016 sau khi cha ông là Rama IX băng hà cùng năm đó.

Thái Lan có khoảng 75% dân số là người Thái, 21% là người gốc Hoa và 6% là người Mã Lai, còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác.[9] Có khoảng 2,1 triệu người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp ở Thái Lan[10] dẫn đến những hệ quả như tội phạm gia tăng[11] và bất bình đẳng xã hội.[12]

Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh chóng từ năm 1985 đến 1995. Thập niên 1990, quốc gia này được coi là một Hổ mới châu Á[13], nhưng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 thì trở nên trì trệ với tốc độ tăng trưởng chậm. Đầu thập niên 2020, Thái Lan đang đứng trước nguy cơ mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.[14]

Thái Lan là một trong những nước tham gia sáng lập ASEAN và là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, APECPhong trào không liên kết.[15][16] Thái Lan có chỉ số phát triển con người ở mức cao, là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực, xếp hạng 26 thế giới theo GDP danh nghĩa[5], 23 theo sức mua (2024)[5] và 28 về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020).[17]

Tên gọi

sửa

Tên gọi Thái Lan trong tiếng Việt là phiên âm bắt nguồn từ tên tiếng Pháp Thaïlande cũng như tên gọi tiếng Anh Thailand.[18] Báo Trung Bắc chủ nhật số 42, ngày 22 tháng 12 năm 1940, có đăng một bài viết có tiêu đề "Địa vị quan hệ của Thái Lan về kinh tế ở Viễn Đông". Bài báo này mở đầu bằng đoạn:[19]

Sau khi đã giải quyết xong những việc lôi thôi về biên giới và đất đai bằng mấy bản hợp ước vào các năm 1903, 1904, 1907, từ hơn 30 năm nay cuộc giao-thiệp giữa Thái Lan và Đông Dương, hai nước lân cận và nhiều quyền lợi chung trên bán đảo Ấn Độ China nay vẫn giữ vẻ hòa hiếu và càng ngày càng thêm thân mật.

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm (Siam), đây là tên gọi chính thức đến ngày 23 tháng 6 năm 1940 khi nó được đổi thành Thái Lan.[20] Từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm. Sau đó nó được đổi lại thành Thái Lan như ngày nay.

Trong tiếng Thái, nước này có nhiều cách gọi. Gọi một cách bình thường ngắn gọn là ไทย (Thai), từ này trong tiếng Thái có nghĩa gốc là "tự do". Gọi một cách trang trọng đầy đủ là ราชอาณาจักรไทย (Racha Anachakra Thai), với hai chữ ราชา (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng Phạn: Racha có nghĩa là "quốc vương", Anachakra có nghĩa là "lãnh thổ". Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là "Vương quốc của người tự do". Tuy nhiên, một học giả nổi tiếng người Thái cho rằng từ Thai (ไทย) đơn giản chỉ có nghĩa là "người" vì điều tra của ông cho thấy rằng tại một số vùng nông thôn từ "Thai" được dùng thay thế cho từ "khon" (คน) nghĩa là người.[21] Vì vậy "Thái" cũng là danh xưng để gọi người Thái.

Người Thái còn gọi nước mình một cách dân dã là เมืองไทย Mueang Thai (Mường Thái) và từ Mueang còn được dùng rộng rãi để chỉ thành phố, thị trấn. Ngoài ra từ ประเทศไทย Prathet Thai (Prathét Thái) cũng được sử dụng để gọi Thái Lan. Hai chữ Mueang và Prathet có cùng nghĩa "nước, quốc gia". Prathet có gốc từ chữ प्रदेश (pradeśa) trong tiếng Phạn, còn Mueang là một từ Thái cổ có cùng gốc với các từ Muang (ເມືອງ [mɯaŋ˦]) trong tiếng Lào, Mong (မိူင်း [məŋ˦]) trong tiếng Shan, mwngh ([mɯŋ˧]) trong tiếng Tráng, khởi nguyên mang nghĩa "thung lũng trồng lúa".[22]

Trung Quốc, vương quốc này được gọi là "Thái Quốc" (泰國), hay "Thái Vương Quốc" (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là "Xiêm La" (暹羅) và người Thái là "người Xiêm".

Lịch sử

sửa

Thời kỳ đầu

sửa

Nhiều nền văn hóa khác nhau đã có mặt tại đây từ thời Văn hóa Baan Chiang. Nhưng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Campuchia cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác. Đất nước Thái Lan là đất nước thuộc Đông Nam Á duy nhất không bị thực dân châu Âu xâm lược.

Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của người Thái, một trong số đó liên hệ người Thái tới sự di cư ào ạt sau sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý ở vùng Vân Nam thế kỷ XIII đã bị chứng minh là không chính xác.[23] Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng nguồn gốc của người Thái cổ nằm ở vùng ranh giới Quảng Tây-Quý Châu ngày nay, nơi người TrángBố Y vẫn sinh sống.[22][24] Khoảng thế kỷ thứ VIII-thế kỷ X,[25] họ bắt đầu di cư xuống phía nam vào vùng ngày nay là bắc Lào và Chiêng Sẻn (Chiang Saen เชียงแสน) qua Muang Then (nay là Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Việt Nam), sau đó tỏa xuống đồng bằng sông Chao Phraya. Tại vùng đất mới của mình, người Thái đánh đuổi các cư dân bản địa như người Môn, Khom tức tổ tiên người Khmer ngày nay,... đồng thời người Thái cũng tự mình đồng hóa nếp sống văn hóa tín ngưỡng với người Môn và Khmer đặc biệt là tiếp nhận Phật giáo Ấn Độ từ dân tộc bản địa.

Vương quốc Sukhothai

sửa
 
Tượng phật tại Wat Mahathat

Cho đến đầu thế kỷ 13, người Thái dù đã định cư vững chắc ở miền Bắc Thái Lan ngày nay, song họ phải chịu sự chi phối của Đế quốc Khmer hùng mạnh. Tuy nhiên, Đế chế Khom đã bắt đầu suy yếu từ sau khi vua Jayavarman VII qua đời, khiến cho sức ảnh hưởng của người Khom ở vùng đất người Thái định cư suy yếu đáng kể. Kết quả, năm 1232, Pho Khun Pha Muang là thủ lĩnh người Thái ở Vương quốc Lavo và Pho Khun Bang Klang Hao là thủ lĩnh người Thái ở Banyang (nay là Nakhonthai) đã cùng nhau đánh đuổi quân Khmer, tuyên bố độc lập, chiếm thành phố Sukhothai làm kinh đô của mình. Pho Khun Bang Klang Hao sau đó trở thành vị vua đầu tiên của Sukhothai, tự xưng là Pho Khun Si Indrathit (hay Intradit), lập niên triều đại đầu tiên của Sukhothai là Triều Phra Ruang. Sự kiện này về mặt truyền thống đã đánh dấu sự thành lập quốc gia Thái.[26]

 
Chữ khắc của vua Ram Khamhaeng

Sukhothai mở rộng bằng cách tạo các liên minh với các vương quốc Thái khác, dùng Phật giáo Thượng tọa bộ làm quốc giáo với sự giúp đỡ của các nhà sư Ceylon. Intradit truyền ngôi cho con trai là Pho Khun Ban Muang, và năm 1278 đến lượt em trai là Pho Khun Ramkhamhaeng kế vị. Dưới thời vua Ramkhamhaeng Đại Đế, Sukhothai trải qua một thời kỳ hoàng kim thịnh vượng. Ramkhamhaeng đã có công cái tiến chữ cái Khom Pallava thành bảng chữ cái Thái. Vào thời đỉnh cao của mình, ảnh hưởng của vương quốc này trải dài từ Martaban (nay thuộc Myanmar) đến Luang Prabang (nay thuộc Lào) và xuống tận bán đảo Mã Lai cho đến phía Nam tận Nakhon Si Thammarat, phạm vi ảnh hưởng của vương quốc này rộng hơn nhiều so với lãnh thổ Thái Lan ngày nay, dù mức độ kiểm soát thực tế không như tầm ảnh hưởng.[27]

Sau khi Ramkhamhaeng băng hà, vương quốc này đã nhanh chóng suy giảm về lại với tầm vóc của thời kỳ đầu. Trong khi đó, Ayutthaya trở nên hùng mạnh, và cuối cùng vào năm 1378, vua Thammaracha II của Sukhothai đã phải chịu thuần phục cường quốc mới này. Sukhothai trở thành chư hầu của quốc gia Ayutthaya giữa 1365 và 1378. Năm 1412, Ayutthaya đã dựng lên một thái thú và vua Thammaracha IV được Ayutthaya đưa lên ngôi. Khoảng năm 1430, Thammaracha dời đô đến Phitsanulok. Sau cái chết của ông năm 1438, vương quốc này bị hạ xuống chỉ còn là một tỉnh của Ayutthaya.[28]

Vương quốc Ayutthaya

sửa
 
Tàn tích của chùa Wat Chaiwatthanaram ở Ayutthaya. Nó được xây dựng vào thế kỷ 17 và bị quân đội Miến Điện đốt cháy và cướp phá vào năm 1767.
 
Trận chiến voi giữa Naresuan và Mingyi Swa, Cuộc chiến Xiêm - Miến Điện (1584 - 1593)

Từ thời vua Luethai, vương quốc Sukhothai bắt đầu suy yếu. Các chư hầu của Sukhothai bắt đầu công khai chống lại. Một trong số đó là khu vực Suphanburi do U Thong cai trị. Năm 1343, U Thong đã dời trung tâm của mình xuống đồng bằng Chao Phraya. Trên một cù lao sông, ông cho lập kinh đô mới gọi là Vương quốc Ayutthaya. Năm 1360, Uthong tuyên bố Phật giáo Thượng tọa bộ là quốc giáo của Ayutthaya, cố gắng mở rộng vương quốc của mình bằng cách chinh phục các vương quốc khác ở miền Bắc. Vào cuối thế kỷ 14, Ayutthaya đã được xem là cường quốc mạnh nhất Đông Nam Á.[29] Trong suốt thế kỷ 15, các nỗ lực của Ayutthaya hướng về bán đảo Malay, nơi có trung tâm thương mại lớn Malacca, làm chư hầu, Ayutthaya tiếp tục kiểm soát việc buôn bán béo bở trên eo đất, thu hút nhiều nhà buôn Trung Hoa mua đặc sản về cho thị trường sa hoa của Trung Hoa.[30]

Năm 1511 Ayutthaya đã tiếp đón một đoàn ngoại giao từ Đế quốc Bồ Đào Nha, Có lẽ họ là những người châu Âu đầu tiên viếng thăm đất nước này. 5 năm sau, Ayutthaya và Bồ Đào Nha đã ký một hiệp ước cho phép người Bồ Đào Nha buôn bán ở vương quốc này. Một hiệp ước tương tự năm 1592 đã cho người Đế quốc Hà Lan một vị trí đặc quyền trong việc mua bán lúa gạo.[31]

Thế kỷ 16 chứng kiến sự lớn mạnh của Triều Taungoo dưới thời vua Bayinnaung, dưới một triều đại hiếu chiến, đã chiếm lấy Lan NaLan Xang và gây chiến với Ayutthaya. Năm 1569 các đội quân Taungoo, liên minh với phiến quân Ayutthaya - phần lớn là người của hoàng tộc Ayutthaya, đã đoạt được thành Ayutthaya và đưa cả hoàng gia qua Taungoo. Dhammaraja (1569-90), một thống đốc người Xiêm trước đó đã giúp đỡ quân Miến Điện đã được dựng lên ngôi vua chư hầu ở Ayutthaya. Sự độc lập của Ayutthaya đã được con trai ông là vua Naresuan (1590-1605) tái lập. Naresuan đã chống lại Taungoo và đến năm 1600 đã đẩy lùi Miến Điện khỏi Ayutthaya.[32]

Vương quốc Ayutthaya dưới triều đại Narai
Ayutthaya (Xiêm), c. 1686 CE
Vua Narai và Dòng Tên người Pháp quan sát nguyệt thực ở Lopburi, 1685
Đại diện vua Narai của Pháp

Những người nước ngoài được tiếp đón trọng thị ở triều đình của Narai (1657–1688)[33], một nhà vua có tầm nhìn thế giới tuy thận trọng về ảnh hưởng của bên ngoài. Các mối quan hệ thương mại quan trọng được tạo lập với Nhật Bản. Các công ty thương mại Đế quốc AnhĐế quốc Hà Lan được phép lập nhà máy và các phái đoàn ngoại giao Ayutthaya được phái tới Paris hay La Hague. Nhờ duy trì những mối quan hệ này, triều đình Ayutthaya đã khéo léo khiến Hà Lan chống lại Anh và Đệ Nhất Đế chế Pháp, tránh được một sự ảnh hưởng Ayutthaya quá của một cường quốc. Narai đã xây công sự, đài quan sát và một cung điện tại Lopburi. Ngoài ra, những người truyền giáo Pháp đã tham gia giáo dục và y tế và đã mang đến báo in đầu tiên ở nước này.[34]

Sau một thời kỳ chiến tranh đẫm máu tranh giành quyền lực, Ayutthaya bước sang thời kỳ vàng son, thịnh trị kéo dài 25 năm cuối cùng của thế kỷ 18. Văn học, nghệ thuật và các học thuật đều phát triển rực rỡ. Mối đe dọa lớn hơn không đến từ phương đông mà từ biên giới phía tây khi Miến Điện dưới triều đại mới của Alaungpaya mở cuộc xâm lăng,[35] chinh phục các tiểu quốc của người Shan giáp với đất Thái.

Năm 1765 Miến Điện mở cuộc tấn công ồ ạt nhắm vào Ayutthaya. Sử Thái ghi rằng Ayutthaya điều binh kháng cự, cố thủ thị trấn Bang Rajan. Bị quân Miến vây hãm lâu dài Bang Rajan cuối cùng cũng thất thủ; kinh thành Auytthaya bị đốt sạch; đó là năm 1767. Đền đài cùng công trình nghệ thuật kể cả những kho sách quý ghi chép văn sử học của người Thái bị tiêu hủy cả.[36]

Vương quốc Thonburi

sửa
Tượng đài vua Taksin vĩ đại, tượng đài của vua Taksin cùng với bốn người lính đáng tin cậy của ông tại Chanthaburi

Khi vương quốc Ayutthaya sụp đổ, một vị tướng người Xiêm có tên là Taksin cũng đang ở đó. Tập hợp những người ủng hộ mình thành một đội quân, một năm sau đó ông đã chiếm lại được thành phố, Có thể Taksin nhận thấy rằng Ayutthaya bị tàn phá nghiêm trọng nên việc khôi phục nó về tình trạng cũ chắc chắc sẽ quá sức đối với nguồn lực của ông. Người Miến quá quen thuộc với các tuyến đường để tiến đến Ayutthaya, và trong trường hợp người Miến lại tiến công, thì binh sĩ của ông sẽ không thể đủ sức bảo vệ thành phố. Do vậy, ông lập đô tại Thonburi, là nơi gần biển hơn Ayutthaya. Ngoài việc sẽ khó xâm nhập Thon Buri bằng đường bộ, sự lựa chọn này cũng sẽ ngăn chặn việc thu thập vũ khí và thiết bị quân sự của bất cứ ai có tham vọng biến bản thân thành một vương độc lập ở xa về thượng du sông Chao Phraya.[37][38]

Những thắng lợi trước các đối thủ quyền lực là nhờ năng lực chiến đấu như một chiến binh của Taksin. Ông thường ở tiền tuyến trong khi đấu với kẻ địch, nhờ vậy truyền sĩ khí cho binh sĩ để họ bất chấp nguy hiểm. Trong số những quan chức gắn vận mệnh với ông có hai cá nhân mà sau này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử Thái Lan, họ là hai người con của một quan chức mang tước Pra Acksonsuntornsmiantra (พระอักษรสุนทรเสมียนตรา), người anh là Tongduang (ทองด้วง) và sau thành lập vương triều Chakri, người em là Boonma (บุญมา) nắm giữ vị trí quyền lực số hai.[39]

Taksin đã chinh phục được các nước chư hầu, và chiếm lại miền Bắc từ người Miến Điện. Từ đó ông bắt đầu cuộc chinh phục toàn bộ các dân tộc Xiêm. Taksin tấn công người Miến Điện ở phía bắc năm 1774 và chiếm Chiang Mai năm 1776, thống nhất Xiêm.

Nhưng sau đó, một cuộc đảo chính nhằm loại bỏ Taksin khỏi vương vị đã diễn ra.[40] Khi đó có vị tướng ở thành Cổ Lạc làm phản, Taksin lệnh cho tướng Phraya San[41] đi dẹp loạn. Nhưng Phraya San lại là anh trai của vị tướng làm loạn, hai anh em hợp nhau trở lại kinh thành đảo chính. Quân trong thành mở cổng cho Phraya San vào, Taksin bỏ trốn vào chùa nhưng bị bắt giam lại. Phraya San sai người báo cho Chakri biết. Chakri giao một ít binh lính lại cho em trai Sô Si, còn mình thì dẫn đại quân về kinh thành, ngầm sai thủ hại sát hại Taksin rồi vu tội cho Phraya San. Cuối cùng, Chakri giết luôn Phraya San và tự lập làm vua.

Vương quốc Rattanakosin

sửa
 
Wat Phra Kaew, kiến trúc của thời kỳ Rattanakosin

Chakri làm vua, xưng là Ramathibodi. Đời sau quen gọi ông là Rama I. Ông quyết định dời đô từ Thonburi về Bang Makok, nay chính là Bangkok. Hoàng cung đặt ở khu vực Rattanakosin bốn phía là sông và kênh rạch tạo thành những hào nước phòng thủ tự nhiên. Sử gia phương Tây gọi vương quốc của Rama I là vương quốc Rattanakosin chính vì lý do này.[42]

 
Napoléon III Nhận được tin nhắn Xiêm trong Cung điện Fontainebleau năm 1864

Năm 1851, Rama IV (Mongkut) lên ngôi. Trái với vua anh (Rama III), Rama IV có thái độ cởi mở hơn với phương Tây. Năm 1855, Xiêm ký với Anh John Bowring, theo đó thuế nhập khẩu các loại vào Xiêm giảm xuống chỉ còn 3%, các độc quyền (kinh tế). Trước những sức ép từ phương Tây, Rama IV muốn cải cách thể chế chính trị trong nước. Song ông không làm được nhiều vì sự phản đối của hoàng gia và quan lại. Dù sao, những nỗ lực của ông đã cho phép những cải cách sau đó phát.

Vua Chulalongkorn ở Nga vào năm 1897 với Nicholas II Từ Nga, Cung điện Al Exander's
"Cờ voi trắng" Quốc kỳ Thái Lan từ 1855 đến 1916

Năm 1868, Rama IV mất. Con trai cả của ông là Chulalongkorn (tức Rama V) lên ngôi vua. Năm 1873, ông đã lên ngôi lần thứ hai. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách. Chulalongkorn đã hiện đại hóa triều đình Xiêm thông qua việc du nhập một chế độ Nội các, và hệ thống hành chính tỉnh bán phong kiến được đổi qua thành tỉnh (changwat) và huyện (amphoe) như ngày nay vẫn áp dụng. Ông đã tuyên bố ân xá cho tất cả tù nhân chính trị và dần bỏ chế độ nô lệ. Tuyến đường sắt đầu tiên của Thái Lan đã được khai trương năm 1896 nối Bangkok với Ayutthaya. Trong thời kỳ trị vì của ông, lịch phương Tây đã thay thế âm lịch.  Chulalongkorn cũng tuyên bố tự do tôn giáo, cho phép Ki-tô giáo và Hồi giáo được hành đạo trong vương quốc Phật giáo này.[43]

Chính sách "ngoại giao cây sậy" trước thực dân phương Tây

sửa

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ XIX, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này[44].

Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau[45], nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thái Lan đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã ký hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX.

 
Các lãnh thổ Thái Lan cắt cho Pháp và Anh từ 1867–1909:
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1867
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1888
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1893
  Lãnh thổ cắt cho Anh 1893
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1904
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1907
  Lãnh thổ cắt cho Anh 1909

Tuy giữ được vị thế độc lập, nhưng không có nghĩa Thái Lan không bị mất mát gì cho các nước thực dân châu Âu. Nước này đã phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Năm 1888 và 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất phía đông cho Campuchia (thuộc quyền cai trị của Pháp). Năm 1904 và 1907 phải tiếp tục cắt đất, tổng cộng hơn 20.000 km² cho Pháp. Năm 1909 phải cắt nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Bắc cho Anh. Năm 1909, lại phải cắt vùng đất trên 40.000 km² tại bán đảo Malacca cho Anh[46]. Tổng cộng, trong 50 năm, Thái Lan đã bị mất đi 352.877 km² lãnh thổ[47], những vùng này ngày nay thuộc về Campuchia, Myanmar và Malaysia, coi như là bị mất hẳn. Lãnh thổ Thái Lan ngày nay chỉ còn rộng bằng 60% so với trước năm 1867 (514.000 km² so với 867.000 km²). Nhiều người Thái coi đây là sự sỉ nhục của phương Tây đối với quốc gia của họ, nhưng việc lo sợ một cuộc chiến tranh khiến chính phủ Thái Lan phải chấp nhận sự mất mát lãnh thổ đất nước[48].

Chế độ quân chủ lập hiến

sửa

Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, đồng thời đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện nhưng vẫn theo hướng tư bản chủ nghĩa nhằm phát triển kinh tế.

 
Plaek Phibunongkhram kiểm tra quân đội trong Chiến tranh Pháp – Thái

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanmar. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Trong khi các cuộc biểu tình thể hiện chủ nghĩa dân tộc và các cuộc mít tinh chống Pháp được tổ chức tại Bangkok, các cuộc giao tranh nhỏ lẻ diễn ra ở dọc biên giới sông Mekong. Sau khi nước Pháp thất thủ năm 1940, thiếu tướng Plaek Pibulsonggram (thường được biết đến là "Phibun"), thủ tướng Thái Lan, quyết định rằng việc thua trận của nước Pháp đem đến cho người Thái một cơ hội chưa từng có để giành lại những vùng đất đai mà họ đã mất dưới triều vua Chulalongkorn.[49] Chiến tranh Pháp-Thái, Lực lượng của Pháp ở Đông Dương bao gồm một đội quân xấp xỉ 50.000 lính. Khuyết điểm dễ thấy của quân Pháp là thiếu xe thiết giáp: chỉ có 20 xe tăng đã lỗi thời để chống lại gần 100 xe bọc thép của Lục quân Hoàng gia Thái Lan. Không quân Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành các vụ ném bom ban ngày ở Vientiane, Phnom Penh, SisophonBattambang.[50] Người Pháp đã trả đũa bằng chính chiếc máy bay của họ, nhưng thiệt hại gây cho đối phương là ít hơn. Những hoạt động của Không quân Thái Lan, đặc biệt trong việc ném bom bổ nhào đã được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux nhận xét một cách miễn cưỡng rằng những chiếc phi cơ Thái Lan dường như được lái bởi những phi công dày dạn kinh nghiệm trận mạc.[51] Sau khi sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.

Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi AnhPháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà Nhật đã chiếm trong thế chiến 2 cho Anh và Pháp[48]. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Hoàng gia Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang.

Tháng 7-1968, Royal Thai (Black Panther Division) tại bến cảng Tân Cảng, Việt Nam.
Những người lính của Trung đoàn Tình nguyện Quân đội Hoàng gia Thái Lan (Queen's Cobras) thực hiện một nhiệm vụ tìm kiếm và càn quét ở Phước Thơ.

Thái Lan có tham gia vào chiến tranh Việt Nam[52], họ đóng vai trò hàng đầu trong số các nước đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Thái Lan là nhà cung cấp số quân viễn chinh lớn thứ ba cho Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, cũng vì lo sợ sự lan truyền của chủ nghĩa Cộng sản ngay tại đất nước mình. Thái Lan đã cử 40.000 binh tham chiến, với con số hơn 351 binh lính tử trận đã được ghi nhận.[53] Tinh thần quân lính Thái Lan khi đó nói chung khá cao, họ tự hào về vai trò là "những người bảo vệ Hoàng gia Thái Lan khỏi chủ nghĩa cộng sản" và là Phật tử. Các lực lượng Thái Lan thường được các đồng minh Mỹ tôn trọng và gây ra cho các đối thủ Việt Nam của họ nhiều tổn thất[54][55][56]

Lực lượng du kích ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối đe dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Kể từ sau năm 1979, khi quân Khmer Đỏ bị Việt Nam đánh bại tại Campuchia, Thái Lan đã cho phép tàn quân Khmer Đỏ đóng căn cứ bên trong lãnh thổ của mình. Việc này đã dẫn đến một số cuộc giao chiến tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và Việt Nam, cho tới khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia vào năm 1989.

Lịch sử đương đại

sửa

Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992.

Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la, thị trường chứng khoán sụt giảm 75%, kinh tế sụt giảm trên 10% trong giai đoạn 1997-1999. Kinh tế Thái Lan mất 6 năm tiếp theo để khôi phục, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1. Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan đã không còn tăng trưởng nhanh như trước nữa, GDP đầu người của nước này chỉ tăng trung bình 2% mỗi năm trong giai đoạn 2007-2019. Đến năm 2020, Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến kinh tế Thái Lan bị sụt giảm tới 7,5 - 8%, cho tới năm 2022 nước này vẫn chưa hồi phục mức GDP năm 2019.

Đã có một số đụng độ quân sự giữa Thái Lan và Campuchia vào giai đoạn 2010-2012, khi cả hai nước tranh chấp chủ quyền tại vùng quanh đền Preah Vihear của người Khmer, ngôi đền được Tòa án Quốc tế vì Công lý (International Court of Justice) vào năm 1962 tuyên bố thuộc về Campuchia.[48] Xung đột kết thúc khi tòa án quốc tế tiếp tục phán quyết ngôi đền thuộc về Campuchia.

Lịch được sử dụng chính thức tại Thái Lan là Phật lịch, một loại lịch của người phương Đông, sớm hơn Tây lịch 543 năm. Năm 2018 thì là năm thứ 2561 Phật lịch tại Thái Lan.

Năm 2020, lần đầu tiên kể từ năm 1931, nhiều người Thái Lan đã biểu tình công khai phản đối Hoàng gia, kêu gọi hạn chế quyền lực của quốc vương. Người biểu tình tuyên bố đất nước thuộc về nhân dân chứ không phải vua Rama X, họ công khai thách thức hoàng gia Thái Lan. Ở Thái Lan, bất kỳ người nào xúc phạm hoàng gia, đặc biệt là quốc vương, là một trọng tội. Nhưng những người biểu tình đã ngày càng liều lĩnh hơn, có người đã hô "Đả đảo phong kiến, nhân dân muôn năm"[57]

Địa lý

sửa
 
Bản đồ tổng hợp vệ tinh của Thái Lan

Hội đồng nghiên cứu Quốc gia phân chia Thái Lan thành 6 vùng địa lý, dựa trên các đặc điểm tự nhiên bao gồm địa hình và dòng chảy, cũng như mô hình văn hóa của con người. Đó là: Khu vực phía Bắc, đông Bắc, miền Trung, miền phía Đông, miền Tây và miền Nam. Mặc dù Bangkok về mặt địa lý là một phần của đồng bằng trung tâm, vì là thủ đô và thành phố lớn nhất, khu vực này có thể coi là khía cạnh khác, một khu vực riêng biệt. Mỗi vùng trong 6 vùng địa lý khác so với vùng khác ở dân số, các nguồn lực cơ bản, đặc điểm tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế xã hội. Sự đa dạng của các vùng thực tế là thuộc tính nổi bật trong địa chất Thái Lan.

Địa hình

sửa
Một đỉnh núi ở phía bắc Thái Lan, Chiang Mai
Vườn quốc gia Khao Yai
Bãi biển, miền nam Thái Lan
Rừng ở phía bắc Thái Lan

Với diện tích 512.302 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau IndonesiaMyanmar.

Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Đặc điểm nổi bật của địa hình Thái Lan là núi cao, một đồng bằng trung tâm và một vùng cao nguyên. Núi chiếm phần lớn phía bắc Thái và trải rộng dọc theo biên giới Myanmar qua eo Krabán đảo Mã Lai. Đồng bằng trung tâm là một vùng đất thấp bồi bởi sông Chao Phraya và các chi lưu, đó hệ thống sông chính của nước này, chảy vào đồng bằng ở đầu vịnh Bangkok. Hệ thống sông Chao Phraya chiếm khoảng một phần ba lãnh thổ quốc gia. Ở phía đông bắc của đất nước là cao nguyên Khorat, một khu vực nhấp nhô nhẹ với đồi thấp và hồ nông, cung nước vào sông Mekong qua sông Mun. Hệ thống sông Mê đổ vào Biển Đông bao gồm một loạt các kênh và đập.

Cùng nhau, các hệ thống sông Chao Phraya và Mê Kông duy trì nền nông nghiệp Thái Lan qua việc hỗ trợ trồng lúa và cung cấp đường thủy cho việc vận chuyển hàng hóa, người. Ngược lại, các đặc điểm tự nhiên phân biệt của bán đảo Thái Lan là đường bờ biển dài, các hòn đảo ngoài khơi và đầm lầy ngập mặn giảm đi.

Khí hậu

sửa

Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi gió mùa có đặc điểm theo mùa (gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc).[58] Gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 được đặc trưng bởi chuyển động của không khí ấm ẩm từ Ấn Độ Dương tới Thái Lan, gây ra mưa dồi dào nhất đất nước.:2 Gió mùa đông bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 mang lại không khí lạnh và khô nhất Thái Lan từ Trung Quốc. Ở miền nam Thái Lan, gió mùa đông bắc mang lại thời tiết ấm áp và mưa nhiều trên bờ biển phía đông. Phần lớn Thái Lan có khí hậu "nhiệt đới ẩm và khô hoặc khí hậu thảo nguyên" loại (khí hậu xavan).[59] về Phía nam và đầu phía đông của miền đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Thái lan đã 3 mùa.:2 Mùa mưa (giữa tháng 4 - giữa tháng 9) chiếm ưu thế trên phần lớn đất nước. Mùa này đặc trưng bởi mưa dồi dào vào tháng 8 và 9 là thời kì ẩm ướt nhất trong năm.:2 Đôi khi có thể dẫn đến lũ lụt.:4 Ngoài mưa gây ra bởi gió mùa tây nam, những dải hội tụ (ITCZ) và xoáy thuận nhiệt đới cũng góp phần gây mưa trong mùa mưa. Tuy nhiên, những đợt khô thường xảy ra trong khoảng 1 - 2 tuần kể từ đầu tháng 6 - 7. Đó là do sự chuyển động về phía bắc của dải hội tụ đến miền nam Trung Quốc. Mùa Đông bắt đầu từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 3. Phần lớn Thái Lan trải qua thời tiết khô trong mùa này với nhiệt độ nhẹ. Ngoại trừ phía nam Thái Lan, nơi có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào tháng 10 - 11. Hai tháng mùa hè từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 và đặc trưng là thời tiết ấm hơn.

Do đặc điểm thiên nhiên nội địa và vĩ độ, miền bắc, đông bắc, trung và đông của Thái Lan trải qua một thời gian dài thời tiết ấm áp. Trong thời gian nóng nhất trong năm (tháng 3 - tháng 4), nhiệt độ thường đạt tới 40 °C (104 °F) trở lên, ngoại trừ vùng duyên hải, nơi gió biển có nhiệt độ dịu buổi chiều. Ngược lại, sự bùng phát không khí lạnh từ Trung Quốc có thể mang lại nhiệt độ lạnh hơn trong một số trường hợp (đặc biệt là ở miền bắc và đông) gần hoặc dưới 0 °C (32 °F). Nam Thái lan đặc trưng bởi thời tiết ôn hòa quanh năm với nhiệt độ ít thay đổi ban ngày và mùa hè thay đổi do ảnh hưởng của biển.

Hầu hết quốc gia có lượng mưa hàng năm là 1.300 đến 1.700 mm (51 đến 67 in).

Động thực vật

sửa
 
Cá nạng hải, Đảo Phi Phi

Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voibò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Voi là biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Hiện nay số lượng voi suy giảm nghiêm trọng do nạn săn trộm voi để lấy ngà voi, và gần đây là để lấy thịt voi[60]. Voi con thường bị bắt để sử dụng trong các điểm tham quan du lịch, mặc dù việc sử dụng chúng đã giảm kể từ khi chính phủ cấm khai thác vào năm 1989. Hiện nay số lượng cá thể voi sống trong điều kiện bị giam cầm thậm chí còn lớn hơn cả số voi còn tồn tại ngoài tự nhiên, và các nhà hoạt động môi trường cáo buộc rằng những con voi sống trong điều kiện nuôi nhốt thường bị ngược đãi[61].

Hành chính

sửa

Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: BangkokPattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.

Các tỉnh được chia thành các huyện (อำเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2017, Thái Lan có tổng cộng 878 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok)[62]. Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon PathomSamut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các huyện được chia thành các xã (ตำบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (ท้องที่ thongthi). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ้าน muban).

Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร Thesaban nakhon), thị xã (เทศบาลเมือง Thesaban mueang) và thị trấn (เทศบาลตำบล Thesaban tambon). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.

Danh sách các tỉnh Thái Lan theo Vùng

sửa
Miền Bắc Thái Lan Đông Bắc Thái Lan Miền Trung Thái Lan
Bản đồ các tỉnh Thái Lan có thể click để xem
 Chiang Rai (tỉnh)Chiang Mai (tỉnh)Mae Hong Son (tỉnh)Phayao (tỉnh)Lampang (tỉnh)Phrae (tỉnh)Lamphun (tỉnh)Nan (tỉnh)Uttaradit (tỉnh)Bueng Kan (tỉnh)Nong Khai (tỉnh)Udon Thani (tỉnh)Nakhon Phanom (tỉnh)Sakon Nakhon (tỉnh)Kalasin (tỉnh)Mukdahan (tỉnh)Loei (tỉnh)Khon Kaen (tỉnh)Nong Bua Lamphu (tỉnh)Tak (tỉnh)Sukhothai (tỉnh)Phitsanulok (tỉnh)Phichit (tỉnh)Uthai Thani (tỉnh)Kamphaeng Phet (tỉnh)Nakhon Sawan (tỉnh)Phetchabun (tỉnh)Chaiyaphum (tỉnh)Maha Sarakham (tỉnh)Roi Et (tỉnh)Yasothon (tỉnh)Amnat Charoen (tỉnh)Ubon Ratchathani (tỉnh)Sisaket (tỉnh)Surin (tỉnh)Buriram (tỉnh)Nakhon Ratchasima (tỉnh)Lopburi (tỉnh)Chainat (tỉnh)Singburi (tỉnh)Kanchanaburi (tỉnh)Suphan Buri (tỉnh)Ang Thong (tỉnh)Saraburi (tỉnh)Ayutthaya (tỉnh)Nakhon Nayok (tỉnh)Prachin Buri (tỉnh)Pathum Thani (tỉnh)Nakhon Pathom (tỉnh)Ratchaburi (tỉnh)Sa Kaew (tỉnh)Chachoengsao (tỉnhChon Buri (tỉnh)Rayong (tỉnh)Chanthaburi (tỉnh)Trat (tỉnh)Phetchaburi (tỉnh)Prachuap Khiri Khan (tỉnh)Chumphon (tỉnh)Ranong (tỉnh)Surat Thani (tỉnh)Phang Nga (tỉnh)Phuket (tỉnh)Krabi (tỉnh)Nakhon Si Thammarat (tỉnh)Trang (tỉnh)Phatthalung (tỉnh)Satun (tỉnh)Songkhla (tỉnh)Pattani (tỉnh)Yala (tỉnh)Narathiwat (tỉnh)Samut Prakan (tỉnh)BangkokNonthaburi (tỉnh)Samut Sakhon (tỉnh)Samut Songkhram (tỉnh)
A clickable map of Thailand exhibiting its provinces.
  1. Chiang Mai
  2. Chiang Rai
  3. Kamphaeng Phet
  4. Lampang
  5. Lamphun
  6. Mae Hong Son
  7. Nakhon Sawan
  8. Nan
  9. Phayao
  10. Phetchabun
  11. Phichit
  12. Phitsanulok
  13. Phrae
  14. Sukhothai
  15. Tak
  16. Uthai Thani
  17. Uttaradit
  1. Amnat Charoen
  2. Buriram
  3. Bueng Kan
  4. Chaiyaphum
  5. Kalasin
  6. Khon Kaen
  7. Loei
  8. Maha Sarakham
  9. Mukdahan
  10. Nakhon Phanom
  11. Nakhon Ratchasima
  12. Nongbua Lamphu
  13. Nong Khai
  14. Roi Et
  15. Sakon Nakhon
  16. Sisaket
  17. Surin
  18. Ubon Ratchathani
  19. Udon Thani
  20. Yasothon
  1. Ang Thong
  2. Ayutthaya
  3. Bangkok
  4. Chainat
  5. Kanchanaburi
  6. Lopburi
  7. Nakhon Nayok
  8. Nakhon Pathom
  9. Nonthaburi
  10. Pathum Thani
  11. Phetchaburi
  12. Prachuap Khiri Khan
  13. Ratchaburi
  14. Samut Prakan
  15. Samut Sakhon
  16. Samut Songkhram
  17. Saraburi
  18. Sing Buri
  19. Suphanburi
Miền Đông Thái Lan Miền Nam Thái Lan
  1. Chachoengsao
  2. Chanthaburi
  3. Chonburi
  4. Rayong
  5. Prachinburi
  6. Sa Kaeo
  7. Trat
  1. Chumphon
  2. Krabi
  3. Nakhon Si Thammarat
  4. Narathiwat
  5. Pattani
  6. Phang Nga
  7. Phatthalung
  1. Phuket
  2. Ranong
  3. Satun
  4. Songkhla
  5. Surat Thani
  6. Trang
  7. Yala

Chính trị

sửa
 
Tòa nhà Quốc hội Thái Lan

Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.

Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.

Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.[63]

Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi[64][65]. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc[66][67].

Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.[68]

Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.

Giai đoạn 1997 - 2006

sửa
 
Các chủ đề Thái Lan
Ẩm thực
Văn hóa
Âm nhạc
Kinh tế
Điện ảnh
Chính trị
Ngày lễ
Tiếng Thái
Hành chính
Lịch sử
Văn hóa
Giáo dục
Du lịch
Dân số
Trang phục
Thể thao
Du lịch
edit box

Hiến pháp 1997 là hiến pháp đầu tiên được phác thảo bởi Hội đồng lập pháp dân cử, và thường được gọi là "Hiến pháp nhân dân"[69].

Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi quốc hội lưỡng viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ (สภาผู้แทนราษฎร sapha phutan ratsadon) và 200 thượng nghị sĩ (วุฒิสภา wuthisapha). Lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, cả hai viện đều lập tức thông qua (dự thảo hiến pháp). Nhiều quyền con người được thừa nhận, làm tăng thêm mức độ ổn định của chính phủ dân bầu. Hạ viện được chọn thông qua hệ thống bầu cử first-past-the-post, trong đó (trong một vùng) chỉ có duy nhất một người chiến thắng bởi đa số phiếu. Thượng viện được lựa chọn dựa trên hệ thống hành chính cấp tỉnh, tùy thuộc vào số dân mà mỗi tỉnh có một hoặc nhiều hơn các thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, còn ở hạ viện là 4 năm.

 
Tổng thống Nga Putin và cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trước Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2003.

Hệ thống tư pháp (ศาล saan) bao gồm tòa án hoàng gia (ศาลรัฐธรรมนูญ săan rát-tà-tam-má-nuun) chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh hoàng gia và các vấn đề chính trị.

Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái Lan[70]. Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái Lan hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi và được khuyến cáo rằng để giảm bớt tình trạng mua phiếu so với trước đây[71][72][73].

Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Mâu thuẫn mỗi ngày một tăng, dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19 tháng 9 năm 2006.

Sau đảo chính 2006

sửa
 
Yingluck Shinawatra là người phụ nữ đầu tiên trở thành Thủ tướng ở Thái Lan
 
Thanathorn Juangroongruangkit, Lãnh đạo Đảng Tương lai mới, Đảng của họ có một ý thức hệ chống lại chế độ độc tài

Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hội và Tòa án, giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật và, cuối cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng quân sự đồng thuận đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ tướng bất kể khi nào.[74]

Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5 năm 2007.

Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong 500 ghế quốc hội. Với chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều bất ổn trong chính trường.[75] Tuy nhiên, năm 2014, đến lượt bà Yingluck lại bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan buộc phải từ chức sau nhiều tháng không giải quyết được các khủng hoảng chính trị. Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, một chính quyền độc tài quân sự duới sự chỉ huy của Tướng Prayuth Chan-ocha, đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Năm 2020, chính phủ quân sự Thái Lan quyền quân sự đã sử dụng quyền lực của tòa án Thái Lan giải thể đảng đối lập lớn thứ hai ở Hạ viện Đảng Tương lai mới, Đảng Tương lai mới là một đảng chính trị ở Thái Lan được thành lập vào tháng 3 năm 2018, bởi Thanathorn Juangroongruangkit, cựu Phó chủ tịch của Tập đoàn Thượng đỉnh Thái Lan và Piyabutr Saengkanokkul, học giả pháp lý. bởi vì Đảng của họ có chính sách phát triển quốc gia hiện đại dựa trên khái niệm về một thế hệ mới, và đảng của họ có một hệ tư tưởng chống lại sự cai trị của đất nước với chế độ độc tài tuyệt đối. Với bản án trên, 16 thành viên ban lãnh đạo đảng Tương lai mới chẳng hạn như Pannika Wanich, Piyabutr Saengkanokkul, trong đó có ông Thanathorn, sẽ bị cấm hoạt động chính trị trong vòng 10 năm.[76]

Hoàng gia Thái Lan

sửa
 
Bhumibol Adulyadej, rất thích sự tôn trọng và uy quyền đạo đức phổ biến, đôi khi được sử dụng để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị.

Chế độ quân chủ Thái Lan chuyển thành chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1932 sau Cách mạng Xiêm năm 1932. Danh hiệu của vua Thái bao gồm Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.[77]

Tháng 10 năm 1973, sau những cuộc biểu tình đông đảo và sau cái chết của nhiều người biểu tình ủng hộ dân chủ do giới sinh viên khởi xướng và lãnh đạo, nhà vua Bhumibol lần đầu tiên khẳng định vai trò của ông trên chính trường Thái Lan bằng cách công khai bày tỏ lập trường ủng hộ những nỗ lực chấm dứt chế độ quân sự Thanom. Ông ra lệnh mở cửa Cung điện Chitralada đón tiếp các sinh viên bị giới chức truy đuổi, và tiếp xúc với những thủ lĩnh của phong trào sinh viên đấu tranh.[78]

Năm 1976, những cuộc phản kháng chống nhà cựu độc tài bắt đầu leo thang, lên đến cao điểm khi hai tờ nhật báo cho đăng tải những hình ảnh giả mạo miêu tả sinh viên Đại học Thammasat treo cổ hình nộm thái tử Vajiralongkorn. Được Quốc vương Bhumibol Adulyadej ngầm phê chuẩn, xướng ngôn viên trên đài phát thanh do quân đội kiểm soát cáo buộc các sinh viên kháng nghị phạm tội khi quân và huy động lực lượng dân quân của quốc vương, gồm Do thám làng, Nawaphon, và Bò tót Đỏ để "giết bọn cộng sản". Đến chạng vạng ngày 5 tháng 10, khoảng 4.000 người từ các lực lượng dân quân này cũng như nhân viên quân đội và cảnh sát tập hợp bên ngoài Đại học Thammasat nơi các sinh viên đã kháng nghị nhiều tuần. Các hành động này chuẩn bị cho cuộc thảm sát vào hôm sau.

Đến bình minh ngày 6 tháng 10 năm 1976, quân đội và cảnh sát cũng như ba lực lượng dân quân chặn lối ra khỏi đại học và bắt đầu bắn vào khuôn viên, sử dụng súng trường M16, súng cạc-bin, súng ngắn, súng phóng lựu, và thậm chí là súng không giật cỡ lớn. Bị ngăn rời khuôn viên trường hay thậm chí là đưa người bị thương đến bệnh viện, các sinh viên khẩn cầu ngừng bắn, nhưng các cuộc tấn công vẫn tiếp tục. Khi một sinh viên ra đầu hàng, anh bị bắn chết. Sau khi cảnh sát trưởng Bangkok ban lệnh tự do khai hỏa, họ nã súng ồ ạt vào khuôn viên, lãnh đạo là cảnh sát biên phòng. Các sinh viên lặn dưới sông Chao Phraya bị các tàu hải quân bắn trong khi những người khác đầu hàng nằm xuống đất, bị đánh đập khiến nhiều người chết. Một số người bị treo lên cây và bị đánh, những người khác bị đốt cháy. Các sinh viên nữ bị cảnh sát và Bò tót Đỏ cưỡng hiếp, có người mất mạng. Thảm sát tiếp tục trong vài giờ, và chỉ dừng lại vào buổi trưa do có mưa. Theo chính phủ, có 46 người chết do xung đột, cùng 167 người bị thương và 3.000 người bị bắt giữ. Nhiều người còn sống tuyên bố rằng tổng số người chết vượt quá 100. Đây chính là cuộc Thảm sát Đại học Thammasat.

Trong năm 1992, Bhumibol thủ giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển đổi đất nước Thái Lan sang nền dân chủ. Cuộc đảo chính ngày 23 tháng 2 năm 1991 lại đặt Thái Lan dưới sự cai trị của một chế độ độc tài quân sự. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1992, các chính đảng chiếm đa số mời Tướng Suchinda Kraprayoon, người lãnh đạo cuộc chính biến, làm thủ tướng. Động thái này gây ra nhiều bất bình, tăng cường độ các xung đột dẫn đến các cuộc biểu tình và gây ra nhiều thương vong khi quân đội được gọi đến để trấn áp các cuộc tụ tập. Tình thế trở nên đáng quan ngại khi cả hai phía đều không có dấu hiệu nhượng bộ khiến tình trạng bạo động càng leo thang.[79]

Quốc vương cho đòi Suchinda và nhà lãnh đạo phong trào ủng hộ dân chủ, Thiếu tướng Chamlong Srimuang, đến gặp ông trong một buổi hội kiến được truyền hình. Ngay lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng, hai nhân vật chống đối nhau cùng phủ phục trước nhà vua (theo nghi thức hoàng gia), và Suchinda từ chức không lâu sau đó. Đó là một trong vài lần hiếm hoi nhà vua can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp chính trị. Một cuộc tổng tuyển cử được tiến hành, và từ đó nền dân chủ được phục hồi.

 
Một người phản kháng mặc áo thun màu vàng hoàng tộc với hàng chữ "Chúng tôi yêu Quốc vương", trở thành biểu tượng của phong trào chống Thaksin.

Nhà vua cũng bị lôi cuốn vào cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan trong năm 2005-2006. Tháng 4 năm 2005, Thủ tướng Thaksin Shinawatra chủ toạ một buổi lễ công quả tại Chùa Emerald Buddha, thánh địa của Phật giáo Thái Lan. Tờ Phoochatkarn, một nhật báo ở Bangkok, cho rằng Thaksin cướp quyền quốc vương qua hành động chủ toạ buổi lễ. Chủ báo Phoochatkan, Sondhi Limthongkul, đẩy mạnh việc sử dụng các khẩu hiệu như "Chúng ta yêu Quốc vương", "Chúng ta chiến đấu cho Quốc vương", "Trả quyền lực về cho Nhà Vua" như là một công cụ trong các cuộc biểu tình chống Thaksin. Trong thực tế, Bhumibol đã chuẩn thuận cho Thaksin chủ toạ buổi lễ, song Sondhi cứ tiếp tục sử dụng các khẩu hiệu ủng hộ hoàng gia nhẳm trong các cuộc biểu tình chống Thaksin cho đến khi Thaksin phải tuyên bố từ chức, sau một cuộc hội kiến với Bhumibol.[80]

Trong những tuần lễ trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 năm 2006, liên minh chống Thaksin (bao gồm Đảng Dân chủ, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ, và Hiệp hội Luật Thái Lan) thỉnh cầu nhà vua bổ nhiệm thủ tướng và nội các thay thế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng, nhưng yêu cầu này vấp phải nhiều sự chống đối. Bhumibol, trong bài diễn văn đọc ngày 26 tháng 4, trả lời rằng "Thỉnh cầu Quốc vương bổ nhiệm thủ tướng là không dân chủ. Ấy là, tôi xin lỗi, một sự lộn xộn. Đó là điều không hợp lý".

 
Nhà hỏa táng của vua Rama IX vào ban đêm

Năm 2016, Bhumibol, vị vua trị vì dài nhất trong lịch sử Thái Lan qua đời, và con trai của ông là Vajiralongkorn nối ngôi, lấy hiệu là Rama X.

Theo hình phạt khi quân (lèse-majesté), phê bình hoàng tộc và Nhà vua đều bị nghiêm cấm ở Thái Lan, nếu vi phạm có thể bị phạt tù. Ví dụ như ngày 6.12.2016, cảnh sát đã tới văn phòng của đài BBC ở thủ đô Bangkok điều tra về một bài viết bị cho là bôi nhọ nhà vua. Bài này đã xuất hiện trên trang mạng của đài bằng tiếng Thái vào ngày thứ năm tuần trước. Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, Jatupat Boonpattararaksa, đã bị bắt vào ngày thứ bảy cùng tuần, vì ông ta đã lan truyền bài này qua trang Facebook của mình. Ông bị cáo buộc tội bôi nhọ nhà vua. Sau đó ông đã được thả ra sau khi đóng tiền bảo chứng. Nếu bị kết tội, ông ta có thể bị 15 năm tù.[81]

Theo hiến pháp, nhà vua bị hạn chế quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, nhà vua được trao một số quyền hạn và có vai trò nhất định trong các hoạt động của chính phủ. Theo hiến pháp, nhà vua là người đứng đầu lực lượng vũ trang. Ông được yêu cầu phải là Phật tử cũng như là người bảo hộ cho tất cả các tín ngưỡng tôn giáo trong nước. Nhà vua cũng được giữ lại một số quyền hạn truyền thống như quyền chỉ định người thừa kế và quyền ban ân xá dưới sự đồng ý của Hoàng gia. Nhà vua được trợ giúp trong những nhiệm vụ của mình bởi Hội đồng cơ Mật của Thái lan. Mặc dù Quốc vương không có quyền lập pháp nhưng các đạo luật của Quốc hội nếu muốn được thông qua phải nhận được sự đồng ý của ông. Quốc vương cũng có quyền can thiệp vào các vấn đề của chính phủ, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng chính trị. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.

Quốc vương Thái Lan phải hành động trong phạm vi luật hiến pháp.[82] nhưng có toàn quyền bổ nhiệm nhân sự trong một số lĩnh vực như quân đội.[83]

Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Tuy nhiên trong giai đoạn cai trị của Rama X, uy tín của nhà vua đã sụt giảm đáng kể do những tai tiếng xung quanh đời tư và lối sống không chuẩn mực của vị vua này. Năm 2020, lần đầu tiên kể từ năm 1932, ở Thái Lan đã nổ ra biểu tình với mục đích phê phán Hoàng gia và yêu cầu tước bỏ một số đặc quyền của nhà vua.

Nhân khẩu

sửa
 
Phật Statua
 
Tu sĩ trẻ em ngồi thiền trong rừng

Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai có quan hệ gần với tiếng Lào, Shan và một loạt các nhóm ngôn ngữ nhỏ khác tại miền bắc Việt Nam và vùng Quảng Tây, Vân Nam thuộc Trung Quốc. Tiếng Thái gồm bốn phương ngữ: tiếng Thái Trung tâm hay tiếng Xiêm, tiếng Thái Đông Bắc hay tiếng Isản còn gọi là tiếng Lào, tiếng Thái Bắc hay tiếng Làn Nà cũng gọi là tiếng Lào, tiếng Thái Nam hay tiếng Tai. Dạng chuẩn hóa của tiếng Thái dựa trên phương ngữ trung tâm (Xiêm), có bảng chữ cái riêng và là ngôn ngữ hành chính của đất nước. Người Thái ở vùng trung tâm (Xiêm) tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người Thái đông bắc, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.

Ngoài người Thái thì người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị và vai trò kinh tế rất lớn trong đất nước này. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam nói một loại phương ngữ Mã Lai gọi là Yawi, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất), người Chăm, Lawa, Akha, Karen, Hmông, La Hủ, Lisu, Lôlô...và các nhóm Tai khác như: Thái Đentỉnh Loei (Tai Đăm, chữ Thái:ไท ดำ), Nyaw, Phu Thai, Shan, Lự, Saek.v.v.. Cũng có nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan từ thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người Việt Nam vì tỵ nạn thực dân Pháp, hoặc để tránh chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam nên đã sang định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc nước này.

Bên cạnh tiếng Thái còn có các tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isản và những ngôn ngữ khác chủ yếu thuộc ngữ hệ Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, nhưng mức độ thành thạo thấp.

Già hóa dân số

sửa

Thái Lan đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Thái Lan có tỷ lệ sinh thấp nhất Đông Nam Á, ngang với Singapore. Từ năm 2000 đến năm 2021, dân số từ 20 - 24 tuổi của Thái Lan đã giảm 20%, chỉ thấp hơn chút ít so với mức giảm 27% ở Nhật Bản[84]

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Thái Lan, tỷ lệ sinh của Thái Lan đã giảm mạnh, từ 818.901 bé trong năm 2012 xuống chỉ còn 544.570 bé trong năm 2021. Năm 2021, Thái Lan đã phải chi 750 tỷ bạt (tương đương 4,43% GDP) cho việc chăm sóc người cao tuổi, so với năm 2013 chỉ vào khoảng 430 tỷ bạt. Đến năm 2022, với 15,8 triệu người (chiếm 22% tổng dân số) có độ tuổi từ 60 trở lên, Thái Lan đã chính thức trở thành "xã hội già hóa". Số người từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ chiếm 26% dân số Thái Lan vào năm 2040. Sự già hóa khiến lực lượng lao động Thái Lan sẽ giảm với tốc độ khoảng 5%/năm trong giai đoạn 2020-2060 với mức giảm tổng cộng lên tới 14,4 triệu người, gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Thái Lan.[85]

Quan hệ ngoại giao

sửa

Thái Lan tham gia đầy đủ vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Nước này là một trong những đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Thái Lan là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Thái Lan ngày càng phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên ASEAN khác: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei, Lào, Campuchia, MyanmarViệt Nam. Trong những năm gần đây, Thái Lan đã và đang đóng một vai trò ngày càng tích cực trong các vấn đề nóng bỏng của quốc tế. Khi Đông Timor giành được độc lập từ Indonesia, Thái Lan, lần đầu tiên trong lịch sử, đã gửi quân đội của họ ra nước ngoài với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế. Quân đội Thái Lan vẫn ở Đông Timor cho đến ngày hôm nay như là một phần của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Thái Lan đã đóng góp quân đội của mình cho những nỗ lực tái thiết ở Afghanistan và Iraq.

Hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia vẫn còn là vấn đề nan giải, gây lo ngại cho nhiều nước. Vào tháng 4 năm 2009, cuộc chiến nổ ra giữa quân đội Thái Lan và Campuchia trên khu vực lãnh thổ tiếp giáp với tàn tích 900 năm tuổi của ngôi đền Hindu Preah Vihear gần biên giới hai nước. Chính phủ Campuchia tuyên bố quân đội của họ đã giết chết ít nhất bốn người Thái và bắt giữ 10 người, mặc dù chính phủ Thái Lan tuyên bố rằng không có bất kỳ binh sĩ Thái Lan nào đã bị giết hoặc bị thương. Hai người lính Campuchia và ba người lính Thái đã bị giết. Quân đội của hai bên đều phủ nhận họ đã xâm phạm đến lãnh thổ của phía bên kia và đổ lỗi cho phe còn lại đã nổ súng trước [86][87]

Kể từ khi cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào tháng 5 năm 2014, danh tiếng trên toàn cầu của Thái Lan đã đi xuống, theo Giáo sư Thitinan Pongsudhirak của Đại học Chulalongkorn. Ông khẳng định, "Vào thời điểm tròn 4 năm cuộc đảo chính Thái Lan vào cuối tháng này [tháng 5 năm 2018], quan hệ đối ngoại của Thái Lan sẽ là một trong những cái giá đắt nhất phải trả từ chính phủ quân sự.... Thay vì tiến lên phía trước và mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài, Thái Lan đã thoái lui và đi vào bế tắc". [88]

Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 6 tháng 8 năm 1976.

Kinh tế

sửa


Bangkok, thủ đô, cũng là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế tài chính của đất nước

Thái Lan ban đầu vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 14. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.

Hiện nay, Thái Lan được coi là một nước công nghiệp mới. Tính cho đến hết năm 2024, tổng sản phẩm nội địa của Thái Lan là 549 tỷ USD[5] (đứng thứ 26 thế giới, đứng thứ 8 châu Á và đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia). Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, đạt trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Từ mức giá ổn định 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht phá giá hơn một nửa, chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết chỉ bằng 10,2% năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, kinh tế năm 1997 bị sụt giảm tới 20%.

 
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới

Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên "Thaksinomics". Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2%, đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%[89]. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Đến năm 2005, kinh tế Thái Lan gần đạt mức trước khủng hoảng năm 1997, với sức mua tương đương đầu người đạt mức 8.300 USD/năm, so với mức 8.800 USD vào năm 1997. Mức tăng trưởng trong các năm 2005, 2006 và 2007 dao động trong khoảng 4-5%. Mức tăng trưởng GDP là 0,1% trong năm 2011, đã nhảy vọt lên 5,5% vào năm 2012 và sau đó là 7,5% vào năm 2013. Năm 2017, kinh tế Thái Lan đạt mức tăng trưởng là 3,9 %.[90]

Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm[89]. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, xe máy, máy tính và thiết bị điện tử. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Ấn Độ, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa[91]. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong[92]. Vào năm 2010, 49% lực lượng lao động của Thái Lan tập trung trong ngành nông nghiệp. Con số này giảm từ 70% vào năm 1980 [93]. Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Tính đến năm 2012, ngành công nghiệp ô tô Thái Lan là ngành công nghiệp ô tô lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 9 trên thế giới, sự thành công trong việc xuất khẩu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực lắp ráp xe hơi đã khiến cho sản lượng hàng năm của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan đạt gần 1,7 triệu xe.[94][95][96]

 
Quảng trường mua sắm Central World tại Bangkok của Central Group - tập đoàn bán lẻ đa quốc gia lớn nhất Thái Lan.[97]

Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, khí đốt, wolfram, tantal, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorit và đất trồng.

Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. (Buddhist Era - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong công nghiệp và thương mại.[98]

Năm 2016, 5,81 triệu người Thái Lan sống trong nghèo đói, 11,6 triệu người (17,2% dân số) ở tình trạng "cận nghèo". Tỷ lệ người nghèo so với tổng dân số ở mỗi vùng là 12,96% ở vùng Đông Bắc, 12,35% ở miền Nam, và 9,83% ở miền Bắc[99]. Năm 2017, có 14 triệu người nộp đơn xin trợ cấp xã hội (thu nhập hàng năm dưới 100.000฿). Vào cuối năm 2017, tổng nợ hộ gia đình của Thái Lan là 11,76 nghìn tỷ. Năm 2010, 3% số hộ gia đình bị phá sản. Năm 2016, ước tính có khoảng 30.000 người vô gia cư trong nước[100].

Bất bình đẳng xã hội - kinh tế và sự phụ thuộc quá lớn vào du lịch là hai nhóm vấn đề, thách thức lớn cho nền kinh tế Thái Lan hiện nay. Việc phụ thuộc quá nhiều vào các ngành dịch vụ (như du lịch) khiến kinh tế Thái Lan rất dễ bị tổn thương trước những tác động bên ngoài, ví dụ như đại dịch Covid-19[101] Đến đầu thập niên 2020, nước này đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình bởi gánh nặng của già hóa dân số, hệ thống giáo dục suy thoái và nền nông nghiệp trình độ thấp.[102] Nếu tiếp tục tăng trưởng chậm chạp như giai đoạn 2010-2020 (khoảng 2-3% mỗi năm) thì đến giai đoạn 2025-2030, quy mô GDP của Thái Lan sẽ lần lượt bị Việt Nam, PhilipinesSingapore vượt qua, và thứ hạng GDP của nước này sẽ tụt xuống chỉ còn ở hạng 5 Đông Nam Á.

Nông nghiệp

sửa

Năm 2022, nông nghiệp đóng góp khoảng 1/10 GDP của Thái Lan nhưng sử dụng khoảng 1/3 lực lượng lao động. Lúa gạo vẫn là cây trồng chủ lực, chiếm 14% thương mại gạo quốc tế. Tuy nhiên, năng suất lúa trung bình của Thái Lan hiện thấp hơn so với Việt Nam, CampuchiaLào. Trang trại trồng lúa trung bình của Thái Lan quá nhỏ và nông dân quá nghèo hoặc đã quá lớn tuổi để đầu tư vào thiết bị hoặc cơ sở hạ tầng để cải thiện năng suất.

Người gốc Hoa

sửa

Người Thái gốc Hoa là thế lực nắm giữ huyết mạch kinh tế của Thái Lan. Tại Thái Lan, người Thái gốc Hoa chỉ chiếm 13% dân số, nhưng chiếm tới gần 78% vốn của các doanh nghiệp và trên 49% vốn của ngành ngân hàng. Năm 2000, các ngân hàng và công ty tài chính của người Thái gốc Hoa ở Thái Lan có tài sản tới trên 22,2 tỷ USD, lớn hơn tài sản 21,8 tỷ USD của cả chính phủ và Hoàng gia Thái Lan cộng lại. Người gốc Hoa kiểm soát hầu hết mọi ngành nghề kinh doanh, từ buôn bán nhỏ lẻ đến các ngành công nghiệp lớn ở Thái Lan. Dù chỉ chiếm trên 10% dân số, người gốc Hoa chiếm hơn 4/5 lượng gạo, thiếc, cao su và gỗ xuất khẩu của cả nước, và hầu như toàn bộ hoạt động thương mại, bán buôn và bán lẻ của Thái Lan.[103]

Các chính sách của Thái Lan trong những năm 1930 nhằm trao thêm quyền kinh tế cho phần lớn người Thái bản địa đã thất bại, đến cuối thế kỷ 20 vẫn có hơn 70% cửa hàng bán lẻ và 80–90% các nhà máy xay xát gạo do người gốc Hoa kiểm soát.[104]:179[105]:55 Một cuộc khảo sát với khoảng 70 tập đoàn kinh doanh quyền lực nhất của Thái Lan cho thấy tất cả ngoại trừ ba tập đoàn đều do người Thái gốc Hoa làm chủ[104] Năm 1997, người Hoa kiểm soát hơn 78% các công ty đại chúng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan[106][107]

Năm mươi gia đình người gốc Hoa kiểm soát toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của đất nước, tương đương 80–87% tổng vốn hóa thị trường của nền kinh tế Thái Lan.[108] Hơn 77% trong số 40 người giàu nhất ở Thái Lan là người gốc Hoa hoàn toàn hoặc một phần.[109] Trong những năm 1990, trong số 10 doanh nghiệp hàng đầu của Thái Lan về doanh số, 8 trong số đó thuộc sở hữu của người Hoa, duy nhất Siam Cement không phải là công ty do người Hoa sở hữu[104]:179[105]:55 Trong số 5 tỷ phú USD ở Thái Lan vào cuối thế kỷ 20, tất cả đều là người gốc Hoa toàn bộ hoặc một phần[110][111]:22[112] Người Thái Lan bản địa thiếu văn hóa thương mại, và kinh tế khu vực tư nhân hoàn toàn do người gốc Hoa chi phối.[113]:193[114] Trong số 25 doanh nhân hàng đầu ở Thái Lan, 23 người là người gốc Hoa hoặc một phần gốc Hoa. Người gốc Hoa cũng chiếm 96% trong tổng số 70 tập đoàn kinh tế mạnh nhất Thái Lan[104]:35[115][116] 90% lĩnh vực sản xuất của Thái Lan và 50% ngành dịch vụ của Thái Lan do người gốc Hoa kiểm soát.[117]

Chính vì vậy mà quyền lực, sức ảnh hưởng và địa vị của người gốc Hoa ở Thái Lan rất cao. Rất nhiều người Thái gốc Hoa từng làm thủ tướng Thái Lan như anh em Thủ tướng nhà Shinawatra, cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, Chuan Leekpai... Người gốc Hoa cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong bộ máy chính phủ Thái Lan.

Giao thông

sửa
 
BTS Skytrain là một hệ thống vận chuyển nhanh trên cao ở Bangkok
 
Sân bay chính của Thaïland là Sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok

Giao thông tại Thái Lan khá đa dạng và hỗn loạn, không có một phương tiện vận tải nào chiếm ưu thế. Vận tải xe buýt chiếm ưu thế ở khoảng cách xa và ở Bangkok, còn xe máy thống trị ở các khu vực nông thôn cho các chuyến đi ngắn, thay cho xe đạp. Giao thông vận tải đường bộ là hình thức chính của vận tải hàng hóa tại quốc gia này. Tàu chậm từ lâu đã là một cơ chế vận chuyển đường dài ở nông thôn, mặc dù các kế hoạch đang được tiến hành để mở rộng dịch vụ với tuyến đường sắt tốc độ cao mở rộng đến một số khu vực chính của Thái Lan.

Vận chuyển hàng không nội địa trước đây do một số ít các hãng hàng không thống trị, nhưng trong thời gian gần đây đã chứng kiến một sự phát triển đột biến do phần lớn vào việc mở rộng dịch vụ của các hãng hàng không giá thấp. Tại Bangkok, Pattaya và các thành phố lớn khác, dịch vụ xe ôm luôn có sẵn. Số lượng taxi ở Bangkok cũng rất nhiều. Kể từ lần đầu tiên mở cửa đường sắt vận chuyển tốc độ cao vào năm 1999 tại Bangkok, khách di chuyển hàng ngày trên các tuyến đường vận chuyển khác nhau của Bangkok đã tăng lên hơn 800.000, với nhiều tuyến đường sắt bổ sung đang được đề xuất và xây dựng.

Xe ô tô tư nhân, với mức tăng trưởng nhanh chóng góp phần vào tình trạng tắc nghẽn giao thông nổi tiếng của Bangkok trong hai thập kỷ qua, được sử dụng ngày càng nhiều đặc biệt trong giới khách du lịch, người nước ngoài, tầng lớp thượng lưu, và tầng lớp trung lưu. Một mạng lưới đường ô tô trên khắp Thái Lan đã từng bước được thực hiện, với đường cao tốc hoàn thành vào Bangkok và hầu hết miền trung Thái Lan. Những khu vực có đường thủy thường xuyên có dịch vụ tàu thuyền và nhiều phương tiện giao thông sáng tạo khác cũng tồn tại như tuk-tuk, vanpool, songthaew và thậm chí cả voi ở khu vực nông thôn.

Giao thông ở Thái Lan được áp dụng theo luật của Anh đó là bên trái.

Du lịch

sửa
Một di tích văn hóa thu hút nhiều khách du lịch đến Thái Lan
Wat Arun, Bangkok

Thái Lan là quốc gia phát triển trong ngành du lịch, nước này sở hữu những điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới như: Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, hay Ko Samui,... Đón tiếp xấp xỉ 40 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm trong năm 2019[118][119]. Nguồn thu từ công nghiệp du lịch, dịch vụxuất khẩu có đóng góp lớn cho nền kinh tế.[120][121]

Năm 2006, Thái Lan là quốc gia xếp thứ 18 về số lượng du khách trong bảng xếp hạng World Tourism rankings với ~14 triệu lượt khách. Pháp, một quốc gia có diện tích và dân số tương tự Thái Lan, xếp đầu bảng với hơn ~80 triệu lượt du khách. Vào năm 2016, đã có 32,60 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm Thái Lan [122][123][124]. Cùng năm đó, thủ đô Bangkok của Thái Lan trở thành thành phố có số khách du lịch ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, vượt qua cả LondonNew York.[125]

Thái Lan là quốc gia thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Đông Nam Á vào năm 2013, theo Tổ chức Du lịch Thế giới. Ước tính ngành du lịch đóng góp trực tiếp vào kinh tế Thái Lan khoảng một nghìn tỷ baht (16% GDP). Khi bao gồm các tác động gián tiếp của du lịch, ước tính doanh thu từ ngành du lịch chiếm 20,2% (2,4 nghìn tỷ baht) GDP của Thái Lan [126].

Điểm đến thu hút nhiều khách du lịch châu Á nhất khi đến thăm Thái Lan là thủ đô Bangkok cùng với các di tích lịch sử, tự nhiên và văn hóa trong vùng lân cận. Khách du lịch phương Tây không chỉ ghé thăm Bangkok và các khu vực xung quanh, mà còn rất thích những chuyến đi đến những bãi biển và hải đảo ở phía Nam. Phía bắc Thái Lan là điểm lí tưởng cho hoạt động leo núi và du lịch mạo hiểm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nước ngoài, chính phủ Thái Lan đã thiết lập bộ phận cảnh sát du lịch riêng ở các khu vực du lịch lớn kèm theo số điện thoại khẩn cấp.[127]

Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Doanh số từ du lịch nội địa đã tăng từ 187.898 triệu baht năm 1998 lên 380.417 triệu baht (khoảng 7,8 tỷ Euro) năm 2007.

Những trải nghiệm du lịch hấp dẫn ở Thái Lan bao gồm lặn biển, tắm ở những bãi biển đầy cát, khám phá hàng trăm hòn đảo nhiệt đới, cuộc sống về đêm, ghé thăm những di tích khảo cổ, những bảo tàng, cung điện, những ngôi chùa Phật giáo và một số di sản thế giới. Nhiều du khách theo học các khóa học trong thời gian lưu trú tại Thái Lan. Phổ biến nhất là các lớp học nấu ăn Thái, Phật giáo và massage Thái truyền thống.

Thái Lan cũng là miền đất của lễ hội, từ những lễ hội quốc gia như lễ hội năm mới Songkran (còn gọi là lễ hội té nước) hay lễ hội hoa đăng Thái Lan (Loy Krathong). Nhiều địa phương ở Thái Lan cũng có lễ hội riêng. Một số những lễ hội địa phương nổi tiếng nhất là Lễ hội voi ở Surin và lễ hội "Phi Ta Khon" ở Dan Sai.

Du lịch tình dục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách. Mặc dù mại dâm ở Thái Lan về mặt chính thức là bất hợp pháp, nhưng các chủ nhà thổ thường xuyên có các móc nối với quan chức chính phủ và cảnh sát để họ làm ngơ cho nhà thổ hoạt động. Trong nhiều trường hợp, các quan chức được hối lộ bởi các chủ nhà thổ để tránh việc bị pháp luật trừng phạt. Người ta tin rằng mại dâm hoạt động cho người nước ngoài chiếm 20% tổng số lượng các vụ mại dâm ở Thái Lan, tập trung chủ yếu ở các khu đèn đỏ tại Pattaya, Patpong và bãi biển Patong.[128]

Việc phụ thuộc quá nhiều vào du lịch cũng tạo ra mặt trái, đó là kinh tế Thái Lan dễ bị tổn thương do tác động từ bên ngoài. Khi đại dịch Covid-19 xả ra, Thái Lan buộc phải đóng cửa ngành du lịch. Tờ Bloomberg cho rằng triển vọng kinh tế Thái Lan năm 2020 là tồi tệ nhất ở châu Á, do nền kinh tế nước này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và du lịch, trong khi cả hai lĩnh vực này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự bùng phát của đại dịch[129]

Tôn giáo

sửa

Theo kết quả điều tra dân số năm 2015 thì có 94.63% theo Phật giáo Theravada và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía tây nam) là địa bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Kitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 1,02% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáođạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố.

Tôn giáo tại Thái Lan

  Phật giáo (95%)
  Hồi giáo (3.93%)
  Kitô giáo (1.02%)
  Hindu giáo (0.03%)
  Khác (0.02%)

Phật giáo Nam Tông được coi là 'quốc giáo' với tỷ lệ người theo là 90,4% - khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất trên thế giới theo tỷ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân số năm 2023, Hồi giáo chiếm 4% và Kitô giáo chiếm 2,1%.[130]

Văn hóa

sửa

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp từ văn hóa Ấn Độ với các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Kinnon, Wat Phra Kaew
Garuda tại tang lễ của Bhumibol Adulyadej

Một trong những điểm đặc trưng nhất của phong tục Thái là vái (tiếng Thái: wai), gần giống như cách cúi chào của người Ấn (Tiếng Hindi: namaste). Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc và vị trí xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai tay chắp lại và đầu cúi xuống.

Sự thể hiện tình cảm nơi công cộng thường là giữa bạn bè, nhưng rất hiếm khi xảy ra giữa các đôi lứa đang yêu. Do đó, thường thấy bạn bè nắm tay nhau, nhưng các cặp đôi rất ít khi làm thế trừ phi đang ở những nơi Tây hóa.

Chuẩn mực xã hội Thái cho rằng sờ vào đầu một ai đó là vô lễ. Cũng là mất lịch sự khi đặt chân cao hơn đầu ai đó, đặc biệt nếu người đó có địa vị xã hội cao hơn. Đó là bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng đến cách người Thái ngồi trên sàn- chân của họ để vào trong hay ra đằng sau mà không chĩa vào người đối diện. Chĩa vào hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều bị xem là mất lịch sự.

 
Lễ nhà giáo (Wai Kru)

Trong cuộc sống hàng ngày ở Thái, mọi người thường chú ý giữ cho cuộc sống được vui vẻ (khái niệm này gọi là sanuk). Vì quan niệm này, người Thái rất thoải mái ở nơi làm việc mà trong các hoạt động hàng ngày. Thể hiện cảm xúc tích cực trong các tương tác xã hội cũng rất quan trọng trong văn hóa Thái, quan trọng như là việc Thái Lan được biết đến như "Đất nước của những nụ cười".

Cãi vã hay thể hiện sự tức giận là một điều kiêng cữ trong văn hóa Thái, và, cũng như các nền văn hóa châu Á khác, cảm xúc trên khuôn mặt là cực kỳ quan trọng. Vì lý do này, du khách cần đặc biệt chú ý tránh tạo ra các xung đột, thể hiện sự giận dữ hay khiến cho một người Thái đổi nét mặt. Sự không đồng tình hoặc các cuộc tranh chấp nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách mắng đối phương.

Thường thì, người Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ hay sự xui xẻo bằng cách nói "Mai pen rai", nghĩa là "Không có gì đâu mà". Việc sử dụng phổ biến thành ngữ này ở Thái Lan thể hiện tính hữu ích của nó với vai trò một cách thức giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa và than phiền; khi một người nói "mai pen rai" thì hầu như có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, và do đó, có thể coi là không có sự va chạm nào và không làm ai đổi nét mặt cả.

Nghệ thuật tạo hình

sửa

Nghệ thuật

sửa
 
Bức tranh Ramakien, Wat Phra Kaew

Nghệ thuật của Thái chủ yếu có đề tài Phật giáo. Hình ảnh các đức Phật được miêu tả với nhiều trường phái đặc trưng khác nhau qua nhiều thời kỳ. Kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đền chùa Thái chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Khom( ขอม) và Dvaravati, Sri Lanka, Nghệ thuật Thái hiện đại là sự pha trộn giữa các yếu tố truyền thống và kỹ thuật hiện đại.

Trang phục

sửa
 
3 bộ trang phục truyền thống của người Thái

Trang phục Thái Lan chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và cư dân Dvaravati được chia ra làm 2 dạng: trang phục truyền thống(trang phục cung đình và trang phục bình dân) và trang phục hiện đại. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Thay vì thế chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại áo quần đa dạng.

Trang phục truyền thống của Thái Lan được gọi là chut thai (tiếng Thái:ชุดไทย), có nghĩa đen là "trang phục Thái". Nó có thể được mặc bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Chut thai cho phụ nữ thường bao gồm một pha nung hoặc chong kraben, áo cánh và sabai. Phụ nữ miền Bắc và Đông Bắc có thể mặc áo sinh thay vì pha nung và mặc quần dài với áo cánh hoặc áo dài suea. Chut thai cho nam bao gồm một chiếc kraben hoặc quần chong, áo sơ mi họa tiết Raj, với vớ trắng dài đến đầu gối tùy chọn và một chiếc sabai. Chut thai cho đàn ông miền bắc Thái Lan bao gồm một sado, áo khoác kiểu Manchu màu trắng, và đôi khi là khian hua. Trong những dịp trang trọng, mọi người có thể chọn mặc một trang phục được gọi là quốc phục chính thức của Thái Lan.

Văn chương

sửa
 
Samut Thai, một phương tiện ghi chép và truyền tải văn học Thái Lan và các nền văn học khác ở Đông Nam Á lục địa

Văn học đương đại của Thái chịu ảnh hưởng lớn bởi nền văn hóa Hindu của Ấn Độ. Những tác phẩm xuất sắc nhất của văn chương Thái gồm phiên bản khác của sử thi Ramayana, có tên là Ramakiên, đây là tác phẩm viết lại của vua Rama I và đại sư Loetla Nabhalai (vua Rama II) với phần thơ được viết bởi Sunthorn Phu, sau khi các phiên bản cũ bị mất do chiến tranh loạn lạc cuối thời Ayutthaya .

Ẩm thực

sửa

Âm thực Thái phối hợp năm vị cơ bản: ngọt, cay, chua, đắng, và mặn. Thành phần thường được sử dụng trong ẩm thực Thái Lan bao gồm tỏi, ớt, nước cốt chanh, sả, rau mùi, riềng, đường cọ, và nước mắm (nam pla). Các thực phẩm chủ yếu ở Thái Lan là gạo, giống lúa đặc biệt là gạo tám (còn được gọi là gạo "hom Mali") được dùng trong hầu hết các bữa ăn. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm. Hơn 5.000 giống gạo từ Thái Lan được bảo quản trong ngân hàng gen lúa của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), có trụ sở tại Philippines. Vua Thái Lan là người bảo trợ chính thức của IRRI.[131]

Vào năm 2017, bảy món ăn Thái Lan đã xuất hiện trong danh sách "50 món ăn ngon nhất Thế giới" - một cuộc thăm dò trực tuyến đối với 35.000 người trên toàn thế giới của CNN Travel. Thái Lan có nhiều món ăn trong danh sách hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Các món ăn của Thái Lan nằm trong danh sách là: tom yum là món súp chua cay Thái (xếp thứ 4), miến xào kiểu Thái hay còn gọi là pad Thái (xếp thứ 5), gỏi đu đủ Thái hay còn gọi là som tam (xếp thứ 6), cà ri Massaman (xếp thứ 10), cà ri xanh (xếp thứ 19), cơm chiên Thái (xếp thứ 24) và Som Tum Pu Pla Ra (xếp thứ 36) [132].

Biểu diễn nghệ thuật

sửa

Nhà hát và khiêu vũ

sửa
 
Khon nhảy

Không hề có truyền thống kịch nói ở Thái Lan, thay vào vị trí đó là nghệ thuật múa Thái Lan.

Nhiều điệu múa dân gian hay cung đình Thái đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả, trong đó có thể nói tới như múa mặt nạ Khon, Lakhon và Likay- Khon đòi hỏi kỹ năng phức tạp nhất, nhưng Likay lại được yêu thích nhất; múa sạp Lao Kra Top Mai thịnh hành ở vùng nông thôn Thái Lan. Kịch Nang, một loại rối bóng Thái được trình diễn tại miền Nam. Ngoài ra còn có điệu múa Ramwong (tiếng Thái: รำวง; RTGSram wong).

Giải trí

sửa

Phim Thái Lan vào khoảng thời gian trước năm 2000 mới chỉ phổ biến ở thị trường nội địa, chẳng hạn như Insee Daeng (1959)[133], Insee Thong[134], Mon rak Luk thung, Banthuk Rak Pimchawee,... Khi đó, Mitr Chaibancha là diễn viên nổi tiếng nhất thập niên 1970[135].

Nam diễn viên Tony Jaa
Nữ ca sĩ Lalisa Manoban

Sau này, điện ảnh Thái Lan mới được biết đến và thu hút sự chú ý của công chúng quốc tế. Đặc biệt là những bộ phim võ thuật như Ong Bak (2003)[136][137][138], Tom Yum Goong, Ong Bak 2, Ong Bak 3,...[139] Trong đó, hai bộ phim Ong Bak và Tom Yum Goong đã mang về hơn 47 triệu đô la trên toàn thế giới[140]. Phim kinh dị Thái Lan cũng rất phổ biến ở châu Á, có thể kể đến như Shutter (2004), tác phẩm sau này được 20th Century Fox mua bản quyền và làm lại,[141] một số bộ phim kinh dị khác như loạt phim Chơi Ngải (2004-2008), The Unseeable (2006), Alone (2007), Body (2007), Coming Soon (2008), 4bia (2008), Phobia 2 (2009), Ladda Land (2011), The Swimmer (2013) cũng rất thành công. Tác phẩm kinh dị pha lẫn hài kịch Pee Mak (2013)[142] có doanh thu hơn 33 triệu đô la trên toàn cầu[143]. Bad Genius (2017) tiếp tục nâng tầm, đưa điện ảnh Thái Lan trở thành một hiện tượng khi gây sốt các phòng vé trên khắp thế giới, đoạt nhiều giải thưởng danh giá, đồng thời thu về hơn 42 triệu đô la, tác phẩm được coi là bộ phim Thái Lan thành công nhất mọi thời đại.[144]

Phim truyền hình Thái Lan, còn được gọi là Lakorn, đã trở nên phổ biến, vượt ra khỏi biên giới quê nhà, chinh phục khán giả trên khắp châu Á.[145][146] Nhiều bộ phim truyền hình Thái Lan nổi tiếng như Khluen Chiwit, U-Prince, Roy Leh Sanae Rai, The Crown Princess hay phim truyền hình tuổi teen, như 2gether: The Series, The Gifted, Girl From Nowhere, Hormones: The Series,... Được khán giả châu Á đón nhận tích cực.

Ngành công nghiệp giải trí ước tính đã đóng góp trực tiếp 2,1 tỷ đô la Mỹ vào tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan trong năm 2011, đồng thời hỗ trợ trực tiếp hơn 86.600 việc làm.

Ngành kiến trúc

sửa

Nhà cửa

sửa
 
Nhà truyền thống kiểu Thái

Nhà của người Thái có những đặc trưng giống với kiểu nhà của người Môn và người Khmer như có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam. Vật liệu xây dựng nhà sàn thường là tre, gỗ, mái lợp bằng tranh, lá cọ... Nhà có phần chính và có sàn hiên với cầu thang đi lên (số bậc thang là số lẻ vì người Thái Lan quan niệm bậc thang số chẵn có thể dẫn ma quỷ vào nhà, mang lại điều không may mắn). Nhà sàn ở những vùng ngập nước sẽ được dựng cột chống đỡ nhà cao hơn, những nơi không ngập nước cũng dựng cột để có chỗ làm chuồng gia súc.

Phần nhà ở sẽ có bàn thờ Phật để ở vị trí cao ngang trán, một tượng Phật nhỏ hướng ra phía cửa, hương hoa, trầu cau là hai món thường được để dâng cúng Phật, ngoài ra còn có những dụng cụ nghi lễ, đồ dùng đựng đồ lễ.Đây được coi là nơi linh thiêng nhất, tất cả các sinh hoạt trong gia đình đều phải thể hiện sự tôn trọng với nơi linh thiêng này, không cho trẻ con hay đàn bà đi lại phía dưới, cấm hướng chân vào dù là lúc ngủ hay chuyện trò. Nhiều gia đình còn có miếu thờ làm từ tranh hay tre đơn giản ở lối vào chính, với quan niệm đó là việc làm cần thiết để giúp tránh khỏi những hoạn nạn, ốm đau.

Nhà chính nằm trong khuôn viên cùng một cái sân và một ngôi nhà phụ, có hàng tường rào bao quanh. Nhà bếp và nơi chứa nước nằm liền sát với nhà chính. Nơi để thóc lúa thì ở nơi tách biệt riêng.

Nhà sàn truyền thống, tạo ra không gian sinh hoạt tách rời với mặt đất, đây cũng là một cách giữ gìn sức khỏe, tránh được bệnh tật do thời tiết ẩm thấp. Sàn nhà hình chữ nhật có mái hiên che. Khoảng không gian bên dưới để trống còn được sử dụng là nơi làm việc, nơi đặt khung cửi dệt vải.

Từ những nét sơ khai ban đầu, nhà ở của Thái Lan có những bước phát triển hơn. Cấu trúc có phần phức tạp hơn để đáp ứng những nhu cầu cao hơn trong đời sống ngày nay.

Thể thao

sửa
Muay Thai
Ram Muay, nghi lễ tiền thi đấu
Trận đấu Muay Thái tại Bangkok
Buakaw Banchamek - võ sĩ Muay Thái nổi tiếng thế giới

Muay Thái (đánh bốc Thái) một nhánh của Bokator Khmer không chỉ là môn võ thuật mang tính biểu tượng quốc gia mà còn là môn thể thao được nhiều người xem nhất. Môn thể thao dân tộc chính là cầu mây, một môn tương tự như bóng chuyền nhưng được chơi bằng chân với một quả cầu mây nhẹ. Có rất nhiều biến thể của môn thể thao này với nhiều luật chơi khác nhau.

Ngoài ra, còn có cuộc thi đua thuyền thiên nga nơi mà các làng tranh tài với nhau theo đội. Cuộc đua có mời đội quốc tế tham dự thường được tổ chức vào tháng 11.

Trò chơi lăn trứng cũng được ưa thích trong thời gian nông nhàn, nhưng nạn đói và tình trạng thiếu hụt trứng và giữa thế kỷ trước đã khiến cho trò chơi này gần như biến mất tại các vùng nông thôn nơi mà các truyền thống vẫn còn rất sống động.

Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan là đội tuyển đại diện cho Thái Lan trong các trận đấu, giải thi đấu quốc tế, do Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) quản lý. Thái Lan là một trong những nền bóng đá mạnh; xếp hàng đầu về số lượng danh hiệu trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và đang có mục tiêu tiến xa hơn trong tương lai. Trong 7 lần dự cúp bóng đá châu Á thì đội từng đạt thứ hạng ba vòng chung kết năm 1972, kỳ đầu tiên Thái Lan là chủ nhà đăng cai. Đội cũng đã 7 lần giành ngôi vương tại giải vô địch khu vực với lần gần nhất là vào năm 2022.

Chú thích

sửa
  1. ^ “Religious Composition by Country, 2010–2050”. ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ John Draper; Joel Sawat Selway (tháng 1 năm 2019). “A New Dataset on Horizontal Structural Ethnic Inequalities in Thailand in Order to Address Sustainable Development Goal 10”. Social Indicators Research. 141 (4): 284. doi:10.1007/s11205-019-02065-4. S2CID 149845432. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ “Population statistics of the civil registration (monthly)”.
  4. ^ (bằng tiếng Thái) National Statistics Office, "100th anniversary of population censuses in Thailand: Population and housing census 2010: 11th census of Thailand" Lưu trữ 2012-07-12 tại Wayback Machine. popcensus.nso.go.th.
  5. ^ a b c d e f g “World Economic Outlook Database, April 2024 Edition. (Thailand)”. imf.org. International Monetary Fund. 16 tháng 4 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ “Gini Index”. World Bank. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ “Human Development Report 2020” (PDF) (bằng tiếng Anh). United Nations Development Programme. ngày 15 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
  8. ^ “ไทย - เวียดนาม นัดชิงฟุตบอลซีเกมส์ สด 19.00 น. 22 พ.ค. ไทยขาดวิลเลียมติดแบน”. Spring news (bằng tiếng Thái). 21 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ CIA World Factbook Thailand Lưu trữ 2010-12-29 tại Wayback Machine, CIA World Factbook.
  10. ^ Thông tấn xã Việt Nam (31 tháng 12 năm 2020). “Thái Lan cho lao động nhập cư bất hợp pháp đăng ký làm việc”. Tuổi Trẻ Online.
  11. ^ MINH ĐỨC - TUẤN ANH (28 tháng 2 năm 2019). “Thái-lan trục xuất năm nghìn lao động nhập cư bất hợp pháp”. nhandan.com.vn.
  12. ^ THAILAND: Burmese migrant children missing out on education. IRIN Asia. ngày 15 tháng 6 năm 2009.
  13. ^ Jonathan H. Ping Middle Power Statecraft Lưu trữ 2015-09-05 tại Wayback Machine (p 104)
  14. ^ [1]
  15. ^ http://avalon.law.yale.edu/20th_century/usmu003.asp
  16. ^ “22 U.S. Code § 2321k - Designation of major non-NATO allies”. LII / Legal Information Institute. Truy cập 17 tháng 9 năm 2024.
  17. ^ BRAND FINANCE: RICHARD HAIGH. “NATION BRANDS 2020 RANKING”. brandirectory.com.
  18. ^ An Chi. Chuyện Đông chuyện Tây, tập 1. Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa. Nhà xuất bản Trẻ. Năm 2006. Trang 214.
  19. ^ H K.T., "Địa vị quan hệ của Thái-lan về kinh-tế ở Viễn-đông", Trung-Bắc chủ-nhật số 42, ngày 22 tháng 12 năm 1940, trang 23.
  20. ^ Thailand (Siam) History, CSMngt-Thai. Lưu trữ 2015-04-24 tại Wayback Machine
  21. ^ จิตร ภูมิศักดิ์ 1976: "ความเป็นมาของคำสยาม ไทย ลาวและขอม และลักษณะทางสังคม ของชื่อชนชาติ" (Jid Phumisak 1976: "Coming Into Existence for the Siamese Words for Thai, Laotian and Khmer and Societal Characteristics for Nation-names")
  22. ^ a b Earth Observatory & Rachel Hauser (ngày 28 tháng 3 năm 2002). Tais that Bind.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  23. ^ Du Yuting; Chen Lufan (1989). “Did Kublai Khan's Conquest of the Dali Kingdom Give Rise to the Mass Migration of the Thai People to the South?” (PDF). Journal of the Siam Society. Siam Heritage Trust. JSS Vol. 77.1c (digital). câu cuối cùng trong phần bài viết của trang 39. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014. Người Thái ở phương bắc cũng như phương nam, theo bất cứ cách hiểu nào, đã không di cư ào ạt xuống phía nam sau cuộc xâm lược của Hốt Tất Liệt vào Vương quốc Đại Lý (tiếng Anh: The Thai people in the north as well as in the south did not in any sense "migrate en masse to the south" after Kublai Khan's conquest of the Dali Kingdom).
  24. ^ Luo, Wei; Hartmann, John; Li, Jinfang; Sysamouth, Vinya. “GIS Mapping and Analysis of Tai Linguistic and Settlement Patterns in Southern China” (PDF). Geographic Information Sciences. DeKalb: Northern Illinois University. 6 (2). phần abstract. Tóm tắt: Bằng sự kết hợp giữa các thông tin về ngôn ngữ học và các đặc điểm địa vật lý trong môi trường GIS, bài viết này lập bản đồ khu vực sử dụng các biến thể từ vựng liên quan đến canh tác lúa nước của các dân tộc thiểu số Tai ở miền nam Trung Quốc và kết quả cho thấy rằng nguồn gốc của Tai Nguyên Thủy (Proto-Tai) nằm ở vùng Quảng Tây-Quý Châu chứ không phải Vân Nam hay vùng trung lưu sông Trường Giang như nhiều người nghĩ....
  25. ^ Pittayaporn, Pittayawat (2014). Layers of Chinese Loanwords in Proto-Southwestern Tai as Evidence for the Dating of the Spread of Southwestern Tai. MANUSYA: Journal of Humanities, Special Issue No 20: 47-64.
  26. ^ “Sukhothai Kingdom History”.
  27. ^ “ABOUT SUKHOTHAI”.
  28. ^ “A brief history of Thailand”.
  29. ^ “Thailand - Ayutthaya Kings”.
  30. ^ “Ayutthaya Kingdom”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  31. ^ “The Beginning of Relations with European Nations and Japan”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  32. ^ Pamaree Surakiat. “THAI-BURMESE WARFARE DURING THE SIXTEENTH CENTURY AND THE GROWTH OF THE FIRST TOUNGOO EMPIRE1” (PDF). www.siamese-heritage.org. line feed character trong |tựa đề= tại ký tự số 42 (trợ giúp)
  33. ^ “Narai KING OF SIAM”.
  34. ^ “A land steeped in history”.
  35. ^ “Alaungpaya Dynasty”.
  36. ^ “Historic City of Ayutthaya”.
  37. ^ “REVIEW: UNANSWERED QUESTIONS AT KING TAKSIN'S OLD PALACE”.
  38. ^ “King Taksin The Great”.
  39. ^ Prince Chula, p.74
  40. ^ Rough Guides (2000). The Rough Guide to Southeast Asia. Rough Guides. tr. 823. ISBN 1-85828-553-4.
  41. ^ Sử Việt ghi là Oan Sản (寃産) hoặc Phi Nha Văn Sản.
  42. ^ “History & Geography & Geology”.
  43. ^ “Chulalongkorn”.
  44. ^ Lịch sử thế giới cận đại. Nhà xuất bản Giáo dục. 2011. Trang 476
  45. ^ Lịch sử thế giới cận đại. Nhà xuất bản Giáo dục 2011. Trang 475
  46. ^ Lịch sử thế giới cận đại. Nhà xuất bản Giáo dục. 2011. Trang 481
  47. ^ “Siam Mapped”. Google Books. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018.
  48. ^ a b c “The lost territories: Franco-Thai relations after WWII | End of Empire”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2017.
  49. ^ “The Constitution of the Kingdom of Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  50. ^ “Franco-Thai War”.
  51. ^ Elphick, Peter. (1995) Singapore: the Pregnable Fortress: A Study in Deception, Discord and Desertion. Coronet Books.
  52. ^ “In Buddha's Company: Thai Soldiers in the Vietnam War”. Truy cập 11 tháng 11 năm 2017.
  53. ^ “Why Thailand Takes Pride in the Vietnam War”.
  54. ^ “Vietnam Studies Allied Participation in Vietnam” (PDF).
  55. ^ “Thailand Involvement in Vietnam War”.
  56. ^ “Forgotten Soldiers in Vietnam”.
  57. ^ https://tuoitre.vn/nguoi-thai-pha-vo-cam-ky-90-nam-cong-khai-thach-thuc-hoang-gia-20200920111559338.htm
  58. ^ “The Climate of Thailand” (PDF). Thai Meteorological Department. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  59. ^ Dr. Susan L. Woodward (1997–2014). “Tropical Savannas”. Biomes of the World. S. L. Woodward.
  60. ^ Press, Associated. “Poaching for meat poses new extinction risk to Thai elephants”. the Guardian (bằng tiếng Anh).
  61. ^ Jennifer Hile. “Activists Denounce Thailand's Elephant "Crushing" Ritual”. National Geographic Today.
  62. ^ “Statistics of Administrative Divisions, Provincial Affairs Bureau”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2018.
  63. ^ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THÁI LAN VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM-THÁI LAN, Bộ Ngoại giao Việt Nam (12/2009). Ngày truy cập: 8/2/2015.
  64. ^ The Council of State, Constitutions of Thailand Lưu trữ 2007-10-09 tại Wayback Machine. This list contains 2 errors: it states that the 6th constitution was promulgated in 1912 (rather than 1952), and it states that the 11th constitution was promulgated in 1976 (rather than 1974).
  65. ^ Thanet Aphornsuvan, The Search for Order: Constitutions and Human Rights in Thai Political HistoryPDF (152 KiB), 2001 Symposium: Constitutions and Human Rights in a Global Age: An Asia Pacific perspective
  66. ^ “A list of previous coups in Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
  67. ^ A list of recent coups in Thailand's history
  68. ^ “Đảo chính quân sự ở Thái Lan - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  69. ^ Kittipong Kittayarak, The Thai Constitution of 1997 and its Implication on Criminal Justice ReformPDF (221 KiB)
  70. ^ Robert B. Albritton and Thawilwadee Bureekul, Developing Democracy under a New Constitution in ThailandPDF (319 KiB), National Taiwan University and Academia Sinica Asian Barometer Project Office Working Paper Series No. 28, 2004
  71. ^ Pongsudhirak Thitinan, "Victory places Thaksin at crossroads", Bangkok Post, ngày 9 tháng 2 năm 2005
  72. ^ “Unprecedented 72% turnout for latest poll”. The Nation. ngày 10 tháng 2 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
  73. ^ Aurel Croissant and Daniel J. Pojar, Jr., Quo Vadis Thailand? Thai Politics after the 2005 Parliamentary Election Lưu trữ 2009-04-19 tại Wayback Machine, Strategic Insights, Volume IV, Issue 6 (June 2005)
  74. ^ The Nation, Interim charter draft Lưu trữ 2007-02-06 tại Wayback Machine, ngày 27 tháng 9 năm 2006
  75. ^ “Em gái Thaksin trở thành thủ tướng - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 4 tháng 7 năm 2011. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  76. ^ “Banned Thai opposition figure faces new criminal charges”.
  77. ^ The Secretariate of the House of Representatives (tháng 11 năm 2007). “Constitution of the Kingdom of Thailand B.E 2550” (PDF). The Secretariat of the House of Representatives. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
  78. ^ “How King Bhumibol shaped modern Thailand”.
  79. ^ “Kneeling before a king: the moment that shook a nation”.
  80. ^ “Viewpoint: Did Thai king help stifle democracy?”.
  81. ^ “Thailand ermittelt wegen Majestätsbeleidigung gegen die BBC”. BBC. ngày 7 tháng 12 năm 2016.
  82. ^ “Constitution of Thailand (law)”.
  83. ^ “Nhà vua Thái Lan sắc phong nữ y tá làm hoàng quý phi”. Báo Vnexpress.
  84. ^ Vì sao kinh tế Thái Lan vẫn mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình?
  85. ^ Thái Lan trước sức ép từ tình trạng già hóa dân số
  86. ^ The Telegraph, Troops from Thailand and Cambodia fight on border Lưu trữ 23 tháng 5 năm 2010 tại Wayback Machine, 3 April 2009
  87. ^ Bloomberg, Thai, Cambodian Border Fighting Stops, Thailand Says Lưu trữ 14 tháng 10 năm 2007 tại Wayback Machine, 3 April 2009
  88. ^ Pongsudhirak, Thitinan (4 tháng 5 năm 2018). “Thailand's global standing at a low point” (Opinion). Bangkok Post. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  89. ^ a b “CIA world factbook - Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2007.
  90. ^ “ภาวะเศรษฐกิจไทยไตรมาสที่สี่ ทั้งปี 2560 และแนวโน้มปี 2561”. สำนักยุทธศาสตร์และการวางแผนเศรษฐกิจมหภาค. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2018.
  91. ^ “IRRI country profile”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
  92. ^ “CIA world factbook - Greater Mekong Subregion”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.
  93. ^ Henri Leturque and Steve Wiggins 2010. Thailand's progress in agriculture: Transition and sustained productivity growth Lưu trữ 27 tháng 4 năm 2011 tại Wayback Machine. London: Overseas Development Institute
  94. ^ Santivimolnat, Santan (18 tháng 8 năm 2012). “2-million milestone edges nearer”. Bangkok Post. The Post Publishing.
  95. ^ Languepin, Olivier (3 tháng 1 năm 2013). “Thailand poised to Surpass Car Production target”. Thailand Business News. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  96. ^ “Production Statistics”. OICA (International Organization of Motor Vehicle Manufacturers). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2012.
  97. ^ “Chân dung ông chủ mới Big C Việt Nam - tỉ phú Thái Lan Tos Chirathivat”.
  98. ^ “Weights and measures in Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  99. ^ “รายงานการวิเคราะห์สถานการณ์ความยากจนและความเหลื่อมล้าในประเทศไทย ปี 2559” (PDF). ส้านักพัฒนาฐานข้อมูลและตัวชี้วัดภาวะสังคม ส้านักงานคณะกรรมการพัฒนาการเศรษฐกิจและสังคมแห่งชาติ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2018.
  100. ^ “สสส. เผยสถานการณ์คนไร้บ้าน ทั่วประเทศกว่า 3 หมื่นคน”. โพสต์ทูเดย์. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2018.
  101. ^ “Kinh tế Thái Lan có thể mất 2 năm để phục hồi hoàn toàn”. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.
  102. ^ [2]
  103. ^ Viraphol, Sarasin (1972). The Nanyang Chinese. Institute of Asian Studies, Chulalongkorn University Press. tr. 10.
  104. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Chua-2003
  105. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Unger-1998
  106. ^ Joint Economic Committee Congress of the United States (1997). China's Economic Future: Challenges to U.S. Policy. Studies on Contemporary China. Routledge. tr. 425. ISBN 978-0765601278.
  107. ^ Welch, Ivan. Southeast Asia—Indo or China (PDF). Fort Leavenworth, Kansas: Foreign Military Studies Office. tr. 37. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012.
  108. ^ Current Issues On Industry Trade And Investment. United Nations Publications. 2004. tr. 4. ISBN 978-9211203592.
  109. ^ Nam, Suzanne (1 tháng 9 năm 2010). “Thailand's 40 Richest”. Forbes. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  110. ^ Sowell, Thomas (2006). Black Rednecks & White Liberals: Hope, Mercy, Justice and Autonomy in the American Health Care System. Encounter Books. tr. 84. ISBN 978-1594031434.
  111. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Chua-1998
  112. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Sowell-1997
  113. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Richter-1999
  114. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Tipton 2008 277
  115. ^ Richter, Frank-Jurgen (2002). Redesigning Asian Business: In the Aftermath of Crisis. Quorum Books. tr. 85. ISBN 978-1567205251.
  116. ^ Myers, Peter (2 tháng 7 năm 2005). “The Jewish Century” (Book review). Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  117. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Yeung-2005
  118. ^ Statista Research Department (3 tháng 12 năm 2020). “Number of international tourist arrivals in Thailand from 2015 to 2019”. www.statista.com.
  119. ^ Sputnik Việt Nam (31 tháng 12 năm 2019). “Số khách du lịch thăm Thái Lan năm 2019 đạt con số kỷ lục”. vn.sputniknews.com.
  120. ^ Thailand and the World Bank Lưu trữ 2005-12-16 tại Wayback Machine, World Bank on Thailand country overview.
  121. ^ The Guardian, Country profile: Thailand, ngày 25 tháng 4 năm 2009.
  122. ^ “Record 32.59 Million Foreign Tourists Visit Thailand in 2016”. Voice of America. Associated Press. ngày 31 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
  123. ^ Tore, Ozgur (ngày 23 tháng 12 năm 2015). “Thailand greets 29 millionth visitor in 2015”. FTN News. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2015.
  124. ^ “Thailand hoping to attract wealthier travellers”. The Nation. ngày 25 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2015.
  125. ^ “1 - Bangkok - 2013-06-07 - The World's Top 10 Most Visited Cities”. Forbes. Truy cập 17 tháng 9 năm 2024.
  126. ^ “Government moves to head off tourist fears”. Bangkok Post. ngày 24 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2015.
  127. ^ “Amazing-Thailand.com - Tourist Police in Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2018.
  128. ^ “The International Encyclopedia of Sexuality: Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2018.
  129. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  130. ^ Population by religion, sex, area and region Lưu trữ 2009-11-13 tại Wayback Machine, National Statistic Office of Thailand.
  131. ^ “Cooperation of IRRI and Thailand” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2017. (38.7 KB)
  132. ^ Tim Cheung (ngày 12 tháng 7 năm 2017). “Your pick: World's 50 best foods”. CNN. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  133. ^ “The Red Eagle--Film Review”.
  134. ^ “10 Horrific Deaths That Happened While Filming a Movie”.
  135. ^ “Diary of Siamese Cinema”.
  136. ^ “Jaa Rules”.
  137. ^ “How 'Ong Bak' Star Tony Jaa Stays in Fighting Shape”.
  138. ^ “JACK SLACK: ONG BAK IN THE REAL WORLD”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  139. ^ “Tony Jaa Kicks Open Cultural Doors”.
  140. ^ “Thai action hero Jaa kicks up storm at box office”.
  141. ^ "Shutter" a bland horror remake”.
  142. ^ “New 'Mae Nak' packs cinemas”.
  143. ^ "Pee Mak" rides high on horror-comedy blend”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  144. ^ “Journey to the top”.
  145. ^ “Thailand's 'lakorn' soap operas come to PH”.
  146. ^ “Young Chinese increasingly drawn to Thai pop culture and traditions”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020.

Tham khảo

sửa
  • Bunbongkarn, Suchit (1996). State of the Nation: Thailand. Singapore: Institute of Southeast Asian Nations.
  • Business Monitor International. Thailand. 2000.
  • Chavalpait, Orothai (2000). Asian Approach to Resource Conservation and Environmental Protection. Tokyo: Asian Productivity Organization.

Liên kết ngoài

sửa