Bức ảnh sửa

 
Vị trí tương đối của Voyager 1 khi chụp bức ảnh này được khoanh tròn

Theo hệ thống phần mềm HORIZONS tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (JPL) của NASA,[1] khoảng cách giữa Voyager 1 và Trái Đất trong thời gian chụp bức ảnh là:

Khoảng cách từ Voyager 1 đến Trái Đất
Đơn vị đo 14 tháng 2 năm 1990 9 tháng 6 năm 1990
Đơn vị thiên văn 40,4722269111071 40,6835761263791
Kilômét 6.054.558.968 6.086.176.360
Dặm 3.762.136.324 3.781.782.502
 
 
Tổ hợp "bức ảnh gia đình" của Hệ Mặt Trời khi chụp ở một khoảng cách lớn bởi Voyager 1

Voyager cũng đã chụp ảnh Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên VươngSao Hải Vương. Khi ghép chúng lại thành một bức ảnh ở bên trái, chúng tạo thành chân dung của hệ Mặt Trời.[2] Sao Thủy quá mờ do ánh sáng Mặt Trời nên không thể chụp được và Sao Hỏa không hiện ra do hiệu ứng của ánh sáng Mặt Trời trên camera quang học.[3] NASA đã biên tập 60 bức ảnh để tạo ra một bức khảm gọi là chân dung gia đình.

Bức ảnh sửa

 
Vị trí của Voyager 1 vào ngày 14 tháng 2 năm 1990. Các thanh dọc được đặt cách nhau một năm và cho biết khoảng cách của tàu thăm dò so với mặt phẳng hoàng đạo.

Thiết kế chuỗi lệnh được chuyển tiếp đến phi thuyền và tính toán về thời gian phơi sáng của mỗi bức ảnh do các nhà khoa học vũ trụ Candy Hansen thuộc Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA và Carolyn Porco thuộc Đại học Arizona phát triển.[4] Chuỗi lệnh sau đó được biên dịch và gửi tới Voyager 1, với những bức ảnh được chụp vào lúc 04:48 GMT ngày 14 tháng 2 năm 1990.[5] Vào thời điểm đó, khoảng cách giữa tàu vũ trụ và Trái Đất là 40,47 đơn vị thiên văn (6,055 triệu kilômét, 3,762 triệu dặm).[6]

Dữ liệu từ máy ảnh ban đầu được lưu trữ trong một máy thâu băng trên tàu. Việc truyền tới Trái Đất cũng bị trì hoãn do các sứ mệnh MagellanGalileo đang được ưu tiên sử dụng Mạng lưới giám sát Không gian Sâu. Sau đó, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1990, Voyager 1 đã gửi 60 khung hình về Trái Đất bằng tín hiệu vô tuyến truyền với tốc độ ánh sáng và mất gần 5 tiếng rưỡi để đến nơi.[7]

Ba trong số những khung hình nhận được cho thấy Trái Đất là một điểm sáng nhỏ trong không gian trống rỗng. Mỗi khung hình được chụp bằng một bộ lọc màu khác nhau: xanh lam, xanh lục và tím, với thời gian phơi sáng lần lượt là 0,72, 0,48 và 0,72 giây. Sau đó, ba khung hình đã được kết hợp lại để tạo ra bức ảnh Đốm xanh mờ.[8][9]

Trong số 640.000 pixel riêng lẻ tạo nên mỗi khung hình, Trái Đất chỉ chiếm ít hơn một pixel (cụ thể là 0,12 pixel, theo NASA). Các dải ánh sáng chéo xuất hiện trong bức ảnh chỉ là giả tượng (artifact) bởi việc phản chiếu ánh sáng Mặt Trời từ các bộ phận và tấm che nắng của máy ảnh, do khoảng cách tương đối gần giữa Mặt Trời và Trái Đất.[7][10] Góc nhìn của Voyager cao hơn mặt phẳng hoàng đạo khoảng 32°. Phân tích chi tiết cho thấy máy ảnh cũng đã phát hiện ra Mặt Trăng, mặc dù thiên thể này quá mờ để có thể nhìn được nếu không qua xử lý đặc biệt.[9]

 
Ảnh góc rộng của Mặt Trời và các hành tinh bên trong (không nhìn thấy được), với hình ảnh chồng lên của Đốm xanh mờ ở bên trái và Sao Kim ở bên phải

Với thiết bị chụp là camera góc hẹp, Đốm xanh mờ còn được xuất bản như một phần của bức ảnh tổng hợp tạo ra từ tấm hình camera góc rộng cho thấy Mặt Trời và vùng không gian chứa Trái Đất và Sao Kim. Bức ảnh góc rộng được chèn vào hai bức ảnh góc hẹp: Đốm xanh mờ và một hình ảnh tương tự về Sao Kim. Bức ảnh góc rộng được chụp bằng bộ lọc tối nhất (dải hấp thụ khí metan) và thời gian phơi sáng ngắn nhất có thể (5 mili giây) để tránh làm bão hòa ống vidicon của máy ảnh với ánh sáng Mặt Trời bị tán xạ. Mặc dù vậy, kết quả nhận được lại là một bức ảnh bị cháy sáng với nhiều phản xạ từ hệ thống quang học trong máy ảnh, và Mặt Trời trông có vẻ lớn hơn nhiều so với kích thước thực tế của đĩa Mặt Trời. Các tia xung quanh Mặt Trời là hình ảnh nhiễu xạ của đèn hiệu chuẩn được gắn phía trước ống kính góc rộng.[9]

Voyager 1 cũng đã chụp ảnh Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên VươngSao Hải Vương. Khi ghép lại thành một bức ảnh như ở bên dưới, chúng tạo thành chân dung của Hệ Mặt Trời.[2] Sao Thủy quá mờ do ánh sáng Mặt Trời nên không thể chụp được và Sao Hỏa không hiện ra do hiệu ứng của ánh sáng Mặt Trời trên máy ảnh quang học.[3] NASA đã biên tập 60 bức ảnh để tạo ra một bức khảm gọi là Chân dung gia đình.[11]

 
 
Tổ hợp "bức ảnh gia đình" của Hệ Mặt Trời khi chụp ở một khoảng cách lớn bởi Voyager 1

Tham khảo sửa

  1. ^ NASA's JPL Horizon System for calculating ephemerides for solar system bodies
  2. ^ a b “Solar System Portrait – Earth as 'Pale Blue Dot'. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ a b “Solar System Portrait – Views of 6 Planets”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SaganPBD5
  5. ^ “Pale Blue Dot Revisited”. Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực. NASA. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ “NASA's JPL Horizon System for calculating ephemerides for solar system bodies”. ssd.jpl.nasa.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên prescott
  8. ^ “PIA00452: Solar System Portrait – Earth as 'Pale Blue Dot'. photojournal.jpl.nasa.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ a b c “PIA00450: Solar System Portrait – View of the Sun, Earth and Venus”. photojournal.jpl.nasa.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.
  10. ^ “Solar System Exploration-Pale Blue Dot”. solarsystem.nasa.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  11. ^ “Voyager 1's Pale Blue Dot - NASA Science”. science.nasa.gov (bằng tiếng Anh). NASA. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.