Chicago
Chicago (phiên âm: "Si-ca-gâu" - /ʃɪˈkɑːɡoʊ/ ⓘ shih-KAH-goh, cũng như /ʃɪˈkɔːɡoʊ/ shih-KAW-goh[4] tại địa phương) là thành phố đông dân thứ ba tại Hoa Kỳ,[1] và là thành phố đông dân nhất tiểu bang Illinois và Trung Tây Hoa Kỳ. Vùng đô thị Chicago là nơi cư trú của 9,5 triệu người và là vùng đô thị lớn thứ ba tại Hoa Kỳ.[2] Chicago là thủ phủ của quận Cook.
Chicago | |
---|---|
— Thành phố — | |
Thành phố Chicago | |
Tên hiệu: The Windy City, Chi-Town, The Second City, City of Broad Shoulders, khác | |
Khẩu hiệu: tiếng Latinh: Urbs in Horto (City in a Garden), I Will | |
Vị trí tại Vùng đô thị Chicago và Illinois | |
Vị trí tại Hoa Kỳ | |
Tọa độ: 41°52′55″B 087°37′40″T / 41,88194°B 87,62778°T | |
Quốc gia | Hoa Kỳ |
Tiểu bang | Illinois |
Quận | Cook, DuPage |
Định cư | thập niên 1770 |
Hợp nhất | 4 tháng 3, 1837 |
Người sáng lập | Jean Baptiste Point du Sable |
Đặt tên theo | Bản mẫu:Lang-mia ("hành dại") |
Chính quyền | |
• Kiểu | Thị trưởng-Hội đồng |
• Hội đồng thành phố | 50 nghị viên |
Diện tích | |
• Thành phố | 234,0 mi2 (588,88 km2) |
• Đất liền | 227,2 mi2 (5,880 km2) |
• Mặt nước | 6,9 mi2 (180 km2) 3.0% |
• Đô thị | 2,442,75 mi2 (6.326,69 km2) |
• Vùng đô thị | 7,197,01 mi2 (18.640,18 km2) |
Độ cao | 597 ft (182 m) |
Dân số (2018)[1][2] | |
• Thành phố | 2.714.856 |
• Thứ hạng | 3 |
• Mật độ | 11.864,4/mi2 (4.447,4/km2) |
• Đô thị | 8.608.208 |
• Vùng đô thị | 9.498.716 |
Tên cư dân | Chicagoan |
Múi giờ | UTC-6, UTC−5 |
• Mùa hè (DST) | CDT (UTC−05:00) |
Mã điện thoại | 872, 312, 773 |
Thành phố kết nghĩa | Kyiv, Vilnius |
Mã FIPS | Bản mẫu:FIPS |
GNIS feature ID | 428803 |
Website | www |
[3] |
Chicago được hợp nhất thành một thành phố vào năm 1837, với vị trí nằm gần một dòng nước chuyển tải giữa Ngũ Đại Hồ và lưu vực sông Mississippi, và trải qua phát triển nhanh chóng vào giữa thế kỷ 19.[5] Ngày nay, thành phố là một trung tâm quốc tế về tài chính, thương nghiệp, công nghiệp, kỹ nghệ, truyền thông, và giao thông. Chicago là một thành phố toàn cầu có thứ hạng cao.
Văn hóa Chicago có những đóng góp cho các nghệ thuật thị giác, tiểu thuyết, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, đặc biệt là jazz, blues, soul, và là nơi khởi nguồn của nhạc house. Thành phố có nhiều biệt danh, chúng phản ánh các ấn tượng và đánh giá về Chicago trong lịch sử và đương đại, được biết đến nhiều nhất là "Thành phố lộng gió" và "Thành phố thứ nhì".[6]
Lịch sử
sửaTên gọi "Chicago" bắt nguồn từ một bản dịch tiếng Pháp của từ shikaakwa trong ngôn ngữ Miami-Illinois của người da đỏ, có nghĩa là "hành dại" hay "tỏi dại".[7][8][9][10] Một hồi ký của Robert de LaSalle vào khoảng năm 1679 có nói về "Checagou", và đây cũng là đề cập đầu tiên được biết đến về địa điểm mà nay là Chicago.[11] Trong hành trình vào năm 1688 của mình, Henri Joutel có ghi lại rằng tỏi dại, được gọi là "chicagoua," mọc nhiều trong khu vực.[8] Vào giữa thế kỷ 18, người da đỏ Potawatomi định cư tại khu vực, họ chiếm đất của người Miami và Sauk và Fox.[12] Thập niên 1780 xuất hiện việc có người định cư phi thổ dân đầu tiên được biết đến tại Chicago, đó là Jean Baptiste Point du Sable, ông có nguồn gốc châu Phi và châu Âu.[13][14][15]
Năm 1795, sau Chiến tranh Da đỏ Tây Bắc, một khu vực mà sau trở thành một phần của Chicago được các bộ lạc thổ dân chuyển giao cho Hoa Kỳ để làm một đồn quân sự theo như Hiệp định Greenville. Năm 1803, Lục quân Hoa Kỳ xây dựng pháo đài Dearborn, song công trình bị phá hủy trong Chiến tranh năm 1812, cụ thể là trận Dearborn và sau đó được xây dựng lại.[16] Các bộ lạc Ottawa, Ojibwe, và Potawatomi nhượng thêm đất cho Hoa Kỳ theo Hiệp định St. Luois năm 1816. Người Potawatomi cuối cùng bị buộc phải dời khỏi vùng đất của họ sau Hiệp định Chicago vào năm 1833.[17][18][19]
Ngày 12 tháng 8 năm, 1833, thị trấn Chicago được tổ chức và có dân số khoảng 200.[19] Trong vòng bảy năm, dân số thị trấn tăng lên trên 4.000. Thành phố Chicago được hợp nhất vào Thứ Bảy, 4 tháng 3 năm 1837 và trở thành thành phố phát triển nhanh nhất trên thế giới trong một số thập niên.[20] Thành phố có Chuyển tải Chicago,[21] nổi lên thành một trung tâm giao thông quan trọng giữa miền đông và miền tây Hoa Kỳ. Tuyến đường sắt đầu tiên của Chicago là Đường sắt Liên hiệp Galena và Chicago được khánh thành vào năm 1848. Kênh Illinois và Michigan cũng được khánh thành trong cùng năm, cho phép thuyền hơi nước và thuyền buồm trên Ngũ Đại Hồ kết nối được với sông Mississippi.[22][23][24][25] Do có kinh tế phồn thịnh, cư dân từ các cộng đồng nông thôn và người nhập cư ngoại quốc di cư tới Chicago. Các lĩnh vực chế tạo, bán lẻ và tài chính chiếm ưu thế trong kinh tế thành phố, có ảnh hưởng đối với kinh tế Hoa Kỳ.[26] Sở giao dịch thương phẩm Chicago (thành lập năm 1848) liệt kê những hợp đồng kỳ hạn đầu tiên đã được chuẩn hóa để 'giao dịch', gọi là các hợp đồng tương lai.[27]
Trong những thập niên 1850 và 1860, các kỹ sư đã tiến hành nâng cao nền móng của khu vực trung tâm Chicago. Các con đường, vỉa hè và tòa nhà được nâng lên độ cao mới bằng những con đội. Năm 1871, Đại hỏa hoạn Chicago xảy ra, phá hủy một khu vực lớn của thành phố vào thời điểm đó.[28][29][30] Trong giai đoạn tái thiết, tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Chicago, sử dụng khung thép.[31][32] Nền kinh tế hưng thịnh của Chicago thu hút một lượng lớn di dân mới từ châu Âu và di dân từ miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1900, không dưới 77% tổng dân số của thành phố sinh tại nước ngoài, hoặc sinh tại Hoa Kỳ với cha mẹ ngoại quốc. Người Đức, Ireland, Ba Lan, Thụy Điển, và Séc chiếm gần hai phần ba trong số cư dân sinh tại ngoại quốc (năm 1900, người da trắng chiếm 98,1% dân số thành phố).[33][34]
Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và thập niên 1920, ngành công nghiệp của Chicago được mở rộng mạnh, thu hút nhiều người da đen từ miền Nam đến để tìm việc làm. Từ năm 1910 đến 1930, số người da đen tại Chicago tăng từ 44.103 lên 233.903.[35] Hàng trăm người da đen di chuyển đến thành phố trong Đại di cư, những người mới đến có ảnh hưởng lớn về văn hóa, được gọi là Phục hưng da đen Chicago, một phần của Phong trào Da đen Mới, trong nghệ thuật, văn học, và âm nhạc.[36]
Ngày 2 tháng 12 năm 1942, nhà vật lý học Enrico Fermi thực hiện phản ứng hạt nhân có kiểm soát đầu tiên trên thế giới tại Đại học Chicago, đây là một phần trong Dự án Manhattan tối mật. Điều này dẫn đến việc Hoa Kỳ chế tạo ra bom nguyên tử, và sử dụng nó trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[37]
Bắt đầu từ thập niên 1960, giống như hầu hết thành phố tại Hoa Kỳ, nhiều cư dân da trắng của thành phố chuyển đến vùng ngoại ô, các khu phố biến đổi hoàn toàn về phương diện chủng tộc.[38] Thay đổi kết cấu trong công nghiệp khiến những công nhân tay nghề thấp chịu ảnh hưởng nặng nề. Năm 1966, Martin Luther King, Jr. và Albert Raby lãnh đạo Phong trào Tự do Chicago, phong trào lên đến đỉnh với các hiệp định giữa Thị trưởng và các lãnh đạo phong trào.[39] Các dự án xây dựng lớn được tiến hành trong thời gian nhiệm kỳ của Richard J. Daley, gồm có tháp Sears (nay gọi là Willis Tower), Đại học Illinois ở Chicago, McCormick Place, và Sân bay quốc tế O'Hare.[40] Năm 1979, Jane Byrne đắc cử, trở thành nữ thị trưởng đầu tiên của thành phố.[41] Năm 1983, Harold Washington trở thành thị trưởng người da đen đầu tiên của Chicago. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, chính quyền chú ý đến các khu phố thiểu số nghèo và bị lãng quên trước đó.[42]
Địa lý
sửaChicago nằm ở đông bắc bộ tiểu bang Illinois, trên bờ tây nam của hồ Michigan. Đây là thành phố chính của vùng đô thị Chicago tại Trung Tây Hoa Kỳ và vùng Ngũ Đại Hồ. Chicago nằm trên một đường phân thủy lục địa tại điểm Chuyển tải Chicago, nối lưu vực sông Mississippi và lưu vực Ngũ Đại Hồ. Thành phố nằm bên hồ nước ngọt Michigan rộng lớn, và hai sông là sông Chicago qua trung tâm và sông Calumet chảy qua vùng công nghiệp South Side.[43][44] Lịch sử và kinh tế của Chicago gắn chặt với hồ Michigan. Phần lớn vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của khu vực trước đây sử dụng sông Chicago, song hiện nay các tàu to chở hàng trên hồ sử dụng cảng Lake Calumet tại South Side. Hồ Michigan giúp điều hòa khí hậu cho Chicago; khiến cho các khu phố ven hồ có chút ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hạ.[45]
Độ dốc tổng thể của trung tâm thành phố, các khu vực được xây dựng, là tương đối phù hợp do bằng phẳng tự nhiên, ít có khác biệt giữa các nơi. Cao độ mặt đất bình quân là 579 ft (176 m) trên mực nước biển. Các điểm thấp nhất nằm dọc theo bờ hồ với cao độ 578 ft (176 m), còn điểm cao nhất là đỉnh băng tích Blue Island có cao độ 672 ft (205 m) ở xa về phía nam.[46]
Một tên gọi không chính thức của toàn bộ vùng đô thị Chicago là "Chicagoland". Không có định nghĩa chính xác cho "Chicagoland", song nó thường có nghĩa là gọi chung thành phố cùng các khu ngoại ô. Báo Chicago Tribune xác định thuật ngữ này gồm có thành phố Chicago, phần còn lại của quận Cook, và tám quận lân cận thuộc tiểu bang Illinois: Lake, McHenry, DuPage, Kane, Kendall, Grundy, Will và Kankakee, và ba quận thuộc tiểu bang Indiana: Lake, Porter và LaPorte.[47]
Dữ liệu khí hậu của Chicago (sân bay Midway), trung bình 1981–2010, cực độ 1928−nay | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °F (°C) | 67 (19) |
75 (24) |
86 (30) |
92 (33) |
102 (39) |
107 (42) |
109 (43) |
102 (39) |
101 (38) |
94 (34) |
81 (27) |
72 (22) |
109 (43) |
Trung bình ngày tối đa °F (°C) | 31.5 (−0.3) |
35.8 (2.1) |
46.8 (8.2) |
59.2 (15.1) |
70.2 (21.2) |
79.9 (26.6) |
84.2 (29.0) |
82.1 (27.8) |
75.3 (24.1) |
62.8 (17.1) |
48.6 (9.2) |
35.3 (1.8) |
59.4 (15.2) |
Tối thiểu trung bình ngày °F (°C) | 18.2 (−7.7) |
21.7 (−5.7) |
30.9 (−0.6) |
41.7 (5.4) |
51.6 (10.9) |
62.1 (16.7) |
67.5 (19.7) |
66.2 (19.0) |
57.5 (14.2) |
45.7 (7.6) |
34.5 (1.4) |
22.7 (−5.2) |
43.5 (6.4) |
Thấp kỉ lục °F (°C) | −25 (−32) |
−20 (−29) |
−7 (−22) |
10 (−12) |
28 (−2) |
35 (2) |
46 (8) |
43 (6) |
34 (1) |
20 (−7) |
−3 (−19) |
−20 (−29) |
−25 (−32) |
Lượng Giáng thủy trung bình inches (mm) | 2.06 (52) |
1.94 (49) |
2.72 (69) |
3.64 (92) |
4.13 (105) |
4.06 (103) |
4.01 (102) |
3.99 (101) |
3.31 (84) |
3.24 (82) |
3.42 (87) |
2.57 (65) |
39.09 (993) |
Lượng tuyết rơi trung bình inches (cm) | 11.5 (29) |
9.1 (23) |
5.4 (14) |
1.0 (2.5) |
trace | 0.0 (0.0) |
0.0 (0.0) |
0.0 (0.0) |
0.0 (0.0) |
0.1 (0.25) |
1.3 (3.3) |
8.7 (22) |
37.1 (94) |
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.01 in) | 10.7 | 8.8 | 11.2 | 11.1 | 11.4 | 10.3 | 9.9 | 9.0 | 8.2 | 10.2 | 11.2 | 11.1 | 123.1 |
Số ngày tuyết rơi trung bình (≥ 0.1 in) | 8.1 | 5.5 | 3.8 | 0.7 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.1 | 1.8 | 6.7 | 26.7 |
Nguồn: NOAA[48][49][50] WRCC[51] |
Dữ liệu khí hậu của Chicago (sân bay quốc tế O'Hare), trung bình 1981–2010, cực độ 1871–nay | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °F (°C) | 67 (19) |
75 (24) |
88 (31) |
91 (33) |
98 (37) |
104 (40) |
105 (41) |
102 (39) |
101 (38) |
94 (34) |
81 (27) |
71 (22) |
105 (41) |
Trung bình ngày tối đa °F (°C) | 31.0 (−0.6) |
35.3 (1.8) |
46.6 (8.1) |
59.0 (15.0) |
70.0 (21.1) |
79.7 (26.5) |
84.1 (28.9) |
81.9 (27.7) |
74.8 (23.8) |
62.3 (16.8) |
48.2 (9.0) |
34.8 (1.6) |
59.1 (15.1) |
Tối thiểu trung bình ngày °F (°C) | 16.5 (−8.6) |
20.1 (−6.6) |
29.2 (−1.6) |
38.8 (3.8) |
48.3 (9.1) |
58.1 (14.5) |
63.9 (17.7) |
62.9 (17.2) |
54.3 (12.4) |
42.8 (6.0) |
32.4 (0.2) |
20.7 (−6.3) |
40.8 (4.9) |
Thấp kỉ lục °F (°C) | −27 (−33) |
−21 (−29) |
−12 (−24) |
7 (−14) |
27 (−3) |
35 (2) |
45 (7) |
42 (6) |
29 (−2) |
14 (−10) |
−2 (−19) |
−25 (−32) |
−27 (−33) |
Lượng Giáng thủy trung bình inches (mm) | 1.73 (44) |
1.79 (45) |
2.50 (64) |
3.38 (86) |
3.68 (93) |
3.45 (88) |
3.70 (94) |
4.90 (124) |
3.21 (82) |
3.15 (80) |
3.15 (80) |
2.25 (57) |
36.89 (937) |
Lượng tuyết rơi trung bình inches (cm) | 10.8 (27) |
9.1 (23) |
5.6 (14) |
1.2 (3.0) |
trace | 0.0 (0.0) |
0.0 (0.0) |
0.0 (0.0) |
0.0 (0.0) |
0.2 (0.51) |
1.2 (3.0) |
8.2 (21) |
36.3 (92) |
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.01 in) | 10.5 | 8.8 | 11.1 | 12.0 | 11.6 | 10.2 | 9.8 | 9.8 | 8.3 | 10.2 | 10.8 | 11.0 | 124.1 |
Số ngày tuyết rơi trung bình (≥ 0.1 in) | 8.2 | 5.9 | 4.2 | 0.9 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.2 | 1.7 | 6.9 | 28.0 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 72.2 | 71.6 | 69.7 | 64.9 | 64.1 | 65.6 | 68.5 | 70.7 | 71.1 | 68.6 | 72.5 | 75.5 | 69.6 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 135.8 | 136.2 | 187.0 | 215.3 | 281.9 | 311.4 | 318.4 | 283.0 | 226.6 | 193.2 | 113.3 | 106.3 | 2.508,4 |
Phần trăm nắng có thể | 46 | 46 | 51 | 54 | 62 | 68 | 69 | 66 | 60 | 56 | 38 | 37 | 56 |
Nguồn: NOAA (độ ẩm, nắng 1961–1990)[49][52][53] |
Nhân khẩu
sửaLịch sử dân số | |||
---|---|---|---|
Điều tra dân số |
Số dân | %± | |
1840 | 4.470 | — | |
1850 | 29.963 | 5.703% | |
1860 | 112.172 | 2.744% | |
1870 | 298.977 | 1.665% | |
1880 | 503.185 | 683% | |
1890 | 1.099.850 | 1.186% | |
1900 | 1.698.575 | 544% | |
1910 | 2.185.283 | 287% | |
1920 | 2.701.705 | 236% | |
1930 | 3.376.438 | 250% | |
1940 | 3.396.808 | 06% | |
1950 | 3.620.962 | 66% | |
1960 | 3.550.404 | −19% | |
1970 | 3.366.957 | −52% | |
1980 | 3.005.072 | −107% | |
1990 | 2.783.726 | −74% | |
2000 | 2.896.016 | 40% | |
2010 | 2.695.598 | −69% | |
2012 (ước tính) | 2.714.856 | 07% | |
[54] |
Thành phần chủng tộc | 2010[55] | 1990[56] | 1970[56] | 1940[56] |
---|---|---|---|---|
người Da trắng | 45,0% | 45,4% | 65,6% | 91,7% |
phi Hispanic | 31,7% | 37,9% | 59,0%[57] | 91,2% |
người Da đen/ người Mỹ gốc Phi |
32,9% | 39,1% | 32,7% | 8,2% |
người gốc Mỹ Latinh hay Iberia Hispanic hay Latino (mọi chủng tộc) |
28,9% | 19,6% | 7,4%[57] | 0,5% |
người gốc Á | 5,5% | 3,7% | 0,9% | 0,1% |
Trong 100 năm đầu, Chicago là một trong các thành phố phát triển nhanh nhất trên thế giới. Khi thành lập thành phố vào năm 1833, có ít hơn 200 người định cư tại đây, nơi đương thời là vùng biên giới của Hoa Kỳ. Trong cuộc điều tra nhân khẩu đầu tiên của thành phố, được tiến hành bảy năm sau đó, dân số đạt trên 4.000. Trong khoảng thời gian bốn mươi năm, dân số thành phố tăng từ mức gần 30.000 vào năm 1850 lên trên 1 triệu vào năm 1890. Lúc kết thúc thế kỷ 19, Chicago là thành phố lớn thứ năm trên thế giới,[58] và lớn nhất trong số các thành phố xuất hiện sau thời điểm bắt đầu thế kỷ 19. Trong vòng 60 năm sau Đại hỏa hoạn Chicago năm 1871, dân số tăng từ khoảng 300.000 lên trên 3 triệu,[59] và đạt 3,6 triệu người trong điều tra nhân khẩu năm 1950, đây là con số cao nhất từng ghi nhận được.
Từ hai thập niên cuối của thế kỷ 19, Chicago là điểm đến của các làn sóng nhập cư từ Nam, Trung và Đông Âu, như người Ý, người Do Thái, người Ba Lan, người Bosnia, và người Séc.[60] Giai cấp công nhân công nghiệp của thành phố có nền tảng là các dân tộc gốc Âu này, giai cấp này được bổ sung bằng một dòng người Mỹ gốc Phi từ miền Nam Hoa Kỳ, và dân số của người Da đen tại Chicago tăng gấp đôi từ năm 1910 đến 1920 và lại tăng gấp đôi từ năm 1920 đến 1930.[60] Đại đa số người Da đen Hoa Kỳ chuyển đến Chicago trong những năm này tụ tập tại một khu vực được gọi là "Vành đai Đen" tại South Side.[60] Năm 1930, hai phần ba số người Mỹ gốc Phi tại Chicago sống tại các khu vực mà người Da đen chiếm khoảng 90% dân số.[60] South Side của Chicago là nơi tập trung đông người Da đen đô thị thứ nhì tại Hoa Kỳ, sau Harlem tại New York.[60]
Theo điều tra nhân khẩu năm 2010,[61] có 2.695.598 người với 1.045.560 hộ gia đình tại Chicago. Trên một nửa dân số của tiểu bang Illinois sống tại vùng đô thị Chicago. Chicago là thành phố lớn nhất tại siêu đô thị Ngũ Đại Hồ.
Dân cư gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia (Hispanic) chiếm 28,9% tổng dân số thành phố: 21,4% là người Mexico, 3,8% là người Puerto Rico, 0,7% là người Guatemala, 0,6% là người Ecuador, 0,3% là người Cuba, 0,3% là người Colombia, 0,2% là người Honduras, 0,2% là người El Salvador, 0,2% là người Peru.[62] Người da trắng phi Hispanic giảm từ 59% vào năm 1970 xuống 31,7% vào năm 2010.[56] Theo số liệu của Cơ quan Nghiên cứu cộng đồng Hoa Kỳ vào năm 2011, các tổ tiên người Âu lớn nhất là: người Ireland: (208.562), người Đức: (201.863), người Ba Lan: (165.177), người Ý (102.188), người Anh (66.107).[63]
Nhiều lãnh đạo tôn giáo thế giới từng đến Chicago, bao gồm mẹ Teresa và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.[64] Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến Chicago vào năm 1979 trong chuyến công du đầu tiên của ông tới Hoa Kỳ sau khi được bầu làm giáo hoàng.[65]
Kinh tế
sửaTheo ước tính năm 2010, Chicago có tổng sản phẩm đại đô thị cao thứ ba tại Hoa Kỳ, với xấp xỉ 532 tỷ USD,[66][67] chỉ đứng sau các quần thể đô thị New York và Los Angeles. Thành phố cũng được đánh giá là có kinh tế cân bằng nhất tại Hoa Kỳ, do đa dạng hóa ở mức cao.[68] Năm 2007, Chicago được xác định là trung tâm kinh doanh quan trọng thứ tư trên thế giới theo chỉ số các trung tâm thương nghiệp toàn cầu MasterCard.[69] Ngoài ra, vùng đô thị Chicago ghi nhận số lượng lớn nhất các cơ sở công ty mới hoặc mở rộng tại Hoa Kỳ trong sáu năm trong giai đoạn từ 2001 đến 2008.[70] Vùng đô thị Chicago có lực lượng lao động khoa học và kỹ thuật lớn thứ ba toàn quốc.[71] Năm 2009, Chicago xếp thứ 29 trong danh sách của UBS về các thành thị giàu nhất thế giới.[72]
Chicago là một trung tâm tài chính lớn trên thế giới, có khu thương nghiệp trung tâm lớn thứ hai tại Hoa Kỳ. Thành phố là nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Chicago, là một trong 12 ngân hàng dự trữ cấp vùng của Hoa Kỳ. Thành phố có các sở giao dịch tài chính và hợp đồng tương lai, bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Chicago, CBOE, Sở giao dịch hàng hóa Chicago (the "Merc"), CBOT. Tập đoàn CME Group có trụ sở tại Chicago, và sở hữu the "Merc", CBOT, NYMEX, COMEX và Dow Jones Indexes.[73] Có thể do ảnh hưởng từ học phái kinh tế Chicago, thành phố cũng có một số thị trường giao dịch các hợp đồng bất thường như khí thải (sở giao dịch khí hậu Chicago) và chỉ số phong cách công bằng (trên sở giao dịch hợp đồng tương lai Hoa Kỳ]). Ngân hàng Chase có trụ sở thương mại và bán lẻ của họ tại tháp Chase tại Chicago.[74] Vùng đô thị Chicago là nơi có nguồn lao động lớn thứ hai tại Hoa Kỳ với khoảng 4,25 triệu người lao động.[75] In addition, the state of Illinois is home to 66 Fortune 1000 companies, including those in Chicago.[76] Chế tạo, in ấn, xuất bản và chế biến thực phẩm cũng đóng các vai trò quan trọng trong kinh tế của thành phố.
Chicago là một địa điểm lớn về tổ chức hội nghị trên thế giới, trung tâm hội nghị chính của thành phố là nhà McCormick. Với bốn tòa nhà liền nhau, đây là trung tâm hội nghị lớn nhất tại Hoa Kỳ và lớn thứ ba trên thế giới.[77] Chicago cũng xếp hạng ba tại Hoa Kỳ (sau Las Vegas và Orlando) về số lượng hội nghị tổ chức hàng năm.[78] Năm 2012, Chicago đón 34,07 triệu du khách thư nhàn nội địa, 10,92 triệu du khách thương vụ nội địa và 1,369 triệu du khách hải ngoại, các du khách đóng góp trên 12,8 tỷ USD cho kinh tế Chicago.[79]
Giáo dục
sửaThành phố Chicago có nhiều trường đại học đa dạng. Trong số những trường đại học thuộc Top 10 trường đại học nổi tiếng của Mỹ có Đại học Chicago và Đại học Northwestern (Northwestern University) là ở Chicago.[80] Ngoài ra, Chicago còn có những trường đại học lớn khác như Đại học DePaul, Đại học Illinois ở Chicago, Học viện Kỹ thuật Illinois, Đại học Loyola Chicago, Trường thuộc Viện Nghệ thuật Chicago cùng nhiều trường khác.
Chú thích
sửa- ^ a b “Annual Estimates of the Resident Population for Incorporated Places Over 50,000, Ranked by ngày 1 tháng 7 năm 2012 Population: ngày 1 tháng 4 năm 2010 to ngày 1 tháng 7 năm 2012”. U.S. Census Bureau. tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
- ^ a b “Table 1. Annual Estimates of the Population of Metropolitan and Micropolitan Statistical Areas: ngày 1 tháng 4 năm 2010 to ngày 1 tháng 7 năm 2012”. U.S. Census Bureau. tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
- ^ "City of Chicago". Hệ thống Thông tin Địa danh. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. http://geonames.usgs.gov/pls/gnispublic/f?p=gnispq:3:::NO::P3_FID:428803.
- ^ Miami-Illinois: Shikaakwa; Anishinaabemowin: ZhigaagongCarrico, Natalya. “'We're still here'”. Chicago Reader (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
- ^ Keating, Ann Durkin (2005). “Metropolitan Growth”. Electronic Encyclopedia of Chicago. Chicago Historical Society. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
- ^ Sarah S. Marcus. “Chicago's Twentieth-Century Cultural Exports”. The Electronic Encyclopedia of Chicago. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2009.
- ^ Andreas, Alfred T. (1884). “Origin of the Word Chicago”. History of Chicago. 1. Chicago: Arno Press. tr. 37–38. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
- ^ a b Swenson, John F. (Winter 1991). “Chicagoua/Chicago: The origin, meaning, and etymology of a place name”. Illinois Historical Journal. 84 (4): 235–248. ISSN 0748-8149. OCLC 25174749.
- ^ McCafferty, Michael (ngày 21 tháng 12 năm 2001). “"Chicago" Etymology”. The LINGUIST List. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009.
- ^ McCafferty, Michael (Summer 2003). “A Fresh Look at the Place Name Chicago”. Journal of the Illinois State Historical Society. Illinois State Historical Society. 96 (2). ISSN 1522-1067. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009.
- ^ Quaife, Milo M. (1933). Checagou: From Indian Wigwam to Modern City, 1673–1835. Chicago, Ill: University of Chicago Press. OCLC 1865758.
- ^ Keating, Ann Durkin (2005). Chicagoland: City and Suburbs in the Railroad Age. The University of Chicago Press. tr. 25. ISBN 0-226-42882-6. LCCN 2005002198.
- ^ Genzen, Jonathan (2007). The Chicago River: A History in Photographs. Westcliffe Publishers. tr. 10–11, 14–15. ISBN 978-1-56579-553-2. LCCN 2006022119.
- ^ Keating (2005), tr. 30-31, 221.
- ^ Swenson, John W (1999). “Jean Baptiste Point de Sable—The Founder of Modern Chicago”. Early Chicago. Early Chicago, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ Genzen (2007), tr. 16-17.
- ^ Buisseret, David (1990). Historic Illinois From The Air. The University of Chicago Press. tr. 22–23, 68, 80–81. ISBN 0-226-07989-9. LCCN 89020648.
- ^ Keating (2005), tr. 30-32.
- ^ a b “Timeline: Early Chicago History”. Chicago: City of the Century. WGBH Educational Foundation And Window to the World Communications, Inc. 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2009.
- ^ “On ngày 4 tháng 3 năm 1837, the city of Chicago was incorporated and...”. 2011 Tribune Company. ngày 4 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
- ^ Keating (2005), tr. 27.
- ^ Buisseret (1990), tr. 86-98.
- ^ Condit (1973), tr. 30–31.
- ^ Genzen (2007), tr. 24-25.
- ^ Keating (2005), tr. 26-29, 35-39.
- ^ Conzen, Michael. “Global Chicago”. The Economic Rivalry between St. Louis and Chicago. Encyclopedia of Chicago.
- ^ “Timeline-of-achievements”. CME Group. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
- ^ Buisseret (1990), tr. 148-149.
- ^ Genzen (2007), tr. 32-37.
- ^ Lowe (2000), tr. 87–97.
- ^ Allen, Frederick E. (tháng 2 năm 2003). “Where They Went to See the Future”. American Heritage. 54 (1). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
- ^ Lowe (2000), tr. 121, 129.
- ^ “Chicago: Population”. 1911 Encyclopædia Britannica. Project Gutenberg. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
- ^ “Race and Hispanic Origin for Selected Cities and Other Places: Earliest Census to 1990”. U.S. Census Bureau.
- ^ Martin, Elizabeth Anne (1993). “Detroit and the Great Migration, 1916–1929”. Bentley Historical Library Bulletin. University of Michigan. 40. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
- ^ “Chicago Black Renaissance”. The Electronic Encyclopedia of Chicago. Chicago Historical Society. 2005. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
- ^ “CP-1 (Chicago Pile 1 Reactor)”. Argonne National Laboratory. U.S. Department of Energy. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
- ^ Mehlhorn, Dmitri (tháng 12 năm 1998). “A Requiem for Blockbusting: Law, Economics, and Race-Based Real Estate Speculation”. Fordham Law Review. 67: 1145–1161.
- ^ Lentz, Richard (1990). Symbols, the News Magazines, and Martin Luther King. LSU Press. tr. 230. ISBN 0-8071-2524-5.
- ^ Cillizza, Chris (ngày 23 tháng 9 năm 2009). “The Fix - Hall of Fame - The Case for Richard J. Daley”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2014.
- ^ Dold, R. Bruce (ngày 27 tháng 2 năm 1979). “Jane Byrne elected mayor of Chicago”. Chicago Tribune.
- ^ Rivlin, Gary; Larry Bennett (ngày 25 tháng 11 năm 2012). “The legend of Harold Washington”. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
- ^ Condit (1973), tr. 5-6.
- ^ Genzen (2007), tr. 6-9.
- ^ Angel, Jim. “State Climatologist Office for Illinois”. Illinois State Water Survey. Prairie Research Institute. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013.
- ^ “Chicago Facts” (PDF). Northeastern Illinois University. tr. 46. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
- ^ “Chicago Tribune Classifieds map of Chicagoland”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Station Name: IL CHICAGO MIDWAY AP”. Cục Hải dương và Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013.
- ^ a b “NowData - NOAA Online Weather Data”. Cục Hải dương và Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
- ^
“Top 20 Weather Events of the Century for Chicago and Northeast Illinois 1900–1999”. NWS Romeoville, IL. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2014. line feed character trong
|title=
tại ký tự số 38 (trợ giúp) - ^ “CHICAGO MIDWAY AP 3 SW, ILLINOIS”. Western Regional Climate Center. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Station Name: IL CHICAGO OHARE INTL AP”. Cục Hải dương và Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Chicago/O'Hare, IL Climate Normals 1961-1990”. Cục Hải dương và Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
- ^ “US Census Bureau is shutdown”. Factfinder2.census.gov. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Chicago (city), Illinois”. State & County QuickFacts. U.S. Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2014.
- ^ a b c d “Illinois - Race and Hispanic Origin for Selected Cities and Other Places: Earliest Census to 1990”. U.S. Census Bureau. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
- ^ a b từ 15% lấy mẫu
- ^ “Top 10 Cities of the Year 1900”. Geography.about.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Chicago Growth 1850–1990: Maps by Dennis McClendon”. University Illinois Chicago. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
- ^ a b c d e Lizabeth Cohen, Making a New Deal: Industrial Workers in Chicago, 1919–1939. Cambridge, England: Cambridge University Press, 1990; pp. 33–34.
- ^ American Community Survey: Chicago city. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2011.
- ^ Factfinder2census.gov
- ^ “Selected Social Characteristics in the United States: 2011 American Community Survey 1-Year Estimates (DP02): Chicago city, Illinois”. U.S. Census Bureau, American Factfinder. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.
- ^ Greg Watts (2009). Mother Teresa: Faith in the Darkness. Lion Books. tr. 67–. ISBN 978-0-7459-5283-3.
- ^ Davis, Robert (ngày 5 tháng 10 năm 1979). “Pope John Paul II in Chicago”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013.
- ^ “Gross Metropolitan Product”. Greyhill Advisors. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
- ^ Global Insight (tháng 6 năm 2008). “Gross Metropolitan Product with housing update June 2008” (PDF). US Metro Economies. Washington, D.C.: United States Conference of Mayors. tr. 14. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2006.
- ^ Moody's: Chicago's Economy Most Balanced in US (ngày 23 tháng 1 năm 2003)PDF. Truy cập from World Business Chicago.
- ^ "London named world's top business center by MasterCard", CNN, ngày 13 tháng 6 năm 2007.
- ^ Starner, Ron. “Life at the Top”. Siteselection.com. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Washington area richest, most educated in US: report”. The Washington Post. ngày 8 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “World's richest cities by purchasing power”. City Mayors. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Futures & Options Trading for Risk Management”. CME Group. ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.
- ^ “JPMorgan History | The History of Our Firm”. Jpmorganchase.com. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.
- ^ Chicago Market Outlook 2006 – Market Commentary[liên kết hỏng]PDF (805 KB). CBRE – CB Richard Ellis.
- ^ “FORTUNE 500 2007: States – Illinois”. CNNMoney.com. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Retrieved ngày 26 tháng 1 năm 2010”. Exhibitorhost.com. ngày 26 tháng 9 năm 1987. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ Carpenter, Dave (ngày 26 tháng 4 năm 2006). “Las Vegas rules convention world”. USA Today. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.
- ^ “2012 Chicago Tourism Profile” (PDF). Choose Chicago. 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2013.
- ^ “Bảng xếp hạng những trường đại học tốt nhất cả nước năm 2021”. U.S. News & World Report.
Thư mục
sửa- Bach, Ira J. (1980). Chicago's Famous Buildings. The University of Chicago Press. ISBN 0-226-03396-1. LCCN 79-23365.
- Clymer, Floyd (1950). Treasury of Early American Automobiles, 1877–1925. New York: Bonanza Books. OCLC 1966986.
- Condit, Carl W. (1973). Chicago 1910–29: Building, Planning, and Urban Technology. The University of Chicago Press. ISBN 0-226-11456-2. LCCN 72-94791.
- Cronon, William (1992) [1991]. Nature's Metropolis: Chicago and the Great West. New York: W.W. Norton. ISBN 0-393-30873-1. OCLC 26609682.
- Genzen, Jonathan (2007). The Chicago River: A History in Photographs. Westcliffe Publishers, Inc. ISBN 978-1-56579-553-2. LCCN 2006022119.
- Granacki, Victoria (2004). Chicago's Polish Downtown. Arcadia Pub. ISBN 978-0-7385-3286-8. LCCN 2004103888.
- Grossman, James R. (2004). The Encyclopedia of Chicago. University of Chicago Press. ISBN 0-226-31015-9. OCLC 54454572. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
- Jirasek, Rita Arias; Tortolero, Carlos (2001). Mexican Chicago. Arcadia Pub. ISBN 978-0-7385-0756-9. LCCN 2001088175.
- Lowe, David Garrard (2000). Lost Chicago. New York: Watson-Guptill Publications. ISBN 0-8230-2871-2. LCCN 00-107305.
- Madigan, Charles (2004). Madigan, Charles (biên tập). Global Chicago. Urbana: University of Illinois Press. ISBN 0-252-02941-0. OCLC 54400307.
- Miller, Donald L. (1996). City of the Century: The Epic of Chicago and the Making of America. New York: Simon and Schuster. ISBN 0-684-80194-9. OCLC 493430274.
- Montejano, David (1999). Montejano, David (biên tập). Chicano Politics and Society in the Late Twentieth Century. Austin: University of Texas Press. ISBN 0-292-75215-6. OCLC 38879251.
- Norcliffe, Glen (2001). The Ride to Modernity: The Bicycle in Canada, 1869–1900. Toronto: University of Toronto Press. ISBN 0-8020-4398-4. OCLC 46625313.
- Pacyga, Dominic A. (2009). Chicago: A Biography. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 0-226-64431-6. OCLC 298670853.
- Pridmore, Jay (2003). The Merchandise Mart. Pomegranate Communications. ISBN 0-7649-2497-4. LCCN 2003051164.
- Pogorzelski, Daniel; Maloof, John (2008). Portage Park (IL). Images of America. Charleston, SC: Arcadia Publishing. ISBN 0-7385-5229-1. OCLC 212843071.
- Sampson, Robert J. (2012). Great American City: Chicago and the Enduring Neighborhood Effect. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-73456-9.
- Sawyer, R. Keith (2002). Improvised dialogue: emergence and creativity in conversation. Westport, Conn.: Ablex Pub. ISBN 1-56750-677-1. OCLC 59373382.
- Schneirov, Richard (1998). Labor and urban politics: class conflict and the origins of modern liberalism in Chicago, 1864–97. Urbana: University of Illinois Press. ISBN 0-252-06676-6. OCLC 37246254.
- Slaton, Deborah biên tập (1997). Wild Onions: A Brief Guide to Landmarks and Lesser-Known Structures in Chicago's Loop (ấn bản thứ 2). Champaign, Ill: Association for Preservation Technology International. OCLC 42362348.
- Smith, Carl S. (2006). The Plan of Chicago: Daniel Burnham and the Remaking of the American City. Chicago visions + revisions. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 0-226-76471-0. OCLC 261199152.
- Spears, Timothy B. (2005). Chicago dreaming: Midwesterners and the city, 1871–1919. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 0-226-76874-0. OCLC 56086689.
- Swanson, Stevenson (1997). Chicago Days: 150 Defining Moments in the Life of a Great City. Chicago Tribune (Firm). Chicago: Cantigny First Division Foundation. ISBN 1-890093-03-3. OCLC 36066057.
- Zurawski, Joseph W. (2007). Polish Chicago: Our History-Our Recipes. G. Bradley Pub, Inc. ISBN 978-0-9774512-2-7.
Liên kết ngoài
sửa- Trang chủ của chính phủ thành phố (tiếng Anh)
- Cục Hội chợ và Du lịch (tiếng Anh)
- Phòng Thương mại Chicagoland (tiếng Anh)
- Cơ sở dữ liệu Phạm tội Chicago (tiếng Anh)