Lịch sử

sửa

Trấn thành Thanh Hóa

sửa

Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (nay thuộc phường Thiệu Dương) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc thành. Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn).

Thời kỳ Pháp thuộc

sửa
 
Bản đồ thị xã Thanh Hóa năm 1909

Ngày 29 tháng 5 năm 1929, người Pháp quyết định thành lập thành phố Thanh Hóa, là một thành phố cấp III.

 
Bản đồ thành phố Thanh Hóa trước năm 1930

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chuyển thành thị xã Thanh Hóa.

Sau Cách mạng tháng Tám

sửa

Từ năm 1945 đến năm 1953

sửa

Sau khi Cách mạng tháng Tám diễn ra năm 1945, thành phố Thanh Hóa chuyển thành thị xã Thanh Hóa. Thị xã sắp xếp từ 10 khu phố thành 4 khu phố.[1]

Để phục vụ tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, người dân thị xã Thanh Hóa đã phá hủy nhà ở, công sở, nhà xưởng và di tản về các vùng nông thôn. Thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa trở thành vùng hoang tàn. Đến năm 1947, chính quyền thị xã và các khu phố bị giải thể, vùng đất thị xã được giao cho Ủy ban kháng chiến hành chính[a] (UBKCHC) các xã Đông Hương, Đông Thọ, Đông Vệ (thuộc huyện Đông Sơn).[2][3]

Người dân thị xã tản cư về các vùng ven như Cầu Bố, Voi, Nhồi, Rừng Thông,... Riêng khu vực Cầu Bố thành nơi đông đúc, thu hút nhiều người sơ tán ở nhiều nơi đến xây nhà ở và giao thương. Ngày 14 tháng 5 năm 1949, UBKCHC Liên khu IV ban hành Công văn số 1565/HI về việc thành lập khu phố đặc biệt Cầu Bố thuộc huyện Đông Sơn.[4][b] Đến nửa đầu năm 1950, khu phố được nâng cấp thành thị trấn đặc biệt Cầu Bố, đặt trực tiếp dưới quyền quản lý của UBKCHC tỉnh Thanh Hóa. Thị trấn bị giải thể vào năm 1951.[1]

Ngày 20 tháng 8 năm 1952, UBKCHC tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 695 TC/CB,[5] tạm thời thành lập một thị trấn đặc biệt đặt trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của tỉnh.[c] Thị trấn đặc biệt có 7 khu phố.[d] Do tình hình chiến tranh nên thị trấn liên tục bị phân tán, người dân phải di tản ra các khu vực khác. Một phần dân cư tập trung tạo thành xã Đông Trấn thuộc huyện Đông Sơn, nhưng đơn vị hành chính này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn.[1]

Từ năm 1954 đến năm 1993

sửa

Năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại ở Đông Dương. Chính quyền thị trấn đặc biệt tiếp quản khu vực thị xã Thanh Hóa. Thị xã bắt đầu được khôi phục; người dân được phép quay trở lại để sinh sống, làm việc, buôn bán khi có sự đồng ý của chính quyền.[6][7] Thị xã Thanh Hóa gồm có 6 khu phố đánh số từ 1 đến 6, đến cuối năm 1957 thì tách một phần khu phố 1 để thành lập khu phố 7.[8][9]

Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn thuộc huyện Đông Sơn) và xóm Núi (thuộc xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa) sáp nhập vào thị xã, chia thành 2 phường Hàm RồngNam Ngạn.[10][11]

Ngày 28 tháng 8 năm 1971, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết số 226/TTg sáp nhập các xã Đông Hải, Đông Hương, Đông Thọ, Đông Vệ (thuộc huyện Đông Sơn) và xã Quảng Thắng (thuộc huyện Quảng Xương) vào thị xã.[11][12]

Ngày 23 tháng 7 năm 1977, chia tiểu khu Ba Đình thành 2 tiểu khu Ba Đình và Quang Trung.[13] Thị xã Thanh Hóa có 7 tiểu khu: Ba Đình, Điện Biên, Hàm Rồng, Hoàng Hoa Thám, Nam Ngạn, Phú Sơn, Quang Trung và 5 xã: Đông Hải, Đông Hương, Đông Thọ, Đông Vệ, Quảng Thắng.

Ngày 3 tháng 7 năm 1981, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 511 TC/UBTH về việc thống nhất tên gọi các phường trong nội thị thuộc thị xã.[14] Theo đó:

  • Chuyển các tiểu khu Ba Đình, Điện Biên, Hàm Rồng, Nam Ngạn, Phú Sơn thành các phường có tên tương ứng
  • Chuyển tiểu khu Quang Trung thành phường Ngọc Trạo
  • Chuyển khối Lai Thành thuộc tiểu khu Hoàng Hoa Thám thành phường Đông Sơn, phần còn lại của tiểu khu Hoàng Hoa Thám chuyển thành phường Lam Sơn.[15]

Thị xã Thanh Hóa có 8 phường và 5 xã trực thuộc.[16]

 
Cổng phía đại lộ Lê Lợi của công viên Hội An

Lần lượt vào các năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại IV và loại III.

Từ năm 1994 đến năm 2013

sửa

Ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa.[17]

Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 55-CP, chuyển 2 xã Đông ThọĐông Vệ thành 2 phường có tên tương ứng, chia phường Nam Ngạn thành 2 phường: Nam NgạnTrường Thi.[18]

 
Tượng đài Lê Thái Tổ trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 85-CP, mở rộng thành phố Thanh Hóa bằng việc sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, các xã Quảng Hưng, Quảng Thành và một phần đất của xã Quảng Thịnh (được nhập vào phường Đông Vệ) thuộc huyện Quảng Xương. Thành phố Thanh Hóa có diện tích 58,57 km², dân số là 169.003 người với 11 phường và 6 xã.[18]

Ngày 11 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 44/2002/NĐ-CP chia phường Phú Sơn thành 2 phường: Phú Sơn và Tân Sơn.[19]

Thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại II tại Quyết định số 72/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.[20]

Năm 2009, thành phố Thanh Hóa có dân số là 207.698 người, sinh sống tại 12 phường: Ba Đình, Điện Biên, Đông Sơn, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Tân Sơn, Trường Thi và 6 xã: Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng.[21] Diện tích tự nhiên của thành phố vào năm 2010 là 57,89 km².[18]

Ngày 29 tháng 2 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết 05/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa.[22] Theo đó, sáp nhập vào thành phố toàn bộ 2 thị trấn và 17 xã:

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Thanh Hóa rộng 146,77 km² với quy mô dân số là 393.294 người, có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường và 23 xã.

 
Trụ sở Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

Ngày 19 tháng 8 năm 2013, theo Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ, thành lập 6 phường: Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở các xã có tên tương ứng.[23]

Từ năm 2014 đến nay

sửa

Ngày 29 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 636/QĐ-TTg công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.[24]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 cùng năm).[25] Theo đó:

  • Sáp nhập phường An Hoạch và xã Đông Hưng thành phường An Hưng
  • Sáp nhập xã Hoằng Lý vào phường Tào Xuyên
  • Sáp nhập xã Hoằng Long và xã Hoằng Anh thành xã Long Anh.
 
Khách sạn Meliá Vinpearl Thanh Hóa – tòa nhà cao nhất tỉnh Thanh Hóa

Ngày 1 tháng 2 năm 2021, chuyển 10 xã: Đông Lĩnh, Đông Tân, Long Anh, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thịnh, Thiệu Dương, Thiệu Khánh thành 10 phường có tên tương ứng.[26]

Năm 2023, thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 145,35 km² với 513.834 nhân khẩu, phân chia thành 30 phường và 4 xã; huyện Đông Sơn rộng 82,87 km², bao gồm 1 thị trấn và 13 xã, có dân số là 101.272 người.[27]

Ngày 5 tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 795/QĐ-TTg về việc công nhận đô thị Thanh Hóa (gồm toàn bộ thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn) đạt tiêu chí đô thị loại I.[28] Đến ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[29] Theo đó:

  • Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
  • Thành lập các phường Đông Thịnh, Hoằng Đại, Hoằng Quang, Rừng Thông từ các xã, thị trấn có tên tương ứng
  • Nhập phường Tân Sơn vào phường Phú Sơn.

Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính các cấp, thành phố Thanh Hóa có tất cả 47 phường xã, bao gồm 33 phường và 14 xã.

Ghi chú

sửa
  1. ^ Có tài liệu ghi tên của cơ quan này là Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính hoặc Ủy ban hành chính kháng chiến.
  2. ^ Khu phố đặc biệt Cầu Bố được thành lập từ một phần địa giới hành chính xã Đông Vệ.
  3. ^ Có tài liệu ghi tên của đơn vị hành chính này là thị trấn đặc biệt Thanh Hóa.
  4. ^ Các khu phố được đánh số từ I đến VII, bao gồm phần đất thị xã cũ và một phần của các huyện Đông Sơn, Quảng Xương.

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Chương III: Đảng bộ thị xã Thanh Hóa ra đời, lãnh đạo nhân dân góp phần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)”. Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa. 3 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ Ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa (19 tháng 2 năm 1947). “Quyết nghị số 19 QN/KCM về việc sáp nhập Uỷ ban kháng chiến thị xã vào Uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ Ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa (2 tháng 7 năm 1947). “Quyết nghị số 2815 TH-KC về việc giải tán các Uỷ ban kháng chiến khu phố”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính Liên khu IV (14 tháng 5 năm 1949). “Công văn số 1565/HI về việc thành lập Khu phố đặc biệt Cầu Bố”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính tỉnh Thanh Hóa (20 tháng 8 năm 1952). “Quyết định số 695 TC/CB về việc thành lập thị trấn đặc biệt”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính tỉnh Thanh Hóa (19 tháng 8 năm 1954). “Thông cáo về việc phục hồi thị xã Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ “Chương IV: Đảng bộ thị xã lãnh đạo nhân dân khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, cải tạo xã hội chủ nghĩa và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1954 - 1965)”. Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa. 2 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa (31 tháng 12 năm 1957). “Quyết định số 2384 TC/CB về việc cắt hai xóm Tân, Hậu Giang thuộc khu phố 1 thị xã Thanh Hóa thành lập khu phố 7 thị xã Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa (28 tháng 4 năm 1959). “Quyết định số 580 TCCB về việc xác nhận cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thị xã Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ Hội đồng Chính phủ (6 tháng 3 năm 1963). “Quyết định số 30-CP về việc sáp nhập xã Đông Giang và xóm Núi vào thị xã Thanh Hóa và chia ba xã Tam Chung, Sơn Thủy và Trung Thành thuộc huyện Quan Hóa thành bảy xã mới”. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ a b “Lịch sử hình thành và phát triển”. Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa. 17 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ “Chương V: Lãnh đạo Nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu, góp phần cùng cả nước kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi (1965 - 1975)”. Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa. 1 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (23 tháng 7 năm 1977). “Quyết định số 808 TC/UBTH về việc chia tiểu khu Ba Đình thị xã Thanh Hóa thành hai tiểu khu”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (3 tháng 7 năm 1981). “Quyết định số 511 TC/UBTH về việc thống nhất tên gọi các phường trong nội thị thuộc thị xã”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ “Chương IV: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn cùng cả nước xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện đường lối Đổi Mới (1975 - 1995)”. Cổng thông tin điện tử phường Lam Sơn - thành phố Thanh Hóa. 16 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  16. ^ “Chương VI: Cùng cả nước tập trung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - 1985)”. Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa. 25 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Chính phủ (1 tháng 5 năm 1994). “Nghị định số 37-CP về việc thành lập thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2024.
  18. ^ a b c Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Thanh Hóa (2022), tr. 20.
  19. ^ Chính phủ (11 tháng 4 năm 2002). “Nghị định số 44/2002/NĐ-CP về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và thị trấn Bến Sung thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ Thủ tướng Chính phủ (29 tháng 4 năm 2004). “Quyết định số 72/2004/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại II”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2024.
  21. ^ “Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”. portal.thongke.gov.vn. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ Chính phủ (29 tháng 2 năm 2012). “Nghị quyết số 05/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2024.
  23. ^ Chính phủ (19 tháng 8 năm 2013). “Nghị quyết số 99/NQ-CP về việc thành lập các phường: Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2024.
  24. ^ Thủ tướng Chính phủ (29 tháng 4 năm 2014). “Quyết định số 636/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2024.
  25. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (16 tháng 10 năm 2019). “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  26. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (9 tháng 12 năm 2020). “Nghị quyết số 1108/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  27. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 25/PA-UBND
  28. ^ Thủ tướng Chính phủ (5 tháng 8 năm 2024). “Quyết định số 795/QĐ-TTg về việc công nhận đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại I” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  29. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (24 tháng 10 năm 2024). “Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025”. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.

Nguồn sách

sửa