Thành viên:Tuquyet2457/nháp
TuQuyet thảo luận • đóng góp 07:11, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)
Nguyễn Khắc Phê | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 26 tháng 4, 1939 |
Nơi sinh | Hương Sơn, Hà Tĩnh |
Nơi cư trú | Thành phố Huế |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nghề nghiệp | nhà văn |
Gia đình | |
Cha | Nguyễn Khắc Niêm |
Anh chị em | Nguyễn Khắc Viện (anh trai) |
Lĩnh vực | văn học |
Sự nghiệp văn học | |
Bút danh | Trung Sơn, Nguyễn Hoàng |
Thể loại | tiểu thuyết, ký, phê bình |
Tác phẩm |
|
Giải thưởng | Danh sách |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2012 Văn học Nghệ thuật | |
Nguyễn Khắc Phê (sinh năm 1939) là nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012.
Tiểu sử
sửaNguyễn Khắc Phê (bút danh: Trung Sơn, Nguyễn Hoàng), sinh ngày 26 tháng 4 năm 1939. Quê quán: xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Sau 1954, ông ra Hà Nội bán sách dạo, dạy kèm để đi học thêm, 1956 vào học Trường kỹ thuật giao thông, 15 năm (1959-1974) là cán bộ ngành giao thông vận tải trên các công trường cầu đường. Tham dự khoá 3 trường Bồi dưỡng viết văn trẻ (1969-1970); chuyển về Hội Văn nghệ Quảng Bình từ năm 1974. Nhiều năm làm Phó tổng biên tập, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên- Huế. Chủ tịch Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên- Huế.[1]
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1977.
Hiện ông sống tại thành phố Huế.
Sự nghiệp
sửaTừ năm 1959, khi bài ký "Những người đi tiên phong" được đăng trên Báo Văn học (nay là Báo Văn nghệ); cho đến nay, giao thông vận tải vẫn là mảng đề tài lớn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khắc Phê. Đó là: "Vì sự sống con đường" (Ký sự, 1968), "Đường qua làng Hạ" (tiểu thuyết, 1976), "Đường giáp mặt trận" (tiểu thuyết, 1976; tái bản 1985, 2011), "Chỗ đứng người kỹ sư" (tiểu thuyết, 1980, tái bản 2011), "Miền xa kêu gọi" (tiểu thuyết, 1985).[2] Hiện nay ông đã có khoảng 25 đầu sách được xuất bản.
Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Đường giáp mặt trận (tiểu thuyết); Những cánh cửa đã mở (tiểu thuyết).[3]
Tác phẩm chính
sửa- Vì sự sống con đường (tập ký sự, 1968)
- Đường qua làng Hạ (tiểu thuyết, 1976)
- Đường giáp mặt trận (tiểu thuyết, 1976)
- Chỗ đứng người kỹ sư (tiểu thuyết, 1980)
- Miền xa kêu gọi (tiểu thuyết, 1985)
- Những cánh cửa đã mở (tiểu thuyết, 1986)
- Nếu được chết thay em (tiểu thuyết, 1989)
- Lê Văn Miến- người hoạ sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên (tập nghiên cứu, 1995)
- Những chặng đường từ Huế (tập phóng sự, bút ký, 1996)
- Nền móng của những tầng cao (tập ký sự, 1997)
- Đời hoa (tập tản văn, 1999)
- Thập giá giữa rừng sâu (tiểu thuyết, 2003)
- Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ (tập phê bình, lý luận, chân dung văn nghệ sĩ, 2006)
- Những ngọn lửa xanh (tiểu thuyết, 2008)
- Biết đâu địa ngục thiên đường (tiểu thuyết, 2010)
- Tài danh & Số phận (ký chân dung – 2012)
- Nhà văn & Thời cuộc (tuyển văn chính luận, 2013)
- Trang sách-Cuộc đời-Nhà văn (phê bình-tiểu luận, 2014)
- Nguyễn Khắc Viện Yêu & Mơ (biên soạn, 2015)
- Những người mở đường ngày ấy (ký sự, 2016)
- Số phận không định trước (tự truyện, 2016, 2018)
- Đãi cát lấy vàng (ký-tản văn, 2018)
- Những cột mốc trên đường vô tận (phê bình – 2018)
- Nguyễn Khắc Phê & Những chặng đường văn (tuyển bài phê bình nhiều tác giả – 2019).
- Chuyện cũ nghĩ thêm - trò cười nên bớt (tạp văn - 2021)
- Những trang sách thức tỉnh con người. (tuyển, 2022)
- Đường đời muôn nẻo (tạp bút, phê bình)
Nguồn: [1]
Vinh danh
sửa- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.
Giải thưởng văn học
sửa- Giải thưởng Văn học đề tài công nhân 5 năm (1975-1980) của Tổng Công đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Chỗ đứng người kỹ sư.
- Giải thưởng Bông sen trắng hạng A của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên (năm 1993) với tiểu thuyết Những cánh cửa đã mở.
- Tặng thưởng hạng B của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (năm 1995) với cuốn Lê Văn Miến- người hoạ sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên.
- Giải thưởng Văn học Cố Đô hạng A của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế với tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu (2004).
- Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn 2010 và giải Cố Đô hạng A của Thừa Thiên Huế năm 2013 cho tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường“;
- Giải thưởng Cố Đô hạng B của Thừa Thiên Huế năm 2019 cho Tự truyện “Số phận không định trước“.
Gia đình
sửaCha ông là Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889 - 1954), một quan Đại thần Triều Nguyễn, từng là Tham tri Bộ Hình, Phủ Doãn Thừa Thiên, Quyền Tổng đốc Thanh Hóa. Người anh đầu của ông là bác sĩ, nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997), người được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ vào năm 2000.[2]
Tham khảo
sửa- ^ a b “Nhà văn Nguyễn Khắc Phê”. baotangvanhoc.vn. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2025.
- ^ a b Ngô Đức Hành (25 tháng 8 năm 2023). “Nhà văn Nguyễn Khắc Phê: Bắt đầu từ một con đường...”. cand.com.vn. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2025.
- ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.