Liên kết khe (Gap junction) là một trong các hình thức liên kết tế bào ở động vật đa bào.[1][2][3] Đây là các liên kết trực tiếp giữa bào tương của hai tế bào, cho phép nhiều phân tử, ions và hạt mang điện di chuyển thường xuyên qua một cổng giữa hai tế bào.[4][5]

Liên kết khe
Liên kết khe
Định danh
MeSHD017629
THTH {{{2}}}.html HH1.00.01.1.02024 .{{{2}}}.{{{3}}}
FMA67423
Thuật ngữ giải phẫu

Tại liên kết khe, có những đơn vị kết nối (connexon units) hình ống chạy xuyên qua khoảng gian bào hẹp (2 nm) hai đầu mở vào bào tương mỗi tế bào. Mỗi đơn vị kết nối gồm 6 dưới đơn vị quây quanh một lòng rỗng đường kính khoảng 2 nm, cho phép các ion và vật chất có phân tử lượng dưới 1000 đi qua. Tâm của những đơn vị kết nối gần nhau cách nhau khoảng 9 nm. Liên kết khe là cấu trúc liên kết và truyền thông tin ở mặt bên của một số loại tế bào biểu mô. Tuy nhiên, ớ một vài mô trong cơ thể người như mô cơ, mô thần kinh... cũng có cấu trúc truyền thông tin này. Sự truyền thông tin giữa hai tế bào tại liên kết khe theo cơ chế hoạt động cua synap điện (xung động thần kinh qua synap điện không đòi hỏi chất trung gian hóa hoc mà nhờ vào sư chuyển dịch của dòng ion, gây thay đổi điện thế màng).[6]

Video qua kính hiển vi, phương pháp miễn dịch huỳnh quang của các phần tử connexin đi theo vi ống để vào bề mặt màng tế bào.[7]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ White, Thomas W.; Paul, David L. (1999). “Genetic diseases and gene knockouts reveal diverse connexin functions”. Annual Review of Physiology. 61 (1): 283–310. doi:10.1146/annurev.physiol.61.1.283. PMID 10099690.
  2. ^ Kelsell, David P.; Dunlop, John; Hodgins, Malcolm B. (2001). “Human diseases: clues to cracking the connexin code?”. Trends in Cell Biology. 11 (1): 2–6. doi:10.1016/S0962-8924(00)01866-3. PMID 11146276.
  3. ^ Willecke, Klaus; Eiberger, Jürgen; Degen, Joachim; Eckardt, Dominik; Romualdi, Alessandro; Güldenagel, Martin; Deutsch, Urban; Söhl, Goran (2002). “Structural and functional diversity of connexin genes in the mouse and human genome”. Biological Chemistry. 383 (5): 725–37. doi:10.1515/BC.2002.076. PMID 12108537.
  4. ^ Lampe, Paul D.; Lau, Alan F. (2004). “The effects of connexin phosphorylation on gap junctional communication”. The International Journal of Biochemistry & Cell Biology. 36 (7): 1171–86. doi:10.1016/S1357-2725(03)00264-4. PMC 2878204. PMID 15109565.
  5. ^ Lampe, Paul D.; Lau, Alan F. (2000). “Regulation of gap junctions by phosphorylation of connexins”. Archives of Biochemistry and Biophysics. 384 (2): 205–15. doi:10.1006/abbi.2000.2131. PMID 11368307.
  6. ^ Trịnh Bình 2007, tr. 24.
  7. ^ Francis R, Xu X, Park H, và đồng nghiệp (2011). Brandner JM (biên tập). “Connexin43 modulates cell polarity and directional cell migration by regulating microtubule dynamics”. PLoS ONE. 6 (10): e26379. Bibcode:2011PLoSO...626379F. doi:10.1371/journal.pone.0026379. PMC 3194834. PMID 22022608.
Sách
  • GSTS. BS. Trịnh Bình (2007). Mô - phôi (Phần mô học). Nhà xuất bản Y học. tr. 24. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa