Các loại biểu mô

Biểu mô hay mô biểu bì là một phân loại tế bào bao gồm các tế bào phủ mặt ngoài hoặc lót lòng các khoang của các cấu trúc trong cơ thể;[1] các tuyến cũng được cấu tạo chủ yếu từ biểu mô.[2] Các tế bào biểu mô xếp xít nhau, liên kết chặt chẽ, khoảng gian bào từ rất ít đến không có. Biểu mô có nguồn gốc phôi học đa dạng: từ cả ba lá phôi. Biểu mô luôn nằm tựa lên mô liên kết, phân cách giữa chúng là màng đáy.

Biểu mô là một trong bốn phân loại mô chính của động vật. Bốn phân loại đó là mô cơ, biểu mô, mô liên kết, và mô thần kinh.

Từ nguyên

sửa

Chữ biểu trong biểu mô là 表, nghĩa là bên ngoài, tỏ ra (như trong biểu thị, biểu hiện). Điểm này khác với các ngôn ngữ gốc Hán khác (tiếng Trung và tiếng Nhật sử dụng chữ thượng 上)

Chữ trong tiếng Việt không rõ nguồn gốc, các tiếng gốc Hán khác sử dụng từ tổ chức 組織.

Cấu trúc

sửa

Biểu mô là các tế bào liên kết chặt chẽ với nhau, lượng chất gian bào là rất ít hoặc không có. Biểu mô có khả năng phân bào mạnh.

Bên dưới cả hai loại biểu mô thương là mô liên kết. Giữa biểu mô và mô liên kết thường có một lớp ngăn cách là màng đáy (basement membrane). Màng đáy có bản chất là chất nền có nguồn gốc từ mô liên kết. Cấu trúc của màng đáy có thể đựoc chia thành hai lớp là lá đáy (basal lamina) và lá sợi lưới (reticular lamina).

Tế bào biểu mô thể hiện sự phân cực rõ rệt, với cực ngọn (atypical) hướng ra ngoài môi trường hoặc ra ngoài khoang. Cực đáy là cực còn lại (basal). Nhân tế bào lệch về phía cực đáy nên gọi là phân cực. Biểu mô không có mạch máu, chất dinh dưỡng đến biểu mô qua mô liên kết.

Chức năng

sửa

Biểu mô có các chức năng sau:

  • Bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương và mài mòn (da, thực quản)
  • Hấp thụ các chất vào khoang (thận, ruột)
  • Vận chuyển các chất dọc theo bề mặt (lông chuyển khí ở khí quản)
  • Bài tiết chất nhầy, protein, hormones (tuyến)
  • Trao đổi khí (phế nang ở phổi)
  • Bôi trơn giữa hai bề mặt (khoang màng phổi)

Theo chức năng, biểu mô được phân thành hai loại chính là biểu mô phủ (hay biểu mô bề mặt) và biểu mô tuyến.

  • Biểu mô phủ (surface epithelium): là các tế bào trên bề mặt ngoài của cơ quan hoặc lót lòng trong ống, ví dụ như bề mặt, bề mặt phổi, bề mặt ống sinh dục, bề mặt ống tiêu hóa, bề mặt các cơ quan mềm. Loại biểu mô này được định danh dựa vào số lớp tế bào và hình thái lớp tế bào bề mặt. Loại mô này là lớp rào ngăn cách giữa môi trường với cơ quan nó che phủ.
  • Biểu mô tuyến (glandular epithelium): là thành phần của các tuyến tiết, bao gồm cả tuyến nội tiết, ví dụ như tuyến giáp, tuyến đảo tụy và tuyến ngoại tiết, ví dụ như tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt.

Phân loại

sửa

Biểu mô phủ

sửa

Biểu mô phủ được phân loại theo hai tiêu chí: cách sắp xếp của tế bào: đơn, tầng (simple, stratified) và hình dáng tế bào: lát, vuông, trụ (squamous, cuboidal, columnar). Theo cách phân loại này, biểu mô phủ còn có hai loại đặc biệt: một là là biểu mô trụ giả tầng (pseudostratified), vì hình ảnh lát cắt của nó dễ bị nhầm lẫn với biểu mô đơn tầng; hai là biểu mô chuyển - trong đó các lớp biểu mô có thể thay đổi độ dày theo điều kiện về áp lực

Biểu mô trụ có thể được phân loại theo biến đổi cực đỉnh, nó có thể có lông chuyển (ciliated), không có lông chuyển (non-ciliated), có lông giả (with stereocilia), có vi nhung mao (with microvilli). Biểu mô lát tầng có thể được tiếp tục phân loại theo trạng thái sừng hóa (keratinization). Sừng hóa là quá trình biểu mô sản sinh keratin - hay gọi là chất sừng, một protein dai và chắc - để bảo vệ biểu mô ở các vị trí chịu nhiều áp lực.

  • Biểu mô đơn (simple epithelium)
    • Biểu mô lát đơn (simple squamous epithelium)
    • Biểu mô vuông đơn (simple cuboidal epithelium)
    • Biểu mô trụ đơn (simple columnar epithelium)
  • Biểu mô (trụ) giả tầng (pseudostratified columnar epithelium)
  • Biểu mô tầng (stratified epithelium)
    • Biểu mô lát tầng (stratified squamous epithelium)
      • Biểu mô lát tầng sừng hóa (keratinized stratified squamous epithelium)
      • Biểu mô lát tần không sừng hóa (nonkeratinized stratified squamous epithelium)
    • Biểu mô vuông tầng (stratified cuboidal epithelium)
    • Biểu mô trụ tầng (stratified columnar epithelium)
    • Biểu mô chuyển (transitional epithelium) còn gọi là biểu mô niệu (urothelium)

Biểu mô tuyến

sửa

Về hướng tiết, biểu mô tuyến được chia thành hai loại: tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

Biểu mô phủ

sửa
Biểu mô đơn Biểu mô tầng Ngoại lệ
Biểu mô lát Biểu mô lát đơn

Trên ảnh lát cắt, nhân của biểu mô lát đơn nhìn như trứng ốp la. Nằm kề cận khoang hoặc ống. Ví dụ: nội biểu mô (endothelium) - lót lòng mạch máu và mạch bạch huyết, trung biểu mô (mesothelium) - màng phổi và ổ bụng, phế nang, ống thận và các cấu trúc khác chịu trách nhiệm hấp thụ chất nhanh.

Biểu mô lát tầng

Biểu mô lát tầng gồm nhiều lớp tế bào dẹt, có thể bong tróc từ từ. Vì vậy chúng thường lót lòng các vị trí chịu nhiều ma sát. Biểu mô lát tầng có thể có lớp đáy là biểu mô trụ hoặc vuông có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào bong tróc. Giữa lớp đáy và lớp biểu mô lát trên cùng là lớp trung gian có các tế bào đa diện. Ví dụ: thượng bì của da, lót lòng họng, miệng, âm đạo.

Biểu mô vuông Biểu mô vuông đơn

Trên ảnh lát cắt, nhân của biểu mô vuông đơn tròn và gần sít nhau, xếp thành hàng như dây chuyền. Ví dụ: lót lòng các ống tiết nhỏ như ống góp thận, ống tiểu phế quản; tuyến tiết như tuyến giáp, tuyến nước bọt; buồng trứng.

Biểu mô vuông tầng

Biểu mô vuông tầng hiếm, thường gồm 2 - 3 lớp biểu mô vuông. Ví dụ: một số tuyến ngoại tiết như tuyến mồ hôi, tuyến vú, tuyến nước bọt, tuyến quanh hậu môn; lót lòng niệu đạo; lớp trên cũng của da của các loài da trơn như cá và ếch.

Biểu mô trụ Biểu mô trụ đơn

Trên ảnh lát cắt, nhân của biểu mô trụ đơn hơi méo hoặc hình bầu dục, xếp thành hàng như xâu hạt đậu. Nhân dịch về phía cực đáy (cực không hướng ra khoang, gần màng đáy). Cực đỉnh của biểu mô trụ đơn biến đổi để thực hiện chức năng riêng biệt của mỗi nhóm tế bào.

Ví dụ: ở các lòng ống lớn như thành dạ dày, thành ruột, thành hầu, cổ tử cung, ống dẫn trứng.

Biểu mô trụ tầng

Biểu mô trụ tầng hiếm, gồm 2 - 3 lớp biểu mô trụ chồng lên nhau. Các cấu trúc xuất hiện biểu mô hầu cũng không có nhiều biểu mô hầu, chỉ một phần nhỏ, và cũng khác nhau ở mỗi người. Biểu mô trụ tầng nhìn chung có tính chất giống biểu mô vuông tầng, ngoại trừ việc nó có thể biến đổi cực đỉnh. Ví dụ: hầu, hậu môn, niệu đạo, kết mạc, ống tiết của một số tuyến ngoại tiết lớn.

Biểu mô giả tầng

Biểu mô trụ giả tầng thực chất cũng chỉ có một tầng tế bào, với tất cả tế bào đều tiếp xúc với mặt đáy. Cực đỉnh của biểu mô trụ đơn có thể biến đổi để thực hiện chức năng riêng biệt của mỗi nhóm tế bào. Ví dụ: mũi, khí quản, phế quản

Ngoại lệ Biểu mô chuyển hay biểu mô niệu

Biểu mô chuyển là loại biểu mô có thể thay đổi hình dáng - độ cao - dựa vào điều kiện về áp lực. Hai trạng thái cực của biểu mô niệu là trạng thái thư giãn và trạng thái căng. Biểu mô niệu kinh điển nhất ở bàng quang. Khi bàng quang căng, biểu mô niệu căng, hình dáng là lát. Khi bàng quang thư giãn, biểu mô thư giãn, hình dáng là vuông hoặc cột.

Biểu mô trụ - biến đổi cực đỉnh

sửa

Cực đỉnh của biểu mô trụ có thể hình thành các cấu trúc lông bao gồm:

  • Lông chuyển (cilia) có chức năng đẩy vật chất dọc theo đường ống như ở khí quản để đẩy đờm và ở ống Fallop để đẩy trứng về tử cung. Lông chuyển có thành phần là vi ống và protein dynein, nó có thể cử động.
  • Vi nhung mao hay diềm bàn chải (microvilli) để tăng diện tích bề mặt ở ruột, thận, phổi,... Vi nhung mao có thành phần là vi sợi, còn gọi là sợi actin. Nó không thể cử động.
  • Lông giả (stereocillia) ở ống mào tinh. Lông giả cũng có thành phần là sợi actin, vì vậy nó không thể cử động. Lông giả thường có chức năng cảm thụ.

Biểu mô lát tầng - sừng hóa

sửa

Biểu mô lát tầng có thể sừng hóa. Sừng hóa là quá trình tế bào biểu mô sản xuất và tích tụ keratin khi nó càng ở gần bề mặt. Keratin là một protein sợi dai và chắc. Khi tế bào này chết, lượng protein này vẫn còn và tế bào chết này được gọi là tế bào lát tầng sừng hóa. Lớp keratin trên bề mặt mô lát tầng sừng hóa được gọi là lớp sừng (stratum corneum). Lớp sừng là một hàng rào bảo vệ các tế bào ở dưới khỏi mất nước, tác động cơ học và viêm nhiễm.

Mô lát tầng được chia thành nhiều lớp.

  • Lớp đáy: là lớp tế bào dưới cùng, nằm ngay trên màng đáy. Lớp đáy có thể là các thể bào hình trụ hoặc hình vuông. Như mô nói chung vẫn gọi là biểu mô lát tầng.
  • Lớp tế bào đa diện: là lớp tế bào chưa hoàn toàn mỏng, vừa được phân chia từ lớp đáy, đang di cư từ từ lên trên.
  • Lớp tế bào lát tầng không sừng hóa: là lớp tế bào gần bề mặt, lớp này vẫn còn mềm và ẩm.
  • Lớp sừng: là lớp tế bào lát tầng đã sừng hóa và chết.

Các loại biểu mô có tên

sửa

Một số loại biểu mô có tên cụ thể cho vị trí hay chức năng của nó. Bảng ở dưới là một danh sách không đầy đủ cho các biểu mô này.

Biểu mô Định danh Mô tả
Biểu mô niệu biểu mô chuyển bàng quan, niệu quản, một phần niệu đạo
Trung biểu mô biểu mô lát đơn lót lòng các mạch máu, mạch bạch huyết, và trái tim
Nội biểu mô biểu mô lát đơn xuất hiện ở các thanh mạc: phúc mạc, ngoại tâm mạc, phế mạc
Biểu mô phổi biểu mô giả tầng có lông chuyển lót lòng phần lớn đường hô hấp, ngoại trừ những vị trí chịu nhiều ma sát; có chức năng làm ẩm và bảo vệ đường thở
Biểu mô mầm biểu mô vuông đơn lót lòng ống sinh tinh và ống dẫn trứng
Biểu mô ruột biểu mô trụ đơn có vi nhung mao lót lòng ruột non và ruột già; có chức năng hấp thụ và chức năng tiết
Biểu mô giác mạc biểu mô lát tầng không sừng hóa áo lớp ngoài của giác mạc; có chức năng bảo vệ mắt những vẫn trong suốt để có thể nhìn qua

Biểu mô tuyến

sửa

Biểu mô tuyến có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí. Các tiêu chí đó là hướng tiết: ngoại tiết, nội tiết; hình thức tiết: toàn vẹn, bán hủy,

Tham khảo

sửa
  1. ^ "epithelium" tại Từ điển Y học Dorland
  2. ^ “Epithelia”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2008.

Tham khảo

sửa