Thanh Quế
Phan Thanh Quế (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1945) là một nhà thơ, nhà văn đương đại, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam và Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng.[1] Ông là tác giả của 13 tập thơ và trường ca, 24 tập tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn và 4 tập chân dung văn nghệ trong đó có tiểu thuyết Cát cháy và tập thơ Những tháng năm vay mượn đã đạt được các giải thưởng văn học. Năm 2012, ông đã được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.[2]
Thanh Quế | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Phan Thanh Quế |
Ngày sinh | 26 tháng 2, 1945 |
Nơi sinh | An Chấn, Tuy An, Phú Yên |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Nhà văn, Nhà thơ |
Sự nghiệp văn học | |
Tác phẩm | Cát cháy |
Giải thưởng | Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật |
Tiểu sử
sửaNhà thơ Thanh Quế tên khai sinh là Phan Thanh Quế, sinh ngày 26 tháng 2 năm 1945 tại làng Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng nhưng không ai theo nghiệp văn chương.[3]
Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, rồi học tại Trường học sinh miền Nam. Năm 1963, ông đậu vào khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.[4] Đến năm 1967, ông tốt nghiệp và trở thành cán bộ nghiên cứu của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương. Hai năm sau, ông vào chiến trường khu 5 và được phân về công tác ở báo Cờ Giải phóng khu V,[5] sau đó thì chuyển làm phóng viên chiến trường cho Tạp chí Văn nghệ Giải phóng Trung Trung Bộ.[6] Cũng từ đây, cuộc đời và tác phẩm của ông gắn liền với Quảng Nam - Đà Nẵng.
Năm 1975, sau khi hòa bình lập lại, ông tham gia Trại sáng tác Văn học Quân khu 5 (còn gọi là "Trại viết khu 5"). Trong ba năm từ 1980 đến 1983, ông về sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Sau năm 1983, ông chuyển ngành về Hội Văn nghệ Quảng Nam-Đà Nẵng đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng kiêm Tổng biên tập tạp chí Đất Quảng.[7] Năm 1997, ông trở thành Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn hóa Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Đà Nẵng kiêm Tổng biên tập tạp chí Non Nước cho đến khi về hưu.[8] Ông còn từng là đại diện Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn) tại miền Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa VI).[9][10]
Sự nghiệp văn thơ
sửaNgay từ khi còn là học sinh tại trường học sinh miền Nam, Thanh Quế đã bắt đầu làm thơ. Bài thơ đầu tay "Em nhớ quê em" của ông năm 15 tuổi đã được Nhà xuất bản Phổ thông phát hành trong tập Gửi về quê mẹ. Đến năm 1962, hai bài thơ Đêm trời trong và Gửi ngoại yêu của ông lần lượt được đăng lên báo Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam.[3] Trong khoảng thời gian ông theo học trường Đại học tổng hợp Hà Nội, các bài thơ của ông đã được đăng lên nhiều báo lớn như Văn nghệ, Lao động và Tiền phong. Năm 1965, bài thơ Bà nội miền Nam của Thanh Quế được in vào tập thơ Sức mới của Nhà xuất bản Văn học.[3]
Cuối năm 1970, ông đi công tác về Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trong khoảng thời gian này, ông đã cùng sinh hoạt với bộ đội, du kích, cán bộ địa phương, cho ra đời loạt thơ cách mạng như "Mẹ tôi đang gieo thóc", "Đằng trước có Mỹ lết", "Chúng ta cày"...[11][12] Sang năm 1971, do yêu cầu của cuộc sống chiến đấu, ông chuyển sang viết văn xuôi. Tác phẩm bút ký đầu tiên của ông là "Những em bé chăn bò Nhạn Phú". Từ sau Hiệp định Paris 1973, ông tiếp tục ông tiếp tục viết một loạt truyện ngắn như Mùa mưa, Những người du kích Gò Nổi và một số bài thơ như Thăm chồng, Trước nhà em sông Vu Gia. Sau khi hòa bình lập lại, ông cho ra đời tập thơ Tên em, Khuôn mặt em (Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng, in chung). Giữa năm 1977, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.[13] Sau khi vào hội, ông tiếp tục viết hàng loạt các tác phẩm, trong đó có tiểu thuyết Cát cháy đã đạt được giải thưởng của Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.[14]
Càng lớn tuổi, số lượng tác phẩm Thanh Quế viết ra càng nhiều, đặc biệt là các tác phẩm về các đồng đội cũ đã hy sinh trong chiến tranh. Các hồi ký của ông không chỉ có giá trị về văn học mà còn có giá trị về khảo cứu khi viết tường tận về những người đồng đội trong một thời kỳ lịch sử.[15] Theo nhiều lời nhận xét, ông không chỉ là người dẫn đầu trong công tác văn chương ở Quảng Nam - Đà Nẵng mà còn là người nâng đỡ cho nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Kim Huy, Hồ Trung Tú, Bùi Tự Lực, Nguyễn Tam Mỹ.[16] Sau khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa phổ thông chia làm 3 bộ bao gồm Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, và Chân trời sáng tạo.[17] Bài thơ Hái tiếng chim của nhà thơ Thanh Quế được chọn đưa vào tập 1 sách Tiếng Việt lớp 3 của bộ Cánh diều với tên mới là Tiếng chim.[18]
Tác phẩm
sửaVăn thơ
sửa
Văn xuôi, truyện ngắnsửa
|
Thơsửa
Hồi ký, chân dung văn nghệsửa
|
Sách
sửa- Thanh Quế; Hoàng Minh Nhân; Nguyễn Bảo (1978). Miền đất ấy: tập truyện ngắn. Hà Nội: Nhà xuất bản Tác phẩm mới. OCLC 5946179.
- ————— (1994). Truyện ngắn Thanh Quế. Nhà xuất bản Đà Nẵng. OCLC 34564661.
- ————— (2005). Rừng trụi: tập truyện vừa. Nhà xuất bản Thanh niên. OCLC 191829575.
- ————— (2014). Một Gạch Và Chuyển Động; Cát Cháy: Thơ; Tiểu Thuyết. Nhà xuất bản Hội Nhà văn. OCLC 951357481.
- ————— (2016). Cát cháy. Nhà xuất bản Kim Đồng. ISBN 9786042069496. OCLC 1203973812.
Giải thưởng
sửaNăm | Giải thưởng | Tác phẩm | Kết quả | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1972 | Giải thưởng của Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh | Cát cháy | Giải Nhì | [21] |
1994 | Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam | Những tháng năm vay mượn | Giải B | [22] |
1995 | Giải thưởng Văn học 10 năm của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (1985– 1995) | Rừng trụi | Giải A | [23][24][25] |
2000 | Giải thưởng của Bộ Quốc phòng | Bếp lửa làng Tà Băng | Đoạt giải | |
2005 | Giải thưởng Văn học (1997–2005) của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng | Người lính đi đầu | Giải Nhì | |
2010 | Giải thưởng Văn học (2005–2010) của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng | Một gạch và chuyển động | Giải B |
Gia đình
sửaThanh Quế có một người vợ là em gái của nhà văn, nhà thơ Hoàng Minh Nhân. Hai người có một con trai và một con gái. Con trai ông là họa sĩ Phan Tuy An (tên khai sinh là Phan Hoàng, sinh năm 1987),[26] người từng được xưng là "Thần đồng thơ"[27] ở Đà Nẵng khi có hàng loạt các bài thơ được đăng lên các báo địa phương và trung ương khi chỉ mới 9 tuổi. Ngay khi còn là học sinh, Phan Tuy An đã có hai tập thơ được xuất bản là "Chú mèo ham ăn" (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998) và "Trái đất và mặt trăng" (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2003).[28] Năm 2003, tại cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi năm 2001-2003, Phan Tuy An được nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho tập thơ "Búp và hoa".[29] Tuy nhiên, sau này anh đã lựa chọn theo con đường hội họa và tốt nghiệp trường Đại học Nghệ thuật ở Huế. Hiện nay, anh là một họa sĩ với nhiều tác phẩm ấn tượng.[30][31] Ngoài ra, Phan Tuy An còn hỗ trợ vẽ bìa cho nhiều tác phẩm xuất bản của cha mình.[32][33]
Nguồn
sửa- Hội Nhà văn Việt Nam (1997). Nhà văn Việt Nam hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà văn. OCLC 42413287.
- Nam Hà (2000). Tổng tập nhà văn quân đội: kỷ yếu và tác phẩm. Tập 2. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. OCLC 773668527.
- Ngô Thảo (2000). Văn học với đời sống, đời sống văn học: tiểu luận văn học. Nhà xuất bản Văn học. OCLC 1083172185.
- Ngô Văn Phú; Phong Vũ; Nguyễn Phan Hách (1999). Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, Tập 4. Nhà xuất bản Hội nhà văn. OCLC 468922776.
- Nguyễn Gia Nùng (2000). Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 45846607.
- Nguyễn Thị Thu Trang (2004). Văn học Phú Yên thế kỷ XX. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuá̂t bản Văn nghệ. OCLC 62720637.
- Trần Mạnh Thường (2008). Các tác giả văn chương Việt Nam, Tập 2. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 1083369959.
- Vũ Văn Sĩ (2005). Mạch thơ trong nguồn thế kỷ: nghiên cứu và tiểu luận. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. OCLC 645832949.
- Vũ Ngọc Phương; Đỗ Xuân Duy; Phạm Bá Lữ (2004). Nửa thế kỷ học sinh miền Nam trên đất Bắc, 1954-2004. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 607724701.
Tham khảo
sửa- ^ Nguyễn Gia Nùng (2000), tr. 221.
- ^ “Trang thơ Thanh Quế”. Báo Quân đội nhân dân. 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b c d Trần Mạnh Thường (2008), tr. 2315.
- ^ Vũ Ngọc Phương, Đỗ Xuân Duy & Phạm Bá Lữ (2004), tr. 559.
- ^ Vũ Văn Sĩ (2005), tr. 417.
- ^ Nam Hà (2000), tr. 279.
- ^ Nguyễn Tam Mỹ (8 tháng 11 năm 2015). “Thanh Quế: Người nặng lòng với đất Quảng”. Báo Quảng Nam điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập 14 tháng 2 năm 2021.
- ^ Phạm Phú Phong (tháng 12 năm 2018). “Thanh Quế- Người đi vé đứng trên chuyến tàu văn xuôi”. Những chân trời xanh thẳm. Nhà xuất bản Hội nhà văn.
- ^ Hội Nhà văn Việt Nam (1997), tr. 553.
- ^ Phan Hoàng (8 tháng 8 năm 2018). “Thanh Quế và món nợ với người đã ngã xuống”. Báo Văn nghệ. 31. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2018. Truy cập 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ Vũ Ngọc Phương, Đỗ Xuân Duy & Phạm Bá Lữ (2004), tr. 561.
- ^ “Chùm thơ Thanh Quế thời đạn bom”. Văn học Sài Gòn. 20 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Thanh Quế”. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2021. Truy cập 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ Phong Linh (2 tháng 4 năm 2017). “'Cát cháy': Đất nước đã từng có những đứa trẻ như thế”. Zing news. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ Phan Phú Yên (24 tháng 7 năm 2016). “Nhà thơ Thanh Quế - nặng tình đồng nghiệp”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2021. Truy cập 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ Phan Hoàng (8 tháng 8 năm 2016). “Nhà thơ Thanh Quế: Những trang văn từ máu và nước mắt!”. Báo Công an nhân dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
- ^ Bình Minh (1 tháng 10 năm 2022). “Bốn lần Việt Nam thay sách giáo khoa”. VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
- ^ Lâm Hạnh (12 tháng 4 năm 2023). “Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nhà thơ Thanh Quế - sáng tác là chuyển động”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
- ^ Nguyễn Thị Thu Trang (2004), tr. 112.
- ^ Văn Nở (17 tháng 5 năm 2012). “Nhiều văn nghệ sĩ Đà Nẵng được tặng thưởng cấp quốc gia”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
- ^ Ngô Thảo (2000), tr. 64.
- ^ Ngô Văn Phú, Phong Vũ & Nguyễn Phan Hách (1999), tr. 594.
- ^ Hạnh Nhân (2 tháng 6 năm 2017). “Viết sách cho thiếu nhi cần kiến thức lịch sử”. Báo Công an Thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2021. Truy cập 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ Thu Hà (16 tháng 2 năm 2021). “... Chỉ để báo rằng mình còn sống”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ Phạm Thị Ngọc Hiền; Phan Thị Bích Nữ (2010). “Những thành tựu văn xuôi Phú Yên qua các tác phẩm đoạt giải cấp quốc gia”. Tạp chí Văn nghệ Phú Yên. 10. OCLC 757803501.
- ^ Nguyễn Thị Thu Trang (2004), tr. 453.
- ^ Toàn Nguyễn (29 tháng 9 năm 2008). “Nhà thơ Thanh Quế: Làm cha… thần đồng”. Báo Công an nhân dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
- ^ Nguyễn Thị Thu Trang (2004), tr. 234.
- ^ “Tác giả Phan Tuy An”. Văn sử địa. 11 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Bức tranh đa sắc về Mỹ thuật Đà Nẵng”. Đà Nẵng online. 22 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
- ^ Trần Trung Sáng (21 tháng 12 năm 2018). “Dấu ấn Mỹ thuật Đà Nẵng 2018”. Thời báo Ngân hàng. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
- ^ Tường Văn (14 tháng 4 năm 2016). “Nhà thơ Thanh Quế xuất bản tập thơ thứ 15”. Phú Yên Online. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2021. Truy cập 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ Sĩ Phu (1 tháng 6 năm 2017). “Nhà văn Thanh Quế ra mắt tuyển thơ văn về Phú Yên”. Phú Yên Online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập 16 tháng 2 năm 2021.