Apollo 11
Apollo 11 (16–24 tháng 7 năm 1969) là chuyến bay vào vũ trụ của Hoa Kỳ đã lần đầu tiên đưa con người đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng. Chỉ huy Neil Armstrong cùng với Phi công Mô-đun Mặt Trăng Buzz Aldrin đáp Mô-đun Mặt Trăng Apollo Eagle xuống vào lúc 20:17 UTC ngày 20 tháng 7 năm 1969. Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên bề mặt sau 6 giờ 39 phút, vào lúc 02:56 ngày 21 tháng 7 (UTC). 19 phút sau, Aldrin tham gia cùng ông và cả hai đã dành khoảng hai tiếng rưỡi để khám phá địa điểm mà họ đặt tên là Tranquility Base lúc hạ cánh. Hai phi hành gia thu thập 47,5 pound (21,5 kg) vật chất Mặt Trăng và mang về Trái Đất trong khi phi công Michael Collins bay vòng quay quỹ đạo thiên thể này trên Mô-đun Chỉ huy Columbia. Họ ở lại bề mặt trong 21 giờ, 31 phút trước khi bay lên để ghép nối lại với Columbia.
Dạng nhiệm vụ | Hạ cánh xuống Mặt Trăng có phi hành đoàn (G) |
---|---|
Nhà đầu tư | NASA |
COSPAR ID |
|
Số SATCAT | |
Thời gian nhiệm vụ | 8 ngày, 3 giờ, 18 phút, 35 giây |
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ | |
Thiết bị vũ trụ |
|
Nhà sản xuất |
|
Khối lượng phóng | 109.646 pound (49.735 kg)[5] |
Khối lượng hạ cánh | 10.873 pound (4.932 kg) |
Phi hành đoàn | |
Quy mô phi hành đoàn | 3 |
Thành viên | |
Tín hiệu gọi |
|
Bắt đầu nhiệm vụ | |
Ngày phóng | 13:32:00, 16 tháng 7 năm 1969 (UTC)[6] |
Tên lửa | Saturn V SA-506 |
Địa điểm phóng | Kennedy, LC-39A |
Kết thúc nhiệm vụ | |
Thu hồi bởi | USS Hornet |
Ngày hạ cánh | 16:50:35, 24 tháng 7 năm 1969 (UTC) |
Nơi hạ cánh |
|
Các tham số quỹ đạo | |
Hệ quy chiếu | Nguyệt tâm |
Cận điểm | 100,9 kilômét (54,5 nmi)[7] |
Viễn điểm | 122,4 kilômét (66,1 nmi)[7] |
Độ nghiêng | 1,25 độ[7] |
Chu kỳ | 2 giờ[7] |
Kỷ nguyên | 21:44, 19 tháng 7 năm 1969 (UTC)[7] |
Phi thuyền quỹ đạo Mặt Trăng | |
Thành phần phi thuyền | Mô-đun chỉ huy và dịch vụ |
Vào quỹ đạo | 17:21:50, 19 tháng 7 năm 1969 (UTC)[8] |
Rời khỏi quỹ đạo | 04:55:42, 22 tháng 7 năm 1969 (UTC)[9] |
Quỹ đạo | 30 |
Xe tự hành Mặt Trăng | |
Thành phần phi thuyền | Mô-đun Mặt Trăng Apollo |
Thời điểm hạ cánh | 20:17:40, 20 tháng 7 năm 1969 (UTC)[10] |
Phóng trở lại | 17:54:00, 21 tháng 7 năm 1969 (UTC)[11] |
Địa điểm hạ cánh | |
Khối lượng tàu mẫu | 21,55 kilôgam (47,51 lb) |
EVA bề mặt | 1 |
Thời gian EVA | 2 giờ, 31 phút, 40 giây |
Ghép nối với LM | |
Ngày ghép nối | 16:56:03, 16 tháng 7 năm 1969 (UTC) [8] |
Ngày ngắt ghép nối | 17:44:00, 20 tháng 7 năm 1969 (UTC)[13] |
Ghép nối với tầng cất cánh của LM | |
Ngày ghép nối | 21:35:00, 21 tháng 7 năm 1969 (UTC)[9] |
Ngày ngắt ghép nối | 23:41:31, 21 tháng 7 năm 1969, (UTC)[9] |
Từ trái sang phải: Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin |
Được phóng lên bằng tên lửa Saturn V tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào 13:32 ngày 16 tháng 7 (UTC), đây là chuyến bay có người lái thứ năm trong chương trình Apollo của NASA. Tàu vũ trụ Apollo gồm có ba phần: một mô-đun chỉ huy (CM) với cabin dành cho ba hành gia, đây là phần duy nhất quay trở lại Trái Đất; một mô-đun dịch vụ (SM) cung cấp cho mô-đun chỉ huy lực đẩy, điện năng, oxy và nước; và một Mô-đun Mặt Trăng (LM) gồm hai tầng – tầng hạ cánh (descent stage) để đáp xuống Mặt Trăng và tầng cất cánh (ascent stage) giúp đưa phi hành gia trở lại quỹ đạo Mặt Trăng.
Sau khi được phóng về phía vệ tinh tự nhiên của Trái Đất bằng thứ ba của tên lửa đẩy Saturn V, các phi hành gia đã tách tầng này khỏi phi thuyền và du hành trong ba ngày tới khi đạt đến quỹ đạo Mặt Trăng. Tiếp đó, Armstrong cùng Aldrin bước vào Eagle và đổ bộ xuống Biển Tĩnh Lặng vào ngày 20 tháng 7. Khi hoàn thành nhiệm vụ, họ sử dụng tầng cất cánh của Eagle để bay lên khỏi bề mặt và hội ngộ với Collins đang ở bên trong mô-đun chỉ huy. Phi hành đoàn đã loại bỏ Eagle trước khi thực hiện các thao tác nhằm đẩy Columbia ra khỏi quỹ đạo Mặt Trăng, đưa con tàu vào đường bay hướng về hành tinh xanh.[9] Ngày 24 tháng 7, sau hơn tám ngày ở trên vũ trụ, ba phi hành gia trở về Trái Đất và splashdown xuống Thái Bình Dương.
Trên sóng trực tiếp trước khán giả toàn cầu về sự kiện đặt bước chân đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng, Armstrong đã phát biểu câu nói nổi tiếng, "Đây là bước đi nhỏ bé của [một] con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của cả nhân loại".[14] Apollo 11 đã khẳng định chiến thắng của Hoa Kỳ trong Cuộc đua vào vũ trụ, qua đó chứng tỏ ưu thế vượt trội của quốc gia này trong lĩnh vực du hành không gian. Sứ mệnh cũng hoàn thành mục tiêu mà Tổng thống John F. Kennedy đặt ra cho nước Mỹ vào năm 1961, "trước khi thập kỷ này kết thúc, phải đưa được con người lên Mặt Trăng và mang người đó trở về Trái Đất an toàn".[15]
Bối cảnh
sửaCuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, Hoa Kỳ tham gia vào Chiến tranh Lạnh, một cuộc cạnh tranh địa chính trị với Liên Xô.[16] Ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik 1. Thành công bất ngờ này đã khơi dậy nỗi lo ngại và trí tưởng tượng trên khắp thế giới. Nó không chỉ chứng minh rằng Liên Xô có khả năng phóng vũ khí hạt nhân xuyên lục địa, mà còn thách thức những tuyên bố của Mỹ về ưu thế quân sự, kinh tế và công nghệ.[17] Phi vụ phóng đã gây ra khủng hoảng Sputnik, đồng thời mở đầu Cuộc chạy đua vào vũ trụ nhằm chứng tỏ siêu cường nào sẽ đạt được khả năng du hành vũ trụ vượt trội.[18] Đáp lại thách thức từ Sputnik, Tổng thống Dwight D. Eisenhower thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), đồng thời cho tiến hành Dự án Mercury,[19] chương trình không gian có mục tiêu đưa con người lên quỹ đạo Trái Đất.[20] Tuy nhiên vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, phi hành gia Liên Xô Yuri Alekseyevich Gagarin đã trở thành người đầu tiên đi vào vũ trụ và bay vòng quanh Trái Đất.[21] Gần một tháng sau, vào ngày 5 tháng 5 năm 1961, Alan Shepard trở thành người Mỹ đầu tiên đi vào không gian thông qua một chuyến bay dưới quỹ đạo kéo dài 15 phút. Sau khi được thu hồi trên Đại Tây Duơng, ông đã nhận cuộc gọi chúc mừng từ người kế nhiệm của Eisenhower là John F. Kennedy.[22]
Do Liên Xô sở hữu tên lửa đẩy hạng nặng hơn, nên giữa các lựa chọn mà NASA đưa ra, Kennedy đã xác định một thách thức nằm ngoài khả năng của thế hệ tên lửa hiện có, thứ mà Hoa Kỳ và Liên Xô đều sẽ bắt đầu từ vị trí như nhau. Để đạt được mục tiêu này, nước Mỹ sẽ cần phải tiến hành một sứ mệnh có người lái lên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.[23]
Ngày 25 tháng 5 năm 1961, Kennedy có bài phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ về "Những Nhu cầu Cấp thiết của Quốc gia" (Urgent National Needs). Ông tuyên bố:
Tôi tin rằng quốc gia này nên cam kết đạt được mục tiêu, rằng trước khi thập kỷ này [1960] kết thúc, phải đưa được người lên Mặt Trăng và mang anh ta trở về Trái Đất an toàn. Sẽ không có một dự án không gian nào trong giai đoạn này khiến cho nhân loại ấn tượng hơn, hay có tầm quan trọng hơn trong công cuộc khám phá vũ trụ lâu dài; và cũng không có cái nào khó khăn và tốn nhiều tiền như mục tiêu này. Chúng tôi đề xuất tăng tốc việc phát triển một phi thuyền Mặt Trăng phù hợp. Chúng tôi đề xuất phát triển các động cơ đẩy nhiên liệu lỏng và rắn thay thế, và chúng phải to hơn bất kỳ loại nào đang được phát triển, cho đến khi xác định được loại tốt nhất. Chúng tôi đề xuất bổ sung ngân quỹ cho các nghiên cứu phát triển động cơ khác và những cuộc khám phá không người lái – những cuộc khám phá đặc biệt quan trọng cho một mục đích mà quốc gia này sẽ không bao giờ bỏ qua: sự sống sót của người đầu tiên thực hiện chuyến bay táo bạo này. Nhưng nếu hiểu đúng thì, đây không phải chỉ là một người lên Mặt Trăng – nếu chúng ta cùng đồng lòng quyết định thì đó sẽ là cả một quốc gia. Vì tất cả chúng ta phải nỗ lực để đưa anh ấy đến đó.
— Bài phát biểu của Kennedy trước Quốc hội[24]
Ngày 12 tháng 9 năm 1962, trước đám đông khoảng 40.000 người tại sân vận động của Đại học Rice ở Houston, Texas, Kennedy đã có một bài phát biểu khác về nỗ lực không gian của Mỹ.[25][26] Phần giữa của bài diễn văn được trích dẫn khá rộng rãi, với nội dung như sau:
Chưa có tranh chấp, thành kiến, hay xung đột quốc gia ngoài vũ trụ. Những mối nguy hiểm của nó là thù địch đối với tất cả chúng ta. Cuộc chinh phục của nó xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất của nhân loại, và cơ hội hợp tác hòa bình của nó có thể không bao giờ đến nữa. Nhưng một số người hỏi, tại sao lại là Mặt Trăng? Tại sao chọn đây là mục tiêu? Và họ cũng có thể hỏi, tại sao lại leo lên ngọn núi cao nhất? Tại sao lại bay qua Đại Tây Dương vào 35 năm trước? Tại sao đội Rice lại đấu với đội Texas? Chúng ta chọn lên Mặt Trăng. Chúng ta chọn lên Mặt Trăng... Chúng ta chọn lên Mặt Trăng trong thập kỷ này và làm những điều khác, không phải vì chúng dễ dàng, mà bởi vì chúng khó khăn; bởi vì mục tiêu đó sẽ phục vụ cho việc tổ chức cũng như đo lường nghị lực và kỹ năng tốt nhất của chúng ta, bởi vì thử thách đó là một thứ mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận, một thứ mà chúng ta không muốn trì hoãn, và một thứ mà chúng ta dự định giành chiến thắng, và những điều khác nữa.[27]
Mặc dù vậy, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của nhiều người Mỹ và bị Norbert Wiener, một nhà toán học tại Viện Công nghệ Massachusetts, gọi là "moondoggle"[a].[28][29] Nỗ lực đưa người lên Mặt Trăng của Kennedy có tên là Dự án Apollo.[30] Khi ông gặp gỡ Thủ tướng Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov vào tháng 6 năm 1961, ông đã đề xuất biến cuộc đổ bộ Mặt Trăng thành một dự án chung, nhưng Khrushchyov lại không chấp nhận lời đề nghị này.[31] Kennedy có bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 20 tháng 9 năm 1963, tại đó ông lại đề xuất một chuyến thám hiểm chung lên Mặt Trăng.[32] Tuy nhiên, ý tưởng đã bị hủy bỏ sau khi Kennedy qua đời.[33]
Tháng 7 năm 1962, người đứng đầu NASA James E. Webb thông báo sử dụng chiến lược điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng[34][35] và tàu vũ trụ Apollo sẽ bao gồm ba thành phần chính: một mô-đun chỉ huy với cabin dành cho ba hành gia, đây là phần duy nhất quay trở lại Trái Đất; một mô-đun dịch vụ cung cấp cho mô-đun chỉ huy lực đẩy, điện năng, oxy và nước; và một Mô-đun Mặt Trăng gồm hai tầng – tầng hạ cánh để đáp xuống Mặt Trăng và tầng cất cánh giúp đưa phi hành gia trở lại quỹ đạo Mặt Trăng.[36] Thiết kế này có thể được phóng bằng một chiếc tên lửa Saturn V, vốn vẫn đang trong giai đoạn phát triển vào thời điểm ấy.[37]
Các công nghệ và kỹ thuật mà Apollo sử dụng đều được phát triển từ Dự án Gemini.[38] Chương trình này có thể khởi động là nhờ NASA đã áp dụng những tiến bộ mới trong linh kiện bán dẫn, bao gồm transistor hiệu ứng trường kim loại-oxit bán dẫn (MOSFET) trong chương trình Interplanetary Monitoring Platform (IMP)[39][40] và chíp vi mạch (IC) silicon cho Máy tính Dẫn đường Apollo (AGC).[41]
Dự án Apollo đã đột ngột bị tạm ngừng do vụ hỏa hoạn Apollo 1 vào ngày 27 tháng 1 năm 1967, trong đó các phi hành gia Gus Grissom, Ed White và Roger B. Chaffee đều tử nạn, theo sau là một cuộc điều tra về tính an toàn của chương trình.[42] Tháng 10 năm 1968, mô-đun chỉ huy được đánh giá trong sứ mệnh Apollo 7,[43] và đến tháng 12 thì được thử nghiệm trên quỹ đạo Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 8.[44] Tháng 3 năm 1969, Apollo 9 đưa LM vào kiểm tra trên quỹ đạo Trái Đất.[45] Hai tháng sau đó, Apollo 10 tiến hành một "cuộc tổng duyệt" trên quỹ đạo Mặt Trăng. Đến tháng 7 năm 1969, mọi thứ đều đã sẵn sàng để Apollo 11 thực hiện bước cuối cùng: hạ cánh xuống Mặt Trăng.[46]
Dù Liên Xô dường như đang giành chiến thắng trong Cuộc đua vào vũ trụ bằng cách đánh bại Hoa Kỳ và giành vị trí dẫn đầu, nhưng ưu thế này đã không còn sau khi Mỹ tiến hành chương trình Gemini và Liên Xô thất bại trong việc phát triển tên lửa đẩy N1, thứ có thể so sánh với Saturn V.[47] Do đó, họ cố gắng tìm cách đánh bại Hoa Kỳ trong việc đưa vật chất Mặt Trăng trở về Trái Đất bằng tàu thăm dò không người lái. Ngày 13 tháng 7, ba ngày sau phi vụ phóng Apollo 11, Liên bang Xô viết tiến hành nhiệm vụ Luna 15, thành công đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo Mặt Trăng trước Apollo 11. Trong quá trình hạ cánh, một sự cố đã khiến Luna 15 rơi xuống Mare Crisium, khoảng hai giờ trước khi Armstrong và Aldrin cất cánh từ bề mặt để bắt đầu hành trình trở về nhà. Kính viễn vọng vô tuyến Nuffield Radio Astronomy Laboratories ở Anh đã ghi lại các tín hiệu từ Luna 15 trong quá trình hạ cánh và công bố những dữ liệu này vào tháng 7 năm 2009, nhân kỷ niệm 40 năm sứ mệnh Apollo 11.[48]
Kế hoạch
sửaPhi hành đoàn
sửaVị trí | Phi Hành Gia |
---|---|
Chỉ Huy | Neil A. Armstrong |
Phi công của Mô-đun Điều khiển | Michael Collins |
Phi công của Mô-đun Mặt Trăng | Edwin "Buzz" E. Aldrin, Jr. |
Mỗi thành viên của Apollo 11 đã từng tham gia một chuyến bay vũ trụ trước nhiệm vụ này, dẫn đến việc đây là Phi hành đoàn thứ hai được cấu tạo từ các Phi hành gia kỳ cựu (Chuyến đầu tiên là Apollo 10) trong lịch sử chuyến bay không gian của loài người.
Collins thực chất được chọn là phi công của Mô-đun Điều Khiển(CMP) của Apollo 8 nhưng bị loại bỏ do ông cần một ca phẫu thuật lưng và được thay thế bởi Jim Lovell, là Phi hành gia dự bị cho chuyến bay đó. Sau khi Collins được kiểm tra y tế và có thể quay trở lại, ông được phân công vào vị trí của Lovell trên tàu Apollo 11; với tư cách là cựu phi hành gia của Apollo 8, Lovell được chuyển về vị trí phi hành đoàn dự bị của Apollo 11, nhưng được thăng cấp trở thành Chỉ huy Dự bị.
Phi hành đoàn Dự bị
sửaVị trí | Phi Hành Gia | ||
---|---|---|---|
Chỉ Huy | James A. Lovell, Jr. | ||
Phi công của Mô-đun Điều Khiển | William A. Anders | ||
Phi công của Mô-đun Mặt Trăng | Fred W. Haise, Jr. |
Vào những năm đầu 1969, Anders chấp nhận một việc làm tại Hội đồng Vũ trụ Quốc gia, đến tháng 8 năm 1969 và thông báo rằng ông sẽ về hưu và trở thành Phi hành gia vào ngày hôm đó. Tại thời điểm đó, Ken Mattingly được chuyển từ Phi hành đoàn Hỗ trợ đến Huấn luyện song song cùng Anders cho vị trí Chỉ huy Phi hành đoàn Dự bị trong trường hợp Apollo 11 bị hoãn quá kế hoạch phóng vào Tháng 7 (tại thời điểm này Anders sẽ không được tham gia nếu ông được cần tới) và sau đó sẽ tham gia Phi hành đoàn của Lovell và cuối cùng được bổ nhiệm là Phi công của Mô-đun Điều khiển trong phi vụ Apollo 13.
Đội hỗ trợ
sửa- Charlie Duke, liên lạc viên (CAPCOM)
- Ronald Evans (CAPCOM)
- Owen K. Garriott (CAPCOM)
- Don L. Lind (CAPCOM)
- Ken Mattingly (CAPCOM)
- Bruce McCandless II (CAPCOM)
- Harrison Schmitt (CAPCOM)
- Bill Pogue
- Jack Swigert
Điều hành chuyến bay
sửa- Cliff Charlesworth (Đội Xanh), phụ trách trong khoảng thời gian phóng và đi bộ trên Mặt Trăng
- Gene Kranz (Đội Trắng), phụ trách trong khoảng thời gian hạ cánh
- Glynn Lunney (Đội Đen), phụ trách trong khoảng thời gian bay lên từ bề mặt.
Tên mật mã
sửaSau phi hành đoàn của Apollo 10 đặt tên cho phi thuyền của họ Charlie Brown và Snoopy, Phó Giám đốc Quần Chúng Julian Scheer viết thư cho Giám đốc của Trung tâm Phi Thuyền Có Người Lái (Manned Spacecraft Center - MSC) đề nghị việc phi hành đoàn của Apollo 11 giảm bớt việc thiếu nghiêm túc khi đặt tên cho phi thuyền của họ. Cái tên Đá Bào (Snowcone) và Đống Rơm (Haystack) đã được sử dụng và tuyên truyền cho báo chí, nhưng Phi hành đoàn quyết định đổi chúng.
Mô-đun điều khiển được đặt tên là Columbia phỏng theo tên Columbiad, một vỏ tàu không gian khổng lồ được bắn lên trời bởi một khẩu pháo (cũng ở Florida) trong cuốn tiểu thuyết năm 1865 Từ Trái Đất đến Mặt Trăng của Jules Verne. Mô-đun Mặt Trăng được đặt tên là Đại bàng (Eagle) từ loài quốc điểu của Hoa Kỳ, đại bàng đầu trọc, con vật được vẽ một cách rất nổi bật trên ký hiệu của nhiệm vụ.
Ký hiệu
sửaKý hiệu của nhiệm vụ Apollo 11 được thiết kế bởi Collins, người muốn nó trở thành biểu tượng cho sự kiện "Hạ cánh trên Mặt Trăng một cách hòa bình" của người Mỹ. Ông chọn một con Đại Bàng cho biểu tượng, đặt một nhành Olive trong mỏ của nó và vẽ khung nền là Mặt Trăng cùng Trái Đất ở một khoảng cách phía sau. Người phát ngôn của NASA nói móng của Đại Bàng nhìn quá "chiến tranh" và sau một vài cuộc thảo luận, nhành Olive được chuyển xuống móng Đại bàng. Phi hành đoàn quyết định số La Mã XI tại một số quốc gia sẽ không hiểu cho nên đã đi với chữ "Apollo 11"; họ quyết định sẽ không đặt tên của họ lên phù hiệu, để cho ký hiệu tượng trưng cho "Tất cả những ai đã làm việc để có được sự kiện đó." Mọi màu sắc đều tự nhiên, với màu xanh và viền màu vàng bên ngoài phù hiệu.
Khi đồng xu Dollar Eisenhower được xuất bản năm 1971, thiết kế của phù hiệu cho con Đại bàng được in trên mặt sau. Thiết kế cũng được sử dụng cho đồng xu nhỏ hơn, đồng Dollar Susan B. Anthony được xuất bản năm 1979, đúng một thập kỷ sau nhiệm vụ Apollo 11.
Vật lưu niệm
sửaCác đồ vật lưu niệm được Neil Armstrong mang theo bao gồm một miếng gỗ từ cánh quạt trái từ chiếc máy bay đầu tiên của Anh Em Wright năm 1903 và một mảnh vải từ cánh của nó, cùng với một huy hiệu hình kim cương được tặng cho Deke Slayton từ các góa phụ của Phi hành đoàn Apollo 1. Chiếc huy hiệu này đáng lẽ sẽ được mang theo trên Apollo 1 và được tặng cho Slayton sau nhiệm vụ nhưng sau vụ thảm họa nổ bãi phóng và lễ tang sau đó, các góa phụ tặng chiếc huy hiệu cho Slayton và Armstrong mang theo nó trên Apollo 11.
Nhiệm vụ
sửaNhiệm vụ kéo dài 9 ngày với mục tiêu thu thập mẫu vật, đưa con người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
Thuyết âm mưu
sửaVới chuyến bay vào không gian Apollo 11, cuộc đổ bộ lên mặt trăng được coi như là một bước tiến vĩ đại của con người trong việc chinh phục vũ trụ. Nhưng bên cạnh đó có không ít thuyết âm mưu gây tranh cãi việc con người tới được Mặt Trăng là một điều phi lý với nhiều câu hỏi như: lá cờ lại bay được, ai là người chụp lại hình ảnh của các phi hành gia, bầu trời Mặt Trăng không có ngôi sao nào, tàu thám hiểm đổ bộ xuống mà không gây ra dấu tích gì, mọi thứ vẫn không bị tan chảy ở nhiệt độ 138°C.[49][50] Tất cả điều này đều đã được lý giải rõ ràng. Lá cờ được cố định bằng các khung ngang để trải rộng lá cờ, tuy nhiên do các khung không được thẳng nên lá cờ không thể trải rộng mà bị nhăn nheo nhìn giống như đang bay trước gió, không hề có các máy ảnh hay camera nào được các phi hành gia cầm trên tay vì camera được gắn trên áo của các phi hành gia, ánh sáng của các ngôi sao đã bị che mờ bởi bề mặt mặt trăng phản xạ ánh sáng mặt trời, tàu thám hiểm đã giảm ga và bay trên không để dò sát bề mặt một khoảng thời gian trước khi hạ cánh, bởi vậy đã không có những chấn động mạnh in hằn lên bề mặt của Mặt Trăng. Nhiệt độ bề mặt của mặt trăng lên tới 138 độ C nhưng các phi hành gia cùng các thiết bị và phim ghi hình đều được bao bọc trong các lớp hoặc hộp bảo vệ công nghệ cao. Thêm vào đó, phi hành đoàn đổ bộ lúc bình minh của mặt trăng nên nhiệt độ xuống thấp đáng kể. Cuối cùng, bức ảnh ghi lại hình ảnh lúc rời đi của các phi hành gia được chụp bởi một camera được bỏ lại trên Mặt trăng và được điều khiển từ Trái Đất.[49]
Nguồn gốc của các thuyết âm mưu về việc người Mỹ chưa hề đặt chân lên Mặt trăng bắt đầu bằng cuốn sách 'Chúng ta chưa bao giờ lên Mặt Trăng - We Never Went to the Moon' của Bill Kaysing (1922-2005).[cần dẫn nguồn] Dù Bill Kaysing nhiều lần khẳng định mình chẳng biết gì về công nghệ tên lửa, nhưng khi ông ta khẳng định video đặt chân lên Mặt Trăng được quay tại một khu vực bí mật đặt trong Area 51, người ta tin ngay. Ông đã tìm kiếm bằng chứng cho cáo buộc của mình, với các bức ảnh mù mờ và những giả thuyết được cho là khôi hài. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các giả thuyết của ông vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các bộ phim Hollywood, phim tài liệu Fox News, diễn đàn Reddit và các kênh YouTube.[51]
Ở Liên Xô vào năm 1969, không ai trong số quan chức cũng như giới truyền thông nước này nghi ngờ về thành tích của các phi hành gia Mỹ. Phi hành gia người Nga Georgy Grechko, một thành viên trong chương trình Mặt trăng của Liên Xô cho biết:"Khi chúng tôi nhận được tín hiệu từ Mặt trăng, chúng tôi đã nhận được chúng từ Mặt trăng thật sự chứ không phải từ Hollywood"[52] Vào thời điểm đó, tất cả các hệ thống trinh sát của Liên Xô đang theo dõi chuyến bay có người lái đầu tiên lên Mặt trăng. Thiết bị vô tuyến của Liên Xô đã nhận được tín hiệu từ Apollo 11 cũng như tất cả các thông tin liên lạc âm thanh và đoạn phim truyền hình về cuộc đổ bộ Mặt Trăng.[52]
Nhà thiết kế tàu vũ trụ và là phi hành gia Konstantin Feoktistov đã kết luận: '"Dàn dựng một trò lừa bịp như thế có lẽ cũng khó như việc thực hiện sứ mệnh thực sự" "Trước tiên, cần phải gửi trạm vô tuyến lên Mặt Trăng, sau đó đưa tàu Apollo 11 đến. Rồi tạo ra hàng chục nhà máy sản xuất tàu vũ trụ giả. Rồi giai đoạn trở về Trái Đất... Tất cả đều quá phức tạp. Thậm chí còn khó khăn hơn cả một cuộc đua trong không gian giữa hai siêu cường".[52]
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990, "Thuyết âm mưu Mặt trăng" nổi tiếng thế giới đã đến Nga, nơi được rất nhiều người hưởng ứng. Giải thích cho điều này, nhiều ý kiến cho rằng, một nước Nga non trẻ đang rất cần những quan niệm "giả ái quốc" để thúc đẩy tinh thần dân tộc, trong đó mô tả rằng người Mỹ đã lừa dối tất cả mọi người, kể cả Liên Xô, được cho là quốc gia đi đầu trong mọi lĩnh vực. Theo tác giả người Nga Mukhin, những quan chức Liên Xô và một số nhà khoa học nước này còn là một phần của âm mưu vì họ có những lợi ích nhất định.[52]
Liên bang Xô-viết đã huỷ bỏ chương trình Mặt Trăng của mình vào giữa những năm 1970 sau các sự cố khiến 4 tên lửa thí nghiệm trong chương trình này phát nổ. Vào năm 2015, một cựu phát ngôn viên của Uỷ ban Điều tra Nga đã kêu gọi một cuộc điều tra đối với các sứ mệnh hạ cánh xuống Mặt Trăng của NASA.[cần dẫn nguồn]
Nhận định
sửa- "Neil Armstrong là một trong những người anh hùng vũ trụ vĩ đại nhất mọi thời đại của nước ta. Khi ông ấy và các đồng đội của mình lên đường thực hiện sứ mệnh trên phi thuyền Apollo 11 năm 1969, họ dường như đã mang trên vai trọng trách cũng như khát vọng của đất nước và người dân nước Mỹ chúng ta. Chính họ đã cho cả thế giới thấy rằng chỉ cần có sức mạnh và lý trí, chúng ta có thể chinh phục được mọi thứ xung quanh, làm được những điều ngoài sức tưởng tượng.[cần dẫn nguồn]" - Tổng thống Mỹ Barack Obama, phát biểu trong lễ kỷ niệm ngày sinh của phi hành gia Neil Armstrong
- "Đó thực sự là một điều tuyệt vời khi tôi đã chứng kiến được cái khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong đời tôi, khoảnh khắc một công dân Mỹ đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh đầy ý nghĩa của mình trên phi thuyền Apollo 11. Người đó không ai khác chính là Neil Armstrong. Tôi chưa bao giờ thấy phi hành gia nào vĩ đại hơn ông ấy cả, ông ấy quả là một người anh hùng chinh phục vũ trụ ".[53] - Giám đốc điều hành của chuyến bay Apollo 11 Gene Kranz
- "Trong vòng 500 năm tới, khi sự kiện Trân Châu Cảng xảy ra rồi thì cuộc đổ bộ lên mặt trăng của Apollo 11 của Neil Armstrong vẫn sẽ được nhớ đến như là sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20 bên cạnh hai cuộc chiến tranh thế giới, sự phát hiện ra thuyết tương đối, vật lý lượng tử và vũ khí hạt nhân của Einstein"[54]. - Nhà sử học Arthur Schlesinger Jr
Video
sửa-
Neil Armstrong mô tả bề mặt của Mặt Trăng trước khi đặt chân lên.
-
Buzz Aldrin bước lên bề mặt Mặt Trăng.
-
Apollo 11 - đáp trên Biển Tĩnh lặng - 20 tháng 7 năm 1969, cảnh phim hạ cánh 16mm.
-
Đoạn phim dựng các cảnh quan trọng của chuyến bay Apollo 11.
-
So sánh giữa đoạn băng gốc và đoạn mới phục hồi của Apollo 11 cho thấy Neil Armstrong bước xuống Mặt Trăng bằng thang của mô đun Mặt Trăng.
-
So sánh giữa đoạn băng gốc và đoạn mới phục hồi của Apollo 11 cho thấy Buzz Aldrin bước theo Neil Armstrong.
-
So sánh giữa đoạn băng gốc và đoạn mới phục hồi của Apollo 11 cho thấy Neil Armstrong đang dọc tấm biển của Apollo 11 được làm riêng cho phi vụ.
-
So sánh giữa đoạn băng gốc và đoạn mới phục hồi của Apollo 11 cho thấy Neil Armstrong và Buzz Aldrin giương cờ Mỹ trên Mặt Trăng.
-
Đoạn băng ngắn quay các cảnh của phi vụ Apollo 11.
Xem thêm
sửa- Thăm dò Mặt Trăng – Các nhiệm vụ khác nhau đến Mặt Trăng
Tham khảo
sửaGhi chú
sửa- ^ Chơi chữ của "moon" (Mặt Trăng) và "boondoggle" (có nghĩa là việc làm vô ích và lãng phí).
Trích dẫn
sửaỞ một số nguồn sau đây, thời gian được hiển thị theo định dạng giờ:phút:giây (ví dụ 109:24:15) theo thời gian Ground Elapsed Time (GET) của nhiệm vụ,[55] dựa trên thời điểm phóng chính thức lúc 13:32:00 ngày 16 tháng 7 năm 1969 UTC (000:00:00 GET).[56][6]
- ^ Byrne., Dave (8 tháng 7 năm 2019). “Apollo 11 Image Library”. hq.nasa.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Apollo 11 Command and Service Module (CSM)”. NASA Space Science Data Coordinated Archive. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Apollo 11 Lunar Module / EASEP”. NASA Space Science Data Coordinated Archive. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
- ^ a b “Apollo 11 Press Kit” (PDF). history.nasa.gov. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Ground Ignition Weights”. history.nasa.gov. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
- ^ a b Loff, Sarah (17 tháng 4 năm 2015). “Apollo 11 Mission Overview”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2018.
- ^ a b c d e “Apollo 11 Mission Summary”. Smithsonian Air and Space Museum. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2019.
- ^ a b Orloff 2000, tr. 106.
- ^ a b c d Orloff 2000, tr. 109.
- ^ Jones, Eric M. biên tập (1995). “The First Lunar Landing”. Apollo 11 Lunar Surface Journal. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
- ^ Orloff 2000, tr. 97.
- ^ Williams, David R. (11 tháng 12 năm 2003). “Apollo Landing Site Coordinates”. NASA Space Science Data Coordinated Archive. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2021.
- ^ Orloff 2000, tr. 107.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênALSJ 4
- ^ Stenger, Richard (25 tháng 5 năm 2001). “Man on the Moon: Kennedy speech ignited the dream”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2018.
- ^ Logsdon 1976, tr. 134.
- ^ Logsdon 1976, tr. 13–15.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 1.
- ^ Swenson, Grimwood & Alexander 1966, tr. 101–106.
- ^ Swenson, Grimwood & Alexander 1966, tr. 134.
- ^ Swenson, Grimwood & Alexander 1966, tr. 332–333.
- ^ Logsdon 1976, tr. 121.
- ^ Logsdon 1976, tr. 112–117.
- ^ “Excerpt: 'Special Message to the Congress on Urgent National Needs'”. NASA. 25 tháng 5 năm 1961. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2018.
- ^ Keilen, Eugene (19 tháng 9 năm 1962). “'Visiting Professor' Kennedy Pushes Space Age Spending” (PDF). The Rice Thresher. tr. 1. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
- ^ Boyd, Jade (30 tháng 8 năm 2012). “JFK's 1962 Moon Speech Still Appeals 50 Years Later”. Rice University. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
- ^ “John F. Kennedy Moon Speech—Rice Stadium”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2018.
- ^ Fishman, Charles. “What You Didn't Know About the Apollo 11 Mission”. Smithsonian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2019.
- ^ Madrigal, Alexis C. (12 tháng 9 năm 2012). “Moondoggle: The Forgotten Opposition to the Apollo Program”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2019.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 15.
- ^ Logsdon 2011, tr. 32.
- ^ “Address at 18th U.N. General Assembly”. John F. Kennedy Presidential Library & Museum. 20 tháng 9 năm 1963. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
- ^ Glass, Andrew (20 tháng 9 năm 2017). “JFK Proposes Joint Lunar Expedition with Soviets, September 20, 1963”. Politico. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2018.
- ^ “The Rendezvous That Was Almost Missed: Lunar Orbit Rendezvous and the Apollo Program”. NASA Langley Research Center Office of Public Affairs. NASA. tháng 12 năm 1992. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2018.
- ^ Swenson, Grimwood & Alexander 1966, tr. 85–86.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 72–77.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 48–49.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 181–182, 205–208.
- ^ Butler, P. M. (29 tháng 8 năm 1989). Interplanetary Monitoring Platform (PDF). NASA. tr. 1, 11, 134. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2019.
- ^ White, H. D.; Lokerson, D. C. (1971). “The Evolution of IMP Spacecraft Mosfet Data Systems”. IEEE Transactions on Nuclear Science. 18 (1): 233–236. Bibcode:1971ITNS...18..233W. doi:10.1109/TNS.1971.4325871. ISSN 0018-9499.
- ^ “Apollo Guidance Computer and the First Silicon Chips”. National Air and Space Museum. Smithsonian Institution. 14 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2019.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 214–218.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 265–272.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 274–284.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 292–300.
- ^ Brooks, Grimwood & Swenson 1979, tr. 303–312.
- ^ Lindroos, Marcus. “The Soviet Manned Lunar Program” (PDF). MIT OpenCourseWare. Massachusetts Institute of Technology. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
- ^ Brown, Jonathan (3 tháng 7 năm 2009). “Recording tracks Russia's Moon gatecrash attempt”. The Independent. London. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.
- ^ a b “Cuộc đổ bộ của con người lên mặt trăng là sản phẩm của Hollywood?”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2016.
- ^ “10 lý do nghi người Mỹ chưa từng lên mặt trăng”.
- ^ “Vì sao trên Mặt trăng không có không khí mà quốc kỳ Mỹ tung bay?”.
- ^ a b c d “Vì sao có đến 76% người Nga không tin rằng người Mỹ đã đổ bộ lên Mặt trăng?”.
- ^ “50 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng (20/7/1969 - 20/7/2019) Kỳ 3: "Thế hệ vĩ đại nhất" của nước Mỹ”.
- ^ “50 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng (20/7/1969 - 20/7/2019): Kỳ 2: Bước chân lưu dấu”.
- ^ Orloff 2000, tr. iv.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênAP11FJ
Thư mục
sửa- Aldrin, Buzz; Abraham, Ken (2016). No Dream is Too High: Life Lessons from a Man who Walked on the Moon. Washington D.C.: National Geographic. ISBN 978-1-4262-1649-7. OCLC 1023166907.
- Bates, James R.; Lauderdale, W. W.; Kernaghan, Harold (tháng 4 năm 1979). ALSEP Termination Report (PDF) (Bản báo cáo). Washington, D.C.: NASA. RP-1036. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
- Benson, Charles D.; Faherty, William B. (1978). Moonport: A History of Apollo Launch Facilities and Operations (PDF). Washington, D.C.: NASA. SP-4204. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2018.
- Bilstein, Roger E. (1980). Stages to Saturn: A Technological History of the Apollo/Saturn Launch Vehicle (PDF). NASA History Series. NASA. ISBN 9780160489099. SP-4206. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2018.
- Borman, Frank; Serling, Robert J. (1988). Countdown: An Autobiography. New York: Silver Arrow. ISBN 978-0-688-07929-1. OCLC 937625026.
- Brooks, Courtney G.; Grimwood, James M.; Swenson, Loyd S. Jr. (1979). Chariots for Apollo: A History of Manned Lunar Spacecraft. NASA History Series. Washington, D.C.: Scientific and Technical Information Branch, NASA. ISBN 978-0-486-46756-6. LCCN 79001042. OCLC 4664449. SP-4205. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2010.
- Cappellari, J.O. Jr. (May–June 1972). “Where on the Moon? An Apollo Systems Engineering Problem”. Bell System Technical Journal. 51 (5): 955–1126. doi:10.1002/j.1538-7305.1972.tb02642.x. ISSN 0005-8580. OCLC 17779623.
- Carmichael, Scott W. (2010). Moon Men Return: USS Hornet and the Recovery of the Apollo 11 Astronauts. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-1-59114-110-5. OCLC 562772897.
- Chaikin, Andrew (1994). A Man on the Moon: The Triumphant Story Of The Apollo Space Program. New York: Penguin Group. ISBN 978-0-14-027201-7. OCLC 890357362.
- Chaikin, Andrew (2007). “Live from the Moon: The Societal Impact of Apollo”. Trong Dick, Steven J.; Launius, Roger D. (biên tập). Societal Impact of Spaceflight (PDF). Washington, D.C.: NASA. OCLC 175218028. SP-4801. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2019.
- Collins, Michael; Aldrin, Edwin E. Jr. (1975). “The Eagle Has landed”. Trong Cortright, Edgar M (biên tập). Apollo Expeditions to the Moon. Washington, D.C.: NASA. tr. 203–224. OCLC 1623434. SP-350. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
- Collins, Michael (2001) [1974]. Carrying the Fire: An Astronaut's Journeys. New York: Cooper Square Press. ISBN 978-0-8154-1028-7. LCCN 2001017080. OCLC 45755963.
- Collins, Michael (1994) [1976]. Flying to the Moon: An Astronauts Story. New York: Square Fish. ISBN 978-0-374-42356-8. OCLC 29388756.
- Cortright, Edgar M (1975). “Scouting the Moon”. Trong Cortright, Edgar M (biên tập). Apollo Expeditions to the Moon. Washington, D.C.: NASA. tr. 79–102. OCLC 1623434. SP-350. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
- Cunningham, Walter (2010) [1977]. The All-American Boys. ipicturebooks. ISBN 978-1-876963-24-8. OCLC 713908039.
- Ertel, Ivan D.; Newkirk, Roland W.; Brooks, Courtney G. (1978). The Apollo Spacecraft—A Chronology. Vol. IV. Part 3 (1969 3rd quarter). Washington, D.C.: NASA. SP-4009. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2017.
- Gardner, William (2017). Before the Fall: An Inside View of the Pre-Watergate White House. London; New York: Routledge. ISBN 978-1-351-31458-9.
- Hamilton, Margaret H.; Hackler, William R. (tháng 12 năm 2008). “Universal Systems Language: Lessons Learned from Apollo”. Computer. 41 (12): 34–43. doi:10.1109/MC.2008.541. ISSN 0018-9162. S2CID 15870726.
- Hansen, James R. (2005). First Man: The Life of Neil A. Armstrong. New York: Simon & Schuster. ISBN 978-0-7432-5631-5. LCCN 2005049992. OCLC 937302502.
- Harland, David (1999). Exploring the Moon: The Apollo Expeditions. London; New York: Springer. ISBN 978-1-85233-099-6. OCLC 982158259.
- Johnston, Richard S.; Dietlein, Lawrence F.; Berry, Charles A. biên tập (1975). Biomedical Results of Apollo (PDF). NASA-SP-368. Washington, D.C.: NASA. SP-368. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2019.
- Kranz, Gene (2000). Failure Is Not An Option. New York: Simon & Schuster. ISBN 978-0-7432-0079-0. OCLC 829406416.
- Logsdon, John M. (1976). The Decision to Go to the Moon: Project Apollo and the National Interest. Chicago: University of Chicago Press. OCLC 849992795.
- Logsdon, John M. (2011). John F. Kennedy and the Race to the Moon. Basingstoke: Palgrave Macmillan. ISBN 978-0-230-11010-6. OCLC 707157323.
- Mission Evaluation Team (tháng 11 năm 1969). Apollo 11 Mission Report (PDF). Houston, Texas: NASA Manned Spacecraft Center. OCLC 10970862. SP-238. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2024.
- Marshall Space Flight Center (tháng 6 năm 1969). Technical Information Summary, Apollo-11 (AS-506) Apollo Saturn V Space Vehicle (PDF). Huntsville, Alabama: NASA. Document ID: 19700011707; Accession Number: 70N21012; Report Number: NASA-TM-X-62812; S&E-ASTR-S-101-69. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2013.
- McCurdy, Howard E. (1997). Space and the American Imagination. Washington, D.C.: Smithsonian Institution Press. ISBN 978-1-56098-764-2. OCLC 36186250.
- Mindell, David A. (2008). Digital Apollo: Human and Machine in Spaceflight. Cambridge, Massachusetts: MIT Press. ISBN 978-0-262-13497-2. LCCN 2007032255. OCLC 751829782.
- Orloff, Richard W. (2000). Apollo by the Numbers: A Statistical Reference. NASA History Series. Washington, D.C.: NASA History Division, Office of Policy and Plans. ISBN 978-0-16-050631-4. LCCN 00061677. OCLC 829406439. SP-2000-4029. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2013.
- Sarkissian, John M. (2001). “On Eagle's Wings: The Parkes Observatory's Support of the Apollo 11 Mission”. Publications of the Astronomical Society of Australia. 18 (3): 287–310. Bibcode:2001PASA...18..287S. doi:10.1071/AS01038. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013.
- Schefter, James (tháng 7 năm 1999). The Race: The Uncensored Story of How America Beat Russia to the Moon. New York: Doubleday. ISBN 978-0-385-49253-9.
- Slayton, Donald K. "Deke"; Cassutt, Michael (1994). Deke! U.S. Manned Space: From Mercury to the Shuttle. New York: Forge. ISBN 978-0-312-85503-1. LCCN 94002463. OCLC 29845663.
- Swenson, Loyd S. Jr.; Grimwood, James M.; Alexander, Charles C. (1966). This New Ocean: A History of Project Mercury. The NASA History Series. Washington, D.C.: National Aeronautics and Space Administration. OCLC 569889. SP-4201. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2007.
Liên kết ngoài
sửaTừ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |
- "Các bản ghi của Apollo 11" tại Spacelog
- Apollo 11 trong thời gian thực
- Buổi họp báo Apollo 11 do KPRC-TV quay lại tại Texas Archive of the Moving Image
- Danh sách kiểm tra của Apollo 11 và 13 tại The Museum of Flight Digital Collections.
Đa phương tiện
sửa- Garner, Robert (biên tập). “Apollo 11 Partial Restoration HD Videos (Downloads)”. NASA. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013. Remastered videos of the original landing.
- Dynamic timeline of lunar excursion. Lunar Reconnaissance Orbiter Camera
- Phim ngắn Moonwalk One có thể được tải miễn phí về từ Internet Archive
- The Eagle Has Landed: The Flight of Apollo 11 (1969) (transcript) từ US National Archives (qua YouTube)
- Apollo 11 Restored EVA Part 1 (đoạn phim được phục hồi dài 1 giờ)
- Apollo 11: As They Photographed It (Augmented Reality)—The New York Times, Interactive, 18 tháng 7 năm 2019
- "Đưa tin về chuyến bay Apollo 11" do Todd Kosovich cung cấp cho RadioTapes.com. Bản ghi âm của đài phát thanh (kiểm tra phát sóng) đưa tin về chuyến bay Apollo 11.