Vi nhung mao (tiếng Anh: microvillus) là các phần bào tương đẩy màng tế bào lồi lên mặt tự do làm tăng diện tích bề mặt tế bào [1] [2]và tham gia nhiều chức năng như hấp thụ, bài tiết, liên kết tế bào.

Vi nhung mao
Vi nhung mao ruột
Chi tiết
Định danh
LatinhMicrovillus
MeSHD008871
THH1.00.01.1.01011
FMA67296
Thuật ngữ mô học

Cấu trúc

sửa

Vi nhung mao được bao phủ trong màng bao tương, bao quanh tế bào chấtvi sợi. Trong bào tương của vi nhưng mao có những xơ actin và những enzyme cần cho sự trao đổi chất.

Vị trí

sửa

Các vi nhung mao xếp hàng liên tiếp nhau tạo thành một cấu trúc gọi là diềm bàn chải được tìm thấy trên bờ tự do của một số tế bào biểu mô, chẳng hạn như ở ruột non. (Vi nhung mao không nên nhầm lẫn với nhung mao ruột. Nhung mao ruột được tạo thành từ nhiều tế bào. Mỗi tế bào này có nhiều vi nhung mao.) Quan sát thấy vi nhung mao trên màng bào tương của trứng, hỗ trợ neo giữ tinh trùng đã xâm nhập vào lớp vỏ ngoại bào của trứng.

Vi nhung mao xuất hiện trên bề mặt tế bào bạch cầu, vì chúng hỗ trợ tế bào bạch cầu di chuyển.

Mối quan hệ với tế bào

sửa

Như đã đề cập, vi nhung mao có tác dụng tăng diện tích trao đổi bề mặt của màng tế bào

Chiều dài và thành phần của vi nhung mao có thể khác nhau đôi chút, tùy thuộc vào các cơ quan khác nhau cùng một sinh vật.

Ví dụ, vi nhung mao trong ruột non và ruột già ở chuột hơi khác nhau về chiều dài và số lượng lớp phủ bề mặt.[3]

Ý nghĩa lâm sàng

sửa

Phá hủy vi nhung mao

sửa

Phá hủy của vi nhung mao dẫn đến triệu chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng và gây nên tiêu chảy thẩm thấu kéo dài, thường đi kèm với sốt.

Thật vậy, bệnh nhiễm trùng do phân nhóm EPEC Escherichia coli, trong bệnh coeliac và bệnh liên quan tới vi nhung mao[4] (một bệnh di truyền đặc trưng do vi nhung mao khiếm khuyết).

Phá hủy vi nhung mao đôi khi lại có lợi, vì trong trường hợp tế bào bạch cầu mất vi nhung mao có thể làm cản trở sự tự phát của bệnh tự miễn.[5]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Krause J. William (tháng 7 năm 2005). Krause's Essential Human Histology for Medical Students. Universal-Publishers. tr. 37–. ISBN 978-1-58112-468-2. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ Trịnh Bình 2007, tr. 26, 27.
  3. ^ Mukherjee T, Williams A (1967). “A comparative study of the ultrastructure of microvilli in the epithelium of small and large intestine of mice”. J Cell Biol. 34 (2): 447–61. doi:10.1083/jcb.34.2.447. PMC 2107317. PMID 6035639. link Lưu trữ 2008-04-06 tại Wayback Machine
  4. ^ Malathy Kapali, MD, Ronald Jaffe, MD and Rocco M Agostini Jr. B.Sc. Final Diagnosis: Microvillus Inclusion Disease. “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 1999. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2006.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  5. ^ Shattuck, T. (2004) Cells studied for immune function. “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2006.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết).

Liên kết ngoài

sửa
  • Bản mẫu:UCDavisOrganology
  • Ảnh mô học: 21904loa – Hệ thống học tập môn mô học tại trường Đại học Boston - "Ultrastructure of the Cell: microvilli and basal enfoldings, endocytic vesicles"
  • Ảnh mô học: 20601loa – Hệ thống học tập môn mô học tại trường Đại học Boston - "Ultrastructure of the Cell: microvillous border and Junctional Complex, oblique section"
Sách
  • GSTS. BS. Trịnh Bình (2007). Mô - phôi (Phần mô học). Nhà xuất bản Y học. tr. 26, 27. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)