Thiệu Vân

xã thuộc thành phố Thanh Hóa

Thiệu Vân là một thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Thiệu Vân
Xã Thiệu Vân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốThanh Hóa
Địa lý
Tọa độ: 19°51′43″B 105°44′44″Đ / 19,8619°B 105,7456°Đ / 19.8619; 105.7456
MapBản đồ xã Thiệu Vân
Thiệu Vân trên bản đồ Việt Nam
Thiệu Vân
Thiệu Vân
Vị trí xã Thiệu Vân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3,70 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng5.861 người[1]
Mật độ1.584 người/km²
Khác
Mã hành chính15850[2]

Địa lý

sửa

Xã Thiệu Vân nằm ở phía tây bắc thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Xã Thiệu Vân có diện tích 3,70 km², dân số năm 1999 là 5.861 người[1], mật độ dân số đạt 1.584 người/km².

Lịch sử

sửa

Thời Lê, vùng đất xã Thiệu Vân ngày nay thuộc tổng Đại Bối, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên. Đến triều Gia Long, phủ Thiệu Thiên được đổi làm phủ Thiệu Hóa.[3]

Năm 1900, hai tổng Vận Quy và Đại Bối của huyện Đông Sơn được chuyển vào huyện Thuỵ Nguyên, cùng phủ Thiệu Hóa.

Sau Cách mạng Tháng Tám, huyện Thiệu Hóa được thành lập, xã Thiệu Vân thuộc huyện Thiệu Hóa.

Năm 1977, cùng với các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Vân được sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Thiệu Vân thuộc huyện Đông Sơn.

Năm 1996, xã Thiệu Vân trở lại huyện Thiệu Hóa mới tái lập.

Ngày 29 tháng 2 năm 2012, xã Thiệu Vân được chuyển từ huyện Thiệu Hóa về thành phố Thanh Hóa.[4]

Phân chia hành chính

sửa

Xã Thiệu Vân gồm các làng:[3]

  • Vân Tập: từ đầu thế kỉ 19 đến trước năm 1945 là Vân Liễu, thuộc tổng Đại Bối.
  • Cổ Ninh: đầu thế kỉ 19 là trang Cổ Ninh;
  • Đại Lý: tên gọi từ đầu thế kỉ 19;
  • Hiền Lâm: từ đầu thế kỉ 19 đến trước năm 1945 là thôn Phúc Lâm và thôn Chuyên thuộc tổng Đại Bối. Sau năm 1945 sáp nhập thành làng Hiền Lâm;
  • Phúc Hòa: trước đây là làng Cầu Cài;
  • Xóm 8 Đồng Me: mới thành lập.

Văn hóa

sửa

Di chỉ khảo cổ học

sửa

Di chỉ Cồn Chân Tiên

Di chỉ Cồn Chân Tiên tại thôn Đại Lý, xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Phát hiện 1981. Có 1 tầng văn hoá độ sâu nhất trong 3 hố đào là 0,70m. Hiện vật thu được: đồ đá gồm rìu mài 45 chiếc, phác vật rìu 133 chiếc và 443 mảnh tước. Đồ gốm gồm các loại nồi, nồi đựng có chân, hòn kê (chân giò), chân gốm, loại hình ống như chân mâm bồng, bàn xoa gốm. Các đồ án và văn trang trí trên gốm khá đa dạng. Thuộc văn hoá khảo cổ học Phùng Nguyên.

Di chỉ Cồn Dà

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1973, trên doi đất cao giữa cánh đồng thôn Cổ Bi, xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Tầng văn hoá 0,60 m đến 0,80 m. Tìm thấy nhiều đồ đồng; thuộc văn hoá khảo cổ học Đông Sơn.

Di tích

sửa
  • Đình Vân Tập thờ Đức Thánh Cả lập làng.[3]
  • Đền Hiền lâm thờ Thần Thiên Cương. Di tích lịch sử VH cấp Tỉnh. Nhưng hiện nay thờ cả phật, ngoài ra còn thờ gì đó không rõ danh tính. Đề nghị các cấp có thẩm quyền vào Cuộc để chấn chỉnh.
  • Nghè Vân Tập thờ Cao Sơn và Thánh mẫu.[3]
  • Đền Cổ Ninh: Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh[5].
  • Chùa báo ân làng Đại Lý: Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 1/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b c d Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập I. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2000.
  4. ^ “Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
  5. ^ Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 20 tháng 1 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá

Chùa báo ân làng Đại Lý là nơi thờ thần hoàng làng và được công nhận di tích cấp tỉnh

Xem thêm

sửa